Tiểu luận quản trị học: GIAO TIẾP VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG QUẢN TRỊ

37 2.3K 3
Tiểu luận quản trị học: GIAO TIẾP VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG QUẢN TRỊ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 7LỚP ĐÊM 5 CAO HỌC – KHÓA 20GIAO TIẾP VÀ TRUYỀN THÔNGTRONG QUẢN TRỊGIẢNG VIÊN: PGS.TS. NGUYỄN THÀNH HỘI MỤC LỤCPhần 1: Tổng quan về giao tiếp trong quản trị 11.1 Khái niệm về giao tiếp 11.2 Tầm quan trọng của giao tiếp 31.2.1 Các chức năng của giao tiếp 31.2.2 Tầm quan trọng của giao tiếp 51.3 Các phương tiện giao tiếp 71.3.1 Ngôn ngữ 71.3.2 Giao tiếp phi ngôn ngữ 91.4 Các loại hình giao tiếp 131.4.1 Phân loại theo cách tiếp xúc trong giao tiếp 131.4.2 Phân loại theo hình thức tổ chức giao tiếp 141.4.3 Phân loại theo thái độ và chiến lược giao tiếp 141.4.4 Các cách phân loại khác 14Phần 2: Quá trình giao tiếp 162.1 Quá trình trao đổi thông tin 162.2 Quá trình nhận thức 212.2.1 Nhận thức người khác 212.2.2 Nhận thức về bản thân 212.3 Quá trình tác động qua lại lẫn nhau trong giao tiếp 22Phần 3: Truyền thông trong tổ chức (Trao đổi thông tin trong tổ chức) 243.1 Mạng truyền thông 243.2 Kênh truyền thông 253.2.1 Kênh truyền thông chính thức 263.2.2 Kênh truyền thông không chính thức 27Phụ lục: Giao tiếp vượt cấp và các công ty Nhật Bản30 Phần 1. Tổng quan về giao tiếp1.1 Khái niệm về giao tiếpTrong quá trình sống và làm việc chung với mọi người, con người có rất nhiều nhu cầu cần được thỏa mãn, trong đó có các nhu cầu tâm lí xã hội như: trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm với mọi người xung quanh, chia sẻ những tâm tư tình cảm, niềm vui, nỗi buồn với người khác; hợp tác giúp đỡ mọi người xung quanh và mong được mọi người giúp đỡ mỗi khi gặp khó khăn hoạn nạn… Tất cả những nhu cầu tâm lí xã hội đó chỉ có thể thỏa mãn thông qua giao tiếp.Giao tiếp là một hoạt động cơ bản, một nhu cầu không thể thiếu của con người. Để tồn tại và phát triển, hàng ngày, hàng giờ, con người luôn thực hiện việc giao tiếp. Đặc biệt là các nhà quản trị, dù ở cấp thấp hay cấp cao, ở bất cứ bộ phận nào: kinh doanh, bán hàng, tiếp thị hay quản trị nhân sự, kế toán, tài chính, kỹ thuật, sản xuất, công nghệ thông tin, dù ở doanh nghiệp lớn hay nhỏ,… họ luôn phải tiến hành việc giao tiếp, giao tiếp với cấp trên, giao tiếp với cấp dưới, với đồng nghiệp, với khách hàng… Nhà quản trị chỉ có thể làm việc hiệu quả một khi có khả năng giao tiếp tốt.Vậy giao tiếp là gì?Trả lời câu hỏi này, trong cuộc sống đời thường, chúng ta sẽ nhận được những câu trả lời ngắn gọn, cụ thể, như:Giao tiếp là sự trao đổi thông tinGiao tiếp là việc chuyển tải ý tưởng từ người này sang người khácGiao tiếp là việc nói với người khác một điều gì đóGiao tiếp là việc chia sẻ thông tin và tạo dựng những mối quan hệGiao tiếp là giới thiệu mình với người khácGiao tiếp là hướng dẫn người khác làm một việc gì đóNhư vậy, ở những cương vị khác nhau, người ta có thể đưa ra những câu trả lời rất khác nhau đối với câu hỏi “Giao tiếp là gì?”Để trả lời câu hỏi này, các nhà nghiên cứu đứng trên góc độ chuyên môn của mình cũng đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau. Có thể chia tập hợp các khái niệm giao tiếp thành hai nhóm lớn:Nhóm các tác giả: Thái Trí Dũng, Nguyễn Văn Tuấn, Phạm Phương Trung thống nhất với quan điểm:Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người với người, hoặc giữa người với các yếu tố xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định. Giao tiếp bao hàm hàng loạt các yếu tố như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động phối hợp, tri giác và tìm hiểu người khác. Tương ứng với các yếu tố trên thì giao tiếp có ba khía cạnh chính: giao lưu, tác động qua lại và tri giác.Hay tác giả Tôn Khánh Hòa viết một cách ngắn gọn hơn: “Giao tiếp là sự biểu hiện các mối quan hệ xã hội mà mọi người đều phải tham gia”

ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 7 LỚP ĐÊM 5 - CAO HỌC – KHÓA 20 GIAO TIẾP VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG QUẢN TRỊ GIẢNG VIÊN: PGS.TS. NGUYỄN THÀNH HỘI i MỤC LỤC Phần 1: Tổng quan về giao tiếp trong quản trị 1 1.1 Khái niệm về giao tiếp 1 1.2 Tầm quan trọng của giao tiếp 3 1.2.1 Các chức năng của giao tiếp 3 1.2.2 Tầm quan trọng của giao tiếp 5 1.3 Các phương tiện giao tiếp 7 1.3.1 Ngôn ngữ 7 1.3.2 Giao tiếp phi ngôn ngữ 9 1.4 Các loại hình giao tiếp 13 1.4.1 Phân loại theo cách tiếp xúc trong giao tiếp 13 1.4.2 Phân loại theo hình thức tổ chức giao tiếp 14 1.4.3 Phân loại theo thái độ và chiến lược giao tiếp 14 1.4.4 Các cách phân loại khác 14 Phần 2: Quá trình giao tiếp 16 2.1 Quá trình trao đổi thông tin 16 2.2 Quá trình nhận thức 21 2.2.1 Nhận thức người khác 21 2.2.2 Nhận thức về bản thân 21 ii 2.3 Quá trình tác động qua lại lẫn nhau trong giao tiếp 22 Phần 3: Truyền thông trong tổ chức (Trao đổi thông tin trong tổ chức) 24 3.1 Mạng truyền thông 24 3.2 Kênh truyền thông 25 3.2.1 Kênh truyền thông chính thức 26 3.2.2 Kênh truyền thông không chính thức 27 Phụ lục: Giao tiếp vượt cấp và các công ty Nhật Bản 30 iii Phần 1. Tổng quan về giao tiếp 1.1 Khái niệm về giao tiếp Trong quá trình sống và làm việc chung với mọi người, con người có rất nhiều nhu cầu cần được thỏa mãn, trong đó có các nhu cầu tâm lí xã hội như: trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm với mọi người xung quanh, chia sẻ những tâm tư tình cảm, niềm vui, nỗi buồn với người khác; hợp tác giúp đỡ mọi người xung quanh và mong được mọi người giúp đỡ mỗi khi gặp khó khăn hoạn nạn… Tất cả những nhu cầu tâm lí xã hội đó chỉ có thể thỏa mãn thông qua giao tiếp. Giao tiếp là một hoạt động cơ bản, một nhu cầu không thể thiếu của con người. Để tồn tại và phát triển, hàng ngày, hàng giờ, con người luôn thực hiện việc giao tiếp. Đặc biệt là các nhà quản trị, dù ở cấp thấp hay cấp cao, ở bất cứ bộ phận nào: kinh doanh, bán hàng, tiếp thị hay quản trị nhân sự, kế toán, tài chính, kỹ thuật, sản xuất, công nghệ thông tin, dù ở doanh nghiệp lớn hay nhỏ,… họ luôn phải tiến hành việc giao tiếp, giao tiếp với cấp trên, giao tiếp với cấp dưới, với đồng nghiệp, với khách hàng… Nhà quản trị chỉ có thể làm việc hiệu quả một khi có khả năng giao tiếp tốt. Vậy giao tiếp là gì? Trả lời câu hỏi này, trong cuộc sống đời thường, chúng ta sẽ nhận được những câu trả lời ngắn gọn, cụ thể, như:  Giao tiếp là sự trao đổi thông tin  Giao tiếp là việc chuyển tải ý tưởng từ người này sang người khác  Giao tiếp là việc nói với người khác một điều gì đó  Giao tiếp là việc chia sẻ thông tin và tạo dựng những mối quan hệ  Giao tiếp là giới thiệu mình với người khác 1  Giao tiếp là hướng dẫn người khác làm một việc gì đó Như vậy, ở những cương vị khác nhau, người ta có thể đưa ra những câu trả lời rất khác nhau đối với câu hỏi “Giao tiếp là gì?” Để trả lời câu hỏi này, các nhà nghiên cứu đứng trên góc độ chuyên môn của mình cũng đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau. Có thể chia tập hợp các khái niệm giao tiếp thành hai nhóm lớn: Nhóm các tác giả: Thái Trí Dũng, Nguyễn Văn Tuấn, Phạm Phương Trung thống nhất với quan điểm: Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người với người, hoặc giữa người với các yếu tố xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định. Giao tiếp bao hàm hàng loạt các yếu tố như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động phối hợp, tri giác và tìm hiểu người khác. Tương ứng với các yếu tố trên thì giao tiếp có ba khía cạnh chính: giao lưu, tác động qua lại và tri giác. Hay tác giả Tôn Khánh Hòa viết một cách ngắn gọn hơn: “Giao tiếp là sự biểu hiện các mối quan hệ xã hội mà mọi người đều phải tham gia” Dựa theo cuốn Business Communication (William C. Himstreet và Wayne Murlin Baty), các tác giả Vũ Thị Phượng và Dương Quang Huy cho rằng: Giao tiếp là một quá trình thông tin giữa các cá nhân thông qua một hệ thống bao gồm các ký hiệu, dấu hiệu và hành vi. Giao tiếp cũng có thể hiểu là các hình thức biểu lộ tình cảm, trò chuyện, diễn thuyết, trao đổi thư tín, thông tin. Như vậy giao tiếp là xây dựng một bản thông điệp, gởi nó đi với hy vọng người nhận sẽ hiểu được nội dung của bản thông điệp đó. Theo tác giả Martin P. Andelem, giao tiếp là quy trình trong đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta. 2 Một số tác giả khác cho rằng: Giao tiếp là việc trao đổi thông tin giữa con người và thường dẫn đến hành động. Ngoài ra còn rất nhiều định nghĩa khác về giao tiếp, mỗi định nghĩa đều có những ưu nhược điểm riêng của nó. Trong phạm vi tiểu luận này, chúng tôi ủng hộ các tác giả Đoàn Thị Hồng Vân và Kim Ngọc Đạt khi cho rằng: giao tiếp là hành vi và quá trình trong đó con người tiến hành trao đổi thông tin với nhau, nhận thức, đánh giá về nhau, tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. Như vậy giao tiếp là hành vi của con người (nói, nghe, viết, sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ,…) và là quá trình gồm 3 mảng hoạt động có liên quan mật thiết với nhau, đó là: quá trình trao đổi thông tin, quá trình nhận thức đánh giá và quá trình tác động qua lại lẫn nhau. 1.2 Tầm quan trọng của giao tiếp 1.2.1 Các chức năng của giao tiếp Giao tiếp có 2 nhóm chức năng chính: - Nhóm chức năng xã hội, bao gồm: (i) Chức năng thông tin, tổ chức: khi tiến hành hoạt động chung (từ 2 người trở lên), các thành viên của nhóm, tổ chức cần trao đổi thông tin với nhau, giúp hoạt động của tổ chức được thực hiện một cách có hiệu quả. (ii) Chức năng điều khiển, ảnh hưởng đến nhau: chức năng điều khiển được thể hiện trong khía cạnh tác động qua lại lẫn nhau của giao tiếp. Trong quá trình giao tiếp, người ta thường sử dụng những phương pháp: ám thị, thuyết phục, áp lực nhóm… để tác động đến người khác, nhằm điều khiển đối tác làm theo ý muốn của mình. Chức năng này có vai trò đặc biệt quan trọng cả trong cuộc sống lẫn trong quản lí, kinh 3 doanh. Bằng những hình thức giao tiếp khác nhau, các nhà quản trị có thể hướng hoạt động của nhân viên vào việc thực hiện mục đích chung của tổ chức. Cũng thông qua chức năng này, các nhà đàm phán bàn bạc, thỏa thuận với đối tác để đạt được những hợp đồng mang lại lợi ích cho cả đôi bên; các nhân viên bán hàng thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm của tổ chức mình. (iii) Chức năng phối hợp hành động: Trong một tổ chức thường có nhiều bộ phận với những chức năng, nhiệm vụ cụ thể khác nhau. Tổ chức chỉ có thể hoạt động hiệu quả một khi các bộ phận chức năng này phối hợp hoạt động với nhau một cách nhịp nhàng và điều đó có thể thực hiện được nhờ con đường giao tiếp. (iv) Chức năng động viên, kích thích: Trong quá trình giao tiếp con người không chỉ trao đổi thông tin với nhau, nhận thức, đánh giá về nhau, mà còn tạo ra những cảm xúc, khuyến khích hành động của đối tác giao tiếp. Vì vậy, các nhà quản trị bên cạnh việc sử dụng những biện pháp hành chính, mệnh lệnh để tác động đến nhân viên của mình, còn sử dụng các biện pháp động viện, khuyến khích về vật chất và tinh thần để tạo ra những cảm xúc tốt đẹp, bầu không khí làm việc tốt, để đạt được hiệu quả công việc cao. - Nhóm chức năng tâm lý, bao gồm: (i) Chức năng tạo lập mối quan hệ: giao tiếp làm cho con người chấp nhận chia sẻ thông tin với mọi người xung quanh, xích lại gần nhau hơn, tạo lập ra các mối quan hệ để cùng phối hợp hành động, làm cho cuộc sống tốt đẹp, hiệu quả hơn. (ii) Chức năng cân bằng cảm xúc: trong giao tiếp, người ta không chỉ chia sẻ thông tin, chia sẻ công việc mà còn chia sẻ cảm xúc, tình cảm. Chỉ có trong giao tiếp con người mới tìm được sự đồng cảm, đồng điệu, cảm thông và giải tỏa được cảm xúc của mình. 4 (iii) Chức năng phát triển nhân cách: trong quá trình giao tiếp, con người tiếp thu được các kinh nghiệm xã hội, nhờ đó tâm hồn trở nên phong phú hơn, tri thức sâu sắc hơn, tình cảm và thế giới quan dần được hình thành, củng cố và phát triển. Thông qua quá trình giao tiếp, các tiêu chuẩn đạo đức (tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ, tính trung thực, lòng vị tha, tình nghĩa…) được hình thành và thể hiện. Cũng qua giao tiếp, con người không chỉ biết đánh giá người khác mà còn đánh giá được chính bản thân mình, biết được điểm mạnh, điểm yếu và không ngừng phấn đấu vươn lên để hướng tới “chân, thiện, mỹ”. 1.2.2 Tầm quan trọng của giao tiếp Với những chức năng ở trên, giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng cả trong cuộc sống lẫn trong kinh doanh. Một học giả người Mỹ từng nói: “Sự thành công của một người chỉ có mười lăm phần trăm dựa vào kỹ thuật chuyên ngành, còn tám mươi lăm phầm trăm phải dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người ấy”. Một điều tra độc giả của Havard Business Review đưa ra những con số rất đáng lưu ý:  100% độc giả được hỏi cho rằng giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng  Trong các lĩnh vực mua bán và xúc tiến thương mại – đầu tư, việc trao đổi thông tin bằng miệng được xếp cao nhất trong số 15 kỹ năng quan trọng, cần thiết phải có  90% số giám đốc nhân sự được phỏng vấn khẳng định rằng: giao tiếp vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo đảm bảo sự thành công trong hoạt động kinh doanh ở thế kỉ 21. 5  Các nhà quản trị sử dụng 75% đến 85% thời gian làm việc trong ngày cho giao tiếp, có nghĩa là cứ một giờ làm việc thì các nhà quản trị dùng 45 phút cho việc giao tiếp Giao tiếp có tầm quan trọng đặc biệt như đã nêu vì trong cuộc sống và hoạt động quản trị kinh doanh, ở mọi nơi, mọi tổ chức, người ta luôn tiến hành giao tiếp dưới các hình thức: hướng dẫn, thông báo, thuyết phục, động viên, đề nghị, tư vấn, đàm phám…nhằm mục đích:  Chia sẻ thông tin;  Dẫn tới hành động  Đưa những suy nghĩ và hành động của con người lại gần với nhau. Người ta giao tiếp với cấp trên, cấp dưới, đối tác để truyền thông tin và ý tưởng đến người cần giao tiếp để họ hiểu và thực hiện. Giao tiếp giúp đưa ra những suy nghĩ, hành động của con người lại gần nhau, để cùng thực hiện mục tiêu chung. Nếu không có giao tiếp thì cuộc sống cũng như mọi hoạt động trong sản xuất kinh doanh không thể tiếp diễn. Khi làm việc từ 2 người trở lên, nếu không có giao tiếp thì không thể hiểu được nhau, không thể phối hợp hành động cùng nhau và dĩ nhiên, sẽ không đạt được kết quả mong muốn. Ngay cả trong trường hợp có giao tiếp, nhưng giao tiếp không thành công, thì cũng không thể đạt được kết quả như mong muốn. Tóm lại, giao tiếp là hoạt động rất quan trọng, nhằm đảm bảo cho cuộc sống, cũng như công việc kinh doanh diễn ra liên tục, nhịp nhàng, đúng cách và hiệu quả. Nhà quản trị cần có khả năng giao tiếp tốt để hướng dẫn, thông báo, thuyết phục, khuyến khích, đề nghị, tư vấn, đàm phán… Giao tiếp tốt cũng là nền tảng để tạo dựng, giữ gìn và vun đắp cho những mối quan hệ tốt đẹp. Chính vì vậy, mỗi nhà quản trị cần phải không ngừng học hỏi, rèn luyện để có khả năng giao tiếp tốt. 6 1.3 Các phương tiện giao tiếp Phương tiện giao tiếp là tất cả những yếu tố mà con người sử dụng để trao đổi thông tin, thể hiện thái độ, tình cảm, mối quan hệ và những biểu hiện tâm lý khác trong quá trình giao tiếp Có thể chia các phương tiện giao tiếp thành 2 nhóm chính: ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. 1.3.1 Ngôn ngữ Ngôn là nói. Ngôn ngữ là hệ thống những từ dùng để làm phương tiện giao tiếp. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Nhờ ngôn ngữ người ta có thể trao đổi với nhau mọi loại thông tin, như: diễn tả hành động, sự vật, sự việc, trạng thái, tình cảm, những mong muốn, suy nghĩ… Hiệu quả của giao tiếp bằng ngôn ngữ phụ thuộc vào các yếu tố sau: Nội dung của ngôn ngữ: ý nghĩa của lời nói, của từ ngữ. Khi giao tiếp bằng ngôn ngữ cần tuân thủ các nguyên tắc: Chính xác, rõ ràng, ngắn gọn. Cần tránh dùng các từ, các câu, các cấu trúc có thể hiểu đa nghĩa, làm cho đối tác giao tiếp hiểu lầm. Trong nhiều cách để diễn đạt cùng một vấn đề, thì nên chọn cách diễn đạt đúng nghĩa, đúng ý, nhưng ngắn gọn nhất, tránh dùng những từ, câu, cấu trúc thừa. Cần chú ý khắc phục căn bệnh nói “dài, dai, dại, dở, dốt”. Bên cạnh đó, cần cẩn trọng trong việc chọn từ ngữ, cách diễn đạt sao cho thể hiện được ý muốn của mình, đồng thời làm cho đối tác giao tiếp không mất lòng. Người xưa có câu: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” hay “Lời nói không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Tính chất của ngôn ngữ: nhịp điệu, âm thanh, ngữ điệu… được sử dụng khi nói. Trong giao tiếp tính chất của ngôn ngữ cũng đóng vai trò rất quan trọng. Người ta có thể hiểu 7 [...]... theo cách tiếp xúc trong giao tiếp Theo cách phân loại này, giao tiếp gồm 2 loại: giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp - Giao tiếp trực tiếp: là hình thức giao tiếp, trong đó các đối tượng giao tiếp trực tiếp gặp gỡ nhau, sử dụng ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để truyền cho nhau những ý nghĩ và tình cảm của mình Đây là loại hình giao tiếp phổ biến và hiệu quả nhất, bởi trong các... quả hơn vì thông tin phản hồi chậm, nhất là hình thức giao tiếp bằng văn bản 13 Trong kinh doanh, người ta thường phối hợp giao tiếp trực tiếp với giao tiếp gián tiếp để đạt hiệu quả giao tiếp cao 1.4.2 Phân loại theo hình thức tổ chức giao tiếp Theo cách phân loại này, giao tiếp chia thành giao tiếp chính thức và giao tiếp không chính thức 1.4.3 Phân loại theo thái độ và chiến lược giao tiếp Theo cách... động cơ và giá trị của họ  Giao tiếp nhằm khuyến khích, động việc đối tác giao tiếp thực hiện công việc nào đó Dựa vào đối tượng hoạt động giao tiếp sẽ có các loại giao tiếp sau:  Giao tiếp giữa các cá nhân – giao tiếp giữa hai hoặc ba người với nhau  Giao tiếp xã hội: là giao tiếp giữa một người với một nhóm người)  Giao tiếp nhóm: là loại hình giao tiếp đặc trưng trong tập thể nhỏ (các nhóm) liên... giao tiếp theo kiểu Thua – Thắng (lose – win)  Giao tiếp theo kiểu né tránh (Avoidance) hay còn gọi là giao tiếp theo kiểu Thua – Thua (lose – lose) 1.4.4 Các cách phân loại khác Dựa vào mục đích, nội dung giao tiếp sẽ có các loại giao tiếp sau:  Giao tiếp nhằm thông báo cho đối tác những thông tin mới 14  Giao tiếp để tác động đến đối tác nhằm làm thay đổi hệ thống động cơ và giá trị của họ  Giao. .. đổi thông tin sẽ được thực hiện trong từng phân nhóm Mỗi loại mạng đều có ưu, nhược điểm riêng, nên trong mỗi trường hợp cụ thể cần có sự cân nhắc, lựa chọn, để tìm được mô hình truyền thông thích hợp 3.2 Kênh truyền thông Kênh truyền thông là mô hình dòng thông tin luân chuyển trong tổ chức qua đó nhà quản trị và những thành viên khác có thể gửi và nhận thông tin Các thông tin được truyền đạt thông. .. dua 23 Phần 3: Truyền thông trong tổ chức (Trao đổi thông tin trong tổ chức) Để giao tiếp trong quản trị được tốt, ngoài việc tìm hiểu quá trình trao đổi thông tin giữa các cá nhân, chúng ta cũng cần lưu ý phân tích và hoàn thiện quá trình trao đổi thông tin trong tổ chức Các tổ chức khác nhau có cơ cấu tổ chức và văn hóa tổ chức khác nhau Sự khác biệt này sẽ dẫn đến các truyền thông trong tổ chức cũng... huống mặt đối mặt, nhờ có những thông tin không lời đi kèm mà những thông tin chưa rõ nghĩa, chưa đầy đủ, hay những hiểu lầm sẽ được điều chỉnh kịp thời ngay trong quá trình giao tiếp - Giao tiếp gián tiếp: là hình thức giao tiếp thông qua các phương tiện trung gian như thư từ, điện thoại, fax, vô tuyến truyền hình, internet… So với giao tiếp trực tiếp thì giao tiếp gián tiếp đơn giản, ít đòi hỏi những... biệt này sẽ dẫn đến các truyền thông trong tổ chức cũng khác nhau Để giao tiếp hiệu quả khi làm việc trong một tổ chức, chúng ta cần tìm hiểu và thích nghi với hệ thống truyền thông của tổ chức đó Cách truyền thôn trong tổ chức được thể hiện ở mạng truyền thông và kênh truyền thông 3.1 Mạng truyền thông Có nhiều loại mạng truyền thông, phổ biến nhất là 5 loại mạng sau: Mạng hình sao Mạng vòng tròn... trưởng nhóm và giao tiếp với tất cả các thành viên còn lại, các thành viên khác không giao tiếp trực tiếp với nhau mà chỉ giao tiếp thông qua trưởng nhóm - Mạng vòng tròn: Mỗi thành viên trong nhóm có thể giao tiếp với hai thành viên khác gần mình - Mạng dây chuyền: Trưởng nhóm chỉ có thể giao tiếp với một thành viên gần mình nhất - Mạng đan chéo: tất cả các thành viên trong nhóm đều có thể giao tiếp được... bó và phụ thuộc lẫn nhau giữa các chủ thể giao tiếp Nhận thức có đúng đắn thì giao tiếp mới hiệu quả Quá trình nhận thức trong giao tiếp bao gồm: nhận thức về người khác và nhận thức chính bản thân mình 2.2.1 Nhận thức người khác: Trong suốt quá trình giao tiếp, các chủ thể giao tiếp luôn tri giác lẫn nhau Tri giác là quá trình nhận thức đối tượng giao tiếp bằng con đường cảm tính nhờ các giác quan thông . của giao tiếp 3 1.2.1 Các chức năng của giao tiếp 3 1.2.2 Tầm quan trọng của giao tiếp 5 1.3 Các phương tiện giao tiếp 7 1.3.1 Ngôn ngữ 7 1.3.2 Giao tiếp phi ngôn ngữ 9 1.4 Các loại hình giao. động giao tiếp sẽ có các loại giao tiếp sau:  Giao tiếp giữa các cá nhân – giao tiếp giữa hai hoặc ba người với nhau  Giao tiếp xã hội: là giao tiếp giữa một người với một nhóm người)  Giao. này, giao tiếp chia thành giao tiếp chính thức và giao tiếp không chính thức. 1.4.3 Phân loại theo thái độ và chiến lược giao tiếp Theo cách phân loại này, có 5 kiểu giao tiếp cơ bản:  Giao

Ngày đăng: 04/07/2014, 08:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan