tài liệu ôn tập môn lịch sử nhà nước và pháp luật

40 8.2K 12
tài liệu ôn tập môn lịch sử nhà nước và pháp luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu ôn tập môn Lịch sử nhà nước và pháp luật (3A) Theo nhận định chung thì đề sẽ ra 3 câu:  1. Phân tích một đặc điểm nào đó (ví d về luật hôn nhân, cải cách chính quyền địa phương)  2. Chứng minh một nhận định trong sách giáo khoa (ví dụ: tính giai cấp, tính pháp trị nhân trị, trưng phạt của luật nhà Lê)  3. Nhận đinh đung sai (vi du về hop đông doan mai dien mai, trieu le, ly nguyen ) A. Phần sự ra đời của nhà nước và pháp luật (câu hỏi nhận định) 1. Nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi và chống ngoại xâm là hai trong những nhân tố làm thúc đấy sự ra đời của nhà nước đầu tiên Nhận định: đúng Giải thích: Nước ta là nước nông nghiệp gốc, vị trí hết sức nhạy cảm, phía Bắc là Trung Quốc, phía Nam là Chiêm Thành. Những nền văn minh phương Đông như chúng ta biết, hình thành từ lưu vực những con sông lớn, và là nền văn minh nông nghiệp. Trong nền kinh tế nông nghiệp, thì yêu cầu trị thủy là một yêu cầu tối quan trọng. Thêm nữa, do phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên nên các tộc người luôn có xu hướng tranh giành những vùng đất tốt, chiến tranh là điều thường xuyên và ko thể tránh khỏi đối với các nước phương Đông. Nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm đặt ra là vấn đề sống còn với sự tồn tại của các tập đoàn người ở phương Đông. Công cuộc trị thủy và chống ngoại xâm đòi hỏi phải có sức mạnh đoàn kết vô cùng lớn. Do vậy các tập đoàn người phải tập hợp lại với nhau mới có thể thực hiện được những công việc này. Khi tập hợp lại như vậy, vai trò của nguời thủ lĩnh, người đứng đầu là rất quan trọng. Người thủ lĩnh, người đứng đầu trở thành người có quyền lực tối cao, có thể áp đặt ý chí của mình lên mọi người. Cộng thêm với sức mạnh tư tưởng từ tôn giáo, vị trí của "vua" ngày càng được nâng cao. Như vậy, sự xuất hiện của "vua" chính là sự xuất hiện của NN, vì sau khi nắm quyền lãnh đạo, "vua" sẽ toàn quyền tự mình đặt ra bộ máy giúp việc, bộ máy cai trị, từ đó hình thành nên bộ máy NN. 2. Công hữu về ruộng đất trong công xã nông thôn là nguyên nhân làm chậm sự xuất hiện của nhà nước Nhận định: đúng Giải thích: công hữu về ruộng đất, là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, làm cho tư hữ về tư liệu sản xuất ít chặt chẽ, mẫu thuẫn ít xảy ra, do đó có xung đột nhưng không gay gắt, không triệt để nên làm cho tư hữu và sự hình thành giai cấp đối kháng chậm phát triển, đó là hai nhân tố quan trọng để làm xuất hiện nhà nước. 3. Nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi và chống chiến tranh không phải là nhân tố đóng vai trò quyết định cho sự ra đời của nhà nước. Nhận định: đúng Giải thích: Bản thân hai tác nhân trên không sản sinh ra nhà nước mà nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự ra đời của nhà nước vẫn thuộc về những nhân tố nội tại là sự phát triển kinh tế là xuất hiện chế độ tư hữu và sự hình thành các giai cấp đối kháng về mặt lợi ích. B. Thời kỳ Bắc thuộc và nhà nước Ngô – Đinh – Tiền Lê (câu hỏi nhận định) 1. Chính sách cai trị trong thời kỳ Bắc thuộc mang tính thâm hiểm Nhận định: đúng. Tăng cường chính sách cưỡng chế, đàn áp, bót lột và đồng hóa, ngu dân. Áp dụng chính sách quan lại thâm hiểm: dùng người Việt trị người Việt 2. Chính quyền Ngô – Đinh – Tiền Lê mang tính chất quân quản Nhận định: đúng Giải thích: Nhu cầu thiết yếu bảo vệ chính quyền và thống nhất các thế lực Tổ chức bộ máy nhà nước thực chất là tổ chức quân sự Hình thức nhà nước theo chính thể quân chủ tập quyền Pháp luật mang tính thiết quân luật: đầy những cấm đoán và bắt buộc, pháp luật mang tính tàn khốc. C. Phần nhà Lý Trần Hồ (câu hỏi nhận định) Định nghĩa tập quyền:  Tập quyền là quyền lực tập trung vào Hoàng Đế. Hoàng Đế giữ các quyền về lập pháp, hành pháp và tư pháp.  Tư pháp: quyền được xét xử, một khi Hoàng Đế xét xử thì bản án sẽ có giá trị chung thẩm  Hành pháp: Hoàng Đế không tự mình thực hiện quyền hành pháp mà thông qua việc thành lập các cơ quan giúp việc và bổ nhiện các quan lại. Trực tiếp quản lý các chính sách về ruộng đất và tô thuế. Là tổng tư lệnh tối cao của quân đội.  Lập pháp: Hoàng Đế đứng trên pháp luật, ban hành tuyệt đối các văn bản pháp luật. 1. Thể chế quân chủ nhà Trần mang tính tập quyền cao hơn nhà Lý Nhận định: đúng Giải thích Hoàn cảnh ra đời của Nhà Trần khác hẳn nhà Lý. Nhà Lý được sự ủng hộ của dân chúng còn Nhà Trần thực chất là sự chiếm đoạt bằng những cuộc hôn nhân chính trị. Có thêm chức danh mới là Thái Thượng Hoàng, người có quyền lực cao hơn nhà vua.Tính chất quý tộc thân vương được tăng cường. Quan đại thần phải là người trong Hoàng tộc, còn nhà Lý thì các quan đại thần không nhất thiết phải có dòng máu Hoàng tộc. Chính sách kết hôn nội tộc nhằm bảo đảm tính thuần nhất của dòng họ. Rất ưu đãi cho các vương hầu quý tộc: phong cấp đất đai và nắm giữ những chức quyền quan trong triều đình hay các vị trí trọng yếu của quốc gia. Dùng chính sách hôn nhân để ràng buộc, lôi kéo các thổ quan vùng núi đứng về phía triều đình. Pháp luật của nhà Trần thì tàn khốc hơn nhà Lý nhằm bảo vệ vương quyền một cách tuyệt đối. Không có quan Tể tướng. 2. Tổ chức chính quyền địa phương thời nhà Trần mang tính vùng miền Nhận định: đúng Giải thích: Về tổ chức hành chính thì có sự phân biệt rõ ràng giữa miền xuôi và miền núi. Dười cấp Lộ ở miền xuôi là Phủ, miền núi là Châu. Bởi miền núi là những vùng biên giới nhạy cảm của Tổ quốc. Có sự linh hoạt trong chính sách quan lại ở địa phương: chính sách thổ quan ở miền núi để khai thác tính cục bộ vở miền núi và chính sách lưu quan ở miền xuôi để hạn chế tính cục bộ ở miền xuôi. C. Phần nhà Lê (Phần trọng tâm chương trình) I. Về nhà nước 1. Nho giáo ảnh hưởng như thế nào qua các triều đại.(ít ra) Nhà Lý  Phật giáo là quốc giáo, ảnh hưởng rất sâu sắc đến bộ mặt đời sống xã hội. Nho giáo chính ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy nhà nước. Nhà Trần  Nho giáo lấn áp Phật giáo và trở thành hệ tư tưởng chính trị quan trọng trong việc tổ chức chính quyền. Nhà Lê:  Nho giáo có mặt trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội  Nho giáo là hệ thống chính trị chính thống  Cơ sở lý luận để xây dựng bộ máy nhà nước  Chuyển hóa thành nội dung pháp luật: nho giáo trực tiếp hoặc gián tiếp đi vào pháp luật bằng những nội dung cụ thể.  Nho giáo trở thành chủ để để thi cử  Điều chỉnh các quan hệ xã hội. 2. Cuộc cải cách chính quyền của Lê Thánh Tông chủ yếu tập trung tăng cường quyền lực của nhà vua và khiến cho bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả hơn. Nhận định: đúng Giải thích: Chính quyền trung ương là cơ quan đầu não của đất nước, có xây dựng một chính quyền trung ương vững mạnh, thể hiện quyền lực nằm trong tay nhà vua và triều đình trung ương mới có thể thực hiện được các công việc của triều đình, của đất nước, tạo cơ sở để triển khai các công việc xuống các địa phương. 2. Chính quyền trung ương (có thể ít ra) a. Nguyên nhân và nguyên tắc cải cách Nguyên nhân:  Bất ổn đã được loại bỏ, xây dựng chính quyền từ quân sự sang dân sự nhằm gắn liền lợi ích của nhà nước với lợi ích của nhân dân.  Khát vọng xây dựng nhà nước Đại Việt hùng cường  Lãnh thổ đã được mở rộng  Bộ máy nhà nước nặng tính quý tộc không còn phù hợp Nguyên tắc cải cách  - Nguyên tắc tập quyền  - Nguyền tắc tản quyền  - Nguyên tắc pháp chế 3. Chính quyền địa phương (trọng tâm) Các câu hỏi liên quan: Câu hỏi 1: Sự khác nhau của tổ chức chính quyền địa phương thời vua Lê Thánh Tông so với các triều đại trước đó. Giai đoạn vua Lê Thánh Tông: 1460 – 1497. Trước khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã trải qua giai đoạn sống gần gũi với cuộc sống đời thường của dân chúng, ông đã hiểu được những điểm tốt, xấu cùng tồn tại trong xã hội. Khi lên ngôi, Lê Thánh Tông thấy được những bất cập của bộ máy cầm quyền, những năm đầu thời Lê sơ còn mang nặng “hơi hướng” của thể chế quân chủ quý tộc nhà Trần, việc trọng đãi các quý tộc hoàng tộc và các bậc “khai quốc công thần”. Thêm nữa, cương vực nước Đại Việt đã mở rộng, yêu cầu xây dựng một nước Đại Việt hùng cường; những bài học của các triều đại trước về tổ chức chính quyền địa phương sao cho phát huy hiệu quả nhất. Đo đó Lê Thánh Tông đã tiến hành cải cách hành chính từ trung ương đến địa phương, bên cạnh giữ lại những mặt tích cực của các triều đại trước đồng thời loại bỏ các điểm không tốt, chính từ những lý do đó mà tổ chức chính quyền địa phương thời vua Lê Thánh Tông có những điểm giống và khác các triều đại trước. Giai đoạn vua Lê Thánh Tông có hai giai đoạn, thời kỳ 1460 – 1470 và thời kỳ 1471 đến 1497. Về tổ chức các cấp chính quyền địa phương:  Chia nước thành 12 thừa tuyên đạo, đến năm 1471 thì thêm đạo thừa tuyên thứ 13.  Cả nước chia thành 3 cấp: cấp phủ, cấp huyện – châu, cấp xã. So với tổ chức các cấp của các triều đại khác thì như sau:  Thời các vua Lê trước Lê Thánh Tông: Chính quyền địa phương gồm các cấp: Đạo, lộ (trấn, phủ), châu, huyện và xã.  Thời Hồ: cấp lộ, cấp phủ, cấp châu, cấp huyện và cấp xã  Thời Trần: cấp lộ, cấp phủ - châu, cấp xã  Thời Lý: cấp lộ - trại, cấp phủ châu, cấp hương – xã – sách  Thời tiền Lê: cấp đạo, cấp hành chính cơ sở giáp, cấp xã. Sự phân chia các cấp trong chính quyền địa phương thời vua Lê Thánh Tông so với các triều vua Lê trước và triều đại Lý - Trần (ngoại trừ nhà Hồ) vẫn giữ tính vùng miền. Sự phân cấp này nhằm bảo đảm dễ quản lý và ngăn ngừa sự cát cứ. Sự [...]... hòa quyện vào nhau và được cụ thể hóa thành các quy phạm pháp luật Quan niệm nhân trị, lễ trị được các nhà làm luật lấy làm cơ sở để xây dựng nên nội dung của pháp lật cũng như xác định khách thể trong các quan hệ pháp luật Tư tưởng pháp trị được các nhà làm luật sử dụng để cụ thể hóa thành các cách thứ bảo vệ nội dung và khác thể của pháp luật Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa nhân, lễ và pháp và được... giữ Có quyền sở hữu tài sản Điều 376: Vợ chồng đã có con thì một người chết trước sau đó con cũng lại chết, thì điền sản thuộc về chồng hay vợ Chia tài sản khi ly hôn 3 Pháp luật hôn nhân gia đình có những giá trị, chuẩn mực về tập quán a Những tập quán phù hợp thì được cụ thể hóa trong pháp luật 1 Dùng pháp luật để loại bỏ những tập quán tiêu cực 4 Hãy chứng minh rằng pháp luật nhà Lê là sự kết hợp... những loại vi phạm pháp luật khác nên chế tài mang nặng tính trừng trị, nghiêm khắc nhắt Tinh nghiêm khắc của hình phạt thể hiện ở chỗ nó luôn đem đến những bất lợi cho người bị kết án sự tước bỏ hoặc hạn chế những quyền tự do nhân thân hay tài sanrm thậm chí cả quyền được sống, Pháp luật phong kiến nói chung và của nhà Le nói riêng dùng hình phạt để bảo vệ nội dung và khách thể của pháp luật vốn được xây... định đoạt b Hợp đồng o Đoạn mại o Điển mại  3 Hôn nhân - gia đình  Các đăc trưng của pháp luật hôn nhân và gia đình 1 Pháp luật hôn nhân và gia đình chịu sự ảnh hưởng của Nho giáo Hôn nhân phụ hệ, gia trưởng, đa thuê Được cụ thể hóa bằng các chuẩn mực của nho giáo sau: a Quan hệ cha – con: Con cái phải hiếu thảo với cha mẹ Cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng và nuôi dạy con cái: xuất phát từ quyền làm chủ... ban nhân dân các cấp và cơ quan tư pháp là Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân các cấp Một biện pháp nữa được Lê Thánh Tông thực thi để tăng cường giám sát với cấp đạo là việc đặt ra các cơ quan giám sát của trung ương, cụ thể là các Ty ngự sử trực thuộc Ngự sử đài, có trách nhiệm đàn hặc và giám sát hoạt động của quan lại cũng như cơ quan nhà nước ở cấp đạo Đây là một biện pháp tăng cường mạnh... trước Nhà Vua Những công việc lặt vặt chuyên trách trong bộ thì giao cho các Thanh lại ty, có quan Lang trung trông coi và quan viên Ngoại lang giúp việc Ví dụ: Để công việc bộ Lại được điều hòa nhanh chóng và phân minh, những công việc ó tính cách chuyên môn như thuyên chuyển tuyển bổ và khảo sát quan lại được trao cho một cơ quan đặc trách là Thuyên khảo Thanh lại ty Còn những công việc thường nhật... cực 4 Hãy chứng minh rằng pháp luật nhà Lê là sự kết hợp hài hòa của hai nhân tố nhân trị và pháp trị Pháp luật nhà Lê là hệ thống pháp luật hoàn thiện nhất, là đỉnh cao trong tiến trình lập pháp của xã hội phong kiến Việt Nam Thời kỳ nhà Lê, hệ tư tưởng Nho giáo được coi là một hệ tư tưởng chiếm vị trí độc tôn trong việc tổ chức, cai trị xã hội Ý thức hệ chủ đạo của Nho giáo là dùng lễ trị, nhân trị... là ba tháng Ngoài ra giữa những anh chị em có nghĩa vụ để tang cho nhau thì không được kết hôn Điều 319: người vô loại lấy co, dì, chị, em gái, kế nữ, người thân thích, đều phỏng theo luật gian dâm mà trị tội 2 Bảo vệ quyền phụ nữ trong chừng mực nhất định Pháp luật nhà Lê mặc dù ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo và pháp luật Nhà Tống nhưng vẫn có những điểm tiến bộ hơn, mang tính nhân văn hơn đó là bảo... kết hôn, từ hôn, ly hôn, nuôi con cái Bảo vệ danh dự người phụ nữ về kết hôn Điều 315: nhà trai đã có sính lễ rồi, mà không lấy nữa, thì phạt 80 trượng và mất đồ sính lễ Bảo vệ quyền tự do trong kết hôn Điều 338: những nhà quyền thế mà ức hiếp để lấy con gái kẻ lương daanm thì xử tội phạt, biếm hay đồ Bảo vệ danh tiết cho người phụ nữ Điều 320: tang chồng đã hết mà người vợ muốn thủ tiết, nếu ai không... Ví dụ: Nhiệm vụ của bộ Hộ: coi sóc ruộng đất, tài chính, nhân khẩu, tô thuế, kho tàng, thóc tiền và lương của quan quân Riêng bộ Hộ và bộ Hình còn thêm Chiếu ma sở có quan Chiếu ma phụ trách việc ghi chép văn thư vào sổ Tuy nhiên, công việc của 6 bộ rất nhiều, có nhiều công việc không thể đảm trách hết được, do đó vua Lê Thánh Tông lập ra 6 tự phụ trách công việc phụ của 6 bộ Điều đáng lưu ý là 6 tự . Tài liệu ôn tập môn Lịch sử nhà nước và pháp luật (3A) Theo nhận định chung thì đề sẽ ra 3 câu:  1. Phân tích một đặc điểm nào đó (ví d về luật hôn nhân, cải cách chính. cấp, tính pháp trị nhân trị, trưng phạt của luật nhà Lê)  3. Nhận đinh đung sai (vi du về hop đông doan mai dien mai, trieu le, ly nguyen ) A. Phần sự ra đời của nhà nước và pháp luật (câu. chính quyền và thống nhất các thế lực Tổ chức bộ máy nhà nước thực chất là tổ chức quân sự Hình thức nhà nước theo chính thể quân chủ tập quyền Pháp luật mang tính thiết quân luật: đầy những

Ngày đăng: 03/07/2014, 12:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan