Một số loại thuốc cần lưu ý khi dùng cho người cao tuổi docx

4 513 2
Một số loại thuốc cần lưu ý khi dùng cho người cao tuổi docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một số loại thuốc cần lưu ý khi dùng cho người cao tuổi DS. Phạm Tiếp Người cao tuổi (NCT), đối tượng quen thuộc của phòng khám bệnh, là nhóm người hay sử dụng thuốc nhất. Ở các nước phát triển khoảng 40% chi phí về thuốc thuộc về NCT. Một thống kê cho thấy khoảng 61% số người trên 65 tuổi phải luôn luôn dùng đến thuốc. Không chỉ hay dùng thuốc mà NCT thường phải dùng nhiều loại thuốc cùng lúc (do mắc nhiều bệnh), phải dùng lâu dài, gần như suốt đời do mắc các bệnh mạn tính (tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường ). Trong khi đó, trải qua một quá trình sống và hoạt động trên 60 năm, từng phải chống đỡ nhiều với hoàn cảnh bất lợi nên các chức năng của đa số bộ phận trong cơ thể suy giảm nhất là chức năng biến đổi chọn lọc, đào thải chất độc của gan, thận (giảm khoảng 50- 60%). Do đó tác động phụ bất lợi của thuốc cũng như sự tương tác tiêu cực giữa các thuốc dùng đồng thời có thể gây nhiều tai biến cho NCT. Một số thuốc NCT hay dùng nhưng cần lưu ý thận trọng Digoxin: Đây là glycosid cường tim, thường dùng trong suy tim với lưu lượng thấp nhất là khi có rung nhĩ. Hiệu quả của thuốc đối với NCT thấp hơn so với người trẻ nhưng lại hay gây độc nên NCT dùng phải giảm liều. Có khoảng 50-90% NCT khi dùng thuốc này đều cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon, buồn nôn, kém ăn nên dễ gây cho cơ thể suy dinh dưỡng. Dùng thuốc nếu thấy trọng lượng cơ thể tụt xuống nhanh cần báo thầy thuốc biết để xử trí kịp thời. Digoxin có nhiều tương tác bất lợi với một số thuốc khác nếu dùng phối hợp như chống chỉ định với các muối canxi (rối loạn nhịp tim trầm trọng, gây tử Người cao tuổi cần thận trọng khi dùng thuốc. vong), với sultoprid (thuốc an thần kinh) do gây rối loạn tính tự động – chậm nhịp quá mức), thận trọng dùng chung với amiodaron, quinidin (thuốc chống loạn nhịp), sucralfat (chống loét dạ dày – tá tràng tiến triển), erythromycin (kháng sinh), một số thuốc hạ đường huyết nên thực hiện việc uống digoxin cách 2 giờ với các thuốc trên. Nhóm thuốc lợi tiểu NCT mắc bệnh về tim mạch hoặc tăng huyết áp thường dùng loại thuốc này. Tác dụng phụ bất lợi của thuốc là gây cho người dùng cảm giác mệt mỏi rã rời, nhịp tim thất thường, huyết áp thấp vì lượng nước tiểu nhiều làm hạ kali. NCT rất nhạy cảm khi mất nước nên chịu ảnh hưởng nhiều của thuốc. Để khắc phục cần bổ sung thêm kali qua nguồn thực phẩm dồi dào chất này như: các loại đậu (xanh, đen, đỏ), nấm hương, chuối tiêu, tôm nõn, lạc Nội tiết tố: Một loại thuốc NCT hay dùng, nhưng NCT cũng rất nhạy cảm với các tác dụng phụ của thuốc gây ra như: teo, co với cơ, giòn xốp với xương nhất là phụ nữ sau mãn kinh. Để hạn chế bất lợi này nên ăn bổ sung một số loại thực phẩm giàu vitamin D như gan động vật, dầu gan cá, trứng, sữa, lòng đỏ trứng, đậu phụ, tôm khô Rimifon: Thuốc chủ yếu thường có trong phác đồ điều trị lao. Do thuốc độc với gan nhất là khi phối hợp với pyrazinamid, rifampicin nên có thể làm tăng transaminase, bilirubin niệu, viêm gan cấp (tuy hiếm nhưng nặng), đồng thời gây tình trạng thiếu vitamin B6. NCT nếu suy thận cần giảm liều. Nếu là người nghiện rượu cần thận trọng khi dùng. Nên ăn nhiều thức ăn giàu vitamin B6 như gan trâu bò, cám gạo, men khô hay dùng phối hợp với pyridoxin (vitamin B6). Cần được định lượng transaminase và xét nghiệm về hủy tế bào gan theo định kỳ, nếu tăng trên 3 lần của trị số bình thường phải ngừng thuốc để bác sĩ chuyên khoa quyết định. Thuốc an thần, gây ngủ: Về già, do mạch máu não xơ cứng, tế bào thần kinh lão hóa, đồng thời hay lo nghĩ, phiền muộn nên dẫn đến khó hoặc mất ngủ nên loại thuốc trên thường hay được NCT sử dụng. Lạm dụng thuốc an thần gây tình trạng thường xuyên lơ mơ, buồn ngủ, biếng ăn hoặc ăn mất ngon dẫn đến suy dinh dưỡng và một số chứng bệnh khác. Thuốc diazepam hay gây lệ thuộc thuốc, ảnh hưởng gan, làm nặng thêm các triệu chứng liệt cơ. Do đó dùng thuốc càng ngắn ngày càng tốt, giảm dần liều dùng và không uống rượu khi dùng thuốc. Diazepam có thể gây cơn kịch phát ở NCT như gây gổ, cáu gắt, hưng phấn, lú lẫn, ảo giác. Trường hợp đã dùng thuốc lâu ngày, không nên ngừng đột ngột, cần giảm liều từ từ rồi mới thôi dùng để tránh xảy ra các triệu chứng như nôn oẹ, mất ngủ, cơ bắp co giật, mất thăng bằng. Aminophylin: Thuốc làm mất cơn co thắt phế quản, tăng cường hô hấp và tuần hoàn ở các động mạch nhỏ, lợi tiểu, thường dùng để phòng và trị cơn hen phế quản, điều trị phối hợp chứng hen tim, suy tâm thất trái. NCT dùng thuốc này chịu nhiều tác dụng phụ của thuốc do thời gian bán thải của thuốc kéo dài. Có thể bị nhức đầu, buồn nôn, nôn, đỏ bừng mặt, đánh trống ngực, bồn chồn, lo âu, khó thở, rối loạn tiêu hóa, trí nhớ giảm, định hướng kém, loạn nhịp tim, huyết áp giảm đột ngột có thể dẫn đến tử vong. NCT dùng thuốc này phải hết sức cẩn thận, dùng từ liều lượng nhỏ rồi tăng dần (nếu nước tiểu ít phải báo ngay thầy thuốc để xem lại liều). Nếu thấy mất ngủ hoặc dạ dày khó chịu có thể dùng một số dẫn chất benzodiazepin (diazepam, pirenzepin), thuốc ức chế tiết dịch vị nhưng không có tác dụng chống tiết cholin. Thuốc giảm đau: aspirin, ibuprofen NCT thường hay đau đầu, nhức nhối xương khớp nên các loại thuốc kháng viêm không steroid thường hay được dùng. Trong đó, có một số thuốc gây loét và chảy máu đường tiêu hóa, nhất là khi bắt đầu dùng và tăng liều. Tuổi tác tuy không làm tác dụng bất lợi này tăng thêm nhưng nếu tai biến xảy ra thì tình trạng nguy hiểm và tỷ lệ tử vong ở người già cao hơn. Đặc biệt nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa sẽ tăng gấp 10 lần nếu dùng phối hợp với warfarin (thuốc chống đông máu). Với NCT, để phòng ngừa biến chứng nên uống kèm misoprotol hoặc các thuốc chống tiết toan dịch vị (omeprazol, lansoprazol). Thuốc kháng histamin H2: Cimetidin, ranitidin, nizatidin sinh khả dụng của cimetidin tăng theo tuổi, thường do giảm thanh lọc ở gan. Sự suy giảm chuyển hóa của cimetidin qua gan làm tăng hàm lượng của thuốc trong huyết tương có thể gây lú lẫn tâm thần, đi từ kích động tới chứng hoang tưởng bộ phận, ảo giác. Hiện tượng này thường phục hồi sau khi ngừng thuốc cần giảm 33-50% liều dùng cho NCT, đặc biệt khi có suy gan, suy thận, kể cả ranitidin, nizatidin cũng gây triệu chứng lú lẫn tương tự cimetidin nếu nồng độ thuốc trong huyết tương tăng cao (với NCT). Nhóm thuốc phiện (opiat): NCT nhạy cảm rõ rệt với tác dụng giảm đau của opiat và kéo dài độ thanh lọc nên so với người trẻ, liều dùng cần ít hơn. Thuốc có thể gây cho NCT táo bón nghiêm trọng nên cần giảm liều và tần suất dùng thuốc, ăn nhiều chất xơ, rau quả, tăng uống nước và vận động cơ thể. Pethidin được khuyên không dùng cho NCT vì giảm gắn vào hồng cầu làm tăng dạng tự do nên dễ gây tai biến suy hô hấp, ngoài ra chất chuyển hóa của pethidin còn kích thích thần kinh trung ương. . Một số loại thuốc cần lưu ý khi dùng cho người cao tuổi DS. Phạm Tiếp Người cao tuổi (NCT), đối tượng quen thuộc của phòng khám bệnh, là nhóm người hay sử dụng thuốc nhất. Ở. chi phí về thuốc thuộc về NCT. Một thống kê cho thấy khoảng 61% số người trên 65 tuổi phải luôn luôn dùng đến thuốc. Không chỉ hay dùng thuốc mà NCT thường phải dùng nhiều loại thuốc cùng. giữa các thuốc dùng đồng thời có thể gây nhiều tai biến cho NCT. Một số thuốc NCT hay dùng nhưng cần lưu ý thận trọng Digoxin: Đây là glycosid cường tim, thường dùng trong suy tim với lưu lượng

Ngày đăng: 05/07/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan