QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ DÂN TỘC VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

70 6.8K 44
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ DÂN TỘC  VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở  HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ DÂN TỘC VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Vấn đề dân tộc là một nội dung có ý nghĩa chiến lược lớn của chủ nghĩa Mác – Lênin và của cách mạng xã hội chủ nghĩa, là vấn đề thực tiễn nóng bỏng đòi hỏi giải quyết một cách đúng đắn.

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ DƯƠNG THỊ BÊ QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ DÂN TỘC VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Huế, 05/2011 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ DƯƠNG THỊ BÊ QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ DÂN TỘC VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Huế, 05/2011 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ DÂN TỘC VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS.Lê Thị Kim Phương Dương Thị Bê Triết K31 Huế, 05/2011 Lời Cảm Ơn Để hoàn thành Khóa luận Tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến cô giáo, ThS. Lê Thị Kim Phương cùng các thầy, cô giáo trong khoa Lý luận chính trị, bạn bè và người thân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thời gian nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân, phòng Dân tộc huyện Nam Đông, Thư viện trường Đại học Khoa học Huế; Trung tâm Học liệu Đại học Huế đã tạo điều kiện cho em hoàn thành Khóa luận Tốt nghiệp này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do kiến thức còn hạn chế, thời gian không nhiều và những lý do khách quan khác, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong các thầy, cô giáo góp ý để Khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn! Sinh viên: Dương Thị Bê MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ DÂN TỘC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 5 1.1. Khái niệm dân tộc và chính sách dân tộc 5 1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc 11 1. 3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và quan điểm chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta 18 1.4. Định hướng chính sách dân tộc của Tỉnh Thừa Thiên Huế 31 CHƯƠNG 2: VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở HUYỆN NAM ĐÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 34 2.1. Sơ lược về huyện Nam Đông 34 2.2 Thực trạng của việc thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Nam Đông. 40 2.3. Phương hướng, giải pháp và kiến nghị 53 KẾT LUẬN 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề dân tộc là một nội dung có ý nghĩa chiến lược lớn của chủ nghĩa Mác – Lênin và của cách mạng xã hội chủ nghĩa, là vấn đề thực tiễn nóng bỏng đòi hỏi giải quyết một cách đúng đắn. Trong tình hình hiện nay nhiều cuộc xung đột dân tộc, nhiều “Điểm nóng” về dân tộc trên thế giới đang diễn ra gay gắt, trong khi đó mối quan hệ giữa các dân tộc anh em nước ta vẫn giữ được thế ổn định, đó là thành công lớn trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta. Tuy nhiên chúng ta cần nhận thức sâu sắc rằng các mối quan hệ dân tộc vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố có thể gây bất ổn đang đòi hỏi chúng ta phải tỉnh táo, nhạy bén, giải quyết kịp thời tránh những diễn biến phức tạp. Việc nhận thức đúng đắn quan điểm của chủ nghhĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng cộng sản Việt Nam, đã giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên cả nước nói chung và có những chính sách phù hợp đến từng địa phương trong cả nước nói riêng. Đối với huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, là một huyện miền núi có nhiều dân tộc sinh sống như: Cơ tu, Tà ôi, Pa cô, Pa hy,Vân Kiều,… Việc thực hiện tốt chính sách dân tộc là một vấn đề bức thiết. Muốn vậy, cần phải nắm vững những quan điểm của chủ nghhĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc sẽ giúp chúng ta có cơ sở khoa học để đánh giá đúng việc thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế và đưa ra những giải pháp định hướng tốt hơn để thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện nhằm ổn định tình hình chính trị, phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt, Nam Đông nói riêng và cả nước nói chung đang bước vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề ổn định chính trị và đoàn kết dân tộc được xem là chiến lược quan trọng.Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “ Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế” là việc làm cần thiết và có ý nghĩa nhất định. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Trong nhiều năm qua có rất nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp và gián tiếp phán ánh những mức độ và khía cạnh khác nhau về quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về việc thực hiện chính sách dân tộc trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như: “Một số suy nghĩ trong việc vận dụng Chủ nghĩa Mác - Lênin vế vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của tác giả Trần Đình Huỳnh, tạp chí Dân tộc học. Tác phẩm đã nêu lên việc công tác dân tộc, tầm chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa ,để có những quyết sách chiến lược nhằm đẩy mạnh việc phát triển kinh tế xã hội làm cơ sở vẫn chắc cho việc cố kết các tộc người để củng cố tính thống nhất, hòa hợp giữa các dân tộc Việt Nam phải điều tra một cách cơ bản và có hệ thống từng dân tộc, từng vùng, phải hiểu biết con người, lịch sử, văn hóa, truyền thống, những điều kiện tự nhiên và các quan hệ của con người để làm cơ sở cho việc định ra nội dung, chính sách, hình thức, bước đi và cách thức tổ chức thực hiện phù hợp, trên cơ sở đó của tác giả Trần Đình Huỳnh, tác giả đã kế thừa những quan điểm, chiến lược và phải biết phong tục tập quán của từng dân tộc để có những chính sách phù hợp nhằm phát triển vấn đề dân tộc. Tác giả: Phan Hữu Dật với “Về việc xác định các dân tộc, các nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc của Đảng” bài viết đã đề cập đến các nguyên tắc cơ bản, chính sách dân tộc của Lê nin và các nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc của Đảng ta Từ bài viết trên tôi đã học hỏi thêm về các nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc. “ Đổi mới tư duy trong nghiên cứu lí luận và thực tiễn vấn đề dân tộc nước ta để thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng ta trong giai đoạn mới” của Hoàng Tường Minh. “Chính sách Lênin nít về dân tộc trong thực tiễn cách mạng” của Đỗ Tư. “Tư tưởng của V.I. Lênin về quyền con người và giá trị thực tiễn ở Việt Nam” của Hoàng Mai Hương, Nguyễn Hồng Hải. Ngoài ra còn nhiều tài liệu, Tạp chí triết học, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí lí luận chính trị, và các tác phẩm của các nhà kinh điển, các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học đầu ngành, các cán bộ công tác lí luận chính trị. Những công trình trên có giá trị khoa học cao, nhìn một cách tổng quát các công trình đó đã giải quyết các vấn đề liên quan đến đề tài. Những vấn đề trên đã chỉ dẫn, gợi ý hết sức quý báu cho việc triễn khai nội dung nghiên cứu khóa luận. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một đề tài nào làm rõ quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lên nin về vấn đề dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở kế thừa những tài liệu đã có của chủ nghĩa Mác – Lên nin về vấn đề dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tác giả đã chọn đề tài này làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Mục đích: Góp phần làm rõ quan điểm của củ nghĩa Mác - Lê nin về vấn đề dân tộc và việc vận dụng quan điểm đó vào việc phân tích đánh giá tình hình, thực trạng thực hiện chính sách dân tộc và đưa ra những giải pháp định hướng cho việc thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ: Trình bày hệ thống quan điểm của củ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc. Nêu ra những chính sách dân tộc của Đảng Cộng Sản Việt Nam trên cở sở đó chỉ ra những việc thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.Qua đó đã nêu lên một số đề xuất, kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian đến. 4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu. 4.1. Cơ sở lí luận: Đề tài lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân tộc làm cơ sở để nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp một số phương pháp nghiên cứu khác như: Phân tích – tổng hợp, lôgic – lịch sử, khái quát… 5. Đóng góp của đề tài. Với phạm vi là khóa luận tốt nghiệp, đề tài không kỳ vọng gì nhiều. Tuy nhiên, đề tài nêu lên một cách có hệ thống, khoa học quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc. Bên cạnh đó, đã làm rõ những phần nào chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung cũng như việc thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Với kết quả đó đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này và nói lên việc thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. 6. Kết cấu của khoá luận. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Khoá luận được kết cấu thành 2 chương, 7 tiết. CHƯƠNG 1 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ DÂN TỘC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 1.1. Khái niệm dân tộc và chính sách dân tộc 1.1.1. Khái niệm về dân tộc Lịch sử phát triển nhân loại đã chứng minh rằng: dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người.Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, khu vực sự hình thành dân tộc có những đặc thù khác nhau, nhưng nhìn chung vẫn có thể trình bày sự hình thành đó bằng những nét phổ quát nhất. Trước khi cộng đồng người xuất hiện, loài người đã trải qua những hình thức cộng động người từ thấp đến cao như: Thị tộc, bộ lạc, bộ tộc. Thị tộc và tiếp theo sau đó là bộ lạc là những hình thức cộng đồng tộc người đầu tiên trong lịch sử, xuất hiện và tồn tại trong thời đại công xã nguyên thủy, trong đó yếu tố huyết thống đóng vai trò chi phối. Tiếp theo là bộ tộc - hình thức cộng dồng người xuất hiện và tồn tại trong chế độ nô lệ và phong kiến. Ở cộng đồng bộ tộc, những nhân tố tộc người trong cộng đồng thị tộc, bộ lạc được kế thừa và phát triển ở mức cao hơn, nhưng đã chịu sự chi phối của nhân tố kinh tế, nhân tố giai cấp. Trước khi bàn đến khái niệm dân tộc có rất nhiền ý kiến khác nhau. Trong tác phẩm “Chủ nghĩa Mác về vấn đề dân tộc” thì Xtalin viết rằng: “Dân tộc là khối người, cộng đồng người ổn định thành lập trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, về lãnh thổ, về sinh hoạt kinh tế và hình thức tâm lý, biểu hiện trong cộng đồng về văn hóa”.[19; 11] Khi trình bày định nghĩa dân tộc Xtalin còn nêu hai điều kiện: Thứ nhất, dân tộc phải là một phạm trù lịch sử của thời đại tư bản chủ nghĩa đang lên, trước Chủ nghiã tư bản thì không thể có dân tộc. Thứ hai, là phải có bốn yếu tố: ngôn ngữ, lãnh thổ, kinh tế, văn hóa mới hình thành dân tộc, chỉ thiếu một trong bốn yếu tố đó thì cộng đồng người nào đó không thể trở thành dân tộc. Xung quanh định nghĩa này của Xtalin có nhiều ý kiến khác nhau: [...]... kiện phát triển của mỗi dân tộc nên không hoàn toàn đồng nhhấ với chính sách dân vận 1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân tộc 1.2.1 Quan điểm của Mác- Ăngghen về dân tộc Khi đọc tác phẩm của Mác – ngghen chúng ta thấy rằng hai ông chưa nêu lên định nghĩa về giai cấp hay dân tộc Nhưng vấn đề về giai cấp hay dân tộc đã được Mác- Ăngghen dành cho một vị trí quan trọng trong học thuyết của mình Khi... phương hướng hoạt động thực hiện chính sách dân tộc Chính sách dân tộc giải quyết mối quan hệ trong cộng đồng dân cư đa dân tộc của một quốc gia theo quan điểm của giai cấp nắm chính quyền Chính sách dân tộc của Đảng công sản là môt hệ thống chủ trương và giải pháp nhằm thực hiện quyền bình đẳng chính trị, kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc, trong đó có sự quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ... bảo vệ sức khỏe nhân dân đều thể hiện rõ quyền bình đẳng của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Đại hội VII của Đảng cộng sản Việt Nam kế thừa Đại hội lần thứ VIĐại hội của sự đổi mới đã chủ trương lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng và kim chỉ nam cho mọi hành động, quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc đối với miền núi nói riêng và cả nước nói chung... định của chương trình đào tạo Thời gian thực hiện: chế độ trợ cấp có hiệu lực từ năm 2010 đến năm 2015 Các Nghị quyết, Chỉ thị, chủ trương chính sách dân tộc của tỉnh Thừa Thiên Huế được ban hành đồng bộ và thực hiện có tính khả thi đến tận huyện trong tỉnh Nam Đông là một huyện dân tộc miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế, trong thời gian qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và đặc biệt là sự quan. .. Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề thuộc địa và giải phóng dân tộc Vấn đề dân tộc của chủ nghĩa Mác- Lênin chủ yếu là vấn đề dân tộc ở các nước ở Châu Âu, còn ở Hồ Chí Minh, Người đã có nhiều thời gian nghiên cứu về vấn đề dân tộc ở tất các nước trên thế giới, đặc biệt là vấn đề dân tộc thuộc địa Do vậy mà không ai hiểu vấn đề dân tộc thuộc địa như Hồ Chí Minh... chiến lược thiên tài của cách mạng Việt Nam, và độc lập phải gắn liền với thống nhất đất nước, thống nhất lãnh thổ, thống nhất ý chí lực lượng của toàn dân vì sự nghiệp đấu tranh giành độc lập 1.3.2 Quan điểm chính sách dân tộc của Đảng – Nhà nước Việt Nam Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Đảng và nhà nước ta luôn luôn coi vấn đề dân tộc và xây dựng... hội thấp Chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta đảm bảo phát huy sức mạnh dân tộc và bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc, giải quyết đúng đắn quan hệ lợi ích giữa các dân tộc làm cho các dân tộc đoàn kết, bình đẳng giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển Chính sách xã hội là chính sách về con người chăm lo bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người Trên ý nghĩa đó, chính sách dân tộc nằm trong chính sách xã hội,... lĩnh còn là cơ sở lý luận pháp lý để giải quyết các quan hệ dân tộc cả trong quan hệ tranh chấp, xung đột giữa các dân tộc, nó có vai trò to lớn đặc biệt với phong trào giải phóng dân tộc từ thế kỷ XX đến nay 1 3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và quan điểm chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta 1.3.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh được đề cập ở đây không... cơ bản của quyền dân tộc tự quyết là các dân tộc có quyền tự quyết đối với vận mệnh của dân tộc mình mà không ai ở ngoài có quyền can thiệp vào cộng việc nội bộ của dân tộc đó Khẩu hiệu về quyền dân tộc tự quyết của dân tộc là một bịên pháp tích cực trong cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cho sự gần gũi của các dân tộc Lênin đã nhìn thấy rằng: cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ đem lại cho các dân tộc bị... thống nhất keo sơn của dân tộc b Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện bằng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Hiến pháp, các bộ luật như: Bộ luật dân sự, Luật hôn

Ngày đăng: 03/07/2014, 12:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan