khái niệm hệ thống luật

3 411 0
khái niệm hệ thống luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I/ Các khái niệm cơ bản: 1/ Hệ thống pháp luật: Hệ thống pháp luật XHCN là: tổng thể các quy phạm pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau được quy định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản QPPL do NN ban hành theo những trình tự thủ tục và hình thức nhất định. 2/ Các thành tố của hệ thống pháp luật: QPPL, Chế định pháp luật, Ngành luật. - QPPL là thành tố nhỏ nhất trong hệ thống cấu trúc bên trong của PL. Nó cấu thành chế định PL, các Ngành luật và cả hệ thống PL. - Chế định Pháp luật: là một nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội có những đặc điểm chung và có quan hệ mật thiết với nhau thuộc cùng một loại quan hệ xã hội do một ngành luật điều chỉnh. Một ngành luật bao gồm nhiều chế định pháp luật, giữa chúng vừa có mối quan hệ hữu cơ vừa có tính độc lập tương đối. - Ngành luật: là tổng thể các QPPL điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội. Phân định ngành luật dựa trên đối tượng và phương pháp điều chỉnh. 3/ Một số khái niêm, định nghĩa, giải thích thuật ngữ liên quan. - Quyết định: là thuật ngữ không phải là hình thức văn bản mang tên “quyết định” mà nó là một tác động quản lý đến khách thể quản lý. - - II/ Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam 1/ Luật Nhà nước: Là tổng thể các QPPL điều chỉnh các quan hệ cơ bản phát sinh trong việc thực hiện quyền lực của nhân dân trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội: Kinh tế , văn hóa, giáo dục, xã hội, tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, mối quan hệ giữa NN và công dân. Luật NN là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật. Phương pháp điều chỉnh là mang tính tổng hợp, nói chung phương pháp mệnh lệnh, quyền uy là phương pháp điều chỉnh chủ đạo. Nguồn cơ bản của luật NN là hiến pháp. 2/ Luật hành chính: là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước. Quan hệ luật hành chính là quan hệ luôn luôn không bình đẳng giữa một bên là cơ quan hành chính NN, một đoàn thể quần chúng hoặc một cán bộ, công chức NN được giao quyền QLNN, giữ quyền lực NN với các bên hữu quan tương ứng có nghĩa vụ phục tùng. Phương pháp điều chỉnh:Mệnh lệnh. Luật HC quy định những nguyên tắc, hình thức và phương pháp QLNN, xác định quy chế pháp lý của các chủ thểQLNN, điều chỉnh hoạt động của các công chức NN, xác định thủ tục hành chính và trách nhiệm hành chính. Và còn quy định các vấn đề cụ thể của QLNN trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. 3/ Luật tài chính: Là tổng hợp các QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hoạt động tài chính của Nhà nước. đó là hoạt động xây dựng, phê chuẩn phân bố, thu chi ngân sách NN, hoạt động tín dụng. 1 Các QPPL của luật tài chính để xây dựng hệ thống tiền tệ, phát hành lưu thông giấy bạc, kiểm tra cho vay tín dụng, định và thu các loại thuế, quy định kỹ luật tài chính trong hoạt động kinh tế. 4/ Luật đất đai: Là tổng hợp các QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lý sử dụng và bảo vệ đất đai Nguồn của luật đất đai là hiến pháp. Phương pháp điều chỉnh: Kết hợp mệnh lệnh với khuyến khích động viên. 5/ Luật Lao động: Là tổng hợp các QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động, các quan hệ phát sịnh từ quan hệ lao động. Nội dung chủ yếu của luật là các chế định: hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tiền lương kỹ luật lao động và trách nhiệm vật chất, an toàn lao động, vệ sinh lao động, chế độ lao động nữ và người chưa thành niên, về tranh chấp lao động, bảo hiểm xã hội, địa vị pháp lý của Công đoàn Việt Nam trong bảo vệ quyền lợi của người lao động, quản lý NN về lao động, thanh tra lao động. 6/ Luật hôn nhân và gia đình: Là tổng thể các QPPL điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và quan hệ tài sản phát sinh do sự kiện kết hôn và nhận con nuôi. 7/ Luật kinh tế: Là tổng thể các QPPL điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình các cơ quan Nhà nước quản lý các hoạt động kinh tế và các quan hệ giữa các đơn vị kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các chế định chủ yếu của luật kinh tế: Địa vị pháp lý của các doanh nghiệp, hợp đồng kinh tế, phá sản doanh nghiệp, cạnh tranh, giải quyết kinh tế 8/ Luật Dân sự: Là tổng thể các QPPL điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa -tiền tệ và một số quan hệ thân nhân phi tài sản như về danh dự, quyền phát minh, sáng chế, quyền tác giả. Phương pháp điều chỉnh: Bình đẳng, thỏa thuận giữa các chủ thể. Những chế định cơ bản của Luật DS: quyền sở hữu, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền tác giả, quyền phát minh sáng chế. 9/ Luật tố tụng dân sự: Là tổng thể các QPPL điều chỉnh các quan hệ tố tụng phát sinh trong quá trình điều tra và giải quyết các vụ án dân sự để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, tập thể và công dân, bảo vệ pháp chế XHCN. Luật quy định các quy tắc và thủ tục giải quyết vụ án dân sự, nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án, đương sự và những người tham gia tố tụng khác. Phương pháp điều chỉnh chủ yếu: Tôn trọng quyền tự định đọat của đương sự, trách nhiệm hòa giải của Tào án trên tinh thần dân chủ, đoàn kết nhằm giải quyết những mâu thuẩn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân. 10/ Luật hình sự: Là tổng thể các QPPL, xác định các yếu tố cấu thành tội phạm và hình phạt đối với những người phạm tội. luật được chia 2 phần: Phần chung và các tội phạm gồm các quy phạm xác định tội phạm, các yếu tố cấu thành tội phạm, trách nhiệm hình sự và việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội. Phần các tội phạm gồm các quy phạm xác định cấu thành từng tội phạm và hình phạt áp dụng đối với tội phạm đó. Nguồn cơ bản: Hiến pháp và bộ luật hình sự hiện hành. Phương pháp điều chỉnh: Quyền lực. 2 11/ Luật tố tụng hình sự: Là tổng thể các QPPL quy định các nguyên tắc, điều kiện, thủ tục giải quyết một vụ án hình sự từ việc khởi tố, điều tra, kiểm sát và xét xử các vụ án hình sự quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng hình sự. Luật TTHS có nhiệm vụ bảo đảm nhanh chóng phát hiện tội phạm, điều tra chính xác và xét xử nghiêm minh, bảo đảm các quyền cơ bản của công dân. Luật thể hiện rõ các nguyên tắc dân chủ , pháp chế và nhân đạo. 12/ Luật quốc tế : Là hệ thống các QPPL được hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận giữa các quốc gia có chủ quyền, các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết, các tổ chức quốc tế liên chính phủ được thành lập phù hợp với hiến chương liên hợp quốc, nhằm điều chỉnh các quan hệ chính trị , kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật giữa các quốc gia và các tổ chức ở trên, giữa các công dân, pháp nhân của các nước khác nhau trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động và một số quan hệ khác. Quy phạm của luật được hình thành trên sự thỏa thuận và thể hiện ý chí chung của các quốc gia. Luật gồm 2 bộ phận: công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế. Công pháp quốc tế điều chỉnh các quan hệ về chính trị. Tư pháp quốc tế điều chỉnh các quan hệ dân sự, lao động, hôn nhân gia đình, tố tụng dân sự phát sinh giữa các công dân, pháp nhân của các quốc gia khác nhau. 13/ Một số ngành luật khác: Luật ngân hàng, luật tài nguyên khoáng sản, luật thương mại đang hình thành. Đà nẵng, ngày 25-11-2006. Biên tập: Nguuyễn Văn Đường 3 . Các khái niệm cơ bản: 1/ Hệ thống pháp luật: Hệ thống pháp luật XHCN là: tổng thể các quy phạm pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau được quy định thành các chế định pháp luật, các ngành luật. tố của hệ thống pháp luật: QPPL, Chế định pháp luật, Ngành luật. - QPPL là thành tố nhỏ nhất trong hệ thống cấu trúc bên trong của PL. Nó cấu thành chế định PL, các Ngành luật và cả hệ thống PL. -. cơ bản của luật NN là hiến pháp. 2/ Luật hành chính: là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước. Quan hệ luật hành chính là quan hệ luôn luôn

Ngày đăng: 03/07/2014, 13:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan