bài tiểu luận môn lịch sử nhà nước và pháp luật việt nam

15 6.8K 7
bài tiểu luận môn lịch sử nhà nước và pháp luật việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoa luật_Đại học quốc gia Hà Nội Nguyễn Đức Thành Lớp:K55A Ngày sinh:27/4/1991 MSSV:10065100 Môn: Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam Bài tiểu luận: Lưỡng đầu chế trong xã hội phong kiến Việt Nam I) ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÀ NƯỚC LƯỠNG ĐẦU CHẾ 1 Định nghĩa thể chế lưỡng đầu Thể chế nhà nước (còn gọi là thiết chế) là toàn bộ cơ cấu xã hội do pháp luật quy định.Thể “lưỡng đầu chế” là một chế định tiêu biểu và độc đáo trong lịch sử Việt Nam Đó là thể chế mà ở đó tồn tại đồng thời 2 thế lực có địa vị, quyền hạn ngang nhau; nói như Lê Kim Ngân thì “lưỡng đầu chế là một chế độ trong đó có hai nhân viên hoặc một nhân viên và một ủy ban đứng đầu nền hành chính, trông coi việc cai trị trên cùng một lãnh thổ” 2 Đặc điểm chung của lưỡng đầu chế 2.1, Tính bình đẳng Sự bình đẳng của hai vị vua luôn luôn là nguyên tắc của hình thái nhà nước lưỡng đầu Nó thể hiện rõ hai người đứng đầu nhà nước có quyền ngang nhau, ngôi thứ bằng nhau, không người nào nắm uy quyền, ngôi vị cao hơn người nào Ở nhà nước lưỡng đầu thời Lê- Trịnh sự bình đẳng trong hình thái phân nhiệm, ngôi vị và quyền hành được phân làm hai khối lượng tương đương, ngôi vị tối cao nhưng vô quyền do vua Lê ngự trị, nhưng ngôi vị thứ yếu có thực quyền do chúa Trịnh nắm giữ 2.2, Tính công hợp Không một vị vua nào trong hai vị vua có thể quyết định mà không có sự thỏa thuận của vị kia, một vị vua có thể hành động riêng nhưng chịu sự chi phối bằng quyền phủ quyết của vị kia Tính cách này chỉ được áp dụng một cách hình thức trong thể chế lưỡng đầu Lê – Trịnh 2.3, Tính nhị nguyên Ở thể chế nhà nước lưỡng đầu, sự phân chia về cơ bản chất quyền hành là ngang nhau Như vua Lê giữ ngôi vị tối cao nhưng mọi quyền lực lại không nằm trong tay mình Với chúa Trịnh ở vị trí thấp hơn, vị trí thứ yếu nhưng thực quyền lại nằm trọn trong tay, thâu tóm mọi lĩnh vực trong đời sống như: chính trị, kinh tế, quân đội… II) Mô hình lưỡng đầu chế trong xã hội phong kiến việt nam 1)Chị-em,anh-em cùng nắm quyền Mô hình lưỡng đầu chế xuất hiện rất sớm trong lịch sử nước ta, lần đầu tiên vào năm 40 Mùa xuân năm ấy, hai chị em Trưng Trắc - Trưng Nhị khởi nghĩa chống ách độ hộ của nhà Đông Hán, chiếm giữ 65 thành, giải phóng lãnh thổ quốc gia và thiết lập chính quyền tự chủ Hai Bà Trưng cùng xưng vương, cùng làm vua, ăn ở sinh hoạt cùng nơi và cùng nhau trị vì đất nước Vai trò, địa vị của họ trong cuộc khởi nghĩa và trong Chính phủ mới khá bình đẳng Tuy nhiên, theo một số sử liệu thì uy tín, quyền lực của Trưng Trắc lớn hơn Trưng Nhị chút ít (có lẽ do Trưng Trắc là chị và là người đầu tiên phát động khởi nghĩa) Chẳng hạn, sách Thuỷ kinh chú viết: nghĩa quân "công phá châu quận, hàng phục được các Lạc tướng, họ đều suy tôn Trắc làm vua" Thể chế này tồn tại đến mùa xuân năm 43 - tận lúc hai bà Trưng mất trong cuộc chiến không cân sức với lực lượng của Mã Viện Hơn 9 thế kỷ sau, mô hình lưỡng đầu chế được tái lập dưới thời Ngô Năm 944 Vua Ngô Quyền băng hà, em vợ là Dương Tam Kha nhân cơ hội đó chiếm ngôi Năm 951, dẹp xong Dương Tam Kha, hai con trai Ngô Quyền cùng lên làm nguyên thủ Người anh (Ngô Xương Ngập) xưng Thiên Sách Vương, người em (Ngô Xương Văn) xưng Nam Tấn Vương Họ đoàn kết cùng nhau trị vì đất nước Năm 954, Ngô Xương Ngập mất, Ngô Xương Văn một mình ở ngôi nên thế lực yếu dần, phải nhận sắc phong làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ kiêm Đô hộ của nhà Nam Hán, đồng thời bị các cuộc nổi loạn ở khắp nơi trong nước uy hiếp Năm 965, Ngô Xương Văn tử thương và cơ đồ triều Ngô chấm dứt đó Hai mô hình lưỡng đầu chế trên được thiết lập chủ yếu do tình huynh đệ và do điều kiện lịch sử khách quan (Trưng Trắc-Trưng Nhị cũng phát động, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa; Ngô Xương Ngập - Ngô Xương Văn cùng hợp sức lấy lại vương nghiệp của vua cha Khi mọi sự thành công, họ cùng bình đẳng hưởng kết quả là hoàn toàn xứng đáng, hợp lý) Tuy nhiên, hai mô hình này đều tồn tại trong thời gian ngắn ngủi (chừng 3 năm) và chưa phải là một loại thể chế ổn định 2)Cha-con cùng làm vua Giữa thế kỷ XIII, một mô hình lưỡng đầu chế mới lạ - hầu như chưa từng xuất hiện trong lịch sử các nước, nhất là Trung Hoa (vốn được coi là chế độ kiểu mẫu phương Đông thời bấy giờ) - được thiết lập ở nước ta, tồn tại vững chắc và kéo dài một thế kỷ rưỡi (1258-1407) Đó là mô hình thượng hoàng, hoàng đế: hai cha con cùng làm nguyên thủ Hoàng đế (con) là nguyên thủ thực sự, đứng đầu quốc gia, mang danh nghĩa thiên tử, còn thượng hoàng (cha) là nguyên thủ cố vẫn tối cao, có thực quyền (cả về chính trị lẫn về huyết thống) đối với hoàng đế Vị vua khai nghiệp nhà Trần (Trần Thái Tông) sau 33 năm ở ngôi hoàng đế thì truyền ngôi cho con (Thái tử Trần Hoảng) rồi lên làm thượng hoàng Những vị vua tiếp sau đều theo lệ ấy - cứ làm hoàng đế một thời gian rồi truyền lại ngôi cho thái tử, trở thành thượng hoàng Dù các vua lúc lên ngôi đã trưởng thành hay còn ít tuổi (vua Minh Tông lên ngôi lúc 15 tuổi, Hiếu Tông -10 tuổi, Dụ Tông -6 tuổi, Thuận Tông -11 tuổị ) thì đều có vua chú, vua anh giúp đỡ,việc điều hành quốc gia Hoàng đế càng nhỏ tuổi, ốm yếu, kém tài thì vai trò của thượng hoàng càng quan trọng Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", các vua Trần khi "con đã lớn thì cho nối ngôi chính, còn cha lui về cung Thánh Từ, xưng là thượng hoàng, cùng trộng coi chính sự Thực ra, truyền ngôi chỉ để yên việc sau, phòng lúc vội vàng, chứ mọi chuyện đều do thượng hoàng quyết định Vua kế vị không khác gì hoàng thái tử cả" Tổng cộng thời gian các vua Trần trị vì mà bên trên còn thượng hoàng và thái thượng hoàng là 102 năm (thái thượng hoàng là cha của thượng hoàng, trước đó đã nhường ngôi cho thượng hoàng) Thượng hoàng và hoàng đế tuy có danh xưng, vai trò, địa vị, quan hệ khác nhau nhưng cùng là nguyên thủ, cùng trị vì quốc gia nên trong sử sách, nhiều khi học được gọi chung là hai vua Chẳng hạn, ca ngợi thượng hoàng Trần Thánh Tông và hoàng đế Trần Nhân Tông qua chiến thắng quân xâm lược Mông Nguyên (1285-1288), trong "Bạch Đằng giang phú", tác giả Trương Hán Siêu viết; Hai vua thánh chừ anh minh Đem nước sông chừ rửa giáp binh Bụi Hồ không dám động chừ ngàn năm thanh bình Còn trong "Đại việt sử ký toàn thư", Ngô Sỹ Liên cùng các sứ thần triều Hậu Lê cũng dùng từ hai vua khi viết về Hội nghị Diên Hồng tháng chạp năm Giáp Than 1284 ("Giặc Hồ vào cướp là nạn lớn của đất nước Hai vua hiệp mưu, bầy tôi họp bàn ") và về việc duyệt quân chuẩn bị đi đánh Chiêm Thành tháng mười năm Bính Thìn 1376 (" đại duyệt quân thuỷ bộ ở bãi cát sống Bách Hạc, hai vua đích thân làm tướng") Việc thiết lập mô hình thượng hoàng - hoàng đế là một kỹ thuật cai trị khôn khéo, cẩn thận của các vua Trần, vì thái tử cần có một thời gian làm quen, tập dượt việc triều chính; trong lúc đó thượng hoàng vẫn giữ vai trò lãnh dạo tối cao, quyết định mọi chuyện trọng đại Cách tập dượt này toàn diện hơn so với ở các triều Ngô, đinh, Tiền Lê, Lý trước đó (chỉ cho thái tử thay vua cha làm quen với một số công việc như cầm quân đi diệt giặc, tổ chức đón tiếp sứ thần nước ngoài, giải quyết án kiện ) Mặt khác, truyền ngôi khi vua cha còn sống đảm bảo sự ổn định, suôn sẻ của việc nối ngôi, tránh những rắc rối từng thường xuyên gặp như chuyện các hoàng tử tranh giành ngôi (đẫm máu nhất là những cuộc tranh giành ngôi của các con vua Lê Đại Hành năm 1005, của các con vua Lý Thái Tổ năm 1028 - sau khi cha họ đột ngột băng hà) hoặc ngôi vua bị chiếm bởi người ngoại tộc (ngôi vua Ngô bị Dương Tam Kha chiếm năm 944 sau khi Ngô Quyền băng hà, ngôi vua Đinh mất vào tay Lê Hoàn năm 980 sau khi Đinh Tiên Hoàng băng hà ) Chế độ thượng hoàng - hoàng đế vừa giống các chế độ phụ chính, nhiếp chính vốn khá phổ biến trong lịch sử (nếu vua còn nhỏ hoặc năng lực kém thì có một vài quan đại thần làm cố vấn, giúp vua trị vì), lại vừa khác hẳn ở chỗ quan hệ huyết thống chặt chẽ (cha-con) và vị cố vấn vấn có quyền quyết định tối cao (đối với cả vua lẫn quốc gia), trực tiếp tham gia điều hành bộ máy Nhà nước, đảm bảo sự kế thừa liên tục và vững chắc, ngăn chặn những hiện tượng suy thoái hoặc biến loạn gây bất ổn định chính trị Mô hình thượng hoàng - hoàng đế của nhà Trần còn lặp lại ở các triều đại sau dó Đoạt được ngôi nhà Trần (năm 1400), Hồ Quý Ly làm vua 1 năm rồi nhường ngôi cho con (Hồ Hán Thương), lên làm thượng hoàng đến tận lúc nhà Hồ bị diệt (năm 1407) Mạc Đăng Dung chiếm ngôi nhà Hậu Lê năm 1527, làm vua 3 năm rồi nhường ngôi cho Mạc Đăng Doanh, lên làm thượng hoàng, cùng con trị vì đất nước (1530-1541) Thời Lê Mạc (Lê-Trịnh), Lê Thần Tông cũng làm thượng hoàng (1643-1649) bên cạnh vị vua con là Lê Chân Tông, nhưng mô hình lưỡng đầu chế thời kỳ này đã biến đổi sang một hình thức đặc biệt khác: vua Lê - chúa Trịnh 3)Vua-chúa cùng làm nguyên thủ Trong tất cả các mô hình lưỡng đầu chế kể trên, hai vị nguyên thủ đều có quan hệ huyết thống với nhau, chung mục đích và chung sự nghiệp, do đó hình thức là "lưỡng đầu" nhưng thực ra bản chất chế độ là một Khác hoàn toàn với nó là mô hình vua Lê - chúa Trịnh, tồn tại suốt 240 năm (1546-1786) với nhiều biểu hiện, nhiều diễn biến phức tạp Năm 1527, Mặc Đăng Dung đoạt ngôi vua Lê Quan đại thần nhà Lê là Nguyễn Kim chạy sang Lào, tôn Lê Duy Ninh lên ngôi vua (năm 1532), lãnh đạo lực lượng chống lại nhà Mạc Năm 1545, Nguyễn Kim mất, quyền lực rơi vào tay con rể là Trịnh Kiểm Năm 1546, Trịnh Kiểm cho tổ chức lại triều đình, chuyển về đóng đô ở Vạn Lại (Thộ Xuân- Thanh Hoá) mượn danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc" để thâu tóm mọi quyền bính, biến vua Lê thành bù nhìn, mở đầu thời kỳ "vua Lê chúa Trịnh" Từ sau khi đánh bại nhà Mạc (năm 1592), quyền lực của họ Trịnh ngày càng được mở rộng Năm 1599, Trịnh Tùng tự xưng là Đô Nguyên soái Tổng quốc chính và ép vua Lê phong vương cho mình Lê Thế Tôn phong cho Trịnh Tùng làm Bình An Vương cùng những đồ vật tượng trưng uy quyền tối cao như chén ngọc, cờ lông,búa vàng Trịnh Tùng lập phủ chúa, tự ý tuyển dụng quan lại, điều hành chính sự, chức vương cha truyền con nối Chúa Trịnh là vị nguyên thủ thực sự, trực tiếp lãnh đạo bộ máy Nhà nước, nắm giữa quân đội, quyết định các chính sách kinh tế - văn hoá- xã hội Họ tộc Trịnh được hưởng mọi đặc quyền hoàng gia Con trai cả chúa Trịnh được lập làm thế tử, được phong làm Quốc công Tiết chế, đến tuổi trưởng thành thì mở phủ riêng, chủ huy quân đội, giúp cha trị vì Vua Lê là vụ nguyên thủ tối cao trên danh nghĩa Quyền hạn của vua chỉ còn duy trì trong một số nghi thức thiết triều và đón tiếp sứ thần nước ngoài Vua được cấp 5.000 quân túc vệ để phục dịch trong cung điện, 7 thớt voi và 20 chiếc thuyền rồng, được thu thuế 1.000 xã để tiêu dùng Triều định vua lê phải đặt dưới quyền điều khiển của phủ chúa Trịnh và chỉ có một nhóm binh lính canh giữ, một số quan văn võ vô quyền thỉnh thoảng vào chầu nhằm giữ lấy thể thống đế vương hình thức Cạnh phủ chúa, triều dịnh chỉ như một cái bóng, thực chất chỉ là nơi giam lỏng vua Lê Sự hình thức, phụ thuộc của vua lê thể hiện rõ nhất ở việc tính mạng, địa vị vua hoàn toàn bị chúa Trịnh khống chế, vua ngày càng bị vô hiệu hoá Trong 16 vua dưới thời Lê Mạc thì 3 vua bị họ Trịnh giết hại và 5 vua là trẻ em dưới 12 tuổi (phần lớn là do chúa Trịnh nuôi nấng, rèn từ bé trong phủ rồi dựng lên làm vua) Năm 1718, Trịnh Cương thiết lập 6 phiên (Lễ, Lại, Hộ, Công, Hình, Binh) ở phủ chúa để rút hầu hết quyền hành của 6 bộ tương ứng (vốn coi là trực thuộc vua Lê bên triều đình Ngay cả một số nghi thức tối cao dành riêng cho vua Lê cũng dần bị chúa Trịnh xâm phạm và huỷ bỏ Dịp lễ Tết, sinh nhật vua , chúa thường không trực tiếp đến chúc mừng mà sai con mình đi thay Trước kia, hàng tháng vào ngày sóc vọng, chúa và các quan phải vào chầu vua ở điện Vạn thọ, nhưng về sau chúa dần bỏ lệ ấy Từ đời Trịnh Tạc (1657-1687), các chúa vào triều yết không quỳ lạy, không xưng tên và tự tiện ngồi ngay bên trái ngự toạ, ngang hàng với vua! Trong mô hình lưỡng đầu thế này, sở dĩ thực quyền nguyên thủ nghiêng hẳn về phía chúa Trịnh là do họ Trịnh tiếp nối sự nghiệp Nguyễn Kim nắm trọn quyền lực trong tay, tự mình quyết định và hành động; con nhà Lê thì đã quá suy yếu, phải chịu thế phụ thuộc và thực tế được họ Trịnh dựng lại chỉ để làm bù nhìn mà thôi Tuy nhiên, nguyên nhân thiết lập và duy trì mô hình này lại khá tế nhị Thực ra, chúa Trịnh cũng đã có nhiều lần có ý định cướp ngôi vua nhưng không dám thực hiện Năm 1556, vua Lê Trung Tông băng hà mà không có con nối dõi, Trịnh Kiểm mật bàn với những người thân tín việc tự xưng làm vua Trong lúc lưỡng lự, Trịnh Kiểm đã sai thuộc hạ tới hỏi ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm - một người rất am hiểu thời cuộc và có những nhận định, tiên đoán sáng suốt Tương truyền, Nguyễn Bỉnh Khiêm gián tiếp trả lời bằng cách bảo người nhà :"Năm nay mất mùa, thóc giống không tốt, chúng mày nên tìm giống cũ mà gieo mạ!" và răn chú tiểu dọn chùa :"Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản!" Ý Nguyễn Bỉnh Khiêm muốn khuyên Trịnh Kiểm nên tìm con cháu nhà Lê dựng lên làm vua để có danh nghĩa thu phục lòng người Các chúa Trịnh kế tiếp cũng không dám phế bỏ nhà Lê, bởi theo kinh nghiệm lịch sử và trong hoàn cảnh thực tế đương thời, hành động đoạt ngôi vua sẽ không có lợi cho vai trò thống trị của họ Trịnh Họ Trịnh vốn chưa có cơ sở xã hội vững chắc, không được toàn dân ủng hộ, lại đang phải đối đầu với kẻ thù hùng mạnh ở cả phía Băc (nhà Mạc) lẫn phía Nam (họ Nguyễn ) Trong điều kiện ấy, họ Trịnh phải chấp nhận duy trì ngôi vua Lê, mang danh nghĩa nhà Lê - một vương triều thiết lập trên nền tảng chiến thắng oanh liệt chống ngoại xâm và ít nhiều còn uy tín đối với nhân dân - để trấn áp các lực lượng đối lập, chiêu dụ dân chúng, (thể hiện rất rõ với việc chúa Trịnh thường cho vua Lê cùng đi vận động thần dân hoặc đi đánh chúa Nguyễn ở phía Nam) Nắm giữ thực quyền cao nhất nhưng lị không lên làm vua là giải pháp chính trị tối ưu cho chúa Trịnh Điều này lý giải tại sao mô hình lưỡng đầu chế "vua Lê chúa Trịnh" kỳ dị bậc nhất trong lịch sử lại tồn tại dai dẳng tới 250 năm - đến tận lúc họ Trịnh bị quân Tây Sơn diệt (tháng 7-1786) III.- NHỮNG HỆ QUẢ ĐA CHIỀU: Trước hết, cơ chế này đã làm phức tạp hoá, và vì thế làm dai dẳng thêm cuộc nội chiến Lê -Mạc.Tôi không bàn ở đây về tính chính đáng của vương triều Mạc, mà chỉ đơn giản trình bày một nhận thức rằng nếu triều đình Lê Trung hưng - như các triều đại lớn trong lịch sử Trung Quốc (chẳng hạn các triều đại Hán, Đường, và cả Tống, Minh nữa) từng phải trải qua những lần trùng hưng,vẫn là thế - được phát động và duy trì bởi một nhóm chứ không phải một người đóng vai trò then chốt quá lâu (dẫn đến sự lộng quyền, rồi đến những âm mưu phế lập, cao hơn nữa, là tham vọng thay thế), thì sự lớn lên nhanh chóng của cái triều đình kháng chiến này là điều có thể dễ dàng hình dung được Cần chỉ rõ rằng, suốt trong mấy thập kỷ nội chiến Lê - Mạc (nội chiến Nam - Bắc triều) tính chính đáng của quyền lực tối cao ở cả hai phía đều liên tục gây nên sự phân tâm, phân thân của rất nhiều “yếu nhân”.Lê Bá Ly, Nguyễn Thiến, Nguyễn Khải Khang…, hàng loạt trọng thần, thậm chí tể thần, trạng nguyên của nhà Mạc đã dễ dàng, vì những nguyên cớ trực tiếp có khi dường như không đâu, quy hàng Lê - Trịnh Nhưng theo chiều ngược lại, không ít những “nhân vật cộm cán” từ phía Lê - Trịnh cũng đã quy thuận và được nhà Mạc trọng dụng thực lòng Điển hình nhất trong số này chính là trường hợp Trịnh Cối, anh ruột Trịnh Tùng Bị chính em ruột mình (Trịnh Tùng) bức hại bởi mục tiêu cướp binh quyền liền ngay sau cái chết của Trịnh Kiểm, Trịnh Cối “không còn đường nào khác” bèn mang theo cả quân, tướng bản bộ, cả mẹ, cả vợ con đầu hàng nhà Mạc Và nhà Mạc đã “thành thực” dùng Trịnh Cối trong bộ máy của mình Khi Trịnh Cối chết, nhà Mạc không chỉ trả lại cho phía Lê Trịnh linh cữu của ông này để mai tang đúng bản quán, còn “siêu lịch sự” trả kèm toàn bộ gia quyến, kể cả mẹ Trịnh Cối- cũng tức mẹ Trịnh Tùng, cũng tức con gái Nguyễn Kim, chị ruột của Nguyễn Hoàng, vợ Trịnh Kiểm, tổ mẫu của dòng chúa Trịnh.Không phải đợi đến mãi sau này, vào năm 1738, khi theo Lê Duy Mật (dòng tôn thất nhà Lê) chống sự chuyên quyền của họ Trịnh, bị Trịnh bắt, văn thần Phạm Công Thế (giữ chức Đông Các hiệu thư) gặp câu cật vấn rằng “Nhà ngươi là người trong khoa giáp làm sao lại đi theo bọn phản nghịch” đã đưa ra một câu trả lời “thấm đẫm tinh thần thời đại”( “Công Thế cười nói: “Danh phận không sáng tỏ đã lâu rồi, còn phân biệt thế nào là thuận với nghịch được nữa?” Rồi, vươn cổ chịu chém., không một chút nào khuất phục nao núng” Khâm định… Sđd T.2, tr 501) thì vấn đề “tính chính thống” mới thành câu hỏi lớn, mà ngay từ thời điểm giữa cuộc chiến Lê - Mạc ấy, những trăn trở về đòi hỏi chính danh - định phận đã khiến hầu hết những người trong cuộc, kể cả những kẻ ngự tận thượng đỉnh quyền lực, trở nên khó ăn nói, khó lòng hành xử một bề Loại người hành xử như Nguyễn Quyện “sáng Mạc, chiều Lê, tối lại Mạc” không phải là hiếm, cũng không hoàn toàn đáng bị coi là loại người bất nghĩa tráo trở, “vô nguyên tắc” Loại người khi theo, khi phản, khi ngoài cuộc, khi vỗ tay vào, thực bụng quy thuận hay trá hàng…nảy nòi thật đông nhưng rất khó phân định hư thực hay xấu, tốt.Chính bởi thế mà Nguyễn Kim phải chịu chết chỉ bởi miếng dưa hấu mùa hè từ tay một (trá) hàng tướng nhà Mạc “kính dâng lên chủ suý” Một trong những người tâm phúc “bàn định kế sách lâu dài”với Nguyễn Hoàng mấy ai ngờ lại là Mạc Cảnh Huống, một người thuộc tôn thất nhà Mạc, không rõ bởi lý do gì đã rời bỏ vương triều này từ sớm, để rồi “toàn tâm toàn ý” phụng sự chúa Tiên, người lúc bấy giờ chỉ mới đang manh nha những ý đồ gây dựng “đại nghiệp” Một trong những nhân vật nổi tiếng bậc nhất sống vào thời điểm “vọng động can qua” Lê - Mạc ấy là Nguyễn Bỉnh Khiêm Từng có rất nhiều ý kiến, công trình nghiên cứu, phẩm bình về nhân vật lịch sử này, nhưng thuỷ chung, lời giải đáp rốt ráo về lập trường chính trị - xã hội của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn cần được coi là thiếu vắng.Là một trong những vị trạng nguyên nổi danh vào bậc nhất mà nhà Mạc đã lấy đỗ, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng từng xuất chính với nhà Mạc mấy đợt, quan hàm thực từng giữ lên tới Thị lang, chưa nói rằng khi mất lại được chính vua Mạc tế lễ, vinh phong tước Trình Quốc công, quan hàm Tể tướng, khiến dân sở tại (Vĩnh Lại) thờ làm phúc thần Theo lẽ thường, thì Nguyễn Bỉnh Khiêm phải “sống làm tôi nhà Mạc, chết làm thần (hay ma) nhà Mạc” mới phải Vậy nhưng kết hợp tài liệu của cả chính sử lẫn dã sử lại mà soi, Nguyễn Bỉnh Khiêm dường như lại vừa là “trọng tài giám sát” cho tất cả các trận đấu quyền lực, lại vừa tham dự một cách không hề vô tư vào các diễn biến và có tác động trực tiếp đến (những) kết quả cuối cùng.Với nhà Mạc, thì ngón tay trỏ “Cao Bằng tuy thiểu khả dung sổ thế” đã biến vương triều này thành một “sứ quân” cát cứ, truyền tiếp thêm 7 đời sau Với họ Nguyễn, thì hầu như ai cũng biết tới lời mách nước lẫy lừng của Trạng Trình “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” đã thực sự là khởi đầu cho một dòng chúa, một triều vua, tuy có đứt gãy bầm dập, nhưng vẫn có thể tính dấu ấn lịch sử của dòng họ quyền lực này từ 1533 đến tận 1945!Với Lê Trịnh thì khỏi nói, bởi ông chính là người đưa ra lời khuyên chúa Trịnh (Kiểm) hãy đừng “thanh lý” ngôi vua, cứ “thờ Phật mà ăn oản”, cả khi “mùa mất, giống xấu” thì hãy biết “tìm giống cũ mà gieo” Vậy là đẻ ra cái “lưỡng đầu chế” không tiền khoáng hậu trong lịch sử, tồn tại hai trăm năm có lẻ Không thể nói Nguyễn Bỉnh Khiêm “vô can” trước cảnh “năm bè bảy cánh” của cục diện chính trị Việt Nam ít nhất hàng thế kỷ tiếp theo đó Hệ quả lớn thứ hai do cái cơ chế lưỡng đầu này trực tiếp gây ra, là việc xuất hiện thế lực các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, dẫn đến việc chia cắt đắt nước, cũng kéo dài ngót hai thế kỷ Hệ qủa này thực sự phức tạp, không thể chỉ xem xét một chiều là tốt hay xấu Có lẽ, trong trường hợp này, cần đến một cái nhìn Lão Trang mới thấu triệt mọi lẽ: Hoạ là điểm khởi đầu của phúc, phúc là nơi ẩn nấp của hoạ Hệ quả lớn thứ ba của lưỡng đầu chế Lê Trịnh, như phần trên ít nhiều đã nghị bàn, là sự xuất hiện liên miên không dứt của những cuộc nổi loạn “trên mọi miền Tổ quốc” Cả một thời kỳ dài trước đây, giới sử học định danh cho phần lớn những cuộc nổi loạn này là “khởi nghĩa nông dân”, gắn cho chúng những ý nghĩa to tát về đấu tranh giai cấp, thậm chí là cách mạng xã hội Chúng tôi cũng chưa có điều kiện bàn sâu về loại hiện tượng này ở đây, chỉ xin nêu ngắn gọn rằng thật khó mà chia sẻ cái lịch sử quan đó, bởi phần lớn những cuộc “khởi nghĩa” này đều có quá trình hình thành rất giống với sự hình thành của những ổ nhóm tội phạm trong mọi thời đại, con đường chung mà các thủ lĩnh của các tập hợp này trải qua - nếu họ may mắn tiến xa được trên quỹ đạo đó - là từ đại ca thành đại vương, và cục diện phổ biến mà họ tạo ra chính là thứ mà sử gia xưa gọi là “loạn thế”, sử gia nay gọi là “thế kỷ bão táp của khởi nghĩa nông dân” Rất cần có những cuộc thảo luận khoa học nghiêm túc trở lại đối với chủ đề hết sức nhạy cảm này Thực tế lưỡng đầu chế thời Lê Trịnh để lại hệ quả đa dạng và phức tạp trên hầu hết các lĩnh vực khác nhau của tồn tại xã hội, từ kinh tế, chính trị đến văn hoá, giáo dục, cả trong sinh hoạt vật chất lẫn đời sống tinh thần Thực tế đó gây biến động, xáo trộn và đổi thay trong nhiều mối quan hệ giữa các tộc người trong khối cộng đồng cư dân nước Việt, trong cả các quan hệ đối ngoại với các quốc gia và cộng đồng dân cư láng giềng Những hệ quả đó cũng không khó quan sát thấy trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo lẫn trong những bước chuyển khó quan sát hơn như quỹ đạo vận hành của lịch sử quốc gia dân tộc.Chắc chắn rằng cần có những công trình nghiên cứu có quy mô để làm sáng tỏ thêm những “công án” này TÓM TẮT: Nho giáo về mặt hệ tư tưởng chính trị - xã hội vốn là một học thuyết chủ trương một loại chế độ đại thống nhất, đại tập trung Ngôi vua với tư cách là biểu tượng cho một quyền lực quân chủ tối cao, thiêng liêng, đại diện duy nhất và tuyệt đối cho ý chí của trời, theo quan niệm của Nho giáo ở một thời điểm nhất định bao giờ cũng chỉ dành cho một người, dù đại diện cho một dòng họ, nhưng không bao giờ được phân lập hay chia sẻ Tất cả các quốc gia, các chính thể tuyên bố lấy Nho giáo làm học thuyết cai trị đều luôn luôn coi đó là một tín điều không thể thay đổi hay điều chỉnh Nhưng thực tế lịch sử Việt Nam ở các thế kỷ XVI – XVIII đã tồn tại một bộ máy quyền lực mà ở cấp cao nhất có hai nhánh, đó là loại thiết chế vừa có vua lại vừa có chúa Thiết chế nhà nước Lê - Trịnh là một loại hiện tượng lịch sử đặc thù, về nguyên tắc hàm chứa nhiều mâu thuẫn với những nguyên lý lý thuyết về quyền lực của Nho giáo Nhưng chính thiết chế ấy lại vẫn tuyên bố rằng chính nólà sự hiện diện tuân theo đạo lý thánh hiền! Cơ chế lưỡng phân của quyền lực tối cao này đã đưa lại những tác động to lớn, phức tạp và lâu dài trong lịch sử Việt Nam ... Nhưng thực tế lịch sử Việt Nam kỷ XVI – XVIII tồn máy quyền lực mà cấp cao có hai nhánh, loại thiết chế vừa có vua lại vừa có chúa Thiết chế nhà nước Lê - Trịnh loại tượng lịch sử đặc thù, nguyên... phong kiến việt nam 1)Chị-em,anh-em nắm quyền Mơ hình lưỡng đầu chế xuất sớm lịch sử nước ta, lần vào năm 40 Mùa xuân năm ấy, hai chị em Trưng Trắc - Trưng Nhị khởi nghĩa chống ách độ hộ nhà Đơng... vua ln ln ngun tắc hình thái nhà nước lưỡng đầu Nó thể rõ hai người đứng đầu nhà nước có quyền ngang nhau, thứ nhau, không người nắm uy quyền, vị cao người Ở nhà nước lưỡng đầu thời Lê- Trịnh

Ngày đăng: 03/07/2014, 11:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan