Vận dụng quy luật mâu thuẫn trong Triết học Mác Lênin vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

73 6.4K 19
Vận dụng quy luật mâu thuẫn trong Triết học Mác  Lênin vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vận dụng quy luật mâu thuẫn trong Triết học Mác Lênin vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho ta chìa khóa để tìm hiểu mọi sự vận động và phát triển, đi sâu vào bản chất của sự vật và hiện tượng. Trong công tác thực tiễn, chúng ta cần tìm hiểu sự vật và hiện tượng bằng phương pháp phân tích mâu thuẫn, đồng thời chuẩn bị điều kiện đầy đủ để giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn mà không được giải quyết sẽ cản trở sự phát triển của sự vật, hiện tượng.

Lời Cảm Ơn Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến quý thầy giáo trong Khoa Lý luận chính trị, bạn bè và người thân đã đồng hành, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại Học Khoa Học Huế. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn cô giáo Th.S Nguyễn Thị Phương, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khóa luận này. Tôi cũng xin cám ơn thư viện Trường Đại học Khoa học, phòng tư liệu Khoa Lý Luận chính trị đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù đã cố gắng nhiều, nhưng do hạn chế về thời gian và điều kiện nghiên cứu, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý của quý thầy cô, bạn bè và những ai quan tâm để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, xin chân thành cám ơn! Huế, tháng 5/2014 Sinh viên thực hiện: Trần Thị Mỹ Vân MỤC LỤC Lời Cảm Ơn 1 MỞ ĐẦU 1 - Công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiền (2008), “Lý luận mâu thuẫn và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945”. Tác giả đã khái quát một cách logic về quy luật mâu thuẫn trong lịch sử triết học và đã vận dụng quy luật mâu thuẫn vào việc xác định và giải quyết mâu thuẫn trong giai đoạn lịch sử của dân tộc từ 1930 – 1945 3 - “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, lý luận và thực tiễn” (2002), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa, Đặng Hữu Toàn. Các tác giả đã đi sâu phân tích đánh giá tính tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tập trung phân tích các nguồn lực cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nêu lên mối quan hệ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với vấn đề xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa… Từ đó tác giả định hình được mô hình của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. 3 - Đề tài “Quy luật mâu thuẫn trong lịch sử triết học và sự vận dụng vào công tác tuyên truyền ở Thừa Thiên Huế” (2002) của tác giả Nguyễn Thái Sơn. Tác giả đã khái quát sơ lược về quy luật mâu thuẫn trong lịch sử triết học và từ đó vận dụng vào công tác tuyên truyền ở Thừa Thiên Huế… 4 - “Về mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu và cách giải quyết trên con đường phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” của GS.TS Phạm Ngọc Quang. Tác giả đã khái quát được những mâu thuẫn cơ bản và những mâu thuẫn chủ yếu của nước ta. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp giải quyết các mâu thuẫn đó phù hợp với thực tế phát triển đất nước và xu thế của thời đại 4 - “Mâu thuẫn một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Tấn Hùng. Cuốn sách đã làm rõ về quy luật mâu thuẫn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và vai trò của nó đối với sự phát triển xã hội. 4 Đề tài “Vận dụng quy luật mâu thuẫn trong trong Triết học Mác –Lênin vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” cũng là sự kế thừa trong đổi mới về nội dung, về những phương hướng và các cách thức giải quyết đúng đắn, hợp lý đối với những mâu thuẫn trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5 - Mục đích nghiên cứu: Làm rõ một số quan niệm khác nhau về mâu thuẫn để khẳng định tính đúng đắn của quan niệm Mác- lênin về vấn đề này 5 - Nhiệm vụ nghiên cứu: 5 6. Đóng góp của khoá luận 5 7. Bố cục của khóa luận 5 NỘI DUNG 6 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY LUẬT MÂU THUẪN TRONG TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN 6 1.1. Một số quan niệm về mâu thuẫn 6 1.1.1. Khái niệm “mâu thuẫn” 6 Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại đều là một thể thống nhất được tạo thành với các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng, các thuộc tính phát triển ngược chiều nhau, đối lập nhau chúng tạo thành các mâu thuẫn tồn tại trong sự vật, hiện tượng 6 Mâu thuẫn là hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Trong hoạt động kinh tế hoạt động đó cũng mang tính phổ biến, chẳng hạn như mâu thuẫn giữa cung - cầu, tích lũy - tiêu dùng, tính kế hoạch hóa của từng xí nghiệp, công ty với tính tự phát vô Chính phủ của nền sản xuất hàng hóa. Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện cho đến khi sự vật kết thúc tồn tại của mình, trong mỗi sự vật mâu thuẫn tồn tại không chỉ có một mà có nhiều mâu thuẫn và sự vật trong cùng một lúc có nhiều mặt đối lập mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành 6 Khái niệm mâu thuẫn là để nói về tính hai mặt của tất cả các sự vật, hiện tượng: trong âm có dương, trong tốt có xấu, như vậy mọi sự vật đều vận động theo hướng hài hòa. Triết học phương Tây kết luận rằng mâu thuẫn là động lực của sự phát triển, bởi vì trong mỗi sự vật đều có ít nhất hai mặt, hai lập trường, hai thế lực đối kháng, và các thế lực đó sẽ tìm cách triệt tiêu nhau để chiếm lĩnh chủ thể, quá trình đó đẩy mâu thuẫn phát triển đến đỉnh điểm và khi mâu thuẫn phát triển đến đỉnh điểm thì chủ thể sẽ biến đổi cả về lượng và chất sang một hình thái mới. Còn triết học phương Đông thì cho rằng, các nhân tố âm dương trong một chủ thể luôn vận động và biến đổi luân hồi, âm thịnh thì dương suy, bĩ cực thái lai, như vậy là khai thác khía cạnh thời gian của việc phát sinh và giải quyết mâu thuẫn chứ không nhìn vào khía cạnh biến đổi của chủ thể khi giải quyết mâu thuẫn 6 1.1.2. Quan niệm trước triết học Mác về mâu thuẫn 7 Có thể nói, sự vận động và phát triển của mọi sự vật hiện tượng bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi. Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập quy định tính ổn định và thay đổi của sự vật. Do vậy, mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Vấn đề này sớm được các nhà triết học trước Mác quan tâm nghiên cứu, và có những phỏng đoán thiên tài về sự tương tác giữa các mặt đối lập, xem nó là nguyên nhân của sự hình thành, vận động và biến đổi của vũ trụ, vạn vật 7 1.1.3. Quan niệm về mâu thuẫn trong triết học Mác - Lênin 15 1.2. Nội dung của quy luật mâu thuẫn 21 1.2.1. Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến 21 1.2.2. Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau 23 1.2.3. Sự đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự phát triển 27 1.3. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật mâu thuẫn 30 Chương 2: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG MÂU THUẪN PHÁT SINH TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM TỪ GÓC ĐỘ LÝ LUẬN CỦA QUY LUẬT MÂU THUẪN TRONG TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN 33 2.1. Tính tất yếu khách quan của quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 33 2.1.1. Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 33 2.2. Những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 46 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thư gửi A.M.Goocki, Lênin viết: “Quả là nhà triết học Hêghen đã nói đúng: “Cuộc sống tiến lên thông qua những mâu thuẫn, và những mâu thuẫn sống thì lại phong phú hơn nhiều, nhiều vẻ hơn nhiều và có một nội dung dồi dào hơn nhiều so với điều mà trí tuệ con người cảm thấy lúc ban đầu” [13;297]. Phép biện chứng suy cho cùng là biện chứng về những mâu thuẫn. Do tầm quan trọng của nó mà Lênin đã xem lý luận về sự thống nhất của các mặt đối lập là hạt nhân của phép biện chứng. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (Quy luật mâu thuẫn) là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật, là hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Vì nó vạch ra nguồn gốc động lực của sự vận động, phát triển của thế giới khách quan và vì nó là chìa khóa, là cơ sở giúp chúng ta nắm vững thực chất của tất cả các quy luật và phạm trù của phép biện chứng duy vật. Mâu thuẫn là hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy của con người. Trong hoạt động kinh tế cũng mang tính phổ biến, chẳng hạn như cung - cầu, tích lũy - tiêu dùng… Mâu thuẫn tồn tại khi sự vật xuất hiện đến khi sự vật kết thúc. Trong mỗi sự vật, mâu thuẫn hình thành không phải chỉ là một mà là nhiều mâu thuẫn, và sự vật trong cùng một lúc có nhiều mặt đối lập thì mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành… Cho nên nắm vững quan điểm macxit về mâu thuẫn sẽ giúp người ta hình thành phương pháp, hình thành tư duy khoa học biết khám phá bản chất của sự vật và giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh, thúc đẩy sự vật phát triển. Quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho ta chìa khóa để tìm hiểu mọi sự vận động và phát triển, đi sâu vào bản chất của sự vật và hiện tượng. Trong công tác thực tiễn, chúng ta cần tìm hiểu sự vật và hiện tượng bằng 2 phương pháp phân tích mâu thuẫn, đồng thời chuẩn bị điều kiện đầy đủ để giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn mà không được giải quyết sẽ cản trở sự phát triển của sự vật, hiện tượng. Kinh tế thị trường là “của cải chung về sự phát triển của xã hội loài người” nó luôn luôn là một vấn đề cần nghiên cứu về lý luận cũng như trong thực tiễn trên phạm vi toàn thế giới. Quá trình vận động trong nền kinh tế thị trường những năm gần đây đã khẳng định rằng việc lựa chọn mô hình kinh tế thị trường có sự điều chỉnh của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay là hoàn toàn đúng đắn và hợp lý. Ở nước ta hiện nay, sự ra đời của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam gắn liền với công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề lý luận và thực tiễn hết sức mới mẻ và phức tạp. Nó thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa việc nhận thức sâu sắc tính quy luật khách quan với phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của chủ thể là Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân lao động trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đây là sự lựa chọn con đường và mô hình phát triển của Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế đáp ứng yêu cầu “đi tắt, đón đầu” đang đặt ra như một yếu tố sống còn. Sự hình thành tư duy của Đảng ta về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cả một quá trình tìm tòi thử nghiệm phát triển từ thấp đến cao, từ chưa đầy đủ, hoàn thiện tới ngày càng đầy đủ, sâu sắc và hoàn thiện. Trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta do Đảng lãnh đạo đã giành được nhiều thắng lợi bước đầu mang tính quyết định, quan trọng trong việc chuyển nền kinh tế từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những chuyển biến đó đã đạt được nhiều thành công to lớn nhưng trong những thành công đó luôn luôn tồn tại những mâu thuẫn kìm hãm sự phát triển của công cuộc đổi mới, đòi hỏi phải được giải quyết sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. 3 Với đề tài: “Vận dụng quy luật mâu thuẫn trong Triết học Mác - Lênin vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, tác giả mong muốn góp phần làm rõ hơn những xu hướng vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường, những bản chất và mâu thuẫn cơ bản của nền kinh tế, của việc hình thành và xây dựng con người xã hội chủ nghĩa. Việc nhận thức được thực chất của giai đoạn quá độ, chi phối được nó sẽ tránh khỏi những sai lầm, chủ quan nóng vội duy ý chí hoặc khuynh hướng cực đoan, máy móc tránh sao chép những sai lầm có thể xảy ra. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Với tầm quan trọng của mâu thuẫn, từ trước đến nay, việc nghiên cứu xoay quanh vấn đề này đạt được những kết quả đa dạng và không kém phần sâu sắc. Mỗi công trình đó đều tiếp cận và nghiên cứu về quy luật mâu thuẫn ở nhiều phương diện, nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau. Nhìn chung, các công trình này ngoài việc làm rõ những nội dung cơ bản của quy luật còn gắn với vấn đề thực tiễn nào đó, một địa phương nào đó, hoặc với một giai đoạn lịch sử nhất định. Với những mảng đề tài như: - Công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiền (2008), “Lý luận mâu thuẫn và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945”. Tác giả đã khái quát một cách logic về quy luật mâu thuẫn trong lịch sử triết học và đã vận dụng quy luật mâu thuẫn vào việc xác định và giải quyết mâu thuẫn trong giai đoạn lịch sử của dân tộc từ 1930 – 1945. - “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, lý luận và thực tiễn” (2002), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa, Đặng Hữu Toàn. Các tác giả đã đi sâu phân tích đánh giá tính tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tập trung phân tích các nguồn lực cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nêu lên 4 mối quan hệ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với vấn đề xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa… Từ đó tác giả định hình được mô hình của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. - Đề tài “Quy luật mâu thuẫn trong lịch sử triết học và sự vận dụng vào công tác tuyên truyền ở Thừa Thiên Huế” (2002) của tác giả Nguyễn Thái Sơn. Tác giả đã khái quát sơ lược về quy luật mâu thuẫn trong lịch sử triết học và từ đó vận dụng vào công tác tuyên truyền ở Thừa Thiên Huế… - “Về mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu và cách giải quyết trên con đường phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” của GS.TS Phạm Ngọc Quang. Tác giả đã khái quát được những mâu thuẫn cơ bản và những mâu thuẫn chủ yếu của nước ta. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp giải quyết các mâu thuẫn đó phù hợp với thực tế phát triển đất nước và xu thế của thời đại. - “Mâu thuẫn một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Tấn Hùng. Cuốn sách đã làm rõ về quy luật mâu thuẫn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và vai trò của nó đối với sự phát triển xã hội. Đề tài “Vận dụng quy luật mâu thuẫn trong trong Triết học Mác –Lênin vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” cũng là sự kế thừa trong đổi mới về nội dung, về những phương hướng và các cách thức giải quyết đúng đắn, hợp lý đối với những mâu thuẫn trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Quan niệm về mâu thuẫn và quy luật mâu thuẫn trong Triết học Mác – Lênin. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu những quan niệm khác nhau về mâu thuẫn trong lịch sử triết học và đi sâu tìm hiểu quy luật mâu thuẫn trong triết 5 học Mác - Lênin, từ đó vận dụng vào trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Làm rõ một số quan niệm khác nhau về mâu thuẫn để khẳng định tính đúng đắn của quan niệm Mác- lênin về vấn đề này. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Một là, khảo sát một cách có hệ thống và làm rõ những tư tưởng về mâu thuẫn trong lịch sử triết học, đồng thời làm rõ nội dung của quy luật mâu thuẫn. + Hai là, từ sự phân tích, thấy rõ được tầm quan trọng của lý luận đó và vận dụng trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Khoá luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận sử dụng phương pháp biện chứng duy vật, kết hợp với các phương pháp cụ thể như phân tích, tổng hợp, logic- lịch sử,… để làm sáng tỏ các vấn đề mà nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đặt ra. 6. Đóng góp của khoá luận Khoá luận góp phần làm rõ lý luận của Triết học Mác – Lênin về mâu thuẫn, đồng thời chỉ ra một số mâu thuẫn trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời khóa luận còn đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 2 chương và 6 tiết. [...]... nhóm mâu thuẫn ảnh hưởng đến việc lựa chọn cách thức giải quy t mâu thuẫn, xây dựng mục tiêu và phương pháp hành động 1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật mâu thuẫn Việc nghiên cứu quy luật mâu thuẫn có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn 31 Quy luật mâu thuẫn đem lại phương pháp luận khoa học cho việc xem xét và giải quy t các vấn đề, phương pháp phân tích, giải quy t mâu thuẫn. .. 378] Mâu thuẫn là hiện tượng phổ biến, nó tồn tại trong mọi mặt của đời sống xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau: mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu, mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng Trong hoạt động thực tiễn, mâu thuẫn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, việc phân tích mâu thuẫn có ý nghĩa. .. nhau Việc phân chia mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài chỉ là tương đối, tuỳ theo phạm vi xem xét Mâu thuẫn bên trong có vai trò quy t định trực tiếp đối với quá trình vận động và phát triển Tuy nhiên, mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài không ngừng tác động qua lại lẫn nhau Việc giải quy t mâu thuẫn bên trong không thể tách rời việc giải quy t mâu thuẫn bên ngoài; việc. .. một hiện tượng hay một quá trình ở một giai đoạn phát triển nhất định của nó Lênin cũng đã đưa ra định nghĩa về mâu thuẫn cơ bản, đó là mâu thuẫn thể hiện chính bản chất của một hiện tượng nào đó, của một quá trình nào đó và có ảnh hưởng quy t định tới tất cả những mâu thuẫn khác Trong học thuyết mácxít về mâu thuẫn, Lênin cũng đã cụ thể hóa cả vấn đề tác động qua lại giữa mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn. .. bóc lột, xây dựng xã hội mới cộng sản chủ nghĩa mới có khả năng xây dựng thế giới khoa học triết học duy vật biện chứng Triết học Mác đã quan niệm về mâu thuẫn với tư cách là nguồn gốc động lực của vận động và phát triển trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy C .Mác và Ph.Ănghen trong khi xây dựng phép biện chứng duy vật khoa học triết học về sự phát triển phổ biến và tính quy luật của việc cải tạo cách... của việc phát sinh và giải quy t mâu thuẫn chứ không nhìn vào khía cạnh biến đổi của chủ thể khi giải quy t mâu thuẫn Mâu thuẫn là phạm trù của phép biện chứng, biểu hiện nguồn gốc bên trong của mọi sự vận động, gốc rễ của sự sống, nguyên lý của sự phát triển Mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong cả tự nhiên lẫn trong xã hội và tư duy Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là sự phản ánh mâu thuẫn trong hiện. .. việc giải quy t mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện để giải quy t mâu thuẫn bên trong + Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại các sự vật Mâu thuẫn. .. nhưng ở Cantơ - ông đã hạn chế số lượng các Antinômia - mâu thuẫn Triết học cổ điển Đức dù chỉ trải qua một giai đoạn lịch sử tương đối ngắn nhưng nó đã tạo ra những thành quả kỳ diệu trong lịch sử triết học Mác đã kế thừa những tư tưởng biện chứng, nâng lên ở trình độ mới của chủ nghĩa duy vật hiện đại 15 1.1.3 Quan niệm về mâu thuẫn trong triết học Mác - Lênin Triết học Mác - Lênin ra đời vào những... chúng, bởi trình độ tổ chức của hệ thống (sự vật) mà trong đó mâu thuẫn tồn tại + Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, người ta phân biệt các mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn nằm ngay trong chính bản thân sự vật, quy t định bản chất, xu thế vận động của chính bản thân sự vật Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa các sự vật, hiện tượng... mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó Giải quy t được mâu thuẫn chủ yếu trong từng giai đoạn là điều kiện cho sự vật chuyển sang giai đoạn phát triển mới Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát triển nào đó của sự vật, nhưng nó không đóng vai trò chi phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối Giải quy t mâu thuẫn thứ yếu là góp phần vào việc từng bước giải quy t mâu thuẫn chủ . luận mâu thuẫn và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945”. Tác giả đã khái quát một cách logic về quy luật mâu thuẫn trong lịch sử triết học và đã vận dụng quy luật mâu thuẫn. luận mâu thuẫn và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945”. Tác giả đã khái quát một cách logic về quy luật mâu thuẫn trong lịch sử triết học và đã vận dụng quy luật mâu thuẫn. về mâu thuẫn và quy luật mâu thuẫn trong Triết học Mác – Lênin. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu những quan niệm khác nhau về mâu thuẫn trong lịch sử triết học và đi sâu tìm hiểu quy luật mâu

Ngày đăng: 03/07/2014, 10:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • NỘI DUNG

  • Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY LUẬT MÂU THUẪN TRONG TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN

  • Chương 2: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG MÂU THUẪN PHÁT SINH TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM TỪ GÓC ĐỘ LÝ LUẬN CỦA QUY LUẬT MÂU THUẪN TRONG TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

    • 2.1. Tính tất yếu khách quan của quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

    • 2.1.1. Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

    • 2.2. Những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

      • 2.2.1. Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về quan hệ giữa kinh tế - chính trị

      • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan