Trận chiến Trân Châu Cảng

22 550 1
Trận chiến Trân Châu Cảng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trận Trân Châu Cảng Trận Trân Châu Cảng Một phần của Mặt trận Thái Bình Dương thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai Ảnh chụp Trân Châu Cảng từ một máy bay Nhật cho thấy các thiết giáp hạm Mỹ vào lúc mở đầu trận đánh. Vụ nổ ở giữa bức ảnh là một quả ngư lôi đánh trúng chiếc thiết giáp hạm USS West Virginia . Thời gian 7 tháng 12 năm 1941 Trận tấn công Trân Châu Cảng (hay Chiến dịch Hawaii theo cách gọi của Bộ Tổng tư lệnh Đế quốc Nhật Bản) [6] là một đòn tấn công quân sự bất ngờ được Hải quân Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Hawaii vào sáng ngày Chủ Nhật, ngày 7 tháng 12 năm 1941, dẫn đến việc Hoa Kỳ sau đó quyết định tham gia vào hoạt động quân sự trong Thế chiến thứ hai. Trận đánh này được trù tính sẽ ngăn ngừa và giữ chân Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ không can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang hoạch định nhằm xâm chiếm Đông Nam Á, chống lại Anh Quốc, Hà Lan và Hoa Kỳ. Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay [7] xuất phát từ sáu tàu sân bay Nhật Bản. Trận tấn công đã đánh chìm bốn thiết giáp hạm Hoa Kỳ (hai chiếc trong số đó sau này được vớt lên và đưa trở lại hoạt động), và gây hư hỏng cho bốn chiếc khác. Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hoại ba tàu tuần dương, ba tàu khu trục và một tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay, gây tổn thất về nhân mạng là 2.402 người tử trận và 1.282 người khác bị thương. Các trạm phát điện, xưởng tàu, xưởng sửa chữa và các kho chứa nhiên liệu và ngư lôi, cùng các bến tàu dành cho tàu ngầm và tòa nhà sở chỉ huy (cũng là nơi đặt bộ phận tình báo) đã không bị đánh trúng. Thiệt hại về phía Nhật Bản nhỏ, chỉ mất 29 máy bay và bốn tàu ngầm bỏ túi, với 65 người thiệt mạng hoặc bị thương. Cuộc tấn công là một sự kiện lớn trong Thế Chiến II. Nó đã diễn ra trước khi có bất cứ một lời tuyên chiến chính thức nào được đưa ra, cả trước khi phần cuối cùng trong một thông điệp gồm 14 phần được chuyển hoàn tất đến Bộ Ngoại giao ở Washington, D.C Tòa Đại sứ Nhật Bản ở Washington đã được chỉ thị phải chuyển giao thông điệp này ngay trước thời điểm trù định cho cuộc tấn công ở Hawaii. Cuộc tấn công, và đặc biệt là bản chất “bất ngờ” của nó, là hai nhân tố khiến cho công chúng Mỹ thay đổi quan điểm từ chính sách tự cô lập như vào những năm giữa thập niên 1930 sang ủng hộ việc Mỹ tham chiến. Ngoài ra, việc Đức nhanh chóng tuyên chiến với Mỹ mà không bị thúc ép bởi bất kỳ cam kết nào với Nhật Bản đã lập tức khiến Mỹ can dự vào Mặt trận Châu Âu. Việc Nhật Bản không đưa ra một lời tuyên chiến chính thức nào trước khi tấn công khiến Tổng thống Franklin D. Roosevelt tuyên bố rằng: “Ngày 7 tháng 12 năm 1941 sẽ mãi là một ngày ô nhục”. Bối cảnh của cuộc xung đột Bài chi tiết: Các sự kiện dẫn đến cuộc Tấn công Trân Châu Cảng Đòn tấn công được trù tính sẽ vô hiệu hóa Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, nhờ đó bảo vệ cho kế hoạch xâm lược Malaya và Đông Ấn thuộc Hà Lan của Nhật Bản, nơi người Nhật đang tìm kiếm các nguồn nguyên liệu thiên nhiên như dầu mỏ và cao su. Cả hai phía Mỹ và Nhật đều duy trì lâu dài các kế hoạch phòng hờ một cuộc chiến tranh nổ ra tại Thái Bình Dương, vốn luôn thay đổi khi căng thẳng giữa hai quốc gia ngày càng leo thang trong những năm 1930, do sự đáp trả bằng cấm vận và trừng phạt với mức độ tăng dần của Mỹ và các quốc gia khác khi Nhật Bản bành trướng vào Mãn Châu và Đông Dương. Vào năm 1940, dựa vào điều khoản trong Đạo luật Kiểm soát Xuất khẩu, phía Mỹ đã hoãn lại mọi chuyến hàng xuất khẩu máy bay, linh kiện, máy công cụ và xăng máy bay, điều mà phía Nhật Bản xem là một hành động không thân thiện. [8] Mỹ không ngưng toàn bộ việc xuất khẩu dầu mỏ sang Nhật vào lúc đó một phần là vì quan điểm đa số tại Washington cho rằng hành động như vậy có thể quá cực đoan, do Nhật còn bị phụ thuộc vào dầu mỏ Mỹ, [9][10] và dễ bị phía Nhật xem là một hành động khiêu khích. Ban tham mưu hải quân Nhật đã nghiên cứu một cách sâu sắc sự kiện Anh Quốc tấn công hạm đội Ý tại cảng Taranto vào năm 1940. Sự kiện này đã được tận dụng triệt để nhằm lên kế hoạch cho cuộc tấn công vào căn cứ hải quân Mỹ ở Trân Châu Cảng. [11][12] Sau khi Nhật Bản xâm chiếm Đông Dương, Mỹ đã cấm xuất khẩu dầu mỏ sang Nhật vào mùa Hè năm 1941, một phần do các giới hạn mới của Mỹ trong việc tiêu thụ dầu mỏ trong nước. [13] Tổng thống Franklin D. Roosevelt trước đó đã điều Hạm đội Thái Bình Dương đến Hawaii và yêu cầu xây dựng một lực lượng quân sự tại Philippines với hy vọng có thể làm nản lòng Nhật Bản trong việc tiếp tục xâm chiếm miền Viễn Đông. Như giới lãnh đạo quân sự tối cao Nhật nhận định (một cách nhầm lẫn) [14] rằng mọi hành động chống lại các thuộc địa Anh Quốc ở Đông Nam Á sẽ thúc đẩy Hoa Kỳ can dự vào chiến tranh, [14] một cú tấn công phủ đầu được xem như là giải pháp duy nhất [14] để Nhật Bản tránh được sự can thiệp của Hải quân Mỹ. Nhật Bản cũng cân nhắc đến việc xâm lược Philippines và cho đó là cần thiết trong kế hoạch chiến tranh của Nhật; trong khi về phía Mỹ, việc chiếm lại quần đảo này đã được quy định trong Kế hoạch Cam trong những năm giữa hai cuộc thế chiến. Nhật Bản và Hoa Kỳ đều nhận thức được nguy cơ chiến tranh (và đều xây dựng các kế hoạch chuẩn bị điều này) ngay từ những năm 1920, cho dù sự căng thẳng trong mối quan hệ chưa thực sự bắt đầu leo thang đến tận khi Nhật Bản xâm chiếm Mãn Châu năm 1931. Trong thập niên tiếp theo, Nhật Bản tiếp tục bành trướng vào Trung Quốc, dẫn đến cuộc Chiến tranh Trung Nhật vào năm 1937. Đến năm 1940, Nhật Bản tiến hành xâm chiếm Đông Dương nhằm ngăn chặn các con đường tiếp tế đến được Trung Quốc, đồng thời cũng là một bước đi đến việc sở hữu các nguồn tài nguyên ở Đông Nam Á. Hành động này khiến Hoa Kỳ ra lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ sang Nhật Bản, buộc Nhật Bản phải khởi động kế hoạch chiếm hữu việc sản xuất xăng dầu tại Đông Ấn. [15] Hơn nữa, việc chuyển Hạm đội Thái Bình Dương từ căn cứ trước đây ở San Diego đến các căn cứ mới ở Trân Châu Cảng được giới quân sự Nhật Bản xem là Mỹ đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu tiềm tàng giữa hai quốc gia. Trân Châu Cảng vào ngày 30 tháng 10 năm 1941. Kế hoạch sơ thảo cho một cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng nhằm bảo vệ cuộc tiến quân vào "Khu vực Tài nguyên phía Nam" (tên mà phía Nhật đặt cho khu vực Đông Ấn và Đông Nam Á nói chung) được bắt đầu ngay từ đầu năm 1941, dưới sự đỡ đầu của Đô đốc Yamamoto, lúc đó đang là Tư lệnh của Hạm đội Liên hợp Nhật Bản. [16] Ông giành được sự ủng hộ chính thức của Bộ Tổng tham mưu Hải quân Đế quốc Nhật Bản để vạch kế hoạch và huấn luyện cho cuộc tấn công sau nhiều cuộc tranh luận căng thẳng với Bộ chỉ huy Hải quân; ông thậm chí đã đe dọa từ chức. [17] Công việc lên kế hoạch toàn diện được tiến hành vào đầu mùa Xuân năm 1941, chủ yếu do Đại tá Minoru Genda thực hiện. Trong những tháng tiếp theo sau, phi công được huấn luyện, trang bị được cải tiến và thông tin tình báo được thu thập. Cho dù có những sự chuẩn bị như vậy, kế hoạch tấn công chỉ được Nhật Hoàng Hirohito phê chuẩn chính thức vào ngày 5 tháng 11, sau ba trong tổng số bốn cuộc họp Hội nghị Hoàng gia để xem xét vấn đề. [18] Nhật Hoàng chỉ đưa ra lời cho phép cuối cùng vào ngày 1 tháng 12, sau khi phần lớn các nhà lãnh đạo Nhật thuyết phục với ông rằng bản "ghi chú của Hull" có thể "phá hủy thành quả của các sự kiện tại Trung Quốc, đe dọa Mãn Châu Quốc và hạ thấp khả năng kiểm soát Triều Tiên của Nhật Bản." [19] Đến cuối năm 1941, các căn cứ và cơ sở quân sự Mỹ tại Thái Bình Dương đã nhiều lần bị đặt trong tình trạng báo động, và xung đột giữa Mỹ và Nhật là điều mà nhiều quan sát viên nghĩ đến. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ đã hoài nghi việc Trân Châu Cảng sẽ trở thành mục tiêu đầu tiên trong một cuộc chiến tranh với Nhật. Họ cho là Philippines sẽ bị tấn công trước tiên do mối đe dọa mà nó đặt ra cho các con đường vận chuyển trên biển về phía Nam, [20] và do niềm tin sai lầm rằng Nhật không có khả năng tung ra hai chiến dịch tấn công hải quân chủ lực cùng một lúc. [21] Hiện đang nổi lên một cuộc tranh luận xuất phát từ các cáo buộc của các nhà âm mưu học, các sử gia quân sự và các cựu quân nhân cho rằng một số thành viên trong nội các của Roosevelt đã biết trước về cuộc tấn công và đã lờ đi nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía công chúng và Quốc hội trong việc cho phép Mỹ tham chiến theo phe Vương quốc Anh và các đồng minh hay không. [22][23][24][25] Mục tiêu Cuộc tấn công có nhiều mục đích chính. Trước tiên, người Nhật hi vọng nó sẽ tiêu diệt các đơn vị của hạm đội Mỹ, và do đó ngăn cản hạm đội Thái Bình Dương can thiệp vào việc Nhật chinh phục Đông Ấn. Kế tiếp, đó là cách người Nhật tranh thủ thời gian để củng cố vị thế của họ và tăng cường sức mạnh hải quân, trước khi các tàu chiến mới của Mỹ được chế tạo theo Đạo luật Vinson-Walsh sẽ xóa tan mọi cơ hội chiến thắng. [26][27] Cuối cùng, nó được trù tính sẽ là một đòn mạnh giáng vào tinh thần của người Mỹ, có thể gây nản lòng, cho phép Nhật tiếp tục chinh phục Đông Nam Á mà không bị can thiệp. [26] Đặt mục tiêu chính vào những chiếc thiết giáp hạm là một cách đánh vào tinh thần, vì chúng là niềm tự hào của mọi lực lượng hải quân vào thời điểm đó. [26] Vì các ý tưởng chiến lược và văn kiện quân sự của cả hai phía Nhật Bản và Hoa Kỳ đều xuất phát từ công trình của Thuyền trưởng Alfred Mahan, [28] vốn cho rằng những chiếc thiết giáp hạm có vai trò quyết định trong các trận hải chiến. [29] Nó cũng là cách đánh vào sức mạnh tác chiến của Hạm đội Thái Bình Dương; và nếu như thành công, điều đó sẽ trì hoãn, nếu không thể ngăn ngừa vĩnh viễn, trận chiến Thái Bình Dương tổng lực ("trận đánh quyết định", theo suy nghĩ của Hải quân Nhật), một cuộc chiến chắc chắn là cuộc đối đầu giữa các thiết giáp hạm. Với những suy nghĩ ấy, Yamamoto dự định phải tìm kiếm và tấn công Hạm đội Thái Bình Dương "bất cứ nơi nào có thể tìm gặp tại Thái Bình Dương." [30] Ngày 14 tháng 11 năm 1941, cuộc diễn tập trên sa đồ đã đưa ra giả định lực lượng phòng thủ khi được báo động sẽ có thể đánh chìm hai tàu sân bay của Nhật và làm hư hại thêm hai chiếc nữa, ngay cả khi có thời tiết thuận lợi; [31] đó là tất cả sức mạnh mà Bộ Tổng tham mưu Hải quân Nhật dự định tung ra cho chiến dịch này. [32] Dù sao, Yamamoto vẫn ra lệnh tiếp tục tiến hành. Phía Nhật Bản đã quá tin tưởng vào khả năng đạt được thắng lợi nhanh chóng trong Thế Chiến Thứ Hai, và do đó đã bỏ qua các mục tiêu khác trong cảng, đặc biệt là các xưởng tàu hải quân, kho chứa dầu và căn cứ tàu ngầm, vì tin rằng chiến tranh sẽ kết thúc trước khi các cơ sở đó có thể phát huy tác dụng. [33] Tiếp cận và tấn công Con đường mà Hạm đội Nhật đã đi đến Trân Châu Cảng rồi rút lui Ngày 26 tháng 11 năm 1941, một lực lượng đặc nhiệm Nhật Bản (Kido Butai, hay là Lực lượng Tấn công) gồm sáu tàu sân bay hạm đội cùng một số tàu hộ tống và tàu chở dầu tiếp nhiên liệu, dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Chuichi Nagumo đã lên đường rời miền Bắc Nhật Bản đi đến một địa điểm ở phía Tây Bắc Hawaii, dự định sẽ tung số máy bay trên đó, 405 chiếc, để tấn công vào Trân Châu Cảng. Cuộc tấn công dự định được chia làm hai đợt với 360 chiếc dành cho hai đợt tấn công, và 48 máy bay làm nhiệm vụ phòng thủ tuần tra chiến đấu trên không (CAP), kể cả chín chiếc của đợt thứ nhất quay về. Đợt thứ nhất sẽ là đòn tấn công chủ lực, trong khi đợt thứ hai sẽ hoàn tất những công việc còn sót lại. Đợt thứ nhất mang theo phần lớn vũ khí, chủ yếu là ngư lôi, để tấn công các tàu chủ lực. Các phi công được lệnh phải chọn những mục tiêu có giá trị cao nhất có mặt tại Trân Châu Cảng để tấn công. Máy bay ném bom bổ nhào dùng để tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Trong khi đó, Máy bay tiêm kích được yêu cầu phải bắn phá các sân bay và tiêu diệt số máy bay đậu trên mặt đất càng nhiều càng tốt nhằm đảm bảo chúng không thể cất cánh để phản công lại các máy bay ném bom, đặc biệt là trong đợt đầu tiên. Khi những máy bay tiêm kích bị cạn nhiên liệu, chúng sẽ được tiếp thêm nhiên liệu từ các tàu sân bay rồi quay trở lại chiến đấu. Những máy bay tiêm kích sẽ làm nhiệm vụ tuần tra chiến đấu trên không ở nơi cần thiết, đặc biệt là bên trên các sân bay Mỹ. Trước khi cuộc tấn công được thực hiện, hai máy bay trinh sát được phóng lên từ các tàu tuần dương để thám sát bên trên Oahu và báo cáo về thành phần và vị trí của hạm đội đối phương. Bốn chiếc máy bay thám sát khác sẽ tuần tra trong khu vực giữa Kido Butai và Niihau nhằm ngăn ngừa lực lượng đặc nhiệm khỏi bị phản công bất ngờ. [34] Tàu ngầm Các tàu ngầm hạm đội của Nhật Bản I-16, I-18, I-20, I-22 và I-24, mỗi chiếc mang theo một tàu ngầm con Kiểu A để chở đến vùng biển ngoài khơi Oahu. [35] Năm chiếc tàu ngầm I-boat này rời Căn cứ hải quân Kure vào ngày 25 tháng 11 năm 1941, [36] đi đến một vị trí cách lối vào Trân Châu Cảng 19 km (10 hải lý) [37] rồi tung các tàu ngầm con ra lúc khoảng 01 giờ 00 giờ Hawaii sáng sớm ngày 7 tháng 12. [38] Lúc 03 giờ 42 phút, [39] chiếc tàu quét mìn USS Condor phát hiện kính tiềm vọng của một chiếc tàu ngầm bỏ túi ở phía Đông Nam của phao dẫn vào cảng và đã báo động cho chiếc tàu khu trục USS Ward . [40] Con tàu ngầm bỏ túi này có thể đã lọt vào Trân Châu Cảng, nhưng Ward đã đánh chìm được một chiếc khác vào lúc 06 giờ 37 phút [40][41] trong phát súng đầu tiên của Mỹ trong Thế Chiến II. Một chiếc tàu ngầm con khác ở phía Bắc đảo Ford đã bắn trượt tàu Curtiss với quả ngư lôi đầu tiên của nó rồi lại bắn trượt tàu khu trục Monaghan với quả ngư lôi còn lại trước khi bị Monaghan đánh chìm lúc 08 giờ 43 phút. [40] Chiếc tàu ngầm con thứ ba bị mắc cạn hai lần, một lần bên ngoài lối vào cảng và một lần nữa ở phía Đông của Oahu, nơi nó bị bắt giữ vào ngày 8 tháng 12. [42] Thiếu úy Kazuo Sakamaki rời khỏi nó bơi lên bờ và trở thành tù binh chiến tranh người Nhật Bản đầu tiên trong Thế Chiến Thứ Hai. [43] Chiếc thứ tư bị hư hại bởi cuộc tấn công bằng mìn sâu khiến thủy thủ đoàn phải bỏ tàu khi chưa bắn được quả ngư lôi nào. [44] Viện Hải quân Hoa Kỳ vào năm 1999, sau khi đã tiến hành một cuộc phân tích các bức ảnh chụp cuộc tấn công, cho biết một tàu ngầm bỏ túi có thể đã bắn trúng một ngư lôi vào chiếc thiết giáp hạm USS West Virginia . Lực lượng Nhật Bản nhận được một liên lạc vô tuyến từ một tàu ngầm bỏ túi lúc 00 giờ 41 phút ngày 8 tháng 12 báo cáo đã gây hư hại cho một tàu chiến lớn bên trong Trân Châu Cảng. [45] Số phận của chiếc cuối cùng này cho đến nay vẫn chưa được xác định. [46] Nhật Bản tuyên chiến Xem thêm: Nhật Bản tuyên chiến với Hoa Kỳ và Anh Quốc Dù cuộc tấn công trên thực tế đã xảy ra trước khi có một lời tuyên chiến chính thức của Nhật Bản, Đô đốc Yamamoto ban đầu đã quy định rằng cuộc tấn công chỉ được thực hiện 30 phút sau khi Nhật Bản thông báo cho Hoa Kỳ rằng họ muốn chấm dứt các cuộc đàm phán về hòa bình. [47] Bằng cách này, người Nhật cố gắng đồng thời duy trì các quy ước về chiến tranh trong khi vẫn đạt được yếu tố bất ngờ. Cho dù có những dự định như thế, cuộc tấn công đã được khởi sự trước khi bản thông điệp dài 5.000 từ này được chuyển giao. Tokyo truyền bức thông điệp đến Tòa đại sứ Nhật Bản (chia thành hai phần), mà cuối cùng thời gian truyền quá lâu để có thể kịp trao cho Mỹ đúng lúc, trong khi các chuyên viên mật mã Mỹ đã giải mã và dịch xong phần lớn bức thông điệp [48] nhiều giờ trước khi Đại sứ Nhật Bản dự định trao bức thông điệp đó. Tuy được xem là một lời tuyên chiến, “bức thông điệp không hề tuyên bố chiến tranh hay ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao hai nước". [49] Việc tuyên chiến chính thức chỉ được đăng tải trên trang đầu của các tờ nhật báo Nhật Bản trong số phát hành buổi chiều tối ngày 8 tháng 12. [50] Đợt tấn công thứ nhất Quân Nhật tấn công làm hai đợt. Đợt thứ nhất bị radar Lục quân Mỹ phát hiện khi còn cách 136 hải lý nhưng nhầm chúng với những máy bay ném bom Không lực Mỹ đến từ lục địa Bên trên: A. Căn cứ không lực hải quân Ford Island B. Sân bay Hickam C. Sân bay Bellows D. Sân bay Wheeler Field E. Căn cứ không lực hải quân Kaneohe F. Ewa MCAS R-1. trạm radar Opana R-2. trạm radar Kawailoa R-3. trạm radar Kaaawa G. Haleiwa H. Kahuku I. Wahiawa J. Kaneohe K. Honolulu 0. B-17 đến từ lục địa 1. Đợt tấn công thứ nhất 1-1. máy bay ném bom bay ngang 1-2. máy bay ném ngư lôi 1-3. máy bay ném bom bổ nhào 2. Đợt tấn công thứ hai 2-1. máy bay ném bom bay ngang 2-1F. máy bay tiêm kích 2-2. máy bay ném bom bổ nhào Bên dưới: A. Đảo Wake B. Đảo Midway C. Đảo Johnston D. Hawaii D-1. Oʻahu 1. USS Lexington 2. USS Enterprise 3. Lực lượng Đặc nhiệm Nhật Bản Các mục tiêu bị tấn công: 1: USS California 2: USS Maryland 3: USS Oklahoma 4: USS Tennessee 5: USS West Virginia 6: USS Arizona 7: USS Nevada 8: USS Pennsylvania 9: Căn cứ không lực hải quân Ford Island 10: Sân bay Hickam Các mục tiêu cơ sở hạ tầng bị bỏ qua: A: Kho chứa dầu B: toà nhà sở chỉ huy CINCPAC C: Căn cứ tàu ngầm D: Xưởng đóng tàu hải quân [...]... ra trận tấn công vào cảng From Here to Eternity của tác giả James Jones Trận tấn công Trân Châu Cảng đóng một vai trò thiết yếu trong cuộc sống của Robert E Lee Prewitt Hư cấu dựa trên lịch sử • • • Tora! Tora! Tora! là một bộ phim về cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng Nhiều người đã đánh giá nó là bộ phim trung thực nhất kể lại cuộc tấn công này vì nó liên hệ đến nhiều khía cạnh của trận. .. cuộc tấn công Trân Châu Cảng. [85] Sách lịch sử • At Dawn We Slept: The Untold Story of Pearl Harbor của tác giả Gordon W Prange là một công trình cực kỳ toàn diện về những sự kiện dẫn đến cuộc tấn công Trân Châu Cảng Đây là một bản báo cáo công bằng xem xét đến cả khía cạnh của Nhật Bản lẫn Hoa Kỳ Prange đã bỏ ra 37 năm cho quyển sách này bằng cách nghiên cứu các tài liệu về Trân Châu Cảng và phỏng... trên máy tính Command & Conquer: Red Alert 2, Trân Châu Cảng là địa điểm hứng chịu một đòn tấn công của Liên Xô trong Thế Chiến III Trong màn đầu tiên của loạt game Red Alert, Adolf Hitler được loại bỏ khỏi lịch sử bởi hệ thống ‘Chronosphere’ của Einstein, ngăn ngừa được sự diệt chủng hàng loạt (và suy đoán là không có vụ tấn công năm 1941 nhắm vào Trân Châu Cảng) Một vị tướng trong game đã bông đùa rằng... gây thiệt hại trên diện rộng cho tàu chiến và máy bay Mỹ, nó đã không ảnh hưởng đến các cơ sở dự trữ nhiên liệu, xưởng sửa chữa và các cơ quan tình báo tại Trân Châu Cảng Cuộc tấn công là một cú sốc thật sự đối với tất cả các nước Đồng Minh tại Mặt trận Thái Bình Dương Các thiệt hại tiếp theo sau tạo ra một sự thụt lùi đáng báo động Ba ngày sau, sự kiện các tàu chiến Prince of Wales và Repulse bị đánh... lực lượng tàu ngầm Các ảnh hưởng chiến lược Đô đốc Hara Tadaichi đã tóm lược kết quả cuộc tấn công về phía Nhật Bản bằng một câu nói súc tích: "Chúng ta thắng một chiến thắng chiến thuật vĩ đại tại Trân Châu Cảng, và do đó đã thua cả cuộc chiến. "[82] Trong khi đạt được các mục tiêu đặt ra, cuộc tấn công lại tỏ ra hoàn toàn không cần thiết Điều mà Đô đốc Isoroku Yamamoto - người đầu tiên nghĩ ra kế hoạch... bản giống như tại Trân Châu Cảng, cho dù tướng MacArthur có đến gần chín giờ báo động rằng quân Nhật đã tấn công Trân Châu Cảng, và đã có các chỉ thị đặc biệt để tiến hành các hoạt động trước khi đối phương thực sự tấn công sở chỉ huy của ông Phần không kích của cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng bắt đầu lúc 7 giờ 48 phút sáng giờ Hawaii (3 giờ 18 phút sáng ngày 8 tháng 12 giờ tiêu chuẩn Nhật Bản, như... với Arizona trở thành một bảo tàng chiến tranh Diễn biến tiếp theo USS Pennsylvania, phía sau xác tàu đắm của những tàu khu trục USS Downes và USS Cassin Bài chi tiết: Hậu quả của cuộc tấn công Trân Châu Cảng Sau trận tấn công, 16 Huân chương Danh dự Quốc hội, 51 Huân chương Chữ thập Hải quân, 53 Huân chương Chữ thập Bạc, bốn Huân chương Hải quân và Thủy quân Lục chiến, một Chữ thập Bay Xuất sắc, bốn... Bay Xuất sắc, bốn Chữ thập Phục vụ Xuất sắc, một Huân chương Phục vụ Xuất sắc và ba Ngôi sao Đồng được tặng thưởng cho các quân nhân Mỹ đã tỏ ra xuất sắc trong chiến đấu tại Trân Châu Cảng. [80] Tại Châu Âu, Đức Quốc Xã và Vương quốc Ý tuyên chiến với Hoa Kỳ ngay sau khi Mỹ bắt đầu các hoạt động chống lại một đồng minh trong Phe Trục Hitler đã phát biểu trong dịp này như sau: “Sự kiện Chính phủ Nhật... Một chiếc máy bay ném bom B-17 bị Kho chứa máy bay phá hủy sau trận tấn tại đảo Ford đang công tại sân bay cháy Hickam Field Sau trận tấn công: USS West Virginia (hư hỏng nặng), USS Tennessee (hư hỏng) và chiếc USS Arizona (bị đánh chìm) Phim và sách về sự kiện Hư cấu • The Final Countdown là một bộ phim lấy bối cảnh chung quanh Trân Châu Cảng, trong đó chiếc tàu sân bay nguyên tử USS Nimitz vào năm... Anh Quốc Winston Churchill sau này nhớ lại: "Trong suốt cuộc chiến tranh tôi chưa bao giờ nhận được một cú sốc trực tiếp đến như thế Khi tôi trăn trở trên giường, nỗi sợ hãi bao trùm lấy tâm trí tôi Không còn chiếc tàu chiến chủ lực Anh hay Mỹ nào còn lại trên Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương trừ những chiếc của Mỹ còn sống sót tại Trân Châu Cảng đang vội vã lui về California Trên các vùng biển mênh mông . Trận Trân Châu Cảng Trận Trân Châu Cảng Một phần của Mặt trận Thái Bình Dương thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai Ảnh chụp Trân Châu Cảng từ một máy bay Nhật cho thấy. lúc mở đầu trận đánh. Vụ nổ ở giữa bức ảnh là một quả ngư lôi đánh trúng chiếc thiết giáp hạm USS West Virginia . Thời gian 7 tháng 12 năm 1941 Trận tấn công Trân Châu Cảng (hay Chiến dịch. San Diego đến các căn cứ mới ở Trân Châu Cảng được giới quân sự Nhật Bản xem là Mỹ đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu tiềm tàng giữa hai quốc gia. Trân Châu Cảng vào ngày 30 tháng 10 năm 1941. Kế

Ngày đăng: 04/07/2014, 12:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan