ĐA DẠNG SINH HỌC VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC doc

6 995 16
ĐA DẠNG SINH HỌC VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐA DẠNG SINH HỌC VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC I. Hệ sinh thái Việt Nam: Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới, với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới. Việt Nam được Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã (WWF) công nhận có 3 trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu; Tổ chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife) công nhận là một trong 5 vùng chim đặc hữu; Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) công nhận có 6 trung tâm đa dạng về thực vật. Việt Nam còn là một trong 8 "trung tâm giống gốc" của nhiều loại cây trồng, vật nuôi, trong đó có hàng chục giống gia súc và gia cầm. Đặc biệt các nguồn lúa và khoai, những loài được coi là có nguồn gốc từ Việt Nam, đang là cơ sở cho việc cải tiến các giống lúa và cây lương thực trên thế giới. Hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú, bao gồm hơn 11.458 loài động vật, hơn 21.000 loài thực vật và khoảng 3.000 loài vi sinh vật, trong đó có rất nhiều loài được sử dụng để cung cấp vật liệu di truyền. 1.1. Đa dạng về hệ sinh thái: Hệ sinh thái động vật gồm: 310 loài thú, 840 loài chim, 286 loài bò sát, 3.170 loài cá, 7.500 loài côn trùng và các động vật xương sống khác. Trong 30 năm qua, nhiều loài động thực vật được bổ sung vào danh sách các loài của Việt Nam như: + 5 loài thú mới là sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, chà vá chân xám và thỏ vằn Trường Sơn, + 3 loài chim mới là khướu vằn đầu đen, khướu Ngọc Linh và khướu Kon Ka Kinh + Khoảng 420 loài cá biển và 7 loài thú biển. Nhiều loài mới khác thuộc các lớp bò sát, lưỡng cư và động vật không xương sống cũng đã được mô tả. Hệ sinh thái thực vật gồm: 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 1.030 loài rêu, 2.500 loài tảo, 826 loài nấm… tính từ năm 1993 đến năm 2002, các nhà khoa học đã ghi nhận thêm 2 họ, 19 chi và trên 70 loài mới. Tỷ lệ phát hiện loài mới đặc biệt cao ở họ Lan Hệ sinh thái đất ngập nước với 39 kiểu, bao gồm: đất ngập nước tự nhiên 30 kiểu, đất ngập nước ven biển 11 kiểu, đất ngập nước nội địa 19 kiểu, đất ngập nước nhân tạo 9 kiểu Hệ sinh thái biển, hệ sinh thái rừng Bảng 1- Diễn biến diện tích và độ che phủ rừng qua các thời kỳ Năm Diện tích rừng (1000 ha) Độ che phủ (%) Ha/Đầu người Tổng cộng Rừng tự nhiên Rừng trồng 1943 14.300,0 14.300,0 0 43,2 0,57 1976 11.169,3 11.169,7 92,6 33,7 0,31 1980 10.683,0 10.180,0 422,3 32,1 0,19 1985 9.891,9 9.308,3 583,6 30,0 0,14 1990 9.175,6 8.430,7 744,9 27,8 0,12 1995 9.302,2 8.252,5 1.049,7 28,2 0,12 2000 10.915,6 9.444,2 1.491,4 33,2 0,14 2002 11.784,6 9.865,0 1.919,6 35,8 0,14 2003 12.095,0 10.005,0 2.090,0 36,1 0,14 2004 12.306,9 10.088,3 2.218,6 36,7 0,15 2005 12.616,7 10.283,2 2.333,5 37,0 0,15 II. Thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học hiện nay: Việt Nam nằm trong khu hệ rừng mưa nhiệt đới nên nước ta nổi tiếng về tài nguyên gỗ và đa dạng sinh học.Tuy nhiên, diện tích rừng đã bị thu hẹp nhanh chóng, hàng năm có khoảng 100.000 ha rừng bị mất.Rừng ngập mặn đã giảm 80%, khoảng 96% các rặng san hô bị đe dọa hủy hoại nghiêm trọng. Do mất nơi cư trú nhiều loài đã bị tuyệt chủng hoặc bị suy thoái như: heo vòi, tê giác, các loài bò rừng, công, trĩ, gỗ đỏ (La Ngà, Đồng Nai), gụ mật (Kỳ Thượng), táu (Hương Sơn), nghiến (Chí Linh) và nhiều loài khác như Sao, Sến, Trò chỉ, Hoàng đàn…Trong sách đỏ Việt Nam đã ghi 407 loài dộng vật và 448 loài thực vật là những loài quý hiếm đang bị đe dọa. Áp lực ô nhiễm môi trường nông nghiệp từ phân bón đang có xu hướng gia tăng; việc sử dunhj phân bón tuy chưa gây những ảnh hưởng nghiêm trọng cho chất lượng môi trường nông nghiệp, tuy nhiên tiềm ẩn nguy cơ tích lũy một số kim loại nặng độc hại (Cu. Cd, Zn, Pb…). Áp lực ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước và chất lượng nông sản bị suy giảm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và bảo quản chưa đúng quy định nên đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và nông sản gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Suy thoái môi trương đất do sa mạc hóa khá nghiêm trọng trong nông nghiệp Việt Nam đặc biệt tại một số tỉnh miền Trung (Ninh Thuận, Quảng Trị, Quảng Bình…) khoảng 7.055.000 ha III. Biện pháp khắc phục: Nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và hạn chế ô nhiễm môi trường, tại hội nghị tập huấn nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường Ngành NN và PTNT diễn ra ngày 13/06/2009 tại Nghệ An, Bộ NN và PT, NT đã đề ra một số giải pháp sau: _ Đối với các làng nghề các cơ quan Nhà nước cần tiến hành, quy hoạch, tổ chức, phân bố lại sản xuất tại các làng nghề cho phù hợp với tính chất đặc thù của tưng loại hình làng nghề. Đối với người sản xuất và cộng đồng tại các làng nghề tăng cường công tác phổ biến, giáo dục, tuyên truyền vận động về vệ sinh môi trường, an toàn lao động đến tận hộ sản xuất cá thể và tổ chức xã hội. Đối với người chủ sản xuất tại các làng nghề cần tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trường một cách chặt chẽ. _ Trong lĩnh vực chế biến nông, lâm sản cần chú trọng công tác quy hoạch sản xuất chế biến. Giải pháp xử lý nước thải bằng biogas cần được khuyến cáo rộng rãi. Chú trọng công tác quy hoạch sản xuất chế biến; đầu tư công tác nghiên cứu khoa học về các công nghệ chế biến sạch hơn _ Xây dựng và triển khai các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi "sạch", hỗ trợ xây dựng các công trình xử lý chất thải chăn nuôi. Quy hoạch chăn nuôi và đẩy mạnh quản lý nhà nước về môi trường trong chăn nuôi. Tăng cường hợp tác trong và ngoài nước về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. _ Lôi cuốn cộng đồng ngư dân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong ngành thuỷ sản. Trong quá trình phát triển, hoạt động môi trường của ngành thuỷ sản cần phải phối hợp với các ngành kinh tế khác, đặc biệt là những ngành kinh tế phát triển trên biển và ở ven biển như du lịch, cảng biển, giao thông… _ Giám sát chặt chẽ sử dụng các hoá chất dùng trong nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Tổ chức thu gom, xử lý, chôn lấp tập trung chất thải rắn, chất thải nguy hại để hạn chế ảnh hưởng đến môi trường nói chung và nguồn nước xung quanh. Ưu tiên đầu tư phát triển và bảo vệ rừng cũng như các biện pháp hoàn nguyên môi trường ở những khu vực đã bị sa mạc hoá, các khu vực bị ảnh hưởng mạnh của xói mòn rửa trôi. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý bảo vệ rừng; đặc biệt nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp và sự tham gia của các ngành các tổ chức xã hội vào bảo vệ rừng . ĐA DẠNG SINH HỌC VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC I. Hệ sinh thái Việt Nam: Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất. 2.333,5 37,0 0,15 II. Thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học hiện nay: Việt Nam nằm trong khu hệ rừng mưa nhiệt đới nên nước ta nổi tiếng về tài nguyên gỗ và đa dạng sinh học. Tuy nhiên, diện tích. trong nông nghiệp Việt Nam đặc biệt tại một số tỉnh miền Trung (Ninh Thuận, Quảng Trị, Quảng Bình…) khoảng 7.055.000 ha III. Biện pháp khắc phục: Nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và hạn chế ô nhiễm

Ngày đăng: 03/07/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan