Tổng chi tiêu, Mức lãi suất và Tiền tệ ppsx

16 228 0
Tổng chi tiêu, Mức lãi suất và Tiền tệ ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổng chi tiêu, Mức lãi suất và Tiền tệ 1) Giới thiệu Trong Chương 4 chúng ta đã tìm hiểu về hàm tổng chi tiêu đơn giản, ở đó tiêu dùng là một biến chủ đạo để hiểu được một cú sốc được lan truyền như thế nào trong nền kinh tế. ● Chúng ta đã nói qua về chi tiêu đầu tư trong phần đó, lưu ý rằng đó là một trong những yếu tố dễ biến động nhất của tổng chi tiêu. ● Chúng ta cũng đã thấy một cú sốc đối với cầu đầu tư có thể tạo ra hiệu ứng số nhân như thế nào, và có tác động lớn hơn, gấp bội đối với GDP thực tế như thế nào. ● Do đó, một cú sốc xuất phát từ đầu tư rõ ràng là một nguyên nhân chủ yếu gây nên chu kỳ kinh tế. ● Tuy nhiên, trong chương 4 đầu tư là một biến ngoại sinh rất đơn giản. ● Trong chương này, chúng ta sẽ xem hàm đầu tư là ngoại sinh, và cố gắng giải thích điều gì gây nên sự bất ổn trong đầu tư, và do đó là chu kỳ kinh tế.[1] Chúng ta sẽ thấy rằng nguyên nhân chủ yếu của sự biến động trong đầu tư là sự biến động trong tỷ lệ lãi suất. ● Để giải thích sự biến động trong đầu tư, chúng ta phải giải thích được sự biến động trong tỷ lệ lãi suất. ● Do đó chúng ta cần giải thích lúc nào tỷ lệ lãi suất được quyết định trong nền kinh tế. ● Trong phần sau của chương 5, chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao thị trường tài chính Canada lại quyết định tỷ lệ lãi suất Canada. ● Nói cách khác, chúng ta sẽ cố gắng giải thích một phần khác của vòng luân chuyển của thu nhập và chi tiêu. ● Ở cuối chương 5, chúng ta sẽ có một mô hình hàng hoá và dịch vụ đầy đủ, tương tác, và thị trường tài chính, mô hình IS-LM. ● Lúc đó chúng ta có thể hiểu được nguồn gốc của cú sốc trong nền kinh tế, và chúng ta lan truyền trong nền kinh tế như thế nào, với những hiệu ứng tác động qua lại lẫn nhau giữa các lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế. ● Trong chương 6, chúng ta sẽ tìm hiểu chính sách tài khoá và tiền tệ hoạt động như thế nào trong mô hình IS-LM. ● Trong chương 7, chúng ta sẽ kết thúc vấn đề tổng cầu bằng cách xây dựng một mô hình đầy đủ của xuất khẩu, nhập khẩu và tỷ giá hối đoái. Ở đây chúng ta sẽ thấy tỷ giá ngoại tệ đóng vai trò quyết định đến tỷ lệ lãi suất Canada như thế nào. 2) Đầu tư - Định nghĩa và dự liệu. Hãy nhớ rằng khi chúng ta thảo luận về đầu tư trong kinh tế học, chúng ta không nói về đầu tư tài chính (mua trái phiếu và cổ phiếu), mà nói đến đầu tư về vật chất, mua bán tài sản vốn. Chúng ta để ý rằng đầu tư gồm ba yếu tố: ● Đầu tư cố định vào tài sản không dùng để ở - đầu tư vào nhà xưởng, máy móc, thiết bị, xe tải v.v Đây là loại đầu tư mà chúng ta tập trung vào. ● Đầu tư tài sản cố định dùng để - nhà cửa. ● Đầu tư hàng tồn trữ - số lượng hàng hoá tăng lên dự định được sản xuất ra, nhưng chưa bán. Bảng dưới đây trình bày một số dữ liệu đầu tư của các doanh nghiệp trong chu kỳ kinh tế vừa qua. Năm r [2] thực tế I th ực tế[3] %DI th ực tế GDP th ực tế [4] %DY th ực tế (t ỷ) (t ỷ) 1987 4.0 105 654 1988 5.7 116 +10.5% 686 +4.9% 1989 7.2 122 +5.2% 704 +2.6% 1990 8.2 116 -4.9% 705 +0.1% 1991 3.3 110 -5.2% 692 -1.8% 1992 5.2 108 -1.8% 699 +1.0% 1993 3.2 105 -2.8% 715 +2.2% 1994 5.5 113 +7.6% 748 +4.6% 1995 5.0 111 -1.8% 769 +2.8% 1996 2.8 120 +8.1% 782 +1.7% 1997 2.0 140 +16.7% 813 +4.0% 1998 4.2 145 +3.4% 838 +3.1% Số liệu này cho thấy, tỷ lệ lãi suất là biến chủ đạo quyết định đến cầu đầu tư ● Tỷ lệ lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa (thị trường vốn) - tỷ lệ lạm phát. ● Khi lãu suất thực tế tăng lên năm 1989, 1990, đầu tư của các doanh nghiệp giảm (mặc dù hơi chậm), giảm với tổng là 13.9% năm 1993. ● Chúng ta có thể thấy ảnh hưởng của nó đối với chu kỳ kinh tế - đó là nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng 1990-91. ● Lãi suất giảm suốt những năm 90, cầu đầu tư cuối cùng đã tăng lên, và nền kinh tế bắt đầu phục hồi khỏi sự suy thoái. ● Chúng ta có thể thấy rằng một thay đổi về lãi suất năm 1994-95 làm tổn hại đến đầu tư, dẫn đến tăng trưởng GDP chậm lại năm 1996. Cầu đầu tư của doanh nghiệp là loại cầu gián tiếp - vốn (K) có nhu cầu do việc sử dụng nó để sản xuất ra sản phẩm đem bán, do đó nó phát sinh từ nhu cầu về sản phẩm. ● Doanh nghiệp quyết định tổng lượng vốn (K*) mong muốn, dựa trên nhu cầu sản xuất dự tính. ● Doanh nghiệp tiếp đó so sánh mức độ K hiện tại (K t-1 ) với K*, và điều chỉnh theo hướng K*. ● Họ quyết định dòng đầu tư ròng: (1) I ròng = K t - K t-1 . ● K t-1 là tổng lượng vốn ở giai đoạn ban đầu, và K t là tổng lượng vốn ở giai đoạn cuối cùng. ● Doanh nghiệp cũng quyết định việc thay thế tổng lượng vốn hao mòn, hư hỏng, lượng này tương đương với dK t-1 , trong đó d la tỷ lệ khấu hao (ví dụ 0.05 mỗi năm, hay 5%). ● Tổng chi tiêu vào vốn tài sản là tổng đầu tư (I): (2) I = I ròng + dK t-1 = DK + dK t-1. Để hiểu được đầu tư ròng I ròng , chúng ta trước hết cần xây một mô hình của K*. 3) Hàm Đầu tư Đầu tư là việc mua sắm hiện tạivốn thiết bị mới mà nó sẽ mang lại lợi suất trong tương lai. ● Các nhà kinh tế học lập luận rằng doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định đầu tư bằng cách đánh giá lợi nhuận ròng biên dự kiến của dự án đầu tưđối với chi phí biên của dự án. ● Doanh nghiệp sẽ tiếp tục dự án nếu lợi nhuận biên dự kiến lớn hơn chi phí biên - do đó, dự án sẽ làm tăng lợi nhuận, và đáng đầu tư. Chi phí biên chủ yếu là chi phí tài chính của dự án. ● Chúng ta sẽ đưa chi phí xây dựng của dự án vào lợi nhuận biên ròng dự kiến. ● Chi phí tài chính của dự án có thể là chi phí đi vay thấy rõ, hoặc là chi phí cơ hội không thấy rõ. ● Có bốn nguồn cơ bản để bổ sung tài chính cho doanh nghiệp: 1. Doanh nghiệp có thể vay ngân hàng (tuy nhiên) với mức lãi suất danh nghĩa. 2. Doanh nghiệp có thể bán trái phiếu ra công chúng, và thanh toán lợi tức - do đó mức lãi suất bằng với tỷ lệ lợi tức được chia theo giá trị trái phiếu. 3. Doanh nghiệp có thể chào bán lần đầu cho (IPO) ở đó họ bán cổ phần công ty để đổi lấy một phần lợi nhuận trong tương lai - chi phí cơ hội của nó sẽ là tỷ lệ lãi suất (là cái mà các cổ đông sẽ hưởng lợi ở nơi khác). 4. Doanh nghiệp có thể sử dụng thu nhập giữ lại (lợi nhuận chưa phân phối) - chi phí cơ hội của nó sẽ là tỷ lệ lãi suất (cái mà các cổ đông có thể hưởng lợi ở nơi khác). ● Do đó với mỗi đô la đầu tư thực tế, chi phí biên là mức lãi suất. Lợi nhuận biên dự kiến của việc mua tổng lượng vốn là khoản thu dự kiến trong tương lai - chi phí mua sắm và chi phí điều hành, nên nó là lợi nhuận ròng. ● Chúng ta tính lợi nhuận ròng theo phần trăm giá của tài sản mới - giá trị này là tỷ lệ thu hồi (mức lợi nhuận) đối với lượng vốn. ● Chúng ta giả định rằng trước hết doanh nghiệp thực hiện hoàn toàn dự án với tỷ lệ thu hồi cao nhất, và những dự án tiếp theo với tỷ lệ thu hồi cao nhất, v.v ● Các doanh nghiệp so sánh tỷ lệ thu hồi trên vốn với tỷ lệ lãi suất, và chỉ thực hiện những dự án mà tỷ lệ thu hồi lớn hơn lãi suất. ● Điều này cho chúng ta những kết quả cơ bản: [...]... và sẽ có nhiều hơn các khoản chi cho đầu tư 2 Mặt khác, nếu lãi suất danh nghĩa tăng lên, thì số dự án được thực hiện sẽ ít đi, và số chi tiêu cho đầu tư cũng ít đi Lưu ý: chúng ta đã thảo luận những điều này bằng cách so sánh lãi suất danh nghĩa đối với tỷ lệ thu hồi danh nghĩa trên vốn ● Chúng ta có thể giản ước lãi suất của hai biến này để kiểm soát lạm phát ● Chúng ta tiếp theo sẽ so sánh lãi suất. .. tư này là: (4) Bây giờ chúng ta có thể đã có một vài nguyên nhân để giải thích tại sao chi tiêu đầu tư lại dễ biến động như vậy: ● Trước hết nó thay đổi theo sự thay đổi của lãi suất, và mức lãi suất lại rất dễ biến động, như trong bảng trên đã chỉ ra ● Những thay đổi này được thể hiện như là một sự dịch chuyển theo hàm đầu tư trong Hình 1 ● Thứ hai, chi tiêu đầu tư sẽ biến đổi khi tỷ lệ thu hồi trên... 1 ● Chúng ta có thể thấy sự biến đổi này trong Hình 5.4 của giáo trình Parkin/Bade Bây giờ chúng ta đã hiểu rõ hơn về chi tiêu đầu tư, đôi khi người ta thống nhất chi tiêu đầu tư với chi tiêu tiêu dùng và tổng chi tiêu và tạo ra đường IS 4) Đường IS - Cân bằng Thị trường Hàng hoá và Dịch vụ Như đã nói trước đó, chúng ta đang từng bước xây dựng một mô hình kinh tế ● Bây giờ chúng ta có mô hình một... Trong chương 7, chúng ta sẽ quay lại mảng xuất/nhập khẩu, và nói về khái niệm đường IRP ● Tiếp đó chúng ta sẽ thống nhất các đường IS, LM và IRP để biểu diễn sự cân bằng kết hợp thị trường hàng hoá và tài chính, điều này sẽ cho chúng ta chi tiết của đường tổng cầu ● Tiếp đó, trong chương 9 và 10 chúng ta sẽ tìm hiểu thị trường yếu tố sản xuất và những yếu tố bổ trợ của AS ... ít nhất một phần của lý do cho sự giảm sút lớn chi tiêu cho đầu tư doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi việc bán hàng giảm đi, và cắt giảm việc thực hiện các dự án của họ 2 Khi nền kinh tế được phục hồi trong những năm 90, chúng ta có thể thấy sự tăng lên trong chi tiêu đầu tư ● Sự tăng lên trong chi tiêu đầu tư này được biểu hiện như là tự thay đổi trong I0 và do đó có sự dịch chuyển sang trái hoặc phải... đổi ● Tỷ lệ thu hồi trên vốn phụ thuộc vào thu nhập hiện tại và kỳ vọng trong tương lai, điều này lại phụ thuộc vào niềm tin kinh doanh trong tương lai, thay đổi về công nghệ, v.v ● Điều này có thể biến động rất nhiều, đặc biệt là khi chu kỳ kinh tế cũng biến động ● Chúng ta cũng có thể thấy được điều này trong bảng trình bày ở trên: 1 Ví dụ, khi nền kinh tế đi vào suy thoái, chúng ta có thể thấy ít... này với hàm đầu tư: (3) I = I0 - hr, trong đó h > 0 ● I0 là đầu tư tự định, nó biểu thị ảnh hưởng của tỷ lệ thu hồi trên vốn, và cũng thể hiện được ảnh hưởng của những thứ như là thay đổi trong kỹ thuật, thu nhập dự kiến trong tương lai, hoặc niềm tin vào kinh doanh ● r là lãi suất danh nghĩa ● Lưu ý rằng nếu r tăng 1%, thì đầu tư giảm xuống h x 1% ● Đồ thị của hàm đầu tư này được thể hiện trong Hình . Tổng chi tiêu, Mức lãi suất và Tiền tệ 1) Giới thiệu Trong Chương 4 chúng ta đã tìm hiểu về hàm tổng chi tiêu đơn giản, ở đó tiêu dùng là một biến. hàng (tuy nhiên) với mức lãi suất danh nghĩa. 2. Doanh nghiệp có thể bán trái phiếu ra công chúng, và thanh toán lợi tức - do đó mức lãi suất bằng với tỷ lệ lợi tức được chia theo giá trị trái. chúng ta có thể đã có một vài nguyên nhân để giải thích tại sao chi tiêu đầu tư lại dễ biến động như vậy: ● Trước hết nó thay đổi theo sự thay đổi của lãi suất, và mức lãi suất lại rất dễ biến

Ngày đăng: 05/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan