KỊCH BẢN KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KỊCH BẢN 7) potx

10 482 1
KỊCH BẢN KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KỊCH BẢN 7) potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI MỤC TIÊU NỘI DUNG CHÚ Ý VÀ CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÝ Sau khi học xong bài này, người học có thể: 1. Nêu được định nghĩa chú ý và các thuộc tính của chú 2. Nêu được định nghĩa về xu hướng và các biểu hiện của xu hướng 3. Nêu được định nghĩa tính cách và phân tích được các đặc điểm của tính cách 4. Trình bày được định nghĩa về năng lực và các loại năng lực 5. Phân tích được đặc điểm tâm lý của các loại khí chất I. CHÚ Ý 1. Định nghĩa chú ý 2. Chức năng của chú ý 3. Các thuộc tính của chú ý II. CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÝ 1. Xu hướng 2. Tính cách 3. Năng lực 4. Khí chất I. CHÚ Ý 1. Định nghĩa NỘI DUNG – THÔNG TIN SỰ KIỆN HOẠT ĐỘNG Định nghĩa: Là trạng thái tâm lý đi kèm các quá trình tâm lý, hướng các quá trình này phản ánh đối tượng một cách tốt hơn  Đi kèm quá trình  Phản ánh tốt hơn Phim về người đang: • Chăm chú nhìn • Chăm chú nghe • Chăm chú suy nghĩ • Chăm chú làm việc (hành động) Quan sát, trả lời câu hỏi, nhận xét, kết luận • Sau đây là các biểu hiện về sự chú ý, hãy quan sát và trả lời câu hỏi: Họ đang:  A: đang chăm chú (nhìn)  B: đang chăm chú (nghe)  C: đang chăm chú (suy nghĩ)  D: đang chăm chú (làm việc) Sự chăm chú đó là biểu hiện của chú ý Các hiện tượng mà chú ý đi kèm như nhìn, nghe, suy nghĩ, làm việc là các quá trình tâm lý • Vì chăm chú nên nhìn, nghe , suy nghĩ , làm việc ( tốt hơn lên / kém đi) • Hãy hoàn tất kết luận: Chú ý là trạng thái tâm lý đi kèm ( các quá trình / các thuộc tính) tâm lý làm cho sự phản ánh ( tốt hơn lên / kém đi) Kết luận: 1. Định nghĩa: Chú ý là trạng thái tâm lý đi kèm các quá trình tâm lý, hướng các quá trình này tập trung vào đối tượng nhất định, nhằm phản ánh đối tượng một cách tốt nhất.  Thường chú ý đi kèm quá trình nhận thức, làm cho đối tượng nhận thức được phản ánh rõ hơn  Chú ý là trạng thái tâm lý đặc biệt tồn tại suốt thời gian con người thức tỉnh a. Các loại chú ý:  Chú ý có chủ định: là chú ý có mục đích, kế hoạch, biện pháp do chủ thể đặt ra - Ưu điểm: duy trì lâu dài, giúp con người đạt mục đích hoạt động - Nhược điểm: chóng mệt  Chú ý không chủ định: là chú ý không đặt ra mục đích từ trước. Loại này do đặc điểm và tính chất của đối tượng - Ưu điểm: nhẹ nhàng, thoải mái - Nhược: thời gian duy trì tùy thuộc vào đối tượng, đôi khi không nhằm mục đích hoạt động.  Chú ý sau chủ định: b. Chức năng:  Lựa chọn đối tượng có ý nghĩa với nhu cầu và hoạt động.  Ức chế những đối tượng và nhu cầu thứ yếu.  Giữ hoạt động ổn định đến khi đạt mục đích.  Điều chỉnh và kiểm tra diễn biến của hoạt động 2. Các thuộc tính của chú ý NỘI DUNG – THÔNG TIN SỰ KIỆN HOẠT ĐỘNG a. Sức tập trung của chú ý: Là quy vào phạm vi hẹp để phản ánh đối tượng một cách tốt nhất.  Phạm vi hẹp  Phản ánh tốt b. Sự phân phối chú ý: Là cùng lúc chú ý đến nhiều đối tượng một cách có chủ định.  Nhiều đối tượng cùng lúc  Chủ định c. Khối lượng chú ý: Là số lượng đối tượng chú ý phân phối đều trong một thời gian ngắn.  Số lượng  Một thời gian a. Đoạn phim đầu: Chăm chú nhìn Chăm chú nghe Chăm chú suy nghĩ b. Từ kinh nghiệm bản thân a. Quan sát, nhận xét: • Muốn tập trung để nhìn, nghe, suy nghĩ .v.v. phạm vi đối tượng được phản ánh cần phải (mở rộng ra / thu hẹp lại ). Kết quả phản ánh sẽ ( tốt hơn / kém đi) • Hãy hoàn tất kết luận sau: Tập trung chú ý là sự ( thu hẹp / mở rộng) phạm vi phản ánh để đối tượng được phản ánh ( tốt hơn / kém đi) b. Trả lời câu hỏi: • Khi nghe giảng, bạn đặt ra cho mình nhiệm vụ phải chú ý đến những đối tượng nào sau đây (bạn hãy lựa chọn bằng cách đánh dấu vào các đối tượng đó):  Nghe giảng  Quan sát giáo viên  Theo dõi bảng  Ghi bài  Theo dõi tài liệu • Hiện tượng trên là sự phân phối chú ý. Hãy hoàn tất kết luận sau: Phân phối chú ý là sự (chủ động / ngẫu nhiên) chú ý đến nhiều đối tượng (trong cùng một lúc / ở những thời điểm khác nhau) c. Từ kết quả đánh dấu trên, bạn hãy đếm xem mình chú ý được bao nhiêu đối tượng thì đó là khối lượng chú ý của bạn. • Hãy hoàn tất kết luận: Khối lượng chú ý là (số lượng / tính chất) các đối tượng được chú ý trong cùng khoảng thời gian d. Trả lời câu hỏi: d. Tính bền vững của chú ý: Là chú ý lâu dài vào một hay một số đối tượng.  Lâu dài  Một, một số đối tượng e. Sự di chuyển chú ý: Là đang chú ý vào đối tượng này lại chuyển nhanh chóng vào đối tượng khác  Chú ý đối tượng này  Chuyển sang đối tượng khác 1. Khi học bài, bạn có thể chú tâm vào nội dung đó trong khoảng thời gian: a. Không quá 60phút b. Không quá 90 phút c. Không quá 120 phút d. Có thể trên 120 phút 2. Bạn có thể xem phim liên tục trong khoảng thời gian: a. 60 phút b. 120 phút c. Cả buổi d. Cả ngày • Khoảng thời gian mà bạn có thể chú ý liên tục vào một hay vài đối tượng như vậy là sự bền vững chú ý. • Hãy hoàn tất kết luận sau: Tính bền vững là khả năng có thể chú ý (ngắn hạn / lâu dài ) đến (một vài / vô số) đối tượng nào đó. e. Tự đối chiếu với bản thân: • Trong một buổi học, khi học xong môn học này chuyển sang môn tiếp theo, thường bạn (toàn tâm vào môn mới ngay / vẫn còn nghĩ về môn trước) • Khi kết thúc một công việc nào đó và chuyển sang một việc khác, bạn thường (chú tâm vào việc mới ngay / vẫn bị chi phối bởi việc cũ) Nếu bạn luôn chú tâm ngay được vào việc mới, bạn là người di chuyển chú ý tốt. Nếu ngược lại, bạn là người di chuyển chú ý kém. • Hãy hoàn tất kết luận sau: Sự di chuyển là khả năng đang chú ý đối tượng này (nhanh chóng / khó khăn) chú ý sang đối tượng khác II. CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÝ 1. Xu hướng NỘI DUNG – THÔNG TIN SỰ KIỆN HOẠT ĐỘNG Định nghĩa Các mặt biểu hiện 2. Tính cách NỘI DUNG – THÔNG TIN SỰ KIỆN HOẠT ĐỘNG a. Định nghĩa: tính cách là thuộc tính tâm lý bao gồm a. Phim về các cá nhân trong các hoàn cảnh khác nhau có cách a. Quan sát, nhận xét, kết luận: • Từ những điều quan sát hãy rút ra nhận xét bằng cách chọn một hệ thống thái độ của cá nhân với hiện thực và thể hiện trong hệ thống hành vi tương ứng của họ  Thuộc tính tâm lý  Hệ thống thái độ  Hệ thống hành vi b. Cấu trúc của tính cách: bao gồm  Hệ thống thái độ  Hệ thống hành vi thể hiện thái độ và bộc lộ hành vi khác nhau, ổn định (chọn 2, 3 tình huống) b. Đoạn phim về thái độ và hành vi: Đối với lao động • Đối với những người xung quanh • Với bản thân từ thích hợp:  Cùng chịu sự tác động, mỗi cá nhân có ( thái độ / hành vi ) khác nhau và bộc lộ ra ngoài thành ( thái độ / hành vi ) tương ứng khác nhau.  Trong các tình huống điển hình trên, sự bộc lộ của mỗi cá nhân là ( tương đối ổn định / luôn thay đổi) • Trên đây là biểu hiện tính cách của cá nhân. Hãy hoàn tất kết luận bằng cách điền các cụm từ thích hợp vào ô trống: Tính cách là (thuộc tính) tâm lý bao gồm (hệ thống thái độ) của cá nhân đối với hiện thực và thể hiện ra bên ngoài thành (hệ thống hành vi) tương ứng của họ Các cụm từ cho sẵn: thuộc tính - hệ thống thái độ - hệ thống hành vi b. Xem phim, nhận xét: • Lòng yêu lao động của được thể hiện ở những hành động (cần cù, có tinh thần kỷ luật) • Tình cảm quý mến những người xung quanh thể hiện bằng hành vi (cởi mở, tôn trọng) • Thái độ nghiêm khắc với chính mình biểu hiện ở cử chỉ (kiềm chế, tự rèn luyện) Kết luận: 1. Định nghĩa: tính cách là thuộc tính tâm lý bao gồm một hệ thống thái độ của cá nhân với hiện thực và thể hiện trong hệ thống hành vi tương ứng của họ 2. Cấu trúc của tính cách: gồm hai phần: a. Hệ thống thái độ: đây là nội dung của tính cách, chính là hệ thống thái độ của cá nhân đối với lao động, với xã hội và với bản thân. b. Hệ thống hành vi: là hình thức của tính cách, là sự biểu hiện ra bên ngoài thành cử chỉ, ngôn ngữ v.v. của bản thân Thường nội dung và hình thức của tính cách thống nhất với nhau (nội dung tốt, hình thức tốt và ngược lại). Tuy nhiên trong thực tế vẫn tồn tại những trường hợp nội dung tốt nhưng hình thức chưa tốt hoặc ngược lại. Vì thế khi nhận định và đánh giá một con người, một tính cách chúng ta cần phải thận trọng và phải có thời gian. 3. Đặc điểm của tính cách: a. Tính ổn định và biến đổi: tính cách không bẩm sinh, không di truyền, không phải do tiền định mà được hình thành và phát triển trong những hoàn cảnh nhất định, chịu sự ảnh hưởng đó. Vì vậy tính cách cũng luôn phát triển và biến đổi cùng sự biến đổi của hoàn cảnh. b. Tính điển hình và tính cá biệt: mỗi cá nhân sống trong những điều kiện lịch sử - xã hội nói chung (như chính trị, kinh tế, văn hóa .v.v.) và chịu sự ảnh hưởng của những điều kiện đó, vì thế hoàn cảnh chung (điển hình) tạo nên những nét chung của tính cách. VD: nét tính cách chung của người Việt Nam là cần cù, dũng cảm Song, từng người lại có hoàn cảnh riêng không ai giống ai (gia đình, bạn bè, quan hệ, nghề nghiệp v.v.) vì vậy hoàn cảnh cá biệt (riêng) tạo nên cái riêng của tính cách 3. Năng lực NỘI DUNG – THÔNG TIN SỰ KIỆN HOẠT ĐỘNG a. Định nghĩa: là tổng hợp các thuộc tính phù hợp với yêu cầu của một hoạt động nhất định đảm bảo hoạt động có hiệu quả  Tổng hợp  Phù hợp  Hiệu quả b. Các loại năng lực: Năng lực chung: là phẩm chất trí tuệ cần cho nhiều hoạt động khác nhau Năng lực riêng: là năng lực đặc trưng cho một lĩnh vực hoạt động nào đó  Nhiều hoạt động  Một hoạt động a. Giáo viên đang giảng bài (năng lực giảng dạy) b. Hình ảnh: • H1: Bộ mặt nhìn nghiêng với bộ não (biểu tượng của trí tuệ) • H2: Nhạc sĩ đang chơi đàn • H3: Họa sĩ đang vẽ • H4: kỹ sư đang làm việc a. Xem phim, trả lời câu hỏi, rút ra kết luận: • Trả lời câu hỏi: • Để giảng bài đạt hiệu quả, giáo viên cần có những khả năng nào sau đây: a. Khả năng nói, viết / nếu chỉ nói và viết thôi chưa đủ để giảng dạy hiệu quả b. Khả năng quan sát / giúp giáo viên biết được tình hình lớp học để điều chỉnh song chưa đủ c. Khả năng tổ chức nhận thức cho học sinh / khả năng này rất quan trong nhưng chưa đủ d. Cả a, b,c / chính xác! phải có đủ tất cả các phẩm chất này việc giảng dạy mới đạt hiệu quả • Trên đây là các phẩm chất cần thiết cho hoạt động giảng dạy và là biểu hiện của năng lực giảng dạy. Hãy hoàn tất kết luận bằng cách điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống: Năng lực là sự (kết hợp) các phẩm chất (phù hợp) với yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động (hiệu quả) (cho sẵn: hiệu quả - kết hợp – phù hợp) b. Quan sát, nhận xét, chú thích: • Dưới đây là hình ảnh tượng trưng cho 4 lĩnh vực hoạt động khác nhau, hãy chọn các chú thích phù hợp với mỗi lĩnh vực hoạt động của con người: H1 H2 H3 H4 Năng lực hội họa / năng lực âm nhạc / năng lực kỹ thuật / năng lực trí tuệ • Trong 4 loại năng lực trên, năng lực nào là cần thiết cho cả 3 năng lực còn lại: (Năng lực hội họa / năng lực âm nhạc / năng lực kỹ thuật / năng lực trí tuệ ) Năng lực cần cho cả 3 năng lực đó gọi là năng lực chung, 3 năng lực còn lại là năng lực riêng. • Hãy hoàn tất kết luận: Năng lực chung là năng lực (cần thiết cho nhiều / đặc trưng cho một) hoạt động Năng lực riêng là năng lực (cần thiết cho nhiều/ đặc trưng cho một ) hoạt động Kết luận: a. Định nghĩa: năng lực là tổ hợp các thuộc tính của cá nhân, phù hợp với yêu cầu của hoạt động nhất định và đảm bảo cho hoạt đó đó có kết quả b. Các loại năng lực:  Năng lực chung: là phẩm chất trí tuệ cần cho nhiều hoạt động khác nhau. VD: năng lực quan sát, năng lực nhớ, năng lực tư duy sáng tạo .v.v.  Năng lực riêng: là năng lực đặc trưng cho một lĩnh vực hoạt động nào đó. VD: năng lực toán, năng lực văn.v.v. c. Các mức độ của năng lực:  Năng lực: là mức năng lực bình thường, giúp con người có thể hoàn thành có kết quả công việc nào đấy  Tài năng: là mức năng lực cao hơn, thể hiện ở sự hoàn thành sáng tạo công việc nào đấy  Thiên tài: là mức năng lực cao nhất, thể hiện khả năng kiệt xuất của con người trong lĩnh vực hoạt động 4. Khí chất NỘI DUNG – THÔNG TIN SỰ KIỆN HOẠT ĐỘNG Định nghĩa: khí chất là sự biểu hiện về mặt cường độ, tốc độ và nhịp độ của các hoạt động tâm lý, thể hiện qua hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ của cá nhân  Cường độ, tốc độ, nhịp độ  Hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ a. Biểu hiện của 4 kiểu khí chất tượng trưng cho 4 loại người Loại thứ nhất: nhận thức nhanh, phản ứng mạnh với các tác động của cuộc sống, nhiệt tình hăng hái Loại thứ 2: nhận thức nhanh, phản ứng linh hoạt với các tác động của cuộc sống, vui vẻ cởi mở Loại thứ 3: cân nhắc kỹ càng, phản ứng chậm, ôn hòa và tính tự chủ cao Loại thứ 4: phản ứng chậm và yếu ớt đối với tác động xung quanh, nhậy cảm và sâu sắc a. Đọc, nhận xét, kết luận: • Hãy đọc các biểu hiện cơ bản của bốn kiểu khí chất, qua đó hãy rút ra nhận xét: nói tới khí chất là muốn đề cập tới vấn đề về ( cường độ, tốc độ và nhịp độ / nội dung, công cụ, phương tiện) của các hoạt động tâm lý • Qua đó, hoàn tất kết luận sau: Khí chất là sự biểu hiện về (cường độ, tốc độ, nhịp độ / nội dung, công cụ, phương tiện) của các hoạt động tâm lý qua hành vi, cử chỉ và ngôn ngữ của cá nhân a. Định nghĩa: Khí chất là sự biểu hiện về mặt cường độ, tốc độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lý, thể hiện sắc thái của những hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ của cá nhân. VD: cùng là tình thương con, có người mẹ thương con một cách ồn ào, có người trầm lặng b. Cơ sở sinh lý của khí chất: là các kiểu hoạt động thần kinh cấp cao: • Kiểu hoạt động thần kinh mạnh – cân bằng – linh hoạt - cơ sở sinh lý của kiểu khí chất hăng hái. • Kiểu hoạt động thần kinh mạnh – cân bằng – không linh hoạt - cơ sở của kiểu khí chất bình thản. • Kiểu hoạt động thần kinh mạnh – không cân bằng (hưng phấn chiếm ưu thế hơn ức chế) - cơ sở sinh lý của kiểu khí chất nóng nảy. • Kiểu hoạt động thần kinh yếu (ức chế chiếm ưu thế hơn hưng phấn) - cơ sở sinh lý của kiểu khí chất ưu tư. Lưu ý: chính các đặc tính của hoạt động thần kinh như cường độ của hai quá trình hưng phấn và ức chế, sự cân bằng và tính linh hoạt chuyển đổi giữa hai quá trình quy định sắc thái của các biểu hiện tâm lý NỘI DUNG – THÔNG TIN SỰ KIỆN HOẠT ĐỘNG c. Đặc điểm tâm lý của các kiểu khí chất: • Kiểu khí chất linh hoạt: Ưu điểm: sôi nổi, năng động. Cởi mở và quan hệ rộng rãi. Dễ thích ứng với hoàn cảnh. Là loại người nhận thức c. • Đặc tính của từng kiểu thần kinh • Các ưu điểm và nhược điểm của Đọc, lựa chọn: Sau đây là 4 kiểu khí chất với 4 kiểu hoạt động thần kinh tương ứng là cơ sở sinh lý của nó Mỗi một kiểu hoạt động thần kinh với những đặc trưng cơ bản có ảnh hưởng đến đặc điểm của từng kiểu khí chất Hãy chọn những ưu điểm và nhược điểm phù hợp với từng kiểu khí nhanh và phản ứng nhanh. Nhược điểm: thiếu sâu sắc, dễ phân tán, thiếu kiên trì • Kiểu khí chất bình thản: Ưu điểm: tâm lý ổn định, bền vững. Tình cảm sâu sắc, kín đáo, có khả năng kìm hãm xúc động nên tính tự chủ cao. Là loại người bình tĩnh, chín chắn, kiên trì, Nhược điểm: mọi hoạt động tâm lý đều chậm chạp, hay do dự nên dễ bỏ lỡ thời cơ. Ít năng động, khó thích nghi với môi trường mới. Dễ bảo thủ, cố chấp. • Kiểu khí chất nóng nảy: Ưu điểm: rất nhiệt tình hăng hái, thích đi tiên phong trong mọi hoạt động. Thẳng thắn, trung thực, can đảm. Thường làm việc với tất cả nhiệt tình, sinh lực của mình. Nhược điểm: tính kiềm chế kém, dễ xúc động. Tính khí thất thường, dễ nóng nảy bộp chộp đi đến thô lỗ. Dễ gây xung đột trong tập thể. • Kiểu khí chất ưu tư: Ưu điểm: Tính tình hiền hòa, tế nhị, chu đáo và vị tha. Tưởng tượng phong phú, dễ cảm thông với người khác. Suy nghĩ chín chắn, tình cảm sâu sắc, bền vững. Nhược điểm: thiếu tự tin, dễ bi quan, chán nản. Thiếu tinh thần vươn lên dám nghĩ, dám làm. Có vẻ ngoài yếu đuối, ủy mị, chậm chạp. từng kiểu khí chất tương ứng chất tương ứng: 1. Kiểu khí chất linh hoạt (cơ sở sinh lý: hưng phấn và ức chế cân bằng nhau, sự chuyển hóa của hai quá trình này rất linh hoạt) Ưu điểm: (2) Nhược điểm: (7) 2. Kiểu khí chất bình thản (cơ sở sinh lý: hưng phấn và ức chế cân bằng nhau, sự chuyển hóa của hai quá trình này kém linh hoạt) Ưu điểm: (4) Nhược điểm: (8) 3. Kiểu khí chất nóng nảy: (cơ sở sinh lý: hưng phấn và ức chế không cân bằng nhau, hưng phấn chiếm ưu thế hơn ức chế) Ưu điểm: (1) Nhược điểm: (6) 4. Kiểu khí chất ưu tư: (cơ sở sinh lý: hưng phấn và ức chế không cân bằng nhau, ức chế chiếm ưu thế hơn hưng phấn) Ưu điểm: (3) Nhược điểm: (5) Sau đây là các đặc điểm tâm lý tương ứng phù hợp với từng kiểu khí chất. Bạn hãy chọn và sắp xếp vào ô tương ứng Ưu điểm: 1 – 2 – 3 - 4 Ưu điểm 1: rất nhiệt tình hăng hái, thích đi tiên phong trong mọi hoạt động. Thẳng thắn, trung thực, can đảm. Thường làm việc với tất cả nhiệt tình, sinh lực của mình. Ưu điểm 2 : sôi nổi, năng động. Cởi mở và quan hệ rộng rãi. Dễ thích ứng với hoàn cảnh. Là loại người nhận thức nhanh và phản ứng nhanh. Ưu điểm 3: Tính tình hiền hòa, tế nhị, chu đáo và vị tha. Tưởng tượng phong phú, dễ cảm thông với người khác. Suy nghĩ chín chắn, tình cảm sâu sắc, bền vững. Ưu điểm 4 : tâm lý ổn định, bền vững. Tình cảm sâu sắc, kín đáo, có khả năng kìm hãm xúc động nên tính tự chủ cao. Là loại người bình tĩnh, chín chắn, kiên trì Nhược điểm: 5 – 6 - 7 - 8 Nhược điểm 5: thiếu tự tin, dễ bi quan, chán nản. Thiếu tinh thần vươn lên dám nghĩ, dám làm. Có vẻ ngoài yếu đuối, ủy mị, chậm chạp. Nhược điểm 6 : tính kiềm chế kém, dễ xúc động. Tính khí thất thường, dễ nóng nảy bộp chộp đi đến thô lỗ. Dễ gây xung đột trong tập thể. Nhược điểm 7: thiếu sâu sắc, dễ phân tán, thiếu kiên trì Nhược điểm 8 : mọi hoạt động tâm lý đều chậm chạp, hay do dự nên dễ bỏ lỡ thời cơ. Ít năng động, khó thích nghi với môi trường mới. Dễ bảo thủ, cố chấp. Câu hỏi ôn tập bài 7: hãy chọn đáp án đúng hơn cả: Câu 1: Vừa kết thúc tiết học ngoại ngữ, các sinh viên đã có thể chú tâm ngay vào nội dung bài giảng của môn chuyên ngành. Tình huống trên thể hiện phẩm chất nào của chú ý: a. Sự di chuyển chú ý / chính xác, vì các sinh viên đang chú ý từ môn ngoại ngữ chuyển sang môn chuyên ngành với sự tập trung cao b. Sự phân phối chú ý / chỉ đúng khi cùng một lúc sinh viên chú ý đến nhiều đối tượng một cách có chủ định c. Khối lượng chú ý / chưa chính xác, vì ở đây đang nói về sự chú ý từ môn ngoại ngữ sang môn chuyên ngành d. Tính bền vững của chú ý / chỉ đúng khi sinh viên có thể chú ý lâu dài vào một hoặc một vài đối tượng nào đó Câu 2: Khả năng tập trung chú ý được thể hiện trong trường hợp nào sau đây: Giáo viên khi giảng bài vừa phải chú ý vào nội dung bài giảng, vừa phải chú ý bao quát lớp, vừa chú ý việc trình bày bảng và theo dõi tài liệu / chưa chính xác! rất khó tập trung nếu chú ý một lúc nhiều đối tượng như vậy Nga say sưa làm bài tập đến mức không biết gì đến các sự kiện đang diễn ra xung quanh / chính xác! Vì quá tập trung vào làm bài tập nên mới không biết tới các sự kiện xung quanh Nam có khả năng ngồi xem phim liền trong vài tiếng đồng hồ không thấy chán / chỉ đúng nếu muốn nói đến tính bền vững của chú ý Mặc dù còn nhiều thắc mắc chưa giải quyết ở giờ học trước, nhưng Minh vẫn có thể chăm chú ngay sang môn học tiếp theo / chưa chính xác, vì trường hợp này thể hiện khả năng di chuyển chú ý Câu 3: Trong các tình huống sau, trường hợp nào là loại chú ý có chủ định: Đang nghe giảng, chợt một nhóm sinh viên đi ngang lớp cười nói râm ran khiến cả lớp hướng sự chú ý ra bên ngoài / chưa chính xác! Vì sự chú ý trong trường hợp này là bất chợt và ngẫu nhiên Lúc đầu vì giáo viên yêu cầu nên cả lớp quan sát mô hình, nhưng rồi người bị cuốn hút bởi sự hấp dẫn của nó nên tiết học kết thúc lúc nào không hay / chỉ đúng lúc ban đầu thôi, đến giai đoạn sau không còn là chú ý có chủ định nữa Chính sự hấp dẫn bởi cách phối màu rất đặc biệt làm ai cũng phải quan tâm bức tranh / vì do chính sự đặc biệt của đối tượng tạo ra nên đây là chú ý không chủ định Để có thể thực hiện được các thao tác nghề nghiệp, các sinh viên chăm chú theo dõi thao tác mẫu của thầy / chính xác! việc chú ý của sinh viên nhằm mục đích để lặp lại các thao tác đó Câu 4: Phát biểu nào sau đây cắt nghĩa được khái niệm tính cách: a. Tính cách là sự thể hiện độc đáo của nhân cách / tính cách có tính độc đáo, nhưng chỉ riêng tính cách chưa thể hiện được sự độc đáo của nhân cách b. Tính cách bao gồm nhiều phẩm chất tâm lý kết hợp lại với nhau / chưa chính xác! Năng lực cũng bao gồm nhiều nhiều thuộc tính kết hợp lại c. Tính cách là thành phần của nhân cách / không sai, nhưng chưa nói lên được bản chất của tính cách d. Tính cách là sự kết hợp các nét tâm lý ổn định thể hiện thái độ của cá nhân và biểu hiện thành hành vi của họ / chính xác!tính cách chính là sự thống nhất giữa hệ thống thái độ và hệ thống hành vi của cá nhân đó Câu 5: Đặc điểm nào của tính cách thể hiện trong câu nhận xét sau đây của các nhà nghiên cứu: người Việt Nam có đặc điểm là cần cù trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu, trong quan hệ giao tiếp luôn lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử. a. Tính độc đáo và tính biến đổi / chưa chính xác, ở đây đang đề cập tới nét chung và cũng là nét riêng của người Việt Nam b. Tính điển hình và tính ổn định / hai đặc điểm này thường không đi cùng với nhau, hãy chọn đáp án khác c. Tính điển hình và tính cá biệt / chính xác! Đây vừa là nét chung đồng thời vừa là nét riêng của người Việt Nam d. Tính ổn định và tính biến đổi / tính cách có đặc điểm này nhưng trong trường hợp này thì không đúng Câu 6: Trường hợp nào sau đây là năng lực chung: a. Khả năng thiết kế / thiết kế là một lĩnh vực đặc thù, vì vậy đáp án này chưa chính xác b. Khả năng điêu khắc / đây là năng năng riêng c. Khả năng quan sát / chính xác, phẩm chất trí tuệ này cần cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau d. Khả năng thanh nhạc / chưa chính xác, vì đây không phải là phẩm chất cần cho nhiều lĩnh vực hoạt động Câu 7: Đáp án nào sau đây thể hiện thứ tự tăng dần của các múc độ năng lực: a. Tài năng – năng lực – thiên tài / đúng là thiên tài ở mức cao nhất nhưng lựa chọn này chưa chính xác b. Năng lực – thiên tài – tài năng / năng lực là mức đầu tiên nhưng lựa chọn này của bạn chưa chính xác c. Năng lực – tài năng – thiên tài / chính xác! Đây là thứ tự tăng dần của các mức độ năng lực d. Thiên tài - năng lực - tài năng / thiên tài phải ở mức độ cao nhất chứ! bạn hãy chọn lại Câu 8: Năng lực nào sau đây là năng lực riêng: a. Khả năng quan sát / chưa chính xác vì đây là khả năng cần cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau b. Khả năng tư duy sáng tạo / năng lực tư duy sáng tạo cần cho mọi lĩnh vực c. Khả năng tổ chức / chính xác! Đây là năng lực có tính đặc thù d. Khả năng nhớ / lĩnh vực nào cũng cần khả năng nhớ, bạn hãy chọn lại Câu 9: Người nào trong những người dưới đây thuộc khí chất điềm đạm: Có bốn người đến rạp hát muộn: a. Anh A: cãi nhau với người soát vé, trong khi cố lấn vào chỗ ngồi của mình ở khu vực trước sân khấu. Anh ta cam đoan rằng đồng hồ trong nhà hát chạy nhanh, rằng anh ta không làm phiền ai cả. Anh đã gạt người soát vé và chạy sổ vào chỗ ngồi của mình / người điềm đạm sẽ không ứng xử như anh này đâu! b. Anh B: nhận ngay ra khu vực trước sân khấu đã hết chỗ, nhưng ở các tầng gác phía trên còn nhiều chỗ bỏ trống và anh đã chạy theo các bậc thang để lên trên đó / chưa chính xác, vì người này xử lý tình huống rất linh hoạt và nhanh c. Anh C: khi thấy trong phòng không còn chỗ ngồi, đã nghĩ ngay rằng: “cảnh đầu bao giờ cũng không hay. Bây giờ mình xuống căng tin và ngồi chờ đến giờ giải lao vậy” / chính xác! người điềm đạm thường xử sự bình tĩnh như vậy d. Anh D: buồn rầu ra về và tự than thân rằng: “mình không bao giờ gặp may cả” / ủy mị như vậy chỉ có thể là người ưu tư thôi, bạn hãy chọn lại Câu 10: Kiểu hoạt động thần kinh cấp cao nào sau đây là cơ sở của kiểu khí chất nóng nảy: a. Kiểu hoạt động thần kinh mạnh – cân bằng – linh hoạt / với đặc tính linh hoạt nổi trội sẽ là cơ sở cho kiểu khí chất linh hoạt b. Kiểu hoạt động thần kinh mạnh – cân bằng – không linh hoạt / với tính linh hoạt kém, là cơ sở của kiểu khí chất điềm đạm, bình thản c. Kiểu hoạt động thần kinh mạnh – không cân bằng / chính xác, với đặc điểm hưng phấn luôn chiếm ưu thế, loại người này rất khó kiềm chế nên thường nóng nảy d. Kiểu hoạt động thần kinh yếu / đây là cơ sở của loại người ưu tư, là người hay ủy mị, yếu đuối. . H3 H4 Năng lực hội họa / năng lực âm nhạc / năng lực kỹ thuật / năng lực trí tuệ • Trong 4 loại năng lực trên, năng lực nào là cần thiết cho cả 3 năng lực còn lại: (Năng lực hội họa / năng lực. nhạc / năng lực kỹ thuật / năng lực trí tuệ ) Năng lực cần cho cả 3 năng lực đó gọi là năng lực chung, 3 năng lực còn lại là năng lực riêng. • Hãy hoàn tất kết luận: Năng lực chung là năng lực. Các loại năng lực:  Năng lực chung: là phẩm chất trí tuệ cần cho nhiều hoạt động khác nhau. VD: năng lực quan sát, năng lực nhớ, năng lực tư duy sáng tạo .v.v.  Năng lực riêng: là năng lực

Ngày đăng: 03/07/2014, 18:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan