Làm gì khi trẻ bị tiêu chảy? pps

6 474 0
Làm gì khi trẻ bị tiêu chảy? pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Làm gì khi trẻ bị tiêu chảy? Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng 4-5 triệu trẻ em chết vì bệnh tiêu chảy (80% là trẻ dưới 2 tuổi), phần lớn ở các nước nghèo, các nước đang phát triển. Tiêu chảy gây mất nước và một số chất điện giải như natri, kali…; sau tiêu chảy, trẻ em thường bị suy dinh dưỡng. Con bạn bị tiêu chảy, bạn là người đầu tiên chăm sóc và là người chủ yếu trong việc điều trị trước khi bệnh quá nặng phải đưa đi bệnh viện. Đầu tiên phải nghĩ ngay đến ORS (OralRehydratation Solution: dung dịch bù nước bằng đường miệng). Đây là dung dịch để bù nước và chất điện giải tốt nhất, được sản xuất trong nước dưới dạng gói bột và được bán không cần đơn tại các nhà thuốc tây, có thể mua để dành vài ba gói trong nhà. Một gói ORSgồm: NaCl 3.5g Cần tránh tập quán sai lầm như bắt trẻ nhịn ăn, nhịn uống khi tiêu chảy, chỉ được uống nước gạo rang cầm chừng. Đ ừng bắt trẻ kiêng các loại thức ăn giàu năng lượng, bổ KCl 1.5g Trisodiumcitrat 2.9g Hoặc Natribicacbonat 2.5g Glucose 20g Đem pha với 1 lít nước đun sôi để nguội (hay nước sạch) bạn sẽ có một loại “nước biển tự pha” dùng sau mỗi lần cháu đi tiêu lỏng: - Bé dưới 2 tuổi: mỗi lần 50 đến100ml (5-10 thìa ăn canh), với 500ml (nửa lít) trong ngày; - Bé từ 2-10 tuổi: mỗi lần100-200ml, với 1.000ml (1 lít) trong ngày) - Bé trên 10 tuổi: uống tùy mứcđộ khát. - Nếu tính theo cân nặng: mỗi lần uống 10ml cho 1kg trọng lượng cơ thể sau mỗi lần tiêu chảy. Nếu trong nhà không có sẵn ORS, có thể pha dung dịch thay thế như sau : Nước đường muối: 1 lít nước sạch cho vào 3g muối (cỡ 1 thìa cà phê đầy) và 18g đường (cỡ 5 thìa cà phê đầy) rồi khuấy đều. dưỡng vì sợ không tiêu. Nước dừa: Mặc dù có người cho rằng dừa có tính mát, uống vào lạnh bụng, không dám uống khi bị tiêu chảy. Nhưng thực ra nước dừa có thành phần điện giải Na+, K+… và lượng đường phù hợp để dùng khi tiêu chảy. 1 lít nước dừa thêm 3g muối. Nước tinh bột: 80g bột hoặc gạo nấu với 1,2 lít nước, cho vào 3g muối. Nếu không cân được thì ước chừng dung dịch hơi sệt nhưng bé vẫn uống được dễ dàng là thích hợp. Chú ý: Nếu không kịp nấu như nói trên,có thể chắt nước cơm hay nước cháo ra, cứ một chén nước pha với một nhúm muối trong ba ngón tay. Nước tinh bột tốt hơn nước đường muối vì vào đến ruột, tinh bột được biến thành glucose từ từ và được hấp thu nhanh chóng nên nồng độ thẩm thấu của dịch ruột được duy trì ở mức an toàn. Không nên cho bé uống các loại súp công nghiệp vì có chứa nồng độ muối cao, gây tăng natri máu (nếu dùng cháo ăn liền công nghiệp, chỉ lấy phần cháo, không dùng các gói bột nêm gia vị vì lý do trên). Cũng không dùng các loại nuớc hoa quả, giải khát quá ngọt gây tiêu chảy thẩm thấu. Trong thời gian trẻ bị tiêu chảy, cần đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ; trẻ còn bú mẹ thì tiếp tục cho bú bình thường; trẻ dưới 6 tháng tuổi nuôi bằng sữa bò thì pha loãng sữa bằng một lượng nước gấp đôi bình thường trong hai ngày, sau đó pha như thường lệ trong suốt thời gian bệnh.Những trẻ đã ăn dặm thì nấu kỹ thức ăn, nhuyễn và hơi lỏng hơn bình thường, cứ 3-4 giờ cho bé ăn một lần, 6 bữa trong ngày. Sau khi trẻ hết tiêu chảy, cần phải cho trẻ ăn thêm một bữa mỗi ngày trong hai tuần, nhằm phục hồi tình trạng dinh dưỡng cho trẻ. Cần tránh tập quán sai lầm như bắt trẻ nhịn ăn, nhịn uống khi tiêu chảy, chỉ được uống nước gạo rang cầm chừng. Không bắt trẻ kiêng các loại thức ăn giàu năng lượng, bổ dưỡng vì sợ không tiêu. Nếu sau 2 ngày, tiêu chảy không giảm hoặc bé có một trong các triệu chứng sau đây thì phải mang đi khám ngay: - Sốt cao hơn 38°C. - Bé khát nước nhiều, mắt trũng, môi khô, da khô, (nếp véo da mất chậm), vật vã,… - Bé ăn kém, bú kém hoặc bỏ bú. - Trong phân của bé có máu. - Bé nôn ói nhiều lần. Đề phòng tiêu chảy ở trẻ em,điều căn bản là sử dụng nước sạch cho sinh hoạt ăn uống, rửa tay trước khi ăn,khi chế biến thức ăn và sau khi đi tiêu. Sử dụng cầu tiêu hợp vệ sinh và xử lý phân trẻ nhỏ an toàn. . Làm gì khi trẻ bị tiêu chảy? Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng 4-5 triệu trẻ em chết vì bệnh tiêu chảy (80% là trẻ. phòng tiêu chảy ở trẻ em,điều căn bản là sử dụng nước sạch cho sinh hoạt ăn uống, rửa tay trước khi ăn ,khi chế biến thức ăn và sau khi đi tiêu. Sử dụng cầu tiêu hợp vệ sinh và xử lý phân trẻ. quả, giải khát quá ngọt gây tiêu chảy thẩm thấu. Trong thời gian trẻ bị tiêu chảy, cần đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ; trẻ còn bú mẹ thì tiếp tục cho bú bình thường; trẻ dưới 6 tháng tuổi nuôi bằng

Ngày đăng: 04/07/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan