Hôn mê (Kỳ 1) doc

6 167 0
Hôn mê (Kỳ 1) doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hôn mê (Kỳ 1) 1. Mở đầu. + Hôn mê là tình trạng mất ý thức, là một phản ứng tương đối đồng nhất của não bộ đối với các kích thích nội sinh hoặc ngoại sinh khác nhau như: thiếu oxy, thay đổi độ pH, hạ đường huyết, rối loạn nước-điện giải… cũng như đối với các chất độc nội sinh và ngoại sinh. + Ở trong tình trạng hôn mê bệnh nhân mất khả năng thức tỉnh, không còn đáp ứng phù hợp với các kích thích bên ngoài, rối loạn ngôn ngữ toàn bộ, không có các vận động chủ động có định hướng và có ý nghĩa của các cơ mặt, các cơ ở chi hoặc cơ thân. 2. Các mức độ hôn mê trên lâm sàng. 2.1. Phân chia hôn mê theo độ (bốn độ): + Hôn mê độ I (hôn mê nông- coma stupor): - Gọi, hỏi, lay kích thích đau không đáp ứng bằng lời nói, không mở mắt. - Không đáp ứng phù hợp với kích thích đau (khi kích thích mạnh bệnh nhân chỉ nhăn mặt, kêu rên). - Phản xạ hắt hơi còn. Phản xạ đồng tử với ánh sáng, phản xạ nuốt còn nhưng chậm . - Có rối loạn cơ vòng. - Chưa có rối loạn hô hấp và tim mạch. - Trường hợp bệnh nhân vật vã, giãy giụa, kêu la, mê sảng, người ta gọi là hôn mê thao thức (coma vigil). + Hôn mê độ II (hay hôn mê vừa, hôn mê thực sự - coma confirmé): - Gọi, hỏi, lay, kích thích đau bệnh nhân không trả lời, không đáp ứng mở mắt. - Phản xạ đồng tử với ánh sáng mất, phản xạ giác mạc mất hoặc rất trơ. - Đại tiểu tiện không tự chủ, rối loạn điều hoà thân nhiệt (thường tăng thân nhiệt). - Rối loạn nhịp thở (thở kiểu Cheyne Stokes, kiểu Kussmaul hoặc Biot). Rối loạn chức năng tim mạch (mạch nhanh, nhỏ, huyết áp dao động). - Có thể thấy biểu hiện co cứng mất vỏ não. + Hôn mê độ III ( hôn mê sâu coma carus): - Bệnh nhân mất ý thức sâu sắc, không đáp ứng với mọi kích thích và mọi cường độ. - Mất tất cả các phản xạ (kể cả phản xạ nuốt, phản xạ ho), đồng tử giãn. - Rối loạn thần kinh thực vật nghiêm trọng: tim đập yếu, huyết áp giảm, bệnh nhân xanh nhợt, rối loạn nhịp thở (thường thở kiểu thất điều hoặc thở ngáp), rối loạn thân nhiệt (thân nhiệt thường giảm), tăng tiết đờm dãi. - Đái ỉa dầm dề. - Có thể thấy dấu hiệu duỗi cứng mất não. + Hôn mê độ IV (hôn mê quá mức, hôn mê không hồi phục- coma dépassé): - Rối loạn hô hấp và tim mạch rất nặng nề, bệnh nhân không còn tự thở được, cần hô hấp hỗ trợ, huyết áp hạ rất thấp có khi không đo được, tim đập rời rạc, yếu ớt. - Mất tất cả các phản xạ, đồng tử giãn rộng, toàn thân giá lạnh. Bệnh nhân trong tình trạng hấp hối. 2.2. Đánh giá mức độ ý thức theo thang điểm Glasgow: + Bảng 1. Thang điểm Glasgow của Teasdale và Jenett (1978): Chỉ tiêu Biểu hiện Điể m Đáp ứng mở mắt - Mở mắt tự nhiên - Mở mắt khi gọi, khi ra lệnh - Mở mất khi có kích thích đau - Không mở mắt 4 3 2 1 Đáp ứng vận động - Vận động đúng theo mệnh lệnh - V ận động thích hợp khi có kích thích (sờ vào chỗ bị kích thích) - Đáp ứng không thích hợp - Đáp ứng kiểu co cứng mất vỏ - Đáp ứng kiểu duỗi cứng mất não - Không đáp ứng 6 5 4 3 2 1 Đá p ứng lời nói - Trả lời đúng câu hỏi - Trả lời lẫn lộn, mất định hướng - Trả lời không phù hợp câu hỏi - Trả lời không rõ tiếng, không hiểu được - Không trả lời 5 4 3 2 1 Cộng 15 điểm + Đánh giá kết quả điểm Glasgow: - 15 điểm : bình thường. - 10 đến 14 điểm: rối loạn ý thức nhẹ. - 6 đến 10 điểm: rối loạn ý thức nặng. - 4 đến 5 điểm: hôn mê sâu. - 3 điểm : hôn mê rất sâu, đe doạ không hồi phục. . độ hôn mê trên lâm sàng. 2.1. Phân chia hôn mê theo độ (bốn độ): + Hôn mê độ I (hôn mê nông- coma stupor): - Gọi, hỏi, lay kích thích đau không đáp ứng bằng lời nói, không mở mắt. - Không. la, mê sảng, người ta gọi là hôn mê thao thức (coma vigil). + Hôn mê độ II (hay hôn mê vừa, hôn mê thực sự - coma confirmé): - Gọi, hỏi, lay, kích thích đau bệnh nhân không trả lời, không. thấy dấu hiệu duỗi cứng mất não. + Hôn mê độ IV (hôn mê quá mức, hôn mê không hồi phục- coma dépassé): - Rối loạn hô hấp và tim mạch rất nặng nề, bệnh nhân không còn tự thở được, cần hô hấp

Ngày đăng: 03/07/2014, 13:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan