Chăm sóc người cao tuổi trong dịp Tết doc

3 469 1
Chăm sóc người cao tuổi trong dịp Tết doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chăm sóc người cao tuổi trong dịp Tết Trước và sau tết âm lịch, thời tiết thường trở lạnh: miền Bắc có thể bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc với những đợt rét đậm, rét hại; miền Trung và Tây Nguyên cũng có nhiều đợt rét; các tỉnh Nam Bộ tiết trời se lạnh; trong điều kiện lạnh, rét, người cao tuổi rất dễ mắc các bệnh nguy hiểm; đồng thời các bệnh mạn tính cũng tiến triển nặng lên. Bên cạnh đó, việc ăn uống, ngủ nghỉ, đi lại bất thường trong ngày tết cũng là nguyên nhân gây nhiều bệnh tật. Nguy cơ do thời tiết lạnh, rét và sinh hoạt bất thường trong dịp tết - Gặp rét, người cao tuổi rất dễ mắc các bệnh như: viêm phổi, cảm lạnh, cúm với bệnh cảnh tiến triển nặng rất dễ dẫn đến viêm phổi; trong khi đó các bệnh mạn tính như hen suyễn, thấp khớp, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp cũng tiến triển nặng, đặc biệt tăng huyết áp dễ gây đột quỵ. - Trong dịp tết, thực phẩm thường rất phong phú với các món ăn cổ truyền: giò nạc, giò mỡ, thịt đông, thịt gà vịt, cá, các loại hải sản, bánh chưng, bánh tét, mứt, kẹo, rượu bia, nước ngọt, cà phê, thuốc lá mọi nhà, mọi bữa đều dư dả nhưng hầu hết là các thức ăn chế biến sẵn, để nguội, dễ bị ôi thiu. Mọi người rất dễ bị “quá chén”, no triền miên dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, cơ thể mệt mỏi, có khi còn bị “Tào Tháo đuổi”; nguy hại nhất là do rượu bia, chè, thuốc mà bị các biến chứng tim mạch như: tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim; viêm gan, suy thận, tiểu đường, thủng dạ dày, viêm tụy cấp Thêm vào đó, mọi sinh hoạt trong dịp tết đều bị đảo lộn như: ăn uống lu bù, ít hoặc không ngủ trưa, đêm thức khuya hay có khi mất ngủ vì khách khứa, chè, thuốc, sáng bỏ tập luyện, bỏ đi bộ Cơ thể người cao tuổi kém thích nghi với sự thay đổi đó dẫn đến mệt mỏi, phát sinh các loại bệnh tật. Các biện pháp bảo vệ sức khỏe người cao tuổi - ăn uống: cần bảo đảm ăn uống đúng giờ, đúng bữa, giữ nếp sinh hoạt bình thường. Nên ăn ngày 3 bữa: sáng, trưa, tối; tránh quá bữa, bỏ bữa, ăn nhiều bữa; chỉ nên ăn vừa tới no, tốt nhất là thực hiện theo lời dạy của các bậc hiền triết xưa: “thực bán bão chung thân vô bệnh” nghĩa là chỉ nên ăn nửa dạ dày thì suốt đời không có bệnh. Chất lượng bữa ăn cần bảo đảm đủ chất: đạm, đường, mỡ, sinh tố và chất vi lượng. Các loại thức ăn tốt với người cao tuổi là: thịt nạc lợn, gà, bò, cá quả, cá bống, trứng, sữa, đậu xanh, đậu nành; dầu thực vật, mỡ của động vật máu lạnh như cá, tôm, cua; gạo tẻ, các loại đậu, bánh mỳ; rau quả tươi cung cấp cho cơ thể các chất khoáng, vi lượng và các loại vitamin A, B, C, E, beta-caroten như: su hào, bắp cải, cà chua, hành, tỏi, húng, mùi, cam, quýt, táo, xoài, đu đủ, dưa hấu, nho, chuối Cần chú ý uống đủ nước, nên dùng nước nấu chín, các loại nước ép trái cây tươi. - Các thức ăn không nên dùng là: thịt mỡ, thịt đông, các loại giò chả, lạp xường, xúc xích, bánh kẹo, nước ngọt, rượu bia vì vừa khó tiêu, lại có các chất bảo quản không có lợi cho sức khỏe người cao tuổi, gây gánh nặng cho tim mạch, gan, thận. - Những lưu ý trong ăn uống: ngày tết hay có tình trạng đi đến đâu cũng được mời uống rượu, khách phần vì nể, phần vì sợ mất may mắn đầu năm nên cũng phải nhâm nhi đôi chút; nhưng nếu lạm dụng, quá chén, sẽ làm mất vui trong mấy ngày tết, sau đó để lại hậu quả tai hại như rối loạn tâm thần, viêm loét dạ dày, viêm gan, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Bánh chưng là món ăn cổ truyền, nên ăn chút ít gọi là thưởng lãm hương vị ngày tết. Nhưng khi bánh chưng để lâu, có biểu hiện ôi, thiu, không nên tiếc rẻ mà ăn vào có thể sẽ gây ngộ độc thức ăn. Các loại dưa hành, dưa kiệu là món ăn đi kèm với bánh chưng và các món ăn, giúp ngon miệng, dễ tiêu, nhưng đây là một loại thức ăn hay lạm dụng quá mức các hóa chất độc hại, các phụ gia như hàn the, formon có hại đối với sức khỏe người cao tuổi. Mặc: phải mặc đủ ấm lúc ngủ cũng như lúc thức, ở trong nhà cũng như khi ra ngoài, chú ý giữ ấm đầu, cổ, bàn chân; tránh ở lâu ngoài trời, thức khuya trong những ngày trời rét để phòng bệnh cảm lạnh, viêm phổi hay các biến chứng tim mạch - Tập luyện và nghỉ ngơi: người cao tuổi vẫn nên duy trì chế độ tập thể dục, dưỡng sinh, đi bộ thường xuyên kể cả ngày ba mươi hay mồng một tết để điều hòa khí huyết giữ gìn sức khỏe. Tết đến, xuân về có rất nhiều niềm vui, nhiều “kế hoạch” nên bản thân người cao tuổi và con cháu cần giúp các cụ xắp xếp một chương trình hợp lý sao cho vừa giữ gìn được sức khỏe vừa thưởng ngoạn đó đây, thăm thú bạn bè, họ hàng, sum vầy cùng con cháu, vãn cảnh chùa, tham quan du lịch song vẫn bảo đảm thời gian nghỉ ngơi tĩnh dưỡng hằng ngày. Duy trì một chế độ ăn uống điều độ, bảo đảm giữ ấm khi thời tiết giá lạnh, luyện tập, sinh hoạt thích hợp, tinh thần thoải mái có thể giúp người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích, hưởng nhiều mùa xuân cùng con cháu. . Chăm sóc người cao tuổi trong dịp Tết Trước và sau tết âm lịch, thời tiết thường trở lạnh: miền Bắc có thể bị ảnh hưởng. lại bất thường trong ngày tết cũng là nguyên nhân gây nhiều bệnh tật. Nguy cơ do thời tiết lạnh, rét và sinh hoạt bất thường trong dịp tết - Gặp rét, người cao tuổi rất dễ mắc các bệnh như:. hoạt trong dịp tết đều bị đảo lộn như: ăn uống lu bù, ít hoặc không ngủ trưa, đêm thức khuya hay có khi mất ngủ vì khách khứa, chè, thuốc, sáng bỏ tập luyện, bỏ đi bộ Cơ thể người cao tuổi

Ngày đăng: 05/07/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan