CHIẾN LƯỢC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG ĐẾN NĂM 2010 ppt

31 513 4
CHIẾN LƯỢC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG ĐẾN NĂM 2010 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN 2020 1 HÀ NỘI - THÁNG 01 NĂM 2002 MỞ ĐẦU trang 1 Chương 1 : THực trạng đào tạo nguồn nhân lực ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp việt nam trang 5 Chương 2 : nội dung chiến lược đào tạo nguồn nhân lực ngành xây dựng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 trang 11 Chương 3 : tổ chức thực hiện nội dung chiến lược trang 23 2 mở đầu 1. Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược Sau trên 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực rõ rệt với sự tăng trưởng GDP khoảng 7% hàng năm. Tuy vậy, nhìn chung nước ta vẫn ở vào hàng những nước kém phát triển trên thế giới. Các văn kiện Đại Hội IX của Đảng ghi rõ nhiệm vụ trong những năm đầu của thế kỷ 21 là cần thiết phải nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Do đó cần thiết phải xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực ngành xây dựng vì yêu cầu nhân lực cho thời kỳ mới rất cấp bách mà việc đào tạo như hệ thống hiện nay không thể đáp ứng những yêu cầu đó. Chiến lược phát triển nguồn lực này cần được nghiên cứu một cách có hệ thống dựa theo một cách nhìn tổng thể, căn cứ trên thực trạng của đất nước đồng thời với phân tích tình hình và triển vọng của sự phát triển tương lai trong nước cũng như thế giới. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng phải đồng bộ, hiện thực, tiên tiến, ngang bằng với khu vực và thế giới . Việc tăng cường đầu tư vào phát triển con người phải thông qua phát triển mạnh giáo dục và đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học và công nghệ. Mặt khác, đảm bảo nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải là sự đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, phải đặt sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong môi trường sư phạm lành mạnh, nhanh chóng tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế. 3 2. Căn cứ xây dựng chiến lược 2.1 Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải dựa vào các chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển của Đảng, Nhà nước và của Ngành. Văn kiện Đại hội IX của Đảng ghi rõ: "Định hình qui mô giáo dục và đào tạo, điều chỉnh cơ cấu đào tạo, nhất là cơ cấu cấp học, ngành nghề và cơ cấu theo lãnh thổ phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Nâng cao đội ngũ giáo viên các cấp." "Trong công nghiệp và xây dựng, tập trung nghiên cứu và ứng dụng nhanh các công nghệ hiện đại, hàm lượng trí tuệ cao để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá, coi trọng nghiên cứu phát triển công nghệ thông tin viễn thông, công nghệ tự động hoá, công nghệ vật liệu mới." Nhu cầu của nhân lực ngành xây dựng những năm tới là to lớn vì nhiệm vụ phát triển công nghiệp và xây dựng như Đại hội IX Đảng đã nêu ra: "Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng lao động cho sản xuất công nghiệp, xây dựng từ 16% năm 2000 lên 20-21% năm 2005, lao động trong các ngành dịch vụ từ 21% lên 22-23%." 2.2 Xây dựng chiến lược phát triển nguồn lực không thể tách rời tình hình thực tế của hiện trạng: Hiện nay (thống kê tháng 10 năm 2001) đang có trên 1,2 triệu người tham gia sản xuất trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, trong đó có 1.150215 công nhân, 15.137 cán bộ kỹ thuật trình độ trung học, 34.648 người ở trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học. Hệ thống đào tạo hiện nay của nước ta có 223 trường cao đẳng và đại học, 274 trường trung học chuyên nghiệp, 227 trường dạy nghề chính quy, trên 1000 cơ sở dạy nghề bán công, khoảng 500 trung tâm dạy nghề tại các quận huyện và 190 trung tâm hướng nghiệp. Chúng ta đã có nhiều thành tích trong đào tạo cán bộ và công nhân xây dựng. Hệ thống các trường trong Bộ Xây dựng có 33 trường gồm 1 trường đại học, 4 trường cao đẳng, 6 trường trung học xây dựng và 24 trường dạy nghề. Nhìn chung số lao động đã đáp ứng được nhiệm vụ xây dựng của những năm vừa qua. Nhưng thực tế cho thấy, lao động đã qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ thấp. Theo yêu cầu của việc phát triển công nhân kĩ thuật xây dựng trong những năm tới, phải tăng số lao động thuộc ngành từ 1,2 triệu người hiện nay lên thành 1,5 triệu người vào năm 2005. Tình hình chất lượng công trình xây dựng là sản phẩm của lao động trong ngành làm ra, những năm gần đây, được xem là khá nhưng nhận định một cách khách quan thì chưa thật đáp ứng yêu cầu mà nguyên nhân chủ yếu do trình độ tay nghề của CB,CN của ngành còn hạn chế. 4 Việc thực thi hiệp nghị AFTA đòi hỏi phải nâng trình độ nhân lực lên ngang tầm khu vực để nước ta không bị tụt hậu cũng như làm cho lao động nước ta có thể xâm nhập khu vực thuận lợi. 2.3 Xây dựng chiến lược phát triển nguồn lực phải dựa theo xu hướng phát triển kinh tế thế giới và yêu cầu mới vể nguồn nhân lực 2.3.1 Sự xuất hiện nền kinh tế tri thức - bước phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất và những cơ hội đối với đất nước ta. Công nghệ cao và sự dịch chuyển mạnh cơ cấu kinh tế thế giới làm cho sự tăng trưởng kinh tế toàn thế giới đạt tới mức chưa từng có. Trong kinh tế tri thức, yếu tố quan trong nhất không còn là tài nguyên thiên nhiên hoặc tiền vốn, mà là con người có tri thức. Tri thức trở thành yếu tố quyết định của lực lượng sản xuất, là ngưồn lực hàng đầu tạo lên sự tăng trưởng, trong đó sản xuất công nghệ trở thành lực lượng quan trọng nhất và đem lại giá trị gia tăng cao nhất. Trong nền kinh tế hiện đại, sự đổi mới công nghệ diễn ra nhanh chóng đòi hỏi người làm việc phải ứng phó linh hoạt với những thay đổi của công nghệ, của thị trường và không ngừng nắm bắt, học hỏi và trang bị những tri thức mới. Vấn đề hình thành "xã hội học tập" và "học tập suốt đời" trở thành một yêu cầu cấp bách bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Với truyền thống hiếu học và trí thông minh, con người Việt Nam có tiềm năng trí tuệ không thua kém các nước. Tuy nhiên, sự khác biệt về trình độ công nghệ của Việt Nam so với các nước phát triển là rất lớn. Khoảng cách tụt hậu hiện nay có thể từ 50 đến 100 năm. Chỉ có thể rút ngắn bằng cách tăng nhanh đầu tư cho phát triển con người và nhanh chóng tiếp cận nền kinh tế tri thức. 2.3.2 Xu thế toàn cầu hoá kinh tế và chiến lược phát triển nguồn nhân lực có trình độ trí tuệ và tay nghề cao. Trong thế kỷ 21, toàn cầu hoá kinh tế là xu thế tất yếu khách quan do sự phát triển vũ bão của khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao và sự phát triển của kinh tế thị trường. Lợi thế cạnh tranh nghiêng về những quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là đội ngũ nhân tài. Việc phát huy bản sắc văn hoá là động lực và là nguồn gốc sức mạnh của mỗi dân tộc, đó cũng là nội dung xuyên suốt mọi hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học, nghệ thuật, ngoại giao, an ninh, quốc phòng của mỗi quốc gia. 5 chương I THực trạng đào tạo nguồn nhân lực ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp việt nam 1.1 Mạng lưới trường Các trường đại học đào tạo ngành xây dựng tập trung tại ba thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Các trường này tổ chức việc đào tạo tại các địa điểm khác nhau trong nước, như Đại học Kiến trúc Hà Nội mở các trạm đào tạo tại Tuy Hoà, Huế, Vinh, Uông Bí. Đại học Xây dựng mở các trạm đào tạo tại Lai Châu, Quảng Ninh, Hải Phòng, Vinh, Tuy Hoà, Nha Trang. Đại học 6 Kỹ thuật Đà Nẵng tại Nha trang, Qui Nhơn. Việc các trường với ra phạm vi hoạt động quá xa và quá lâu là do chưa có sự liên kết đào tạo và sẽ đưa đến làm giảm chất lượng đào tạo. Tại Hà Nội có các trường Đại học Xây dựng, Đại học Kiến trúc là trường Đại học công lập có các ngành kiến trúc và xây dựng. Ngoài ra có các trường ngoài công lập như Đại học dân lập Đông Đô, Đại học Phương Đông cũng có các ngành xây dựng và Kiến trúc. Tại Đà Nẵng, trường Đại học Kỹ thuật (công lập) và trường Dân lập Duy Tân có đào tạo các ngành kiến trúc và xây dựng. Tại thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Kiến trúc t.p. HCM, trường Đại học Bách Khoa t.p. HCM và trường Đại học dân lập Văn Lang, đại học Văn Hiến, đại học Hồng Bàng có đào tạo ngành kiến trúc và xây dựng. Hiện nay việc đào tạo các hình thức sau đại học Thạc sỹ và Tiến sỹ thuộc các lĩnh vực liên quan đến kiến trúc và xây dựng, chỉ được thực hiện ở trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Kiến trúc thành phố Hồ chí Minh, Đại học Xây dựng, đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Hệ cao đẳng thuộc Bộ Xây dựng có 3 trường mới phát triển mấy năm gần đây. Tại Hà Nội có trường Cao đẳng Xây dựng số 1. Tại T.P. HCM có trường số 2. Tại Tuy Hoà có trường CĐXD số 3. Trong thời gian tới một số trường THXD được nâng cấp lên CĐ. Hệ trung học xây dựng thuộc Bộ XD hiện có 4 trường là các trường THXD số 2 tại Nam Định, trường THXD Miền Tây tại Vĩnh Long, trường THXD Công trình Đô thị tại Hà Nội và THXD số 4 tại Xuân Hoà Vĩnh Phúc. Ngoài ra, còn một số trường THXD tại Hà Nội và các trường THXD có đào tạo ngành xây dựng tại một số tỉnh, thành phố khác. Các trường công nhân kỹ thuật thuộc ngành Xây dựng có 22 cơ sở, phân bố tập trung ở khu vực phía Bắc. Ngoài ra, những trường cao đẳng xây dựng và trung học xây dựng cũng tham gia đào tạo công nhân kỹ thuật. Bên cạnh các trường dạy nghề công lập, tại những thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng có một số cơ sở dạy nghề ngoài công lập. Các trường có đào tạo nghề của ngành XD hàng năm đào tạo được khoảng 12.000 người CNKT. Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ ngành Xây dựng thuộc Bộ XD có chức năng bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ cho cán bộ thuộc Ngành. Mạng lưới trường thuộc Ngành phân bố không hợp lý theo lãnh thổ, chưa tương ứng với dân số và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của từng vùng. Hầu hết các cơ sở đào tạo tập trung ở các vùng, các khu công nghiệp và kinh tế phát triển mạnh như đồng bằng Bắc bộ ( 42,3%), Đông Nam bộ (30,6%). Vì vậy, cần phải có giải pháp tích cực để mở thêm một số trường ở các khu vực chưa có trường. 7 1.2 Quy mô đào tạo Quy mô giáo dục đào tạo tăng nhanh và đã tạo dựng được cơ sở vững chắc cho mở rộng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là ở cấp cao đẳng, đại học và dạy nghề ngắn hạn. Năm 2000 ước tính cả nước có 7,5 triệu lượt người lao động đã qua đào tạo, tăng trung bình 8,3%/năm, trong đó ĐH-CĐ có 1,3 triệu, THCN có 1,6 triệu và CNKT và những người đã qua dạy nghề có 4,6 triệu người. Riêng ngành xây dựng có những tiến bộ khả quan. Hàng năm khối các trường đại học tuyển sinh khoảng 6000 người Khu vực phía Bắc có hai trường công lập lớn là Đại học Kiến trúc Hà Nội và Đại học Xây dựng với lượng tuyển sinh mỗi trường hàng năm trên dưới 1000 sinh viên. Trường Đại học Mở (Bộ Giáo dục và Đào tạo) hàng năm tuyển sinh trên 200 sinh viên. Đại học Đông Đô có khoa kiến trúc, và khoa xây dựng, hàng năm tuyển sinh trên 500 sinh viên, Đại học Phương Đông có khoa Kiến trúc Công trình tuyển sinh đến 350 sinh viên. Khu vực miền Trung, trường Đại học Kỹ thuật Đà Nẵng đào tạo các ngành xây dựng đến 500 sinh viên hàng năm, Đại học Duy Tân tuyển sinh xây dựng đến 400 sinh viên hàng năm. Tại thành phố Hồ Chí Minh có hai cơ sở đào tạo đại học là trường Đại học Bách khoa hàng năm tuyển sinh ngành xây dựng đến 600 sinh viên, Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh hàng năm tuyển sinh 700 sinh viên. Ngoài ra có các trường đại học dân lập có ngành xây dựng và kiến trúc như Đại học Văn Lang tuyển sinh hàng năm cho ngành xây dựng tới 500 sinh viên. Ba trường có đào tạo sau đại học về kiến trúc, xây dựng, hàng năm tuyển sinh khoảng 500 người phân chia theo cấp cao học khoảng 450 người và nghiên cứu sinh gần 50 chỉ tiêu. Khối trường cao đẳng tuyển sinh hàng năm trên 3000 người. Trường Cao đẳng XD số 1 tuyển sinh hàng năm đến 400 sinh viên. Trường Cao đẳng Xây dựng số 3 tại Tuy Hoà, hàng năm có khả năng tuyển sinh 400 sinh viên.Trường Cao đẳng số 2 tại Thủ Đức hàng năm tuyển sinh khoảng 400 sinh viên. Nhiều trường Cao đẳng kỹ thuật dân lập khác có ngành xây dựng tuyển sinh hàng năm đến 2000 người. Hiện nay các trường có đào tạo trung học chuyên nghiệp thuộc Bộ Xây dựng gồm 7 trường hàng năm tuyển sinh khoảng 3000 học sinh. Các trường có đào tạo nghề xây dựng thuộc ngành xây dựng gồm 30 trường, hàng năm tuyển sinh khoảng 12.000 công nhân kỹ thuật. Công tác xã hội hoá đào tạo nguồn nhân lực đã đem lại kết quả bước đầu. Các lực lượng xã hội tham gia ngày càng tích cực vào việc xây dựng cơ sở vật chất trường học, đóng góp kinh phí cho đào tạo dưới nhiều hình thức khác nhau và huy động mọi người dân tham gia đào tạo . Số lượng người được đào tạo nghề nghiệp có tăng , nhưng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành và không cân đối giữa các trình độ đào tạo: Đào tạo cao đẳng, đại học tăng quá nhanh trong khi dạy nghề (khối chính quy) và trung học tăng chậm hơn làm cho cơ câú nguồn nhân lực theo trình độ càng thêm bất hợp lý. 8 Qui mô đào tạo theo các cấp chưa đáp ứng nhu cầu học tập của thanh niên và nhu cầu lao động có chuyên môn kỹ thuật cho phát triển đất nước trong bối cảnh chung. Tình hình chung trong cả nước cũng như trong ngành xây dựng, tỷ lệ học sinh tham gia đào tạo nghề các loại so với tổng số thanh niên 18 - 23 tuổi tuy có tăng nhưng vẫn còn rất thấp, mới chỉ từ 5% ( 1989) lên 7,56% ( 1995 ) và 14,3% ( 2000 ) ( kể cả dạy nghề ngắn hạn ) có nghĩa là vẫn còn khoảng 80% thanh niên bước vào thị trường sức lao động mà chưa được đào tạo nghề nghiệp chuyên môn. Việc đào tạo nhân lực về các cấp trình độ, ngành nghề và vùng miền không hợp lý, không đáp ứng yêu cầu của người sử dụng nên có tình trạng nhiều người đã qua đào tạo không kiếm được việc làm hoặc làm việc không đúng với trình độ tay nghề đã được đào tạo trong khi phải sử dụng khá nhiều dạng nhân lực không qua đào tạo. 1.3. Ngành nghề đào tạo Những năm vừa qua, các trường đã có nhiều cố gắng làm cho cơ cấu ngành nghề đào tạo sát với yêu cầu sử dụng, tuy chưa đáp ứng được sự thích nghi, nhạy bén với yêu cầu thực tế thì chưa đáp ứng. Cơ cấu ngành nghề được hình thành từ những năm 1954-1955, khi mới bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta sau kháng chiến chống Pháp. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và xây dựng nước Việt nam thống nhất do yêu cầu của thực tế sản xuất và sử dụng người mà điêù chỉnh thêm , bớt một số ngành nghề. Về đại học từ ban đầu đã hình thành các ngành kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng. Trong khoảng 10 năm trở lại đây thì ngành kiến trúc tách thành kiến trúc sư công trình và kiến trúc sư qui hoạch. Về kỹ sư xây dựng, ban đầu chỉ có một ngành chung là kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp. Từ năm 1969 đến 1984 bắt đầu tách thành hai loại kỹ sư xây dựng dân dụng & công nghiệp và kỹ sư kết cấu.Từ năm 1971 bắt đầu có kỹ sư vật liệu xây dựng, kỹ sư cấp thoát nước , kỹ sư thông gió ra trường. Một số ngành điều chỉnh mục tiêu đào tạo và tên ngành cho hợp với sự phát triển của xã hội như ngành cấp, thoát nước đổi thành ngành môi trường nước, ngành thông gió đổi thành ngành môi trường khí. Ngành kỹ sư đô thị cũng là những mô hình mới trong đào tạo. Một số ngành nghề đại học xuất hiện hoặc mất đi phụ thuộc yêu cầu sử dụng cán bộ thực tế, nói lên sự cố gắng của các trường đại học. Tuy nhiên, nhiều ngành mới có, mà các trường chưa kịp thời cung cấp được cán bộ, như các ngành về vật liệu mới, về môi trường, về ngành ứng dụng tin học, ngành xây dựng công trình ngầm, ngành xây dựng các công trình đặc biệt, ngành quản lý dự án. . . Về trung học có các ngành kỹ thuật xây dựng (sau năm 1970 tách thành các lớp trung học kỹ thuật thi công, trung học kỹ thuật thiết kế), vật liệu xây dựng, cơ khí, điện xây dựng. Một số ngành nghề được đào tạo do nhu cầu thực tế nhưng vướng 9 vào khung chung và không có giáo viên chuyên môn nên đào tạo không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Về đào tạo công nhân, không chú trọng và phân cấp công nhân mà các trường nghề chỉ cung cấp công nhân gọi là thợ mà xếp hạng thì làm được các việc qui định cho thợ bậc ba ( trước đây ) là tối đa . Việc nâng bậc, nâng cấp do doanh nghiệp công nhận qua thời gian công tác và các qui định về yêu cầu công tác hoàn thành của bậc lương chứ không toàn diện theo cấp bậc thợ. Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức và đào tạo lại chưa có qui định thành hệ thống mang tính bắt buộc. Do chưa có tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ ở các đơn vị sản xuất. Hiện nay có sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tỷ lệ người đuợc đào tạo ở các cấp học. Phần lớn học sinh đều muốn theo học ở cấp đại học, cao đẳng mà không học các cấp thấp hơn. Chỉ khi đã thi trượt nhiều năm ở bậc đại học mới vào trung học hay trường dạy nghề. Sự mất cân đối đó đòi hỏi cần phải có chính sách thoả đáng để khuyến khích lao động trực tiếp. Điều này góp phần nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu đào tạo hợp lý hơn. 1.4 Đội ngũ giáo viên Chất lượng đào tạo phụ thuộc nhiều vào chất lượng thày giáo. Tình hình chung của các trường đại học và cao đẳng trong cả nước thì tỷ lệ số sinh viên trên số giảng viên đã từ 4,88 sinh viên/thày (1990) lên 30,1/1 thày (1998) cao gấp 3 lần định mức cho phép. Trong đó 50-60% số giáo viên đã ở tuổi 50-60 cần dần dần được thay thế nhưng hầu hết các trường không có đội ngũ kế cận. Đời sống giáo viên còn khó khăn nên chưa an tâm nghiên cứu và tập trung trí tuệ cho giảng dạy và đào tạo mà còn làm nhiều việc khác nhằm giải quyết tăng thu nhập cá nhân. Năm năm trở lại đây, các trường Đại học bắt đầu có chủ trương thu nhận và đào tạo lớp cán bộ trẻ nhưng thực tế đã bị thiếu hẫng khoảng 10 năm giữa hai thế hệ. Việc tổ chức nâng cao trình độ thày hiện nay dựa chính vào việc cho đi học ở cấp cao hơn như kỹ thuật viên sẽ đưa đi học đại học tại chức, là kỹ sư thì nâng cao bằng cách cho đi học cao học và sau đó là làm nghiên cứu sinh. Những người không hội đủ điều kiện đi học thì giữ nguyên bằng cấp và uy tín nghề nghiệp chủ yếu là đếm năm công tác. Còn thiếu hình thức đào tạo lại ngắn hạn, cập nhật thông tin thường xuyên, khi công nghệ mới trên thế giới và trong nước phát triển như vũ bão làm cho những năm tích luỹ kinh nghiệm giảm ý nghĩa. Tình hình đội ngũ giáo viên ở các trường cao đẳng và trung học còn rất căng thẳng. Một trong những khó khăn là trong thời gian qua, các trường không có chỉ tiêu tuyển dụng biên chế để bổ sung lực lượng thày giáo. Lớp thày có tuổi vẫn 10 [...]... chuẩn hoá nguồn nhân lực nhằm phát huy hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo 2.3.2.3 Hợp tác quốc tế trong đào tạo Chú trọng khai thác nhiều hình thức hợp tác quốc tế trong đào tạo, liên doanh, liên kết đào tạo, trao đổi giáo viên, gửi người đi đào tạo ở nước ngoài, ở mọi cấp và hình thức đào tạo, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao Phấn đấu đưa hệ thống đào tạo nhân lực xây dựng Việt... xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật, xây dựng công nghiệp, xây dựng công trình dịch vụ công cộng và xây dựng nhà ở Nguồn nhân lực tập trung tại khu vực đô thị và kinh tế trọng điểm là nguồn nhân lực được đào tạo chủ yếu theo hướng có đủ năng lực tiếp cận, lựa chọn áp dụng và tiến tới sáng tạo các công nghệ xây dựng tiên tiến Nguồn nhân lực tại khu vực nông nghiệp, nông thôn là nguồn nhân lực được đào tạo. .. công nhân kĩ thuật và công nhân bậc cao, nhằm tăng nhanh số lượng, nâng cao chất lượng lao động được đào tạo; đồng thời hạn chế tình trạng mất cân đối trong phân bổ nguồn nhân lực xây dựng hiện nay 16 2.3 Mục tiêu của chiến lược đào tạo nguồn nhân lực ngành xây dựng đến năm 2010 2.3.1 Mục tiêu chung của chiến lược Phát triển đội ngũ lao động thuộc các lĩnh vực của ngành xây dựng một cách đồng bộ, đủ... thuộc địa phương khá là thiếu thốn, lạc hậu 12 Chương ii nội dung chiến lược đào tạo nguồn nhân lực ngành xây dựng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 2.1 Bối cảnh thị trường xây dựng thế giới và nhu cầu nhân lực ngành xây dựng trong nước 2.1.1 Bối cảnh thị trường xây dựng thế giới Hiện nay nền kinh tế thế giới, trong đó có thị trường xây dựng thế giới đang hướng mạnh vào hội nhập khu vực và quốc tế trên... phẩm Đào tạo cán bộ và công nhân cho ngành sản xuất các VLXD chuyên dùng như silicát, vật liệu cách âm-cách nhiệt, vật liệu chống cháy, các hoá phẩm xây dựng Đào tạo cán bộ và công nhân cho ngành mới như ứng dụng tin học, ngành xây dựng công trình ngầm , ngành xây dựng đặc biệt Đào tạo cán bộ và công nhân thí nghiệm – kiểm định đồng bộ để tăng cường năng lực kiểm định giám sát Đào tạo cán bộ và công nhân. .. vào công tác Tiêu chuẩn Xây dựng để đưa vào giáo dục trong các trường , lấy đó làm cơ sở tăng cường quản lý chất lượng xây dựng thông qua đào tạo 25 Chương 3 tổ chức thực hiện nội dung chiến lược 3.1 Các giải pháp thực hiện chiến lược đến năm 2010 3.1.1 Hoàn chỉnh hệ thống và mạng lưới các cơ sở đào tạo nhân lực xây dựng Hệ thống và mạng lưới các cơ sở đào tạo phải được xây dựng hoàn chỉnh nhằm đảm... thành trung tâm đào tạo, NCKH chất lượng cao, gắn kết được các hoạt động đào tạo nghiên cứu của trường với các viện nghiên cứu, với sản xuất 2.4.2 Phát triển quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo Phấn đấu đến 2010, 70-75% số lao động trong ngành xây dựng phải được đào tạo Năng lực của tất cả các trường đào tạo công nhân hiện có của ngành xây dựng chỉ đáp ứng được trên 30% nhu cầu nhân lực cần gia tăng... trình, phương pháp đào tạo và cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo theo tiêu chuẩn tiên tiến; ưu tiên các cơ sở đào tạo trọng điểm, một số ngành mới, đặc thù, mũi nhọn, nhằm nhanh chóng cung cấp nguồn nhân lực đạt chuẩn chất lượng tiên tiến trong khu vực vào năm 2010 và quốc tế vào năm 2020 2.2.2 Chuẩn hoá đào tạo Nguồn nhân lực được đào tạo là một trong những cơ sở và động lực hàng đầu đảm... hình đào tạo công nhân Công nhân được đào tạo theo 4 bậc - Công nhân : đào tạo một chuyên môn hẹp, thời gian 3 đến 6 tháng, cấp chứng chỉ nghề - Công nhân kĩ thuật : đào tạo nghề theo chương trình chính quy, từ 12 đến 24 tháng, cấp bằng CNKT chính quy 21 - Công nhân lành nghề : đào tạo từ CNKT đã qua sản xuất theo một nghề chuyên sâu, 12 tháng, cấp bằng - Công nhân bậc cao : đào tạo từ công nhân lành... kinh doanh của ngành, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường xây dựng trong nước và quốc tế 2.3.2.2 Nâng cao chất lượng đào tạo Chú trọng chất lượng đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ ở các cấp và các hình thức đào tạo, đáp ứng nhu cầu liên thông trong đào tạo Đảm bảo nhân lực được đào tạo tại một số cơ sở trọng điểm của ngành đến năm 2010 đạt trình độ tương đương của khu vực và đến năm 2020 đạt . BỘ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN 2020 1 HÀ NỘI - THÁNG 01 NĂM 2002 MỞ ĐẦU trang 1 Chương 1 : THực trạng đào tạo nguồn nhân lực ngành xây dựng. hậu. 12 Chương ii nội dung chiến lược đào tạo nguồn nhân lực ngành xây dựng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 2.1 Bối cảnh thị trường xây dựng thế giới và nhu cầu nhân lực ngành xây dựng trong nước. 2.1.1. Do đó cần thiết phải xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực ngành xây dựng vì yêu cầu nhân lực cho thời kỳ mới rất cấp bách mà việc đào tạo như hệ thống hiện

Ngày đăng: 03/07/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan