Con cái chúng ta là những thiên tài Phần 1 ppsx

7 398 0
Con cái chúng ta là những thiên tài Phần 1 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Con cái chúng ta là những thiên tài - Phần 1 Có một đầu óc vĩ đại trong nhà bạn, không phải là bạn, cũng không phải chồng bạn, mà là thành viên chỉ mặc một mảnh tã và hay mút ngón chân. Trẻ sơ sinh cũng như những miếng bọt biển, thấm rất nhanh những thông tin quanh chúng. Các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng thiên thần nhỏ của bạn còn sở hữu một tập hợp các kỹ năng tinh vi mà nhiều khi cả bố lẫn mẹ đều khó lòng theo được (ngoài chuyện mút ngón chân ra). Đừng để những nụ cười "móm xều" ấy phỉnh lừa. Con của bạn đa tài lắm đấy! Chúng tôi phân các khả năng chỉ của trẻ con thành sáu loại. Hãy chuẩn bị nhé, bạn sẽ ngạc nhiên đấy vì con bạn có Bé đọc được suy nghĩ của bố mẹ đấy nhé thể… Đọc được suy nghĩ Trẻ sơ sinh rất nhạy với xúc cảm của người khác. Bé bắt chước biểu hiện nét mặt của bạn; khi mới được vài tháng đã có thể nhận ra sự khác nhau giữa buồn và vui; và vào khoảng một tuổi, con bạn đã có thể biết được người khác cảm thấy thế nào. Trong một nghiên cứu mới đây của Đại học California, các nhà nghiên cứu đặt hai hộp kín trước mặt những đứa trẻ 14 tháng tuổi. Bé quan sát khi người lớn nhìn vào một chiếc hộp rồi tỏ vẻ vui thích, sau đó nhìn vào chiếc hộp còn lại và tỏ vẻ ghê sợ. Khi người ta đề nghị bé chọn một trong hai chiếc hộp, hầu hết đều chọn hộp vui vẻ. Điều ngạc nhiên là bé không chỉ nhận thức được cảm xúc của bạn mà còn có thể chủ động tỏ ra quan tâm. Trong một nghiên cứu đã được công bố trên tờ Science, các nhà nghiên cứu để một đứa trẻ 18 tháng tuổi quan sát họ làm rơi một cái kẹp quần áo và cố gắng lấy lại nó, sau đó ném nó xuống dứt khoát như thể không cần nữa. Và khi món đồ ấy rơi khỏi tay người lớn, trẻ sẽ bò đến nhặt lấy như một dấu hiệu ban đầu của sự đồng cảm. Để đánh thức tài năng, hãy thể hiện cảm xúc của chính bạn. Dù bạn đang nhẹ nhàng vỗ về con chó hay nhiệt tình vẫy chào người hàng xóm thì con bạn đều quan sát hết. Theo tiến sĩ Alison Gopnik, tác giả cuốn The Philosophical Baby, thì: “điều bạn nói với bé không quan trọng bằng cách bạn nói. Sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu bạn giao tiếp bằng cả giọng nói và nét mặt.” Nhưng đừng hy vọng sẽ phỉnh lừa được bé bằng bằng cách nói “Ngon ngon” khi bạn đút cả một thìa rau vào mồm mình để làm mẫu dụ bé ăn. Trẻ con đọc cảm xúc tốt đến độ có thể phát hiện ra khi bạn giả vờ đấy. Nói bằng hành động Trẻ sơ sinh háo hức học ngôn ngữ dấu hiệu trước khi biết nói, và điều đó đem lại ích lợi rất lớn. Ngôn ngữ dấu hiệu cho phép con bảo cho bạn biết bé nhìn thấy hay nghe thấy gì - chẳng hạn như chiếc máy bay đang bay qua đầu, hay chó đang sủa ngoài sân. Đồng thời việc đó cũng giúp bạn hiểu những nhu cầu và mong muốn của bé, khiến bé cũng cảm thấy có chút "quyền hành". Điều ngạc nhiên là gì? Fosca Shackleton White, giám đốc Học viện Montessori, nhận xét quá trình học ngôn ngữ dấu hiệu sẽ mở đường cho bé dễ dàng làm quen hơn với bất kì ngôn ngữ nào sau này. Hơn nữa, theo nhiều nghiên cứu, trẻ giao tiếp qua dấu hiệu ngôn ngữ trước khi biết nói thường biết nói sớm hơn, chỉ số thông minh cao hơn, vốn từ vựng phong phú Kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ dấu hiệu đem lại rất nhiều lợi ích cho bé (Ảnh: Inmagine) hơn, tự tin hơn và chơi các trò phức tạp hơn so với trẻ cùng lứa. Đánh thức tài năng. Tập cho bé kỹ năng giao tiếp bằng cách giới thiệu những dấu hiệu ngay khi trẻ ra đời. Bắt đầu với năm dấu hiệu cơ bản: “ăn”, “uống”, “tè”, “ngủ” và “nữa.” Sử dụng chúng bất cứ khi nào bạn nói từ ấy với bé và dần dần mở rộng vốn từ vựng. Bạn có thể ghé thăm trang web parents.com/babysigning để sưu tầm 20 dấu hiệu đơn giản có thể dạy con. Biết tính toán Ngay cả khi chưa sẵn sàng cho môn đại số (tất nhiên), trẻ sơ sinh đã có những khái niệm cơ bản về phép trừ. Trong một nghiên cứu được thực hiện tại Đại Học Ben-Gurion, Israel, trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi được xem một vở múa rối có hai nhân vật. Sau đó, các nhà nghiên cứu cất đi một chú rối và kéo màn lại. Khi mở màn ra thì chỉ còn một chú rối. Thí nghiệm được lặp lại nhưng kết thúc thay đổi, lần này thì cả hai con rối xuất hiện khi màn mở ra. Những đứa trẻ nhìn một hồi lâu tỏ vẻ ngạc nhiên, rõ ràng chúng hiểu hai trừ một không thể bằng hai. Điều ngạc nhiên là gì? Trẻ dường như cũng có năng lực dùng lập luận khoa học giải quyết vấn đề. Trong một nghiên cứu vào năm 2008 của Đại học British Columbia, người ta cho trẻ 8 tháng tuổi xem hai chiếc hộp: một có rất nhiều quả bóng màu đỏ và vài quả bóng trắng, hộp kia thì đa số là bóng trắng và chỉ chứa vài trái bóng đỏ. Các nhà nghiên cứu lấy năm quả bóng (một quả đỏ và bốn quả trắng) ra khỏi mỗi hộp, đưa cho trẻ xem và cho chúng nhìn vào hộp. Kết quả là bọn trẻ nhìn lâu hơn vào hộp có nhiều bóng đỏ và nhận ra bóng trắng được lấy nhiều hơn là do sự không cân bằng về số lượng, dù “Để lý giải được điều này không phải là chuyện đơn Trẻ sơ sinh đã có những khái niệm căn bản về toán học (Ảnh:Inmagine) giản đối với trẻ,” Tiến sĩ Gopnik nhận xét. Đánh thức tài năng. Bạn không cần phải trang bị cho con kính hiển vi hay máy tính điện tử. Các nghiên cứu cho biết cách tốt nhất để tìm hiểu toán học và khoa học là khám phá mỗi ngày. Hãy cho bé những đồ chơi khơi gợi trí tưởng tượng (trò chơi hình khối, lắp ghép, những chiếc hộp có nắp, những vật đựng có thể đổ đầy hoặc trút ra), cho bé thử trò chơi khám phá (giấu tìm đồ vật chẳng hạn). . Con cái chúng ta là những thiên tài - Phần 1 Có một đầu óc vĩ đại trong nhà bạn, không phải là bạn, cũng không phải chồng bạn, mà là thành viên chỉ mặc một mảnh. Đừng để những nụ cười "móm xều" ấy phỉnh lừa. Con của bạn đa tài lắm đấy! Chúng tôi phân các khả năng chỉ của trẻ con thành sáu loại. Hãy chuẩn bị nhé, bạn sẽ ngạc nhiên đấy vì con bạn. và hay mút ngón chân. Trẻ sơ sinh cũng như những miếng bọt biển, thấm rất nhanh những thông tin quanh chúng. Các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng thiên thần nhỏ của bạn còn sở hữu một tập hợp

Ngày đăng: 03/07/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan