Phạm trù sở hữu trong triết học Mác và một số vấn đề về thực tiễn sở hữu ở Việt Nam hiện nay

76 1.5K 4
Phạm trù sở hữu trong triết học Mác và một số vấn đề về thực tiễn sở hữu ở Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phạm trù sở hữu trong triết học Mác và một số vấn đề về thực tiễn sở hữu ở Việt Nam hiện nay. Sở hữu là một trong những vấn đề được các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác – Lênin quan tâm đặc biệt. Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển học thuyết của mình, đặc biệt là lý luận về chủ nghĩa xã hội, các nhà kinh điển đã phải liên tục đấu tranh không khoan nhượng với mọi học thuyết khác để bảo vệ quan điểm cơ bản của mình: “xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân TBCN về TLSX là một quá trình tất yếu khách quan của lịch sử loài người”.

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sở hữu là một trong những vấn đề được các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác – Lênin quan tâm đặc biệt. Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển học thuyết của mình, đặc biệt là lý luận về chủ nghĩa xã hội, các nhà kinh điển đã phải liên tục đấu tranh không khoan nhượng với mọi học thuyết khác để bảo vệ quan điểm cơ bản của mình: “xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân TBCN về TLSX là một quá trình tất yếu khách quan của lịch sử loài người”. Ở nước ta, sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu, nhất là thành tựu trên lĩnh vực phát triển kinh tế. Sự khởi sắc của nền kinh tế nước ta được bắt đầu từ quá trình đổi mới nhận thức, đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế và vận dụng một cách đúng đắn những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn. Tuy nhiên, trong hàng loạt các vấn đề thì vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề quan trọng nhất. Theo lý luận mác xít, sở hữu là mặt căn bản của quan hệ sản xuất, nó phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Vậy, với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất như ở Việt Nam hiện nay thì quan hệ sở hữu nói riêng và quan hệ sản xuất nói chung như thế nào là phù hợp. Từ đó để phát triển một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì cơ cấu sở hữu phải như thế nào? Những yếu tố nào tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và biến đổi quan hệ sở hữu? Đặc trưng của chế độ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Đó là vấn đề cấp bách cả về lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay. Ở nước ta, sở hữu đang là một vấn đề nhạy cảm trong công cuộc đổi mới toàn diện, lâu dài, đang là sự thển hiện tập trung nguyện vọng và lợi ích của các tầng lớp nhân dân. Thực tiễn của công cuộc đổi mới, đặc biệt là 1 trong đổi mới về kinh tế đã chứng minh tính đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về nhận thức và xử lý đối với các vấn đề sở hữu. Việc xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN đang đòi hỏi phải có sự xem xét và giải quyết một cách đúng đắn những vấn đề sở hữu. Hơn nữa, nền kinh tế mà chúng ta đang xây dựng đòi hỏi phải có những chủ sở hữu thật sự và cụ thể; những chủ sở hữu đó không chỉ là Nhà nước, tập thể mà còn là cá nhân công dân. Theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Trung ương VI (lần 1) khóa VIII, để thực hiện việc giải phóng và phát huy mọi lực lượng, mọi tiềm năng, cần tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người, mọi gia đình, mọi doanh nhân kinh doanh có hiệu quả, tạo môi trường và điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Đồng thời chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là phát triển nền kinh tế thị trường, đặt con người vào vị trí trung tâm, phát huy sức mạnh của từng cá nhân con người và cũng tất cả vì con người. Do đó, cần phải chú trọng nghiên cứu xây dựng một hệ thống pháp luật, bảo đảm được sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với sự phát triển và thỏa mãn những yêu cầu về mặt xã hội giữa cá nhân và cộng đồng. Xác định vai trò và tầm quan trọng của vấn đề sở hữu ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Chúng tôi vấn đề: “Phạm trù sở hữu trong triết học Mác và một số vấn đề về thực tiễn sở hữu ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài khóa luận của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trên các sách báo trong nước những năm trở lại đây đã có nhiều công trình, bài báo, bài viết, của các nhà nghiên cứu khoa học về vấn đề liên quan đến đề tài. Trong đó, có những công trình chủ yếu sau đây: Ở nước ta, kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng công cuộc đổi mới, nhất là khi Đảng ta công bố "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội", khẳng định việc xây dựng nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng 2 XHCN, đã có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu tới vấn đề sở hữu. Chuyên đề "Cơ cấu sở hữu và cơ chế kinh tế - Những vấn đề lý luận pháp lý và thực tiễn ở Việt Nam" của cố Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Trọng Hựu trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, tháng 3-1989. Bài viết "Vấn đề sở hữu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội" của Phó giáo sư Tiến sĩ Lê Hữu Nghĩa trên Tạp chí Cộng sản, tháng 6-1989; Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ “Sự phù hợp giữa chế độ sở hữu và chế độ chính trị ở nước ta hiện nay” của Viện khoa học chính trị, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1996 do PGS.PTS Lưu Văn Sùng làm chủ nhiệm; Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ “Những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề sở hữu trong chủ nghĩa xã hội và ý nghĩa của những quan điểm đó đối với quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay”, Hà Nội, 2001 do TS Trần Ngọc Linh làm chủ nhiệm đề tài; công trình “Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội do GS.TS Nguyễn Kế Tuấn làm chủ biên; công trình “Một số vấn đề sở hữu ở nước ta hiện nay” do PGS.TS Nguyễn văn Thạo và TS. Nguyễn Hữu Đạt đồng chủ biên. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2004;…. Ngoài ra, trên các báo, tạp chí khoa học khác trong nước cũng có đăng tải những bài báo khoa học của các nhà nghiên cứu về vấn đề sở hữu như: Tạp chí cộng sản, tạp chí triết học, tạp chí nghiên cứu kinh tế… là những công trình nghiên cứu về vấn đề sở hữu ở nước ta hiện nay. Trong số các công trình nói trên phải kể đến những công trình có tính chất nghiên cứu sâu sắc, toàn diện và có hệ thống về vấn đề sở hữu như, công trình Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ “Những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề sở hữu trong chủ nghĩa xã hội và ý nghĩa của những quan điểm đó đối với quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay”, Hà Nội, 2001 do TS Trần Ngọc Linh làm chủ nhiệm đề tài. Công trình này bao gồm sự tham gia của nhiều nhà khoa học, công trình này đã hệ thống những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề sở 3 hữu trong chủ nghĩa xã hội, coi đó là cơ sở, nền tảng lý luận cho việc tìm ra những biện pháp, phương án xây dựng một hệ thống các loại hình sở hữu thích hợp bảo đảm cho thành phần kinh tế nhà nước giữ được vị trí chủ đạo, đồng thời phát huy được mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế khác trong toàn bộ nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta trong thời kì đổi mới. Tiếp đến là công trình “Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” do GS.TS Nguyễn Kế Tuấn làm chủ biên. Công trình đã làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về vấn đề sở hữu trong mô hình kinh tế thị trường; vận dụng chúng để làm rõ vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; cung cấp luận chứng khoa học cho việc bổ sung, điều chỉnh các quan điểm, chủ trương của Đảng và cơ chế, chính sách của Nhà nước trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn tới. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Mục đích nghiên cứu Đề tài bước đầu làm rõ quan niệm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin về sở hữu, từ đó phân tích một số vấn đề thực tiễn của sở hữu ở Việt Nam hiện nay. - Nhiệm vụ nghiên cứu + Phân tích khái niệm sở hữu lịch sử hình thành và các hình thức của sở hữu trong lịch sử, nội dung của quan hệ sở hữu. + Phân tích thực trạng vấn đề sở hữu ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và những định hướng phát triển sở hữu ở Việt Nam trong điều kiện mới. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài Cơ sở lý luận của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là lý luận về hình thái kinh tế - xã hội. 4 Phương pháp nghiên cứu đề tài là kết hợp các nguyên tắc nhận thức duy vật biện chứng trong nghiên cứu xã hội với phân tích và tổng hợp, so sánh và đối chiếu, logic và lịch sử. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 02 chương (06 tiết). 5 NỘI DUNG Chương 1 PHẠM TRÙ SỞ HỮU TRONG TRIẾT HỌC MÁC 1.1. Khái niệm về sở hữu Sở hữu luôn luôn là vấn đề chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin cũng như trong thực tiễn phong trào cách mạng của giai cấp vô sản toàn thế giới. C. Mác đã coi vấn đề sở hữu là vấn đề sống còn của bất cứ giai cấp nào trong xã hội. Mác viết: “Vấn đề sở hữu bao giờ cũng là vấn đề sống còn của giai cấp này hay giai cấp khác – tùy thuộc vào trình độ phát triển của công nghiệp” [25; 428]. Vì sao vấn đề sở hữu lại được C. Mác, cũng như những nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác – Lênin coi là quan trọng như vậy? Chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời trong các tác phẩm của C. Mác và Ph. Ăngghen, khi các ông bàn về bản chất của sở hữu, vị trí, vai trò của sở hữu trong sự vận động và phát triển của xã hội loài người. Khái niệm sở hữu đã trải qua một quá trình phát triển lâu đời. Trong suốt nhiều thế kỷ trước khi hình thành các hình thái kinh tế - xã hội, khái niệm “sở hữu” hoặc là tuyệt nhiên không được sử dụng, hoặc đã được dùng với những nghĩa khác xa nghĩa ngày nay. Chẳng hạn, khi nói về tài sản, của cải, Aristotte có nói tới chiếm giữ chúng, chứ không phải là sở hữu. Khái niệm “sở hữu” đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ XVII. Trong thời kì mà tư tưởng quyền tự nhiên được phổ biến rộng rãi. Chung quanh quan niệm về sở hữu đã có hai khuynh hướng tư tưởng khác nhau: đó là tư tưởng của các nhà triết học và các nhà luật học, mà các đại biểu nổi tiếng là Locke, Smit, Ricardo, Hêghen, Savigny, Rútxô… Theo Locke – nhà triết học duy vật Anh, khái niệm sở hữu được coi như là sự chiếm hữu. Quan niệm này được ông thể hiện rõ trong cuốn 6 “Luận án thứ hai về Chính phủ”. Cũng như Locke, Hêghen – đại biểu của triết học duy tâm khách quan Đức thế kỷ XVIII – XIX, đã coi sở hữu là sự chiếm hữu. Theo Hêghen, sở hữu không phải là một quan hệ xã hội đặc biệt, mà là một quan hệ của con người, với tư cách là con người với tự nhiên, một quyền tuyệt đối về chiếm hữu liên quan đến mọi vật của con người. Ngược lại với Hêghen, Savigny – nhà bác học người Đức, một trong những người sáng lập ra trường phái lịch sử pháp luật La mã thời đó, đã không coi sở hữu là một quyền tuyệt đối về chiếm hữu. Theo ông, việc “nắm giữ” là cơ sở của bất cứ loại hình sở hữu nào; một người nắm giữ một đồ vật là ở trong điều kiện có khả năng ngăn chặn hay loại trừ bất kỳ một người nào khác tác động về mặt vật chất lên nó. Khía cạnh đáng chú ý nhất của sự nắm giữ, theo Savigny là: nó không phải là một khái niệm pháp lý hay pháp quy, nó cũng không phải là một pháp luật, mà đúng hơn nó là cái nền hay điều kiện cho sự xây dựng pháp luật. C. Mác và Ph. Ăngghen – những người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học đã tiếp thu một cách có chọn lọc những quan điểm nêu trên về sở hữu. Điểm mà các ông tiếp thu ở đây là: sở hữu trước hết đó là sự chiếm hữu đối với những công cụ lao động và sản phẩm lao động. Tuy nhiên, tư tưởng “chiếm hữu” ở các ông có sự biến đổi rõ rệt. Các ông khẳng định rằng, sở hữu không phải là bất kỳ sự chiếm hữu nào, bởi vì sở hữu là quan hệ xã hội và do đó, sở hữu là sự chiếm hữu mang tính chất xã hội. Trước khi đi vào tìm hiểu khái niệm của sở hữu trong tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen cần lưu ý một điều rằng, đối với các ông, sở hữu không phải là mục đích mà chỉ là điều kiện của sản xuất. Các ông không hề có ý định đặt thành vấn đề sở hữu là gì?. Do đó, các ông không dành riêng một tác phẩm nào để nói về khái niệm sở hữu. Tuy vậy, khi phân tích, nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, các ông đã buộc phải nghiên cứu vấn đề sở hữu và không thể không đề cập đến khái niệm sở hữu. Chính vì vậy chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều khái niệm về sở hữu mà 7 các ông đã đưa ra trong các tác phẩm của mình như: “Tư bản”, “Sự khốn cùng của triết học” năm 1847, “Bàn về Pruđông”, “Bản thảo kinh tế triết học năm 1844”, “Hệ tư tưởng Đức” năm 1846, “Phê phán cương lĩnh Gôta”, “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”… và một loạt thư từ, bài báo khác. Qua việc tổng hợp các ý kiến mà các nhà kinh điển đã nêu ra trong các tác phẩm nói trên chúng tôi đi đến một số nhận định sau: Thứ nhất, C. Mác và Ph. Ăngghen cho rằng, không có một khái niệm sở hữu riêng biệt nằm ngoài quan hệ xã hội. Trong tác phẩm “Bàn về Pruđông”, khi phê phán các nhà kinh tế học tư sản trong cách đặt vấn đề sở hữu, C. Mác đã chỉ ra rằng, Pruđông đã bộc lộ sai lầm ngay trong cách đặt nhan đề cuốn sách của mình “Sở hữu là gì?”. Sai lầm của Pruđông là ở chỗ coi sở hữu là một khái niệm riêng biệt, một quan hệ độc lập nằm ngoài những quan hệ xã hội. Trong thư gửi Anencốp ngày 28-12-1846, C. Mác có viết: “khi định nghĩa sở hữu là một quan hệ độc lập thì ngài Pruđông đã phạm phải một điều tồi tệ hơn là sai lầm có tính chất phương pháp luận: ông ta đã tỏ ra không hiểu mối liên hệ đã gắn bó tất cả các hình thức của nền sản xuất tư bản; ông ta đã tỏ ra không hiểu tính chất lịch sử và tính chất nhất thời của các hình thức sản xuất trong một thời đại nhất định…” [29; 662-663]. Theo C. Mác và Ph. Ăngghen, sở hữu nằm trong quan hệ xã hội của một nền sản xuất nhất định, cho nên các ông cho rằng, nếu muốn định nghĩa sở hữu như là một quan hệ độc lập, một phạm trù riêng biệt, một ý niệm trừu tượng và vĩnh cửu, thì như thế chỉ là sa vào một ảo tưởng siêu hình hay mang tính chất luật học mà thôi. Thứ hai, C. Mác và Ph. Ăngghen khẳng định rằng, sở hữu là một quan hệ xã hội mang tính lịch sử cụ thể. Trong tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học”, C. Mác có viết: “Trong mỗi thời đại lịch sử, quyền sở hữu đã phát triển một cách khác nhau, và trong một loạt những quan hệ xã hội hoàn toàn khác nhau”[24; 234-235]. Do vậy, khi định nghĩa về sở hữu thì sở hữu “không phải là gì khác mà là trình bày tất cả những quan hệ xã hội của 8 sản xuất”. Do đó, khi định nghĩa về sở hữu C. Mác đã chỉ ra phương pháp luận để nghiên cứu khái niệm sở hữu, đó chính là việc phân tích nền sản xuất xã hội. Chỉ có dựa vào việc nghiên cứu những điều kiện vật chất của đời sống xã hội mới cụ thể đưa ra được định nghĩa về sở hữu và chỉ ra vị trí, vai trò của nó trong hệ thống các mối quan hệ xã hội nói chung. Thứ ba, sở hữu là quan hệ đối với những điều kiện của sản xuất. Theo C. Mác và Ph. Ănghhen, cơ sở của sở hữu là mối quan hệ qua lại của con người đối với tư liệu sản xuất. Phương thức chiếm hữu tư liệu sản xuất quy định phương thức chiếm hữu sản phẩm làm ra. Hơn nữa, các quan hệ kinh tế của sự chiếm hữu những vật phẩm tiêu dùng cho sản xuất và phi sản xuất cũng không tồn tại bên ngoài những giai đoạn tái sản xuất xã hội, mà lại tạo ra nội dung hiện thực của những giai đoạn ấy. Chính vì vậy, trong “Phê phán khoa kinh tế chính trị” C. Mác đã viết: “chúng tôi quy sở hữu ấy thành quan hệ đối với những điều kiện của sản xuất” [24; 234-235]. Mối quan hệ đó là mạch khởi nguồn và cơ bản của con người trong quá trình sản xuất và chiếm hữu của cải vật chất. Trong các tác phẩm của mình, C. Mác và Ph. Ăngghen đã nhiều lần chỉ ra rằng, bản thân vật thể, vật dụng không thể là sở hữu. Sở hữu chỉ có thể tồn tại nơi mà ở đó con người có những mối quan hệ nhất định với nhau trong quá trình sản xuất và chiếm hữu những vật dụng đó. C. Mác và Ph. Ăngghen cũng đã phân biệt phạm trù “sở hữu” với “chiếm hữu” để phản đối lại sự đồng nhất hai khái niệm trên của các nhà kinhh tế học tư sản. C. Mác có viết: “Người ta trên thực tế bắt đầu từ chỗ chiếm hữu những vật dụng của thế giới bên ngoài làm tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu của bản thân.v.v…và v v…rồi sau họ mới đi tới chỗ dùng ngôn ngữ tiếp tục đánh dấu chúng là tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu của mình” [26; 539]. Mặt khác, khi “chiếm hữu” mang tính chất xã hội, thì đó là quan hệ giữa người với người về đối tượng của sự chiếm hữu. Khi “chiếm hữu” được xem xét từ góc độ thứ hai thì đó chính là “sở hữu”. Như vậy, “sở hữu” chính là mối quan hệ giữa người với người 9 trong việc chiếm hữu của cải vật chất xã hội, là quan hệ kinh tế khách quan, là điều kiện của sản xuất và được thực hiện về mặt kinh tế thông qua quá trình tái sản xuất xã hội. Và như đã nêu ở trên, sở hữu vận động và biến đổi theo sự thay đổi của những điều kiện kinh tế - xã hội trong một không gian và thời gian nhất định. Với việc phân biệt hai phạm trù “sở hữu” và “chiếm hữu” trong lý luận của chủ nghĩa Mác có ý nghĩa nhiều mặt đó là: Một là, thừa nhận sở hữu là quan hệ xã hội luôn có sự biến đổi không ngừng, do đó cần phải có những cách tiếp cận linh hoạt, phù hợp với sự biến đổi đó. Muốn hiểu được quan hệ sở hữu thì phải phân tích sự vận động của điều kiện kinh tế – xã hội, bởi vì sở hữu cũng vận động và biến đổi theo sự vận động của điều kiện kinh tế – xã hội đó. Điều đó đòi hỏi nhận thức của con người phải luôn luôn mềm dẻo, linh hoạt và khách quan mới phản ánh đúng những biến đổi của thực tiễn, của lịch sử sinh động. Nếu như hiểu sở hữu một cách đơn thuần hay tiếp thu một cách cứng nhắc, giáo điều về các hình thức sở hữu sẽ dẫn đến sai lầm, khủng hoảng trong thực tiễn và bế tắc trong lý luận. Hai là, nếu lẫn lộn hai phạm trù “sở hữu” và “chiếm hữu” sẽ trượt sang cách hiểu tầm thường, biện hộ cho chế độ tư hữu, coi chế độ tư hữu cũng tồn tại vĩnh viễn như ‘chiếm hữu” tự nhiên. Con người muốn tồn tại và duy trì hoạt động sản xuất xã hội, bao giờ cũng cần phải có quan hệ chiếm hữu. Chiếm hữu là nhu cầu, là bản năng sinh tồn của mỗi con người. Còn sở hữu là một trong những hình thức biểu hiện về mặt xã hội của quan hệ chiếm hữu. Ứng với một tình trạng và trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, có một hình thức sở hữu thống trị phù hợp với nó. Vì thế, coi chế độ tư hữu cũng tồn tại vĩnh viễn như “chiếm hữu” thì theo C. Mác và Ph. Ăngghen là một sự nhầm lẫn phản khoa học. Như vậy, qua phân tích nêu trên, theo phân tích của các nhà kinh điển mácxít, “chiếm hữu” là khái niệm gốc của “sở hữu”. Song “sở hữu” có nội dung, phạm vi, quy mô rộng lớn hơn “chiếm hữu”. Tuy các ông 10 [...]... đơn giản Người sở hữu A (người sản xuất hàng hóa) Hàng hóa A các quan hệ phân công lao động xã hội các quan hệ sở hữu Sở hữu thực tế Sở hữu thực tế Người sở hữu B (người sản xuất hàng hóa) Hàng hóa B Sở hữu kinh tế II Hình thái sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa Người sở hữu A (nhà tư bản) Tư liệu SX và TD các quan hệ phân công lao động xã hội các quan hệ sở hữu Sở hữu thực tế hữu Người sở hữu B (người... một số hình thức sở hữu tư nhân; sở hữu cổ phần (xuất hiện từ thế 22 kỉ XVII); sở hữu tư bản nhà nước, hợp tác xã (xuất hiện từ giữa thế kỉ XX) C Mác nhận định: Trong công nghiệp lớn và trong cạnh tranh, tất cả các điều kiện tồn tại…của các cá nhân đều hòa vào trong hai hình thức giản đơn nhất: sở hữu tư nhân và lao động” [24; 95] Như vậy, đặc trưng của vấn đề sở hữu trong chủ nghĩa tư bản là sở hữu. .. Sức lao động Sở hữu kinh tế III Hình thái nhà nước của sở hữu tư nhân đơn giản Người sở hữu A (Nhà nướcNgười sản xuất hàng hóa) Hàng hóa A các quan hệ phân công lao động xã hội các quan hệ sở hữu Sở hữu thực tế Người sở hữu B (người sản xuất hàng hóa) Hàng hóa B Sở hữu kinh tế IV Hình thái nhà nước của sở hữu tư nhân TBCN Người sở hữu A (Nhà nước- Nhà tư bản) Tư liệu SX và tư liệu sở hữu các quan hệ... là cơ sở để ông đề ra những giải pháp mềm dẻo, thích hợp với tình hình cụ thể ở từng giai đoạn cụ thể của cách mạng 35 Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CỦA SỞ HỮU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Thực trạng của sở hữu ở Việt Nam hiện nay Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, ngay từ khi mới ra đời Đảng ta đã chỉ ra mục tiêu cuối cùng mà cuộc cách mạng của chúng ta phải đi tới Trong. .. người chủ sở hữu chỉ thực sự là người chủ sở hữu khi mà anh ta có quyền hoặc có khả năng hiện thực định đoạt đối tượng sở hữu Do vậy, người sở dụng đối tượng sở hữu cũng có thể là người chủ sở hữu, nếu anh ta có quyền chiếm hữu và định đoạt Về thực chất khi trao hoặc chuyển quyền định đoạt cho người khác, cũng có nghĩa là chuyển các thẩm quyền sở hữu cho người khác Như vậy, có thể hiểu quyền sở hữu bao... nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luận Bởi lẽ, nếu người ta chỉ nhìn thấy mối quan hệ giữa người với vật trong sở hữu, chỉ xác định sở hữu như là một thực thể gồm kẻ chiếm hữu và đối tượng bị chiếm hữu, thì vai trò to lớn và phức tạp của sở hữu trong đời sống xã hội sẽ không được hiểu theo tính lịch sử hiện thực của các hình thức sở hữu và từ đó người ta có thể sẽ kiến giải về sở hữu theo cách tiếp... về đối tượng chiếm hữu Chính vì vậy, quan hệ sở hữu cũng mang tính giai cấp Giai cấp nào nắm vững quyền thống trị thì dùng Nhà nước mà giai cấp đó dựa lên để bảo vệ quan hệ sở hữu của giai cấp đó Cho nên, vấn đề sở hữu là vấn đề sống còn của giai cấp này hay giai cấp khác C Mác viết: Ở thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII, khi vấn đề đặt ra là thủ tiêu những quan hệ sở hữu phong kiến thì vấn đề sở hữu là vấn. .. C Mác và Ph Ăngghen sống Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, sở hữu tư nhân vẫn giữ vai trò chủ đạo, nhưng xuất hiện nhiều hình thức sở hữu mà thời C Mác sống chưa hề có, như công nhân cũng sở hữu trong các xí nghiệp cổ phần của các nhà tư bản và xuất hiện các xí nghiệp công quản Tóm lại, hình thức sở hữu trong tư bản chủ nghĩa ngày nay rất đa dạng, phong phú Mặc dù vẫn trên cơ sở của hình thức sở hữu. .. tiền đề không thể thiếu được của cá tính của con người, như là phương thức tồn tại của cá tính ấy” [35; 738] Như vậy, chỉ có thông qua mối quan hệ chủ thể sở hữu - khách thể sở hữu thì sở hữu mới tồn tại Chủ thể sở hữu (hay chủ sở hữu) là người có quyền chiếm hữu đối tượng (hay khách thể) sở hữu Chủ thể sở hữu bao giờ cũng là một người cụ thể hoặc một cộng đồng người cụ thể Đối tượng sở hữu là thực. .. là một hình thức sở hữu cực kì lạc hậu, lạc hậu hơn cả sở hữu tư nhân hiện đại và không thể dung thứ được Dưới chủ nghĩa tư bản sở hữu ruộng đất vẫn tiếp tục tồn tại, nhưng khác với chế độ chiếm hữu nô lệ và phong kiến, sở hữu ruộng đất với tư cách là thứ hàng hóa Cho nên sự vận động trong chế độ đó là sự vận động của cạnh tranh giữa những người sở hữu ruộng đất biến sở hữu nhỏ thành sở hữu lớn của một

Ngày đăng: 03/07/2014, 12:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan