Chấn thương ngực kín và vết thương ngực (Kỳ 3) pps

4 470 2
Chấn thương ngực kín và vết thương ngực (Kỳ 3) pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chấn thương ngực kín và vết thương ngực (Kỳ 3) 3.1.2. Mảng sườn di động: + Mảng sườn di động là một thể gãy xương sườn rất đặc biệt, trong đó có ít nhất 3 sườn liền nhau bị gãy ở cả hai đầu và các điểm gãy ở mỗi đầu đều nằm gần như trên cùng một đường thẳng đi qua các điểm gãy ở phía đầu đó của các sườn gãy cạnh nó. + Ngoài các triệu chứng của gãy xương sườn, mảng sườn di động còn có các triệu chứng đặc biệt khác là: - Di động ngược chiều của mảng sườn di động so với cử động hô hấp chung của lồng ngực: khi hít vào, toàn bộ lồng ngực nở ra nhưng mảng sườn di động thì thụt vào. Khi thở ra thì lồng ngực xẹp lại nhưng mảng sườn di động lại lồi ra. - Toàn trạng bệnh nhân thường biểu hiện suy hô hấp và suy tuần hoàn nặng. Hình 4.14: Các rối loạn sinh lý bệnh do mảng sườn di động. 3.2. Các tổn thương phần mềm thành ngực: 3.2.1. Vết thương: Chú ý xác định vị trí, độ rộng, mức độ tổn thương phần mềm thành ngực, độ sâu vết thương. Cần phân biệt rõ: + Vết thương thành ngực: độ sâu vết thương không tới lá thành màng phổi. + Vết thương ngực kín: miệng vết thương thường nhỏ. Đường ống vết thương đã được bịt kín lại nhờ tổ chức phần mềm của thành ngực, không có hiện tượng không khí ra vào qua lỗ vết thương. Có thể sờ thấy dấu hiệu “lép bép” do tràn khí dưới da quanh vết thương và vùng ngực, cổ. + Vết thương ngực hở: tại chỗ vết thương thấy có tiếng “phì phò” và sùi bọt máu theo nhịp thở của bệnh nhân. + Vết thương ngực van: khi bệnh nhân hít vào thì thấy tiếng rít của không khí vào màng phổi qua lỗ vết thương ở thành ngực (van ngoài) hay nghe thấy trên phổi bằng ống nghe (van trong). Khi thở ra không thấy hiện tượng đó. + Vết thương tim: vị trí vết thương tương ứng với vùng giải phẫu của tim. Xác định có tam chứng Beck (huyết áp động mạch giảm thấp, huyết áp tĩnh mạch tăng, tiếng tim mờ). + Vết thương ngực-bụng: vị trí vết thương ở từ mức liên sườn V trở xuống, có các dấu hiệu thủng tạng rỗng hay chảy máu trong ổ bụng. Các tạng trong ổ bụng có thể thoát vị qua vết thương cơ hoành lên lồng ngực (có khi thấy cả dịch dạ dày, dịch tá tràng, mạc nối lớn, quai ruột, dạ dày ở miệng vết thương thành ngực). 3.2.2. Tràn khí dưới da: Thường do khí từ phổi thoát qua khoang màng phổi rồi qua vết rách lá thành để tràn vào tổ chức dưới da thành ngực. + Vùng ngực bị tràn khí dưới da thường bị biến dạng, phồng to. Có khi tràn khí dưới da lan rộng lên cả vùng cổ, mặt làm biến dạng nặng các vùng này trông rất đáng sợ, nhưng nó thường không gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân + Có dấu hiệu ấn “lép bép” dưới da vùng bị tràn khí dưới da. 3.3. Các tổn thương khoang màng phổi: 3.3.1. Tràn máu khoang màng phổi: Máu chảy vào khoang màng phổi có thể từ các mạch máu thành ngực, trung thất hoặc nhu mô phổi bị tổn thương. + Có hội chứng tràn dịch khoang màng phổi: rung thanh giảm, rì rào phế nang giảm, gõ đục (hội chứng ba giảm); lồng ngực căng, các khe liên sườn giãn rộng. + Chọc hút thăm dò khoang màng phổi có máu. 3.3.2. Tràn khí khoang màng phổi: Khí vào khoang màng phổi thường là từ nhu mô phổi hoặc phế quản bị tổn thương. + Có hội chứng tràn khí khoang màng phổi: rung thanh giảm, rì rào phế nang giảm, gõ ngực thấy vang trống (tam chứng Galliard). Lồng ngực căng vồng, các khe liên sườn giãn rộng. + Thường có triệu chứng tràn khí dưới da vùng ngực bị tổn thương. + Chọc hút khoang màng phổi có khí. . thành ngực, độ sâu vết thương. Cần phân biệt rõ: + Vết thương thành ngực: độ sâu vết thương không tới lá thành màng phổi. + Vết thương ngực kín: miệng vết thương thường nhỏ. Đường ống vết thương. + Vết thương ngực hở: tại chỗ vết thương thấy có tiếng “phì phò” và sùi bọt máu theo nhịp thở của bệnh nhân. + Vết thương ngực van: khi bệnh nhân hít vào thì thấy tiếng rít của không khí vào. Chấn thương ngực kín và vết thương ngực (Kỳ 3) 3.1.2. Mảng sườn di động: + Mảng sườn di động là một thể gãy xương sườn

Ngày đăng: 03/07/2014, 14:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan