THAM LUẬN VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIA MÔN: ĐỊA LÍ

6 551 1
THAM LUẬN VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIA MÔN: ĐỊA LÍ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT NINH HẢI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - BÁO CÁO THAM LUẬN VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIA MÔN: ĐỊA LÍ I. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐÃ THỰC HIỆN TRONG CÁC NĂM QUA: 1. Quan điểm, chủ trương chung trong nhà trường về kiểm tra, đánh giá bộ môn: - Trên cơ sở xác định đánh giá là một quá trình dạy học liên tục và xuyên suốt cả năm học, vì vậy ngay từ đầu năm Tổ bộ môn đã đề ra kế hoạch kiểm tra cụ thể cho từng học kì và cả năm học sao cho phù hợp nhất. - Quá trình thu thập thông tin về hiện trạng chất lượng và hiệu quả học tập, nguyên nhân và khả năng của HS diễn ra thường xuyên. - Đánh giá gắn bó chặt chẽ với mục tiêu và chuẩn giáo dục. - Đánh giá tạo cơ sở để đề xuất những quyết định thích hợp nhằm cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục. Kiểm tra được xem là phương tiện và hình thức của đánh giá. Việc kiểm tra cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá. 2. Xác định mục đích, ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá mức độ đã thực hiện: a. Mục đích của kiểm tra, đánh giá mức độ đã thực hiện: - Làm rõ mức độ hoàn thành mục tiêu dạy học, phát hiện nguyên nhân, điều chỉnh hoạt động dạy học: Qua 2 năm áp dụng đổi mới kiểm tra, đánh giá ở trường nhìn chung đã đạt yêu cầu: Cụ thể ngay từ đầu mỗi năm học Nhà trường đã phân loại Hoc sinh: theo trình độ và theo Ban. Trong quá trình dạy học GV luôn bám sát nội dung chương trình; nhưng trên từng lớp khác nhau thì có qua trình lên lớp linh hoạt không gò bó. Qua quá trình dạy GV không ngừng theo dõi sự tiến bộ của từng Học sinh qua quá trình kiểm tra, đánh giá. Và để đạt được mục đích này, Nhà trường đã thực hiện ngiêm túc quá trình kiểm tra, đánh giá. - Công khai hoá việc nhận định hoạt động học tập cho HS, từ đó tạo điều kiện cho HS phát triển kỉ năng tự đánh giá và phấn đấu vươn lên trong học tập: Trong quá trình thực hiện, Nhà trường đã thực hiện ngiêm túc, công khai rõ ràng từng con điểm cho từng Học sinh. - GV có cơ sở thực tế để không ngừng cải tiến, đổi mới PPDH, nâng cao hiệu quả bài dạy học: Trên mức độ nhận thức của từng đối tượng qua quá trình kiểm tra đánh giá. GV tùy theo từng đối tượng HS khác nhau để có phương pháp dạy học hợp lí nhất, từ đó truyền đạt kiến thức đến HS một cách hợp lí nhất. GV đã thực hiện việc áp dụng các phương pháp dạy học mới và linh hoạt trong dạy học, HS tích cực hơn trong quá trình học tập. Ngay cả cách kiểm tra, đánh giá ở Nhà trường cũng luôn thay đôi sao cho phù hợp nhất. b. Ý nghĩa của kiểm tra, đánh giá mức độ đã thực hiện: - Tạo điều kiện cho giáo viên: + Nắm được sự phân hoá về trình độ học lực của HS trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ các HS học yếu và bối dưỡng các HS khá giỏi. Nhà Trường đã thực hiện tốt yêu cầu này; cụ thể: lớp đầu cấp học thì phân loại điểm thi của từng HS theo thứ tự. Nhà trường cũng thực hiện nghiêm túc cột điểm đầu năm và nhiều cột điểm khác nữa…. + Có cơ sở thực tế để tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động dạy học của mình. Dựa trên cơ sở kiểm tra, đánh giá để xác định mức độ nhận thức của từng HS để có phương pháp dạy học tốt nhất cho từng lớp, từng HS cụ thể. - Giúp học sinh: + Biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra và với yêu cầu của chương trình. Các bài kiểm tra đều được Học sinh xem tận tay kết quả của mình; trong từng bài kiểm tra thì có sữa những lỗi sai và cho điểm cụ thể, chỗ nào các em hay mắc phải hay khó thì GV tận tình sữa sai. Trên cơ sở đánh giá đó, Hoc sinh có thể xác định việc học tập của mình bám sát chương trình và học hỏi bổ sung những vấn đề còn hạn chế của bản thân. + Phát triển kỉ năng tự đánh giá: Dựa trên các đáp án cụ thể của GV đưa ra mà từng HS có thể tự đánh giá, cho điểm; có đôi khi cũng có một số bài học không cần thiết thì HS tự chấm điểm cho nhau (GV không lấy điểm) - Giúp cán bộ quản lí giáo dục: Nắm được các thông tin cơ bản về thực trạng dạy và học ở đơn vị để có sự chỉ đạo kịp thời, đúng hướng. - Giúp cha mẹ học sinh và cộng đồng biết được kết quả dạy học: Nhà trường luôn có thông báo đến Gia đình của từng HS theo Phiếu liên lạc, báo về địa phương đặc biệt là những học sinh phải rèn luyện thêm trong hè. 3. Thực hiện các chuẩn về yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá tại đơn vị: a. Đánh giá kết quả đạt được mục tiêu giáo dục: - Đánh giá đúng thực chất trình độ, nâng lực người học: kết quả kiểm tra, thi đủ độ tin cậy để xét lên lớp, tốt nghiệp, làm căn cứ xét tuyển sinh. - Tạo động lực đổi mới PPDH góp phần nâng cao chất lượng dạy học. - Giảm áp lực thi cử, tạo thuận lợi và đảm bảo tốt hơn lợi ích của người học. Nhìn chung Nhà trường thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục nêu trên. b. Đánh giá về: - Tính hệ thống: Thể hiện ở việc đánh giá liên tục, thường xuyên nhưng theo hệ thống, luôn bám sát phân phối chương trình. - Đảm bảo tính toàn diện: Đánh giá được các kiến thức. kĩ năng, năng lực, thái độ, hành vi của học sinh. - Đảm bảo độ tin cậy: Tính chính xác, trung thực, minh bạch, khách quan, công bằng trong đánh giá, phản ánh được chất lượng thực của HS, của các cơ sở giáo dục. - Đảm bảo tính khả thi: Nội dung, hình thức, phương tiện tổ chức kiểm tra, đánh giá phải phú hợp với điều kiện HS, cơ sở giáo dục, đặc biệt là phù hợp với mục tiêu theo từng môn học. - Đảm bảo yêu cầu phân hoá: Phân loại được chính xác trình độ, năng lực HS, cơ sở giáo dục. Dải phân hoá càng rộng càng tốt. - Đảm bảo hiệu quả cao: Đánh giá được tất cả các lĩnh vực cần đánh giá HS, cơ sở giáo dục, thực hiện được đầy đủ các mục tiêu đề ra; tác động tích cựa vào quá trình dạy học. 4. Đánh giá về việc đảm bảo các nguyên tắc trong kiểm tra, đánh giá: a. Yêu cầu của việc kiểm tra: Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: * Đảm bảo để việc đánh giá cho thấy kết quả đạt được mục tiêu giáo dục. Đây là yêu cầu cơ bản nhất và quan trọng nhất của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Không đạt yêu cầu này thì coi như cả quá trình đánh giá là không đạt, Hơn nữa đánh giá không sát mục tiêu giáo dục còn có nguy cơ làm lệch lạc cả quá trình dạy và học. Thực hiện yêu cầu này, có nghĩa là: - Việc kiểm tra, đánh giá phải bắm sát yêu cầu chương trình. - Không sử dụng những nội dung xa lạ, hoặc xa rời chương trình vào việc kiểm tra, đánh giá HS. * Đảm bảo tính hệ thống toàn diện. Đảm bảo tính hệ thống, toàn diện trong đánh giá thực chất là cụ thể hoá một phần của yêu cầu dạy học vì các mục tiêu giáo dục đều có tính hệ thống và toàn diện, Tuy nhiên vẫn phải nhấn mạnh yêu cầu này vì đây là một trong những yêu cầu khó thực hiện nhất trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Thực hiện yêu cầu này khi đánh giá nghĩa là: - Cần phải quan tâm, đánh giá HS cả kiến thức, kĩ năng, năng lực tư duy và thái độ. - Đánh giá toàn diện là một quá trình lâu dài, là kết quả tổng hợp của việc đánh giá sau mỗi bài học. * Đảm bảo tính khách quan. chính xác. Yêu cầu này vừa đòi hỏi kết quả đánh giá phản ánh đúng kết quả lĩnh hội kiến thức, kĩ năng của HS, vừa đòi hỏi kết quả đánh giá phải không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người đánh giá. Các câu hỏi kiểm tra phải tạo cơ hội để mỗi HS thể hiện chính xác, trung thực nhất năng lực của mình. Thực hiện được yêu cầu này không những giúp cho người đánh giá thu được những thông tin phản hồi chính xác về kết quả học tập của HS mà còn đảm bảo tính công bằng trong đánh giá. * Đảm bảo tính công khai và kịp thời. - Việc tổ chức kiểm tra đánh giá và kết quả kiểm tra đánh giá phải được tiến hành công khai. - Việc đánh giá và kết quả đánh giá phải được công bố kịp thời. Trong dạy học đề cao tính tích cực chủ động của HS, đánh giá công khai và kịp thời sẽ tạo cơ hội cho các em tham gia vào việc đánh giá và tự đánh giá. b. Các nguyên tắc đánh giá Để thực hiện được các yêu cầu, khi đánh giá cân đảm bảo các nguyên tắc sau: - Phải đảm bảo mối quan hệ giữa đánh giá và phát triển, giữa chẩn đoán và dự báo; - Phải có sự phù hợp với mục tiêu đào tạo; - Phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí lứa tuổi; - Phải đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy và độ ứng nghiệm của phương pháp đánh giá; - Đảm bảo sự thống nhất giữa đánh giá và tự đánh giá; Các nguyên tắc trên đều quan trọng. song từng nguyên tắc hoặc một số nguyên tắc sẽ giữ vị trí chủ yếu tuỳ thuộc vào nhiệm vụ, yêu cầu, mục đích của một hoạt động hay quá trình đánh giá. Điều này buộc người đánh giá phải chú ý đến tình huống hay hoàn cảnh học tập cụ thể của HS. 5. Quy trình đã thực hiện kiểm tra, đánh giá tại đơn vị: - Nội dung đánh giá cần đảm bảo được các yêu cầu của mục tiêu môn học. Hoạt động kiểm tra, đánh giá được tiến hành chủ yếu theo các bước sau: Phân tích đặc điểm của đối tượng và xây dựng nội dung đánh giá Lựa chọn hình thức và phương pháp đánh giá theo kế hoạch và điều kiện Xây dựng bộ công cụ đánh giá Tiến hành đánh giá Xử lí số liệu, kết quả đánh giá Nhận xét, kết luận căn cứ vào mục đích Xác định mục đích yêu cầu * Xác định mục đích, yêu cầu Đánh giá nhằm mục đích gì? Cần phải tuân theo những yêu cầu nào? * Xác định đối tượng, nội dung - Đối tượng: Đối tượng đánh giá là HS, tuy nhiên cần lưu ý đến trình độ chung. - Nội dung đánh giá là gì? * Lựa chọn hình thức, phương pháp. Tuỳ theo mục đích và nội dung mà lựa chọn hình thức (miệng, viết, thực hành ) và phương pháp kiểm tra, đánh giá (trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan, quan sát, phiếu hỏi, ) cho phù hợp. * Xây dựng bộ công cụ đánh giá. Biên soạn các loại câu hỏi, mẫu quan sát, cho phù hợp với nội dung và phương pháp đánh giá. * Tiến hành đánh giá. * Xử lí số liệu, kết quả đánh giá. Số liệu là kết quả đánh giá thu được qua các lần kiểm tra. Phân tích các số liệu để rút ra nhận xét và phân loại HS. Kết quả kiểm tra còn giúp cho GV phát hiện được những ưu và nhược điểm của HS về các mặt kiến thức, kỉ năng. * Nhận xét, kết luận. Nhận xét, kết luận về mức độ kiến thức, kĩ năng mà HS đạt được so với mục tiêu dạy học bộ môn, đồng thời có những giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng học tập bộ môn của HS. * Nhận xét, kết luận Nhận xét, kết luận vế mức độ kiến thức, kĩ năng mà HS đạt được so với mục tiêu dạy học bộ môn, đồng thời có những giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng học tập bộ môn của HS. 6. Các hạn chế trong kiểm tra, đánh giá: - Phân phối tiết giữa các lớp có sự khác nhau, lớp học nhanh hơn, lớp chậm hơn do vậy gây khó khăn cho việc kiểm tra 1 tiết: dẫn đến là lộ đề thi, nhưng nếu làm đề khác nhau thì lại gây khó khăn trong mưc độ từng lớp đôi khi không công bằng. - Việc áp dụng nhiều phương pháp đánh giá mới áp dụng rất khó do vậy chỉ đơn giản một số phương pháp truyền thống. - Do thường sử dụng hình thức tự luận nên mức độ phân hóa HS chưa cao, tình trạng học tủ vẫn còn nên không đánh giá đúng thực chất. - Việc giới hạn chương trình cụ thể nên việc ra đề mở cũng khó. II. ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VỊ, ĐỀ XUẤT CỦA CÁ NHÂN: 1.Định hướng về áp dụng quy trình đánh giá:Theo các quy trình đánh giá đã nêu ở mục I 2. Ý tương mới của đơn vị (cá nhân) về đổi mới kiểm tra, đánh giá 3. Các biện pháp, công cụ hỗ trợ trong đổi mới kiểm tra, đánh giá trong thời gian tới: III. CÁC Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CẤP CÓ LIÊN QUAN TRONG CÔNG TÁC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: 1. Nhà trường (Tổ/nhóm chuyên môn): 2. Sở GD- ĐT: 3. Bộ GD- ĐT: 4. Các cơ quan có liên quan (nếu có): Ninh Hải, ngày 14 tháng 02 năm 2009 Người viết tham luận GV: Nguyễn Thọ Hải . CÁO THAM LUẬN VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIA MÔN: ĐỊA LÍ I. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐÃ THỰC HIỆN TRONG CÁC NĂM QUA: 1. Quan điểm, chủ trương chung trong nhà trường về kiểm tra, đánh. quy trình đánh giá:Theo các quy trình đánh giá đã nêu ở mục I 2. Ý tương mới của đơn vị (cá nhân) về đổi mới kiểm tra, đánh giá 3. Các biện pháp, công cụ hỗ trợ trong đổi mới kiểm tra, đánh giá. thông báo đến Gia đình của từng HS theo Phiếu liên lạc, báo về địa phương đặc biệt là những học sinh phải rèn luyện thêm trong hè. 3. Thực hiện các chuẩn về yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá tại

Ngày đăng: 03/07/2014, 11:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan