Thị trường Hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế

46 303 0
Thị trường Hối đoái  Việt Nam  trong giai đoạn hội nhập quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI 4 1.1. Thị trường hối đoái là gì 4 1.2. Đặc điểm của thị trường hối đoái: 4 1.3. Vai trò của thị trường hối đoái: 4 1.4. Thành viên của thị trường hối đoái: 4 1.5. Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản trên thị trường hối đoái : 5 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI VIỆT NAM 7 2.1.Tổng quan về thực trạng TTHĐ ở Việt Nam trong những năm qua: 7 2.1.1. Từ trước 1992: 7 2. 1.2. Giai đoạn cố định tỷ giá 19931996. 10 2.1.3. Giai đoạn từ tháng 7 1997 đến ngày 2621999 14 2.1.4. Giai đoạn 2621999 đến nay. 17 2.2. Hoạt động của Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (giao dịch bán buôn) trong những năm gần đây: 27 2.3. Hoạt động của Thị trường giao dịch bán lẻ ( chủ yếu tập trung vào năm 2011): 32 CHƯƠNG III: XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI VIỆT NAM 37 3.1. Xu hướng 37 3.2. Giải pháp phát triển của thị trường hối đoái Việt Nam: 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 LỜI MỞ ĐẦU Với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thế giới, các mối quan hệ kinh tế trên mọi lĩnh vực của một nước ngày càng được mở rộng ra các nước, do đó vấn đề thanh toán, định giá, so sánh, phân tích đánh giá về mặt giá trị và hiệu quả trở nên phức tạp hơn nhiều. Đơn vị thanh toán không chỉ là tiền tệ trong nước mà còn phải sử dụng các loại ngoại tệ khác nhau liên quan đến việc trao đổi tiền của nước khác. Tiền của mỗi nước được quy định theo pháp luật của nước đó và đặc điểm riêng của nó, vì vậy phát sinh nhu cầu tất yếu là phải so sánh giá trị, sức mua của đồng tiền trong nước với ngoại tệ và giữa các ngoại tệ với nhau . Hoạt động chuyển đổi đồng tiền này thành đồng tiền khác trong quá trình quan hệ giữa các nước nhóm nước với nhau đã làm nảy sinh phạm trù tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế nhạy cảm và rất phức tạp. Kinh tế thị trường thường xuyên vận động thì tỷ giá hối đoái cũng như những hiện tượng kinh tế khác biến động là lẽ tất nhiên, là hợp với quy luật vận động của sự vật, của hiện tượng. Tuy nhiên những diễn biến có tính bất thường, khác lạ của hiện tượng kinh tế tất phải do những nguyên nhân, hoặc do những trục trặc nào đó làm cho hiện tượng kinh tế đó diễn ra “chệch hướng” theo logic bình thường . Điều đó làm chúng ta phải thận trọng xem xét các nguyên nhân từ mọi phía, một cách toàn diện để có nhận thức, quan điểm đúng đắn, làm cơ sở tin cậy cho việc điều chỉnh các hoạt động thực tiễn … Nghiên cứu sự vận động của tỷ giá hối đoái là một vấn đề phức tạp nhưng cũng đầy mới mẻ và hấp dẫn, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và vận động không ngừng. Do đó, nhóm chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài: “ Thị trường hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập”

Thị trường Hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế Nhóm 12 K20 TCDNĐêm1 DANH SÁCH NHÓM 12 STT Họ và tên Ngày sinh Ghi chú 1 Ngô Lê Việt Anh 06/11/85 2 Võ Tiến Bình 19/09/87 3 Nguyễn Ngọc Thiên Bảo 03/09/84 4 Nguyễn Đăng Duy 20/03/85 5 Hồ Thị Hồng Hạnh 22/04/76 6 Nguyễn Thị Thu Hiền 01/05/86 7 Lê Nguyễn Hải Long 28/10/81 8 Trang Thúy Quyên 19/08/85 9 Dương Thị Xuân Thảo 15/09/82 10 Nguyễn Thị Thu Trang 03/09/87 11 Trần Ngọc Linh 31/10/83 MỤC LỤC GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 1 Thị trường Hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế Nhóm 12 K20 TCDNĐêm1 DANH SÁCH NHÓM 12 1 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI 4 1.2. c đi m c a th tr ng h i đoái:Đặ ể ủ ị ườ ố 4 1.3. Vai trò c a th tr ng h i đoái:ủ ị ườ ố 4 1.4. Thành viên c a th tr ng h i đoái:ủ ị ườ ố 4 1.5. Các nghi p v kinh doanh c b n trên th tr ng h i đoái :ệ ụ ơ ả ị ườ ố 5 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI VIỆT NAM. .7 2.1.T ng quan v th c tr ng TTH Vi t Nam trong nh ng n m qua:ổ ề ự ạ Đ ở ệ ữ ă 7 2.1.1. T tr c 1992:ừ ướ 7 2. 1.2. Giai đo n c đ nh t giá 1993-1996.ạ ố ị ỷ 10 2.1.3. Giai đo n t tháng 7 /1997 đ n ngày 26/2/1999ạ ừ ế 14 2.1.4. Giai đo n 26/2/1999 đ n nay.ạ ế 17 2.2. Ho t đ ng c a Th tr ng ngo i t liên ngân hàng (giao d ch bán buôn) trong nh ng n m ạ ộ ủ ị ườ ạ ệ ị ữ ă g n đây:ầ 27 2.3. Ho t đ ng c a Th tr ng giao d ch bán l ( ch y u t p trung vào n m 2011):ạ ộ ủ ị ườ ị ẻ ủ ế ậ ă 32 CHƯƠNG III: XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI VIỆT NAM 37 3.1. Xu h ngướ 37 3.2. Gi i pháp phát tri n c a th tr ng h i đoái Vi t Nam:ả ể ủ ị ườ ố ệ 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 2 Thị trường Hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế Nhóm 12 K20 TCDNĐêm1 LỜI MỞ ĐẦU Với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thế giới, các mối quan hệ kinh tế trên mọi lĩnh vực của một nước ngày càng được mở rộng ra các nước , do đó vấn đề thanh toán, định giá, so sánh, phân tích đánh giá về mặt giá trị và hiệu quả trở nên phức tạp hơn nhiều. Đơn vị thanh toán không chỉ là tiền tệ trong nước mà còn phải sử dụng các loại ngoại tệ khác nhau liên quan đến việc trao đổi tiền của nước khác. Tiền của mỗi nước được quy định theo pháp luật của nước đó và đặc điểm riêng của nó, vì vậy phát sinh nhu cầu tất yếu là phải so sánh giá trị, sức mua của đồng tiền trong nước với ngoại tệ và giữa các ngoại tệ với nhau . Hoạt động chuyển đổi đồng tiền này thành đồng tiền khác trong quá trình quan hệ giữa các nước nhóm nước với nhau đã làm nảy sinh phạm trù tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế nhạy cảm và rất phức tạp. Kinh tế thị trường thường xuyên vận động thì tỷ giá hối đoái cũng như những hiện tượng kinh tế khác biến động là lẽ tất nhiên, là hợp với quy luật vận động của sự vật, của hiện tượng. Tuy nhiên những diễn biến có tính bất thường, khác lạ của hiện tượng kinh tế tất phải do những nguyên nhân, hoặc do những trục trặc nào đó làm cho hiện tượng kinh tế đó diễn ra “chệch hướng” theo logic bình thường . Điều đó làm chúng ta phải thận trọng xem xét các nguyên nhân từ mọi phía, một cách toàn diện để có nhận thức, quan điểm đúng đắn, làm cơ sở tin cậy cho việc điều chỉnh các hoạt động thực tiễn … Nghiên cứu sự vận động của tỷ giá hối đoái là một vấn đề phức tạp nhưng cũng đầy mới mẻ và hấp dẫn, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và vận động không ngừng. Do đó, nhóm chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài: “ Thị trường hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập” GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 3 Thị trường Hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế Nhóm 12 K20 TCDNĐêm1 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI 1.1. Thị trường hối đoái là gì : Thị trường hối đoái là thị trường diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị ngoại tệ khác. Đây cũng là nơi hình thành tỷ giá ngoại hối theo quan hệ cung cầu, là một bộ phận của thị trường tài chính. Thị trường ngoại hối là nơi giao dịch mua bán các đồng tiền chuyển đổi. Các đồng tiền mạnh, có tính chuyển đổi cao được giao dịch nhiều nhất là Đôla Mỹ, Euro, Yên Nhật, 1.2. Đặc điểm của thị trường hối đoái: − TTNH không tồn tại trong một không gian cụ thể nhất định mà hoạt động của nó thông qua các phương tiện thông tin hiện đại. − Có tính quốc tế hoá cao. − Giao dịch mua bán các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi. − Giao dịch với khối lượng lớn 1.3. Vai trò của thị trường hối đoái: − Tạo điều kiện để kết nối các nhu cầu giao dịch ngoại tệ trong nền kinh tế. Đáp ứng nhu cầu mua bán,trao đổi ngoại tệ nhằm phục vụ cho quá trình chu chuyển, thanh toán trong các lĩnh vực thương mại và phi thương mại. − Làm cho các giao dịch mua bán trao đổi ngoại hối đi vào nề nếp, ổn định, góp phần ổn định thị trường tài chính. − Giúp Ngân hàng nhà nước nắm bắt được thông tin về thị trường để tham mưu cho chính phủ trong việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối. − Tạo điều kiện để hội nhập với thị trường tài chính quốc tế. 1.4. Thành viên của thị trường hối đoái: − Dựa vào độmg lực thúc đẩy sự tham gia vào thị trường, người ta có thể chia các thành phần tham gia giao dịch thành các nhóm sau: o Các nhà thương mại và đầu tư: gồm các nhà xuất khẩu, nhập khẩu và các nhà đầu tư ra nước ngoài, những người có nhu cầu mua bán chuyển đổi từ ngoại tệ ra ngoại tệ và ngược lại. GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 4 Thị trường Hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế Nhóm 12 K20 TCDNĐêm1 o Các ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư: gồm tất cả các ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư tham gia mua bán ngoại tệ cho chính họ hay thay cho khách hàng. o Các cá nhân hay hộ gia đình: gồm những người có nhu cầu mua ngoại tệ khi đi công tác hay du lịch nước ngoại; hoặc bán ngoại tệ khi nhận các khoản ngoại tệ từ lợi tức đầu tư hay nhận chuyển tiền từ nước ngoài. o Ngân hàng Trung Ương: đóng vai trò tổ chức, kiểm soát và điều hành, tham gia mua bàn ngoại tệ nhằm ổn định sự hoạt động của thị trường ngoại hối, ổn định giá cả và tỷ giá. − Căn cứ vào chức năng hoạt động trên thị trường, các thành phần trên lại được chia thành bốn nhóm sau: o Các nhà kinh doanh: là những người tham gia mua bán thường xuyên trên thị trường nhằm kiếm lời từ chênh lệch giữa bán ra và giá mua vào ngoại tệ. o Các nhà môi giới: là những người tham gia trên thị trường với tư cách là trung gian trong các giao dịch mua bán hoặc mua bán thay cho người khác nhằm thu hoa hồng trong từng giao dịch. o Các nhà đầu tư: tham gia thị trường với hy vọng kiếm lời nếu sự thay đổi tỷ giá theo đúng dự đoán đồng thời chấp nhận rủi ro nếu như tỷ giá biến động trái ngược với dự đoán của họ. o Các nhà kinh doanh chênh lệch giá: là những người tìm kiếm lợi nhuận từ các cơ hội kinh doanh thuận lợi với phương châm là mua ở nơi nào, lúc nào rẻ và bán ở nơi nào, lúc nào đắt nhằm tìm kiếm lợi nhuận phi rủi ro trong một thời gian rất ngắn. 1.5. Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản trên thị trường hối đoái : − Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối giao ngay (SPOT): Là nghiệp vụ mua hay bán ngoại tệ mà việc chuyển giao được thực hiện ngay lập tức hay là chậm nhất là sau 2 ngày kể từ khi thỏa thuận hợp đồng mua bán. GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 5 Thị trường Hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế Nhóm 12 K20 TCDNĐêm1 − Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá (ARBITRAGE): Là nghiệp vụ dựa vào mức chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường ngoại hối để thu lợi nhuận thông qua hoạt động mua bán. − Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối có kỳ hạn (FORWARD): Là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định theo tỷ giá thỏa thuận lúc ký kết hợp đồng. − Nghiệp vụ hoán đổi (SWAP) : Là nghiệp vụ ngoại hối phối hợp giữa hai nghiệp vụ giao dịch ngoại hối giao ngay và giao dịch ngoại hối có kỳ hạn để kiếm lợi nhuận. − Nghiệp vụ ngoại hối giao sau (FUTURE) : Là nghiệp vụ tiến hành một thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực,việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai. − Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối chọn quyền (OPTIONS): Là nghiệp vụ thực hiện trên cơ sở hợp đồng quyền chọn mua hay quyền chọn bán. GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 6 Thị trường Hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế Nhóm 12 K20 TCDNĐêm1 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI VIỆT NAM 2.1.Tổng quan về thực trạng TTHĐ ở Việt Nam trong những năm qua: 2.1.1. Từ trước 1992: + Giai đoạn trước tháng 3/1989: thời kế hoạch hoá, tập trung kinh tế Năm 1950 được coi như là một cái mốc khi mà Trung Quốc, Liên Xô và các nước chủ nghĩa xã hội Đông Âu thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam,đặt nền móng đầu tiên cho việc hình thành các quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và các nước. Trong hai năm liên tiếp, 1952-1953, Việt Nam lần lượt kí hiệp định thương mại và nghị định thư mậu dịch tiểu nghạch với Trung Quốc. Từ ngày 25 tháng 11 năm 1955, tỷ giá chính thức được quy định giữa đồng Việt Nam (VND) và nhân dân tệ Trung Quốc (CNY) là 1 CNY = 1.470 VND. Tỷ giá giá này được xác định dựa trên việc so sánh giá bán lẻ của 34 mặt hàng tiêu dùng tại một số tỉnh lớn của hai nước. Vào thời điểm này, tỷ giá Rúp của Liên Xô (SUR) và nhân dân tệ của Trung Quốc (CNY) là 1 CNY = 2 SUR. Từ đó, tỷ giá tính chéo tạm thời giữa đồng Việt Nam và Rup của Liên Xô là 1 SUR = 735 VND. Sau đợt đổi tiền vào đầu năm 1959 (1 đồng Việt Nam mới bằng 1000 đồng Việt Nam cũ) cũng đã có những điều chỉnh tỷ giá tương ứng với sự thay đổi mệnh giá của đồng tiền (1 SUR = 0,735 VND). Đến đầu năm 1961 tỷ giá giữa đồng Việt Nam và Rup của Liên Xô được điều chỉnh lại là 1 SUR = 3,27 VND, do hàm lượng vàng trong đồng Rup được điều chỉnh tăng 4,44 lần. Năm 1977, các nước xã hội chủ nghĩa thoả thuận thanh toán với nhau bằng tiền Rup chuyển nhượng (là đồng tiền ghi sổ dùng trong thanh toán mậu dịch giữa các nước trong khối với tỷ giá được quy định sao cho tài khoản giữa các bên sau khi trao đổi ngoại thương theo khối lượng đã được ghi trong hiệp định ký kết vào đầu năm thì cuối năm số dư phải bằng zero) có hàm lượng vàng quy định là 0,98712 gam trên mỗi đồng Rup chuyển nhượng. Bên cạnh tỷ giá Nhà nước còn sử dụng tỷ giá kết toán nội bộ 1 SUR = 5,64 VND, được hình thành từ năm 1958 và được xác định trên cơ sở so sánh giá cả hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam bằng đồng Rup nhân dân tệ với giá hàng hoá đó bằng đồng Việt Nam trong 3 năm 1955, 1956, 1957. Tỷ giá kết toán nội bộ này dùng để thanh toán giữa các tổ chức và đơn vị kinh tế Nhà nước có thu chi ngoại tệ với ngân hàng, tính thu chi với các đối tác ngoại thương. Tỷ giá kết toán nội bộ này được xác định cố định cho đến tận năm 1986 mới được điều chỉnh lại là 1 SUR = 18 VND, năm 1987 điều chỉnh lại là 1 SUR = 150 VND, cuối năm GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 7 Thị trường Hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế Nhóm 12 K20 TCDNĐêm1 1988 mới được điều chỉnh lại là 1 SUR = 700 VND và cho đến tháng 3 năm 1989 thì huỷ bỏ chế độ kết toán nội bộ này. Sau khi bắt đầu có chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài (1985) thì vấn đề luồng ngoại tệ bằng Đôla Mỹ vào Việt Nam phải được tính đến (nhất là khi Việt Nam thông qua luật đầu tư nước ngoài vào năm 1987). Và TGHD chính thức giữa đồng Việt Nam và Đôla Mỹ đã được xác định một cách chủ quan theo tỷ giá hiện tại giữa đồng Việt Nam và đồng Rup (năm 1985: 1 SUR = 18 VND và mối tương quan Đôla-Rup xem như tương đương 1:1.Do đó, TGHD chính thức giữa đồng Việt Nam và Đôla Mỹ vào năm 1985 là 1USD=18VND). Cũng bắt đầu từ năm này, thị trường ngoại tệ chợ đen mà chủ yếu là thị trường Đôla Mỹ bắt đầu đột phát một cách mạnh mẽ vơí sự trợ lực của ba dòng chảy là: dòng kiều hối của kiều bào đổ về thay thế dân cho những kiện hàng quà biếu mà một phần đáng kể là dưới hình thức bất hợp pháp. Những lượng lớn Đôla Mỹ được cất trữ từ khi miền Nam được giải phóng bởi các tiểu tư sản Sài Gòn cũ cũng bắt đầu được tung ra ít nhiều.Thứ ba, cùng với việc xoá bỏ ngăn sông cấm chợ thì dòng chảy hàng buôn lậu qua biên giới cũng gia tăng theo. Mức TGHD trên thị trường chợ đen được hình thành và vận động theo những tín hiệu quy luật thị trựờng đã có một sự chệnh lệch lớn so với t ỷ giá chính thức, sự bất hợp lý trong việc xác lập TGHD ở giai đoạn này thực chất không quan trọng đối với cả nền kinh tế nói chung vì tỷ giá là một loại giá cả, mà bản thân phạm trù giá cả cơ bản là không tồn tại trong nền kinh tế tập trung, bao cấp ngoại trừ việc có ảnh hưởng xấu đến ngân sách Nhà nước. Với việc thực hiện tỷ giá kết toán nội bộ, mức tỷ giá chính thức thường cố định trong thời gian tương đối dài và thấp hơn rất nhiều so với mức tỷ giá trên thị trường.VD:giai đoạn từ năm 1985 đến 1988, 1 Rup có giá vào khoảng 1500 VND, 1 Đôla có giá vào khoảng 3000 VND . Trong khi đó, tỷ giá kết toán nội bộ trong thanh toán quan hệ xuất nhập khẩu ở mức khoảng 1SUR=150VND và 1USD=225VND. Từ đó, 1 Rup nhập khẩu Nhà nước phải bù lỗ một số tiền là 1350 đồng và 1 Đôla phải bù lỗ 2775 đồng. Như vậy, nếu kim ngạch trong năm 1987 là 650 triệu SUR-USD, trong đó khu vực đồng Rup là 500 triệu và khu vực Đôla là 150 triệu thì số tiền phải bù lỗ lên đến 900 tỷ VND. Tình hình này dẫn đến một thực trạng là những địa phương, những ngành nghề nào đó càng xuất khẩu nhiều thì ngân sách Nhà nước càng phải bù lỗ nhiều. Nếu bù lỗ không đủ hay chậm trễ sẽ dẫn đến tình trạng nợ chồng chất lẫn nhau và thiếu vốn kinh doanh. Bên cạnh đó, do tỷ giá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 8 Thị trường Hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế Nhóm 12 K20 TCDNĐêm1 chính thức quy định thấp, các tổ chức kinh tế và cá nhân có ngoại tệ lại tìm cách không bán cho ngân hàng, các tổ chức đại diện nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài cũng hạn chế việc chuyển tiền vào tài khoản ở ngân hàng để chi tiêu mà thường đưa hàng từ nước ngoài vào hay sử dụng trực tiếp tiền mặt trên thị trường. Thực tế này vừa gây thiệt hại về kinh tế cho Nhà nước vừa làm phát sinh những tiêu cực trong đời sống kinh tế xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ những hoạt động phi pháp và chính điều này tác động ngược trở lại làm tình hình tỷ giá trong thị trường càng diễn biến phức tạp. Đối với nhập khẩu, Nhà nước thường đứng ra phân phối nguyên vật liệu, trang thiết bị, máy móc nhập khẩu cho các nghành đơn vị trong nền kinh tế với giá rẻ (theo tỷ giá chính thức). Như vậy, các ngành, các đơn vị được phân phối hàng nhập khẩu thì được chênh lệch giá. Do đó, cách thức xây dựng và điều hành tỷ giá cùng cơ chế ngoại thương như vậy đã được xem là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những thâm hụt trầm trọng trong ngân sách Nhà nước ở giai đoạn này. Tóm lại, TGHD được xác lập và vận hành ở Việt Nam trong giai đoạn trước tháng 3/1989 là một hệ thống khá phức tạp, được xác lập theo ý đồ phục vụ cho kế hoạch do Nhà nước quyết định, không xuất phát từ luật thực tại trong nền kinh tế trong và ngoài nước mà hậu quả là làm cho việc tính toán, phản ánh thu chi ngân sách Nhà nước bị sai lệch, công tác điều hành ngân sách Nhà nước gặp khó khăn, cản trở các quan hệ kinh tế cả trong và ngoài nước. Đây cũng là vừa một biểu hiện và cũng vừa là kết quả của một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. + Giai đoạn từ 1989-1992: Giai đoạn này có thể được coi là cái mốc quan trọng trong phát triển TGHĐ ở nước ta khi quan hệ ngoại thương được bao cấp với các thị trường truyền thống Đông Âu và Liên Xô(cũ) bị gián đoạn, khiến chúng ta phải chuyển sang buôn bán với khu vực thanh toán bằng Đôla Mỹ. Kể từ đó cơ chế tỷ giá ổn định đã được thay thế dần bằng cơ chế Nhà nước điều tiết theo quan hệ thị trường. Để đi tới một chính sách TGHĐ tự chủ như ngày nay, cơ chế quản lý ngoại tệ nói chung, quản lý hối đoái nói riêng đã trải qua những diều chỉnh lớn. Chính trong giai đoạn này nền kinh tế chịu tác động của chính sách thả nổi tỷ giá.Tỷ giá hối đoái VND/USD biến động mạnh theo xu hướng giá trị đồng Đôla Mỹ tăng liên tục kèm theo các cơn “sốt”, các đột biến với biên độ rất lớn (từ cuối năm 1990 trở đi). Đỉnh cao GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 9 Thị trường Hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế Nhóm 12 K20 TCDNĐêm1 của mức tăng tỷ giá USD là cuối năm 1991. Ngày 4/12/1991 giá Đôla Mỹ trên thị trường tư nhân tại Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 14.450 VND/USD. Giá Đôla trong tháng 12/1990 đã tăng từ 60 đến 80% so với mức giá đầu năm. Mặc dù trong giai đoạn 1989-1992 chính sách quản lý ngoại tệ của Nhà Nước đã có nhiều thay đổi, như chuyển từ hình thức quản lý theo tỷ giá kết toán nội bộ bình quân cho tất cả các nhóm hàng hoá và duy trì tương đối ổn định các tỷ giá này, hoặc nếu có thay đổi thì cũng chỉ ở mức nhỏ nhằm ổn định hệ thống giá vật tư và xuất khẩu, nhập khẩu, nên tỷ giá công bố vẫn cách xa mức giá hình thành trên thị trường. Diễn biến tỷ giá hối đoái từ năm1989 đến năm 1992 không những nói nên khoảng cách giữa tỷ giá của nhà nước với tỷ giá hình thành trên thị trường tự do mà còn phản ánh xu hướng tăng nhanh của giá trị đồng Đôla ở cả khu vực nhà nước lẫn thị trường. Năm 1990, giá trị đồng Đôla vào thời điểm cuối năm đã tăng tới 50 % so với đầu năm. Mức tăng giá USD trong 1991 còn cao hơn. Tình trạng leo thang của giá đồng Đôla đã kích thích tâm lý nắm giữ đồng Đôla, nhằm đầu cơ ăn chênh lệch giá. Ngoại tệ vốn đã khan hiếm lại không được dùng cho hoạt động xuất nhập khẩu mà còn bị buôn bán vòng vèo giữa các tổ chức trong nước. Mọi cố gắng quản lý ngoại tệ của chính phủ ít đem lại hiệu quả . Giai đoạn này Ngân hàng không kiểm soát được lưu thông tiền tệ . Trong các năm 1991- 1992 do ảnh hưởng của sự đổ vỡ các mối quan hệ ngoại thương với Liên Xô và Đông Âu, nhập khẩu giảm sút một cách nghiêm trọng (năm 1991 là 357 triệu USD đến năm 1992 chỉ còn 91,1 triệu USD). Các doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu theo hình thức trả chậm và phải chịu một lãi suất cao do thiếu Đôla, Đôla đã thiếu lại càng thiếu dẫn đến các cơn sốt Đôla theo chu kỳ vào giai đoạn này. Đến đầu năm 1992 Chính phủ đã có một số cải cách trong việc điều chỉnh tỷ giá (như buộc các doanh nghiệp có Đôla phải gửi vào ngân hàng, bãi bỏ hình thức quy định tỷ giá theo nhóm hàng) làm cho giá Đôla bắt đầu giảm ( cuối năm 1991 tỷ giá VND/USD có lúc lên tới 14.500 đến tháng 3/1992 chỉ còn 11.550 VND/USD và tiếp tục giảm cho đến cuối năm 1992). 2. 1.2. Giai đoạn cố định tỷ giá 1993-1996. Vào thời điểm cuối năm 1992, do kết quả sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước vào thị trường ngoại tệ, tỷ giá dần ổn định khiến cho lượng ngoại tệ đầu cơ trong các doanh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 10 [...]... = 12.095 VND Trong khi đó, tỷ giá chính thức trên thị trường Việt Nam thực tế chỉ khoảng 1 USD = 11.000 VND Như vậy theo ngang giá sức mua, đồng GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Trang 13 Thị trường Hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế Nhóm 12 K20 TCDNĐêm1 Việt Nam đã tăng giá thực tế xấp xỉ 9 % Và số liệu thực tế cho thấy nếu xét về giá trị tuyệt đối bằng tiền tệ thì thâm hụt trong cán cân... Thông qua hoạt động của thị trường, Ngân hàng nhà nước tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế xác định tỉ giá theo hướng thị trường Ngân hàng nhà nước sử dụng quỹ bình ổn hối đoái để GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Trang 27 Thị trường Hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế Nhóm 12 K20 TCDNĐêm1 can thiệp thị trường một cách có hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu chính sách hối đoái của Ngân hàng nhà... Nguyễn Đăng Dờn Trang 21 Thị trường Hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế Nhóm 12 K20 TCDNĐêm1 tiền từ trong lưu thông về trong bối cảnh lạm phát cao, người dân muốn nắm giữ tiền để mua hàng hóa hơn là gửi tiết kiệm ngân hàng Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu rút vốn khỏi Việt Nam khi lo ngại về tình hình kinh tế Việt Nam và do tình hình thanh khoản yếu trên thị trường thế giới đẩy... Dờn Trang 12 Thị trường Hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế Nhóm 12 K20 TCDNĐêm1 tính trong tháng 1 năm 1993, nhân dịp tết nguyên đán, có trên 60.000 việt kiều về thăm quê đã đem theo một lượng ngoại tệ khoảng 400 triệu Đôla Mỹ) Dĩ nhiên không thể phủ nhận đóng góp của lượng kiều hối này vào việc làm ra tăng cung ngoại tệ trên thị trường Trên thực tế cho thấy, lượng kiều hối này tăng... GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Trang 14 Thị trường Hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế Nhóm 12 K20 TCDNĐêm1 Thứ nhất, đối với lĩnh vực tài chính Ngân hàng - Tạo sức ép giảm giá đồng Việt Nam trên thị trường ngoại tệ - Tác động xấu đến hoạt động giai dịch ngoại tệ - Tăng gánh nặng nợ cho các doanh nghiệp - Gây sức ép đối với lãi suất đồng tiền Việt Nam và đe doạ sự mất ổn định của hệ thống... trên thị trường chính thức GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Trang 25 Thị trường Hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế Nhóm 12 K20 TCDNĐêm1 Thế nhưng, trên thực tế, song song với việc điều chỉnh giá USD của các ngân hàng, giá USD trên thị trường tự do cũng tăng cao tương ứng Mặc dù đã điều chỉnh giá mua USD lên mức rất cao, các ngân hàng vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc thu mua đồng tiền này Trong. .. phù hợp với lý GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Trang 16 Thị trường Hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế Nhóm 12 K20 TCDNĐêm1 thuyết về lựa chọn chế độ tỷ giá: "Một chế độ tỷ giá thả nổi sẽ góp phần hạn chế những cơn sốc và xuất phát từ thị trường thế giới (đang khủng hoàng tài chính Đông Nam Á) 2.1.4 Giai đoạn 26/2/1999 đến nay + Giai đoạn 1999 - 2000: Trước ngày 26/2/99 TGHĐ được ngân hàng... tư nước ngoài vào nhiều sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát khối lượng GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Trang 18 Thị trường Hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế Nhóm 12 K20 TCDNĐêm1 tiền và kiềm chế lạm phát, một lượng tăng cung USD trên thị trường sẽ gia tăng áp lực nâng giá đồng nội tệ Đối mặt với sự thay đổi của nền kinh tế, cùng với sự linh hoạt trong các chính sách tiền tệ và tài khóa,... ròng chứng khoán vào khoảng giữa tháng 10 – tháng 11, trong đó bán trái phiếu 700 triệu USD, cổ phiếu 100 triệu USD Trong khi đó, cầu USD trên thị trường tự do tăng cao bởi khi NHNN GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Trang 23 Thị trường Hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế Nhóm 12 K20 TCDNĐêm1 không cho phép nhập khẩu vàng thì hiện tượng nhập lậu vàng tăng, làm tăng cầu USD Hơn nữa, trên thế... Đăng Dờn Trang 19 Thị trường Hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế Nhóm 12 K20 TCDNĐêm1 Khoảng cách rất lớn về tốc độ tăng của nhập khẩu so với xuất khẩu đã đẩy nhập siêu lên một mức cao nhất từ trước đến nay (14,12 tỷ USD), gấp 2,8 lần của nhập siêu năm 2006 (là 5,06 tỷ USD) và gấp 12,4 lần của nhập siêu năm 2001 (là 1,12 tỷ USD) Bên cạnh đó, mặt trái của chính sách thị trường mở của NHNN . nghiên cứu đề tài: “ Thị trường hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 3 Thị trường Hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế Nhóm 12 K20 TCDNĐêm1 CHƯƠNG. 6 Thị trường Hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế Nhóm 12 K20 TCDNĐêm1 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI VIỆT NAM 2.1.Tổng quan về thực trạng TTHĐ ở Việt Nam trong. 1 Thị trường Hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế Nhóm 12 K20 TCDNĐêm1 DANH SÁCH NHÓM 12 1 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI 4 1.2. c đi m c a th tr ng h i đoái: Đặ

Ngày đăng: 04/07/2014, 10:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH SÁCH NHÓM 12

  • CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI

    • 1.2. Đặc điểm của thị trường hối đoái:

    • 1.3. Vai trò của thị trường hối đoái:

    • 1.4. Thành viên của thị trường hối đoái:

    • 1.5. Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản trên thị trường hối đoái :

  • CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI VIỆT NAM

    • 2.1.Tổng quan về thực trạng TTHĐ ở Việt Nam trong những năm qua:

      • 2.1.1. Từ trước 1992:

      • 2. 1.2. Giai đoạn cố định tỷ giá 1993-1996.

      • 2.1.3. Giai đoạn từ tháng 7 /1997 đến ngày 26/2/1999

      • 2.1.4. Giai đoạn 26/2/1999 đến nay.

    • 2.2. Hoạt động của Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (giao dịch bán buôn) trong những năm gần đây:

    • 2.3. Hoạt động của Thị trường giao dịch bán lẻ ( chủ yếu tập trung vào năm 2011):

  • CHƯƠNG III: XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI VIỆT NAM

    • 3.1. Xu hướng

    • 3.2. Giải pháp phát triển của thị trường hối đoái Việt Nam:

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan