các cây cỏ dùng để làm thuốc pdf

135 558 3
các cây cỏ dùng để làm thuốc pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giới thiệu các bài thuốc từ Râm bụt Cập nhật ngày 3/6/2009 lúc 6:13:00 PM. Số lượt đọc: 189. Dâm bụt vị ngọt, tính bình, có tác dung thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, tiêu sưng, thường được dùng để trị khí hư bạch đới, mộng tinh, đại tiện ra máu, mất ngủ, mụn nhọt sưng tấy Thông tin chung Hoa Râm bụt - Hibiscus rosa- sinensis, ảnh theo srmnrs.org Râm bụt còn nhiều thứ lai trồng cho Hoa khá đẹp Râm bụt trắng, ảnh theo jabalamelnursery.com Râm bụt vàng, ảnh theo gardensandplants.com Tên thường gọi: Râm bụt Tên khác: Bụp, Bông bụp Tên tiếng Anh: Rose-mallow, Hibiscus Tên khoa học: Hibiscus rosa-sinensis L. Thuộc họ Bông - Malvaceae Mô tả Cây nhỡ, cao 4-6m. Lá hình bầu dục, nhọn đầu, tròn gốc, mép có răng to; lá kèm hình chỉ nhọn. Hoa ở nách lá, khá lớn, 6-7 mảnh đài nhỏ (tiểu đài) hình sợi; đài hợp màu lục dài gấp 2-3 lần đài nhỏ; tràng 5 cánh hoa màu đỏ; nhị nhiều, tập hợp trên một trụ đài; bầu hình trụ hay hình nón. Quả nang tròn, chứa nhiều hạt. Mùa hoa tháng 5-7. Bộ phận dùng Vỏ rễ hoặc rễ, hoa và lá - Cortex Radicis seu Radix, Flos et Folium Hibisci Rosa Sinensis. Nơi sống và thu hái Loài của Trung Quốc, Nhật bản, được trồng làm hàng rào, làm cây cảnh phổ biến ở nhiều nơi. Thu hái rễ và lá quanh năm, thu hái hoa vào mùa hè. Dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Thành phần hoá học Hoa chứa thiamin, riboflavin, niacin và acid ascorbic. Hoa vò nát chữa sắc tố anthocyanin và cyanin diglucosid. Trong hoa có lá đều có chất nhầy. Tính vị, tác dụng Vỏ rễ Râm bụt có vị ngọt, tính bình; có tác dụng điều kinh, chống ho, tiêu viêm. Hoa, lá có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu tiêu thũng, chỉ huyết, cố tinh, sát trùng. Ở Ấn Độ, hoa được xem như có tác dụng làm nhầy, làm dịu, làm mát, kích dục và điều kinh; còn lá làm dịu, an thần, tẩy nhẹ, nhuận tràng và rễ lại có tác dụng làm nhầy. Công dụng, chỉ định và phối hợp Rễ dùng chữa: 1. Viêm tuyến mang tai, viêm kết mạc cấp; 2. Viêm khí quản, viêm đường tiết niệu; Viêm cổ tử cung, bạch đới. 4. Kinh nguyệt không đều, mất kinh. Hoa dùng chữa kinh nguyệt không đều, khó ngủ hồi hộp, đái đỏ. Lá dùng chữa viêm niêm mạc dạ dày - ruột, đại tiện ra máu, kiết lỵ, mụn nhọt, ghẻ lở, mộng tinh, đái hạ. Liều dùng vỏ rễ và lá 15-30g, hoa tươi 30g, dạng thuốc sắc, thuốc hãm. Lá và hoa thường dùng ngoài trị mụn nhọt, viêm mủ da, viêm vú, viêm hạch huyết. Dùng tươi đắp ngoài. Ở Ấn Độ, nước sắc hoa dùng trị bệnh viêm khí quản và đem nấu với bơ dùng trị rong kinh. Nước sắc lá dùng rửa trị sốt; phối hợp với dịch của Cúc bạc đầu Vernonia cinerea Less. được dùng kích thích sự bài tiết sau khi sinh. Rễ được dùng thay rễ của Thục quỳ Althaea, dùng để trị ho; nước sắc rễ dùng trị bệnh hoa liễu và sốt; dịch rễ tươi dùng trị bệnh lậu và rễ tán bột dùng khi bị rong kinh. Ở Inđônêxia, người ta còn dùn hoa Râm bụt phối hợp với hạt Ðu đủ để dùng vào mục đích gây sẩy thai. Ðơn thuốc: Viêm tuyến mang tai: Lá hoặc hoa tươi 30g sắc uống. Cũng dùng lá và hoa tươi cùng với lá Phù dung giã nát đắp ngoài. Viêm kết mạc cấp: Rễ Râm bụt 30g sắc uống. Trúng thử cấm khẩu: Lá râm bụt tươi, giã nát, thêm ít muối, vắt nước uống. Kinh nguyệt không đều, thấy sớm kỳ, ngắn vòng hay ra nhiều máu, rong huyết: Vỏ rễ râm bụt, lá Huyết dụ mỗi vị 30g sắc uống. Ðơn độc, mụn nhọt sưng tấy: Lá và hoa Râm bụt tươi giã đắp. Để chữa ung nhọt sưng đau, hãy lấy lá và hoa dâm bụt giã nát, trộn với mật ong (hoặc giã nát cùng một ít vôi ăn trầu), rồi đắp lên chỗ bị tổn thương, nhọt sẽ chóng vỡ mủ. Chữa khó ngủ do hồi hộp: Hoa dâm bụt phơi trong bóng mát cho khô, hãm với nước sôi, uống thay trà trong ngày. Chữa lỵ lâu ngày, đại tiện ra máu, mủ: Vỏ thân hoặc rễ cây dâm bụt (bỏ vỏ ngoài, chỉ lấy lớp vỏ trắng) 50 g tươi hoặc 20 g khô, lá và búp táo chua (táo ta) 50 g tươi hoặc 20 g khô, trần bì (vỏ quýt khô, để lâu ngày) 8 g, gừng tươi 8 g Vỏ dâm bụt và táo sao vàng, hạ thổ, sau đó sắc kỹ cùng trần bì và gừng, chia 2-3 lần uống trong ngày. Tiêu độc, chữa mẩn ngứa: Lá và hoa dâm bụt hãm với nước sôi như pha trà, uống trong ngày. Chữa quai bị sưng đau: Lá dâm bụt 30-40 g, hành 5-10 củ, giã nhỏ, chế nước sôi để nguội rồi gạn lấy nước cốt để uống, lấy bã đắp lên chỗ sưng, sau đó dùng băng cố định lại. Nguồn tổng hợp: Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh, Ykhoanet.com Giới thiệu cây thuốc Chua me đất hoa hồng Cập nhật ngày 3/6/2009 lúc 5:21:00 PM. Số lượt đọc: 187. Chua me đất hoa đỏ vị chua, tính hàn, có tác dụng tán ứ huyết, tiêu thũng, thanh nhiệt, giải độc. Nó được dùng chữa các bệnh tổn thương do trật đả, viêm họng, viêm đường tiết niệu, khí hư bạch đới, bỏng, viêm loét, mụn nhọt ngoài da Thông tin chung Hoa của Chua me đất hoa hồng - Oxalis corymbosa - ảnh theo farm4.static.flickr.com Toàn cây Chua me đất hoa hồng - ảnh theo aoki2.si.gunma-u.ac.jp Tên thường gọi: Chua me đất hoa hồng Tên khác: Chua me đất hoa đỏ, Me đất hường, Rau bo chua me, Hồng hoa thố tương thảo, Tam hiệp liên, Thủy toan chi, Cách dạ hợp Tên tiếng Anh: Tên khoa học: Oxalis corymbosa DC. Tên đồng nghĩa: Oxalis martiana Zucc. Thuộc họ Chua me đất - Oxalidaceae. Mô tả Cây thảo có rễ mọc đứng, nạc, trắng, mang một vòng các hành nhỏ phủ vẩy. Lá có cuống chung nạc, có tuyến, mang 3 lá chét hình xoan ngược rộng, dài khoảng 2cm, rộng 3cm, lõm sâu ở giữa, có lông mi. Tán đơn hay kép, thân có hoa dài 10-12cm, mang 4-12 hoa màu hồng, có sọc, hơi cong xuống. Bộ phận dùng Toàn cây - Herba Oxalis Corymbosae Nơi sống và thu hái Cây gốc ở Mêhicô, nay phát tán trên các đất hoang phì nhiêu, mát, hợi chịu bóng, nhất là quanh các làng dưới tán các cây gỗ. Cây mọc hoang sống lâu năm nên người ta không trồng mà chỉ hái là khi cần dùng. Tính vị, tác dụng Cây có vị chua, tính mát, có tác dụng lợi tiểu và giải nhiệt. Theo Đông y, chua me đất hoa đỏ vị chua, tính hàn, có tác dụng tán ứ huyết, tiêu thũng, thanh nhiệt, giải độc. Nó được dùng chữa các bệnh tổn thương do trật đả, viêm họng, viêm đường tiết niệu, khí hư bạch đới, bỏng, viêm loét, mụn nhọt ngoài da. Công dụng, chỉ định và phối hợp Lá mềm, có vị hơi chua và dịu, có thể luộc ăn với rau muống. Còn các hành có vẩy, màu vàng vàng, 4-5 cái xếp thành búi chỉ to không bằng ngón chân cái không ăn được vì quá chua. Lá nghiền ra hãm trong nước sôi vài giờ, hoặc toàn cây sắc uống có tác dụng giải nhiệt và trị kiết lỵ. Để chữa trẻ em sốt cao, lấy chua me đất hoa đỏ 10-20 g, kim ngân hoa 10-20 g, sài đất 10 g, sắc Suống ngày một thang. Nếu bị mụn nhọt, viêm loét da, lấy chua me đất hoa đỏ và lá sống đời lượng bằng nhau, giã nát, đắp lên mụn nhọt. Một số bài thuốc Nam thường dùng: Chấn thương đau nhức do đụng dập: Chua me đất hoa đỏ 100-200 g sắc uống ngày một thang. Có thể dùng giã nát đắp tại chỗ sưng đau. Viêm họng: Chua me đất hoa đỏ 20 g, lá xạ cạn 10 g, bồ công anh 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Viêm thận: Chua me đất hoa đỏ 100 g. Sắc uống ngày một thang. Viêm đường tiết niệu (đái buốt, đái rắt): Chua me đất hoa đỏ 60 g, cây mã đề 20 g, râu ngô 20 g. Sắc uống ngày một thang. Đái đục: Chua me đất hoa đỏ tươi, thổ phục linh, mã đề mỗi thứ 20 g. Sắc uống ngày một thang. Trĩ: Chua me đất hoa đỏ tươi, hầm với ruột già lợn ăn ngày 1 lần. Bỏng: Chua me đất hoa đỏ tươi 20 g, lá sống đời 20 g, giã nát, đắp lên vết bỏng. Khí hư bạch đới: Chua me đất hoa đỏ tươi, rễ cỏ xước, rễ củ gai bánh (sao) mỗi thứ 20 g, rễ bấn 16 g sao. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Lỵ: Chua me đất hoa đỏ tươi, rau sam, lá non cây cơm nguội mỗi thứ 20 g thái nhỏ. Nấu canh ăn ngày 1-2 lần. (Nếu chỉ có chua me đất hoa đỏ tươi thì phải dùng đến 100 g, nấu canh ăn hoặc giã nát vắt lấy nước uống). Chú ý Chua me đất hoa đỏ có tác dụng trục ứ huyết, cần thận trọng với phụ nữ có thai. Nguồn: Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Ykhoanet.com TIN TỨC > CÂY CỎ LÀM THUỐC Giới thiệu cây thuốc Đỗ trọng Cập nhật ngày 3/6/2009 lúc 4:40:00 PM. Số lượt đọc: 179. Đỗ trọng là thân cây gỗ sống lâu năm, hàng năm rụng lá. Cây' cao . từ 15 - 20m, đường kính độ 33 - 50cm, cành mọc chếch, tán cây hình tròn. Vỏ cây màu xám. Lá mọc cách, hình tròn trứng, phía cuống hình bầu dục hay hình thùy, đuôi lá nhọn, lá xanh có răng cưa; mặt lá nhắn bóng, màu xanh đậm, bóng láng, mặt trái lá non có lông tơ, lúc gìa thì nhẵn bóng không còn lông, có vân vằn, cuống lá có rãnh, không có lá bắc Đỗ trọng - Eucommia ulmoides Hình theo mdidea.com Vị thuốc Đỗ trọng. ảnh theo plantexplorers.com Thông tin chung Tên thường gọi: Đỗ trọng Tên khác: Tư trọng (Biệt Lục), Tư tiên (Bản Kinh), Mộc miên (Ngô Phổ Bản Thảo), Miên, Miên hoa, Ngọc ti bì, Loạn ngân ty, Qủy tiên mộc (Hòa Hán Dược Khảo), Hậu đỗ trọng, Diêm thủy sao, Đỗ trọng, Xuyên Đỗ trọng, Miên đỗ trọng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên tiếng Anh: Hardy Rubber Tree Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv. Thuộc họ Đỗ Trọng - Eucommiaceae Mô tả Đỗ trọng là thân cây gỗ sống lâu năm, hàng năm rụng lá. Cây' cao . từ 15 - 20m, đường kính độ 33 - 50cm, cành mọc chếch, tán cây hình tròn. Vỏ cây màu xám. Lá mọc cách, hình tròn trứng, phía cuống hình bầu dục hay hình thùy, đuôi lá nhọn, lá xanh có răng cưa; mặt lá nhắn bóng, màu xanh đậm, bóng láng, mặt trái lá non có lông tơ, lúc gìa thì nhẵn bóng không còn lông, có vân vằn, cuống lá có rãnh, không có lá bắc. Cây đực và cây cái khác nhau rõ ràng, hoa thường ra trước lá hay hoa và lá cùng ra một lúc với hoa, hoa đực có cuống, mọc thành chùm, dùng để làm làm thuốc, hoa cái do hai nhi cái hợp thành, một tâm bì, đầu quả nứt đôi. Quả có cánh mỏng dẹt, ở giữa hơi lồi, trong có một hạt. Hạt dẹt, hai đầu tròn, có thể dùng làm giống. Rễ và vỏ cây có chất keo màu trắng bạc như tơ, bé gãy lá và vỏ cây thấy có những sợi nhựa. Địa lý: Trung Quốc có trồng nhiều. Đỗ trọng đã di thực vào trồng ở Việt Nam, nhưng chưa phát triển. Thu hái, sơ chế Sau khi cây trồng được 10 năm, thì chọn những cây to mập để thu hoạch trước. Vào tháng 4 - 5 hàng năm, lấy cưa cưa đứt chung quanh vỏ cây thành những đoạn dài ngắn tùy ý, rồi dùng dao rạch dọc thân cây thành từng miếng để bóc vỏ cho dễ. Để cho cây không bị chết mà vẫn giữ nguyên tình trạng của rừng cây, khi bóc vỏ chỉ bóc 1/3 vỏ ở chung quanh cây, đề giữ cho cây tiếp tục sinh trưởng sau mấy năm vỏ ở chỗ bóc đó đã liền lại như cũ, lúc đó lại có thể tiếp tục bóc. Vỏ bóc về đem luộc nước sôi rồi trải ở chỗ bằng phẳng dưới có lót rơm, bên trên nén chặt làm cho vỏ phẳng, chung quanh lấy rơm phủ kín để ủ cho nhựa chảy ra. Sau đó độ một tuần, lấy ra một miếng để kiểm tra, nếu thấy vỏ có màu tím, thì có thể dỡ ra đem phơi, cạo thật sạch lớp vỏ bên ngoài, làm cho vỏ thật nhẵn bóng, cuối cùng cắt thành từng miếng ý muốn. Phần dùng làm thuốc Vỏ (Cortex Eucommiae). Mô tả dược liệu Vỏ cây dày, ít sù sì, sắc nâu đen, bẻ ra thấy nhiều tơ trắng, dai, óng ánh là tốt. Phân biệt với Đỗ trọng nam. + Bắc đỗ trọng: Vỏ dẹt, phẳng, dày 0,1 - 0,4cm, dài rộng khác nhau. Mặt ngoài màu nâu vàng đến nâu xám, có nhiều nếp nhăn dọc, có các lỗ vỏ nằm ngang và vết tích của cành cây. Mặt trong nhẵn, nâu tím, hơi mờ. Chất giòn, dễ bé gãy, mặt bẻ có nhiều sợi nhựa trắng đàn hồi. Mùi hơi thơm, vị hơi đắng. + Nam đỗ trọng: Vỏ cuộn hình lòng máng, dày l 0,2 - 0,4cm. Mặt ngoài màu vàng sáng có những khoang màu vàng nâu, có nhiều đường nứt dọc. Mặt trong nhẵn, màu nâu, chất cứng, khó bẻ, mặt bẻ có ít nhựa đắng, đàn hồi kém, không mùi, hơi thơm, vị nhạt, hơi chát. Phẩm chất, quy cách: Do vị Đỗ trọng phân bố rộng rãi khắp nơi ở Trung Quốc cho nên mỗi nơi một khác. + Đỗ trọng sản xuất ở Đại ba (Tứ Xuyên) mặt vỏ mịn, dày thịt. + Đỗ trọng ở dẫy núi Lầu sơn (Quý Châu) thì mặt vỏ thô mịn khác nhau, phẩm chất không tốt bằng Tứ Xuyên. + Còn Đỗ trọng ở Thiểm Tây, Hồ Bắc thì vỏ thô, xù xì, mỏng thịt, chất lượng kém hơn cả. Ảnh dưới đây có kích thước lớn và đã được thu nhỏ vừa màn hình của bạn. Bạn có thể nhấn vào đây để xem hình có kích thước thật Hoa Đỗ trọng - Eucommia ulmoides. ảnh theo plantsystematics.org Các qui cách chính gồm có: Đỗ trọng dày thịt Những miếng vỏ khô dày thịt, to, mặt sau có màu đen tím, bẻ gãy có những sợi như sợi bông màu trắng, không bi sâu bệnh hại và trầy sát là tốt nhất. Trong đó chia làm 3 loại theo thứ tự tốt xấu: (1) Khô kiệt, cạo hết lớp vỏ khô ở mặt vỏ, hai mặt cắt đều dày 8,3mm, dài 20 - 93cm, rộng 53cm. (2) Khô kiệt, cạo hết lớp vỏ khô bên ngoài, mặt cắt chếch hai đầu dày 3 - 8,3mm, dài 20 - 93cm, rộng 40cm. (3) Cạo hết lớp vỏ khô chết ở ngoài, dày 3-5mm, dài 20 - 60cm, rộng 17 - 40cm. Đỗ trọng miếng nhỏ Những miếng nhỏ dày trên 3mm. Đỗ trọng mỏng thịt Mặt vỏ mịn như vỏ quế, mặt sau màu đen tím, bẻ gẫy có sợi như sợi bông màu trắng. Trong đó phân làm 3 loại: . Khô kiệt, cạo hết vỏ ngoài, hai đầu cắt thẳng, dài 17 - 93cm, rộng 17 - 40cm. . Khô kiệt, cạo hết vỏ mặt thô mịn khác nhau, cắt vuông góc có độ dày khoảng 3mm, dài 20- 93cm, rộng 17 - 40cm. Loại ngoại lệ Gồm những miếng dài, miếng vụn nhỏ, miếng cuốn cong, miếng rách. Bào chế 1- Gọt bỏ vỏ dày bên ngoài, mỗi cân dùng chừng 120g mật ong và 40g sữa tô, hòa đều, tẩm kỹ rồi sao cho thật khô là được (Lôi Công Bào Chích Luận). 2 - Gọt bỏ vỏ dày ngoài rồi xắt miếng nhỏ, tẩm nước muối sao cho đứt tơ là được (Bản Thảo Cương Mục). 3 - Tẩm với rượu 40o trong 2 giờ sao vàng cho tới khi đứt tơ là được (Trung Dược Học). 4 - Rửa sạch, cạo bỏ vỏ thô ở ngoài, cắt từng lát nhỏ 3-5kg, đeo nhau, tơ không thể cắt được, như da rắn, phơi khô sẽ xấu, để vậy dùng sống hoặc ngâm rượu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Bảo quản Để nơi khô ráo, không để nơi ẩm ướt dễ bị biến chất, nếu thấy mốc mọt phải đem phơi ngay. Thành phần hóa học + Gutta – Percha, Alcaloids, Glycoside, Potassium, Vitamin C (Trung Dược Học). + Trong Đỗ trọng có Syringaresinol, Pinoresinol, Epipinoresinol, 1- Hydroxypinoresinol, Erythro-Dihydroxydehydrodiconiferyl Alcohol, Medioresinol (Deyama Y và cộng sự – Chem Pharm Bull,1987, 35 (5): 1785). + Ulmoprenol (Horii Z và cộng sự – Tetraheldron Lettér 1978, (50): 5015). + Vanilic acid, Ursolic acid, Sitosterol, Daucosterol (Lý Đông – Thực Vật Học Báo 1986, 28 (5): 528). + Augoside, Harpagide acetate, Reptóide Bianco A và cộng sự – Tetrahedron 1974, 30: 4117). Tác dụng dược lý + Tác dụng hạ áp: Sắc nước và cồn chiết xuất thuốc đều có tác dụng hạ áp, nước sắc tác dụng mạnh hơn, nước sắc Đỗ trọng sao tốt hơn nước sắc Đỗ trọng sống. Cơ chế tác dụng chủ yếu do thuốc trực tiếp làm thư gĩan cơ trơn của mạch máu (Trung Dược Học) nhưng tác dụng hạ áp thời gian ngắn (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng). + Thuốc có tác dụng hạ Cholesterot huyết thanh, dãn mạch, tăng lưu lượng máu của động mạch vành (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng). + Có tác dụng kháng viêm, tăng cường chức năng vỏ tuyến thượng thận (Trung Dược Học). + Thuốc có tác dụng chống co giật và giảm đau (Trung Dược Học). + Thuốc làm tăng tính miễn dịch của cơ thể. Thực nghiệâm chứng minh thuốc có tác dụng điều chỉnh chức năng của tế bào. Lá, cành, vỏ tái sinh của Đỗ trọng đều có tác dụng như nhau (Trung Dược Học). + Tác dụng đối với tử cung: nước sắc và cồn chiết xuất Đỗ trọng có tác dụng hưng phấn tử cung tử cung cô lập của thỏ và chuột lớn, làm cho tử cung cô lập của mèo thì tác dụng hưng phấn lại rất nhẹ (Trung Dược Học). [...]... còn dùng vỏ một vài cây trong chi Euonymus họ Celastraceae 3 - Xem thêm: Đỗ trọng đằng 4 - Phân biệt Đỗ trọng với cây Bạch phụ tử còn gọi là cây San hô (Jatropha multifida Un.) thuộc họ Euphorbiaceae là một cây có nhựa mủ Khi bẻ gẫy cuống lá nhựa mủ khô lại, thành sợi tơ mành, vì vậy cũng có người gọi là cây Đỗ trọng Cây này chỉ thường được trồng làm cảnh Nguồn: Y học cổ truyền Cây Tầm bóp làm thuốc. .. Nguyên Cây Thuốc Việt Nam) Hoạt Động Tiết Dịch Vị: Bạch truật có tác dụng làm giảm rõ rệt lượng dịch vị tiết ra và không làm giảm độ Acid tự do của dịch vị (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam) Chức Năng Ngoại Tiết Của Gan: Bạch truật không gây biến đổi về lưu lượng mật nhưng làm tăng 1 cách có ý nghĩa hàm lượng cắn khô trong mật và như vậy đã tăng lượng các chất thải trừ qua mật (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt... Dùng ngoài trị nhọt vú, đinh độc, đau bìu dái Dùng 40-80g cây tươi giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì dùng đắp; hoặc nấu nước rửa Quả Tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho, thủy thũng và đắp ngoài chữa đinh sang, rễ tươi nấu với tim lợn, chu sa dùng ăn chữa được chứng đái đường Ở Ấn Độ, toàn cây được sử dụng làm thuốc lợi tiểu; lá được dùng trị các rối loạn của dạ dày Ảnh dưới đây có kích thước... từ 10g/kg thể trọng trở lên (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam) Bạch truật không ảnh hưởng đối với thành phần các Protein huyết thanh và chức năng bài tiết Urê của thận (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam) - Bạch truật tỏ ra không độc trong các thí nghiệm về độc tính cấp và bán cấp, không gây phản ứng phụ trong thí nghiệm cho súc vật dùng thuốc dài ngày (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam) - Bạch truật có tác dụng... vào đây để xem hình có kích thước thật Tầm bóp - Physalis angulata, cây mang hoa và quả ảnh theo missouriplants.com Nguồn: Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam Tác dụng làm thuốc của Huyết dụ Cập nhật ngày 1/6/2009 lúc 12:04:00 PM Số lượt đọc: 227 Huyết dụ có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng làm mát huyết, cầm máu, tán ứ định thống, cầm máu, bổ huyết, tiêu ứ, dùng chữa... đường bằng Alloxan (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam) Công dụng, chỉ định và phối hợp Bạch truật được xem là một vị thuốc bổ bồi dưỡng và được dùng chữa viêm loét dạ dày, suy giảm chức phận gan, ăn chậm tiêu, nôn mửa, ỉa chảy phân sống, viêm ruột mạn tính, ốm nghén, có thai đau bụng, sốt ra mồ hôi Cũng dùng làm thuốc lợi tiểu, trị ho, trị đái tháo đường Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc, bột hoặc cao Người... tươi trị mụn nhọt, lở ngứa, eczema Nước hãm lá Cam thảo đất dùng làm thuốc súc miệng và ngậm chữa đau răng Hoạt chất amellin dùng điều trị bệnh đái đường, thiếu máu, albumin niệu, ceton niệu, viêm võng mạc, những biến chứng kèm theo đái đường và làm các vết thương mau lành Có thể dùng thay Cam thảo để chữa sốt, say sắn, giải độc cơ thể Đơn thuốc Lỵ trực trùng: Cam thảo đất, Rau má, lá Rau muống, Địa... thận Khi bóp quả vỡ phát ra tiếng bộp Cây ra hoa kết quả quanh năm Bộ phận sử dụng làm thuốc là toàn cây có tên dược là Herba physalis Angulatae Ra hoa kết quả quanh năm Bộ phận dùng Toàn cây - Herba Physalis Angulatae Nơi sống và thu hái Loài này có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau trở thành liên nhiệt đới Thấy mọc hoang khắp nơi, ở trên các bờ ruộng, bãi cỏ, đất hoang hay ven đường làng quê... hoặc hoàn tán, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác 1 Chữa băng huyết, phối hợp với buồng cau điếc (buồng cau không ra quả, bị héo khô), rễ Cỏ tranh, Cỏ gừng; 2 Ho ra máu, phối hợp với Trắc bá, Thài lài tía sao đen; 3 Đái ra máu, phối hợp với củ Ráng, lá Lấu, lá Tiết dê, lá Cây muối Không nên dùng trước khi sinh nở, hoặc sinh rồi còn sót nhau Ở Ấn Độ, phần dưới của thân rễ dùng ăn với Trầu... cho hết tơ, dùng 80g Tục đoạn tẩm rượu sấy khô, tán bột, lấy Sơn dược 200-240g, tán bột làm hồ, rồi viên với các thứ thuốc trên, to bằng hạt Ngô đồng lớn, mỗi lần uống 5- a0 viên lúc đói (Giản Tiện phương) + Trị các loại bệnh sau khi sinh (sản hậu) hoặc thai không yên: Đỗ trọng bỏ vỏ thô ngoài, để trên tấm ngói sấy khô, bỏ vào cối gỗ, gĩa nát, nấu Táo nhục cho thật nhừ, trộn thuốc bột làm viên to bằng . Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Ykhoanet.com TIN TỨC > CÂY CỎ LÀM THUỐC Giới thiệu cây thuốc Đỗ trọng Cập nhật ngày 3/6/2009 lúc 4:40:00 PM. Số lượt đọc: 179. Đỗ trọng là thân cây gỗ sống. phận dùng Toàn cây - Herba Oxalis Corymbosae Nơi sống và thu hái Cây gốc ở Mêhicô, nay phát tán trên các đất hoang phì nhiêu, mát, hợi chịu bóng, nhất là quanh các làng dưới tán các cây gỗ. Cây. rãnh, không có lá bắc. Cây đực và cây cái khác nhau rõ ràng, hoa thường ra trước lá hay hoa và lá cùng ra một lúc với hoa, hoa đực có cuống, mọc thành chùm, dùng để làm làm thuốc, hoa cái do hai

Ngày đăng: 04/07/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan