BỆNH THIẾU VITAMIN A Ở TRẺ EM (Kỳ 3) doc

5 424 0
BỆNH THIẾU VITAMIN A Ở TRẺ EM (Kỳ 3) doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỆNH THIẾU VITAMIN A Ở TRẺ EM (Kỳ 3) Bộ môn Nhi Trường Đại học Y dược Huế 5. Xét nghiệm: - Nồng độ vitamin A / máu giảm < 10 g/100ml (bình thường 20 - 50 g/100 ml) - RBP cũng giảm (bình thường 20 - 30 g/ml). 6. Chẩn đoán: Thiếu vitamin A có thể gây nên mù lòa cho trẻ nếu chẩn đoán muộn; trái lại bệnh có thể hồi phục hoàn toàn nếu chẩn đoán sớm bằng cách, dựa vào các triệu chứng quáng gà và khô kết mạc. Đối với trẻ bú mẹ, việc chẩn đoán sớm dựa vào bất kỳ triệu chứng tổn thương nào ở mắt ngay cả viêm kết mạc, điều trị như một tình trạng thiếu vitamin A. Với chẩn đoán sớm này đã tránh được những tai biến ở mắt cho trẻ nhất là tình trạng mù lòa vì diễn tiến của bệnh khá nhanh và khó phát hiện hơn trẻ lớn. 7. Điều trị: 7.1. Khi có thiếu Vitamin A cần phải điều trị cấp cứu theo phác đồ của OMS để tránh mù loà cho trẻ. Dùng vitamin A chủ yếu bằng đường uống, vì vitamin A hấp thu qua niêm mạc ruột 80-90%. - Đối với trẻ trên 1 tuổi: Cho ngay một viên vitamin A 200.000 đơn vị uống ngày đầu tiên. Ngày hôm sau: 200.000 đơn vị uống. Sau 2 tuần: 200.000 đơn vị uống. - Đối với trẻ dưới 1 tuổi: Dùng nửa liều trên. Nếu trẻ nôn, ỉa chảy: Cho tiêm bắp loại vitamin A tan trong nước với liều bằng nửa liều uống. 7.2. Cứ 4 - 6 tháng sau lại cho tiếp một liều vitamin A 200.000 đơn vị. 7.3. Ngoài cho vitamin A ra, cần phải điều trị toàn diện, tìm và điều trị nguyên nhân gây thiếu vitamin A một cách tích cực. Cho trẻ ăn các loại rau quả và thỉnh thoảng cần phải có trứng, thịt, gan, cá tươi, dầu thực vật, thực phẩm sẵn có ở địa phương, dễ sử dụng và rẻ tiền. 7.4. Điều trị tại chỗ: - Cho thuốc giãn đồng tử, chống dính mống mắt. - Kháng sinh chống bội nhiễm: Chloramphenicol 0,4% một ngày 2 lần. Tra thêm dầu vitamin A giúp tái tạo biểu mô. Chú ý: Không được dùng các loại mỡ có cortisone để tra vào mắt. 8. Phòng bệnh: 8.1. Phòng bằng giáo dục dinh dưỡng: Tốt nhất là bằng chế độ ăn có nhiều vitamin A - Phụ nữ có thai và cho con bú cần ăn những thức ăn giàu vitamin A. Ngoài thức ăn động vật, nên tận dụng các loại rau, củ, quả giàu vitamin A sẵn có ở địa phương. - Cho bú sớm ngay sau đẻ để trẻ được bú sữa non. Kéo dài thời gian cho bú ít nhất 12 tháng. Trẻ từ 4 - 6 tháng cho ăn thêm rau xanh và hoa quả có nhiều vitamin A. Hàng ngày cho thêm dầu mỡ vào bữa ăn để tăng sự hấp thu vitamin A. - Khi trẻ bị ỉa chảy, sởi, nhiễm trùng cần cho vitamin A và cho ăn thức ăn giàu vitamin A. 8.2. Phòng bệnh bằng thuốc vitamin A: Theo phác đồ sau: - Trẻ < 6 tháng không có sữa mẹ: Uống 50.000 UI vitamin A bất kỳ lúc nào. - Trẻ từ 6 - 12 tháng: Cứ 4 - 6 tháng cho uống 100.000 UI vitamin A. - Trẻ trên 1 tuổi: Cứ 4 - 6 tháng cho uống 200.000 UI vitamin A. - Các bà mẹ có thai: Không dùng liều cao trong thời kỳ mang thai vì sợ gây quái thai. - Bà mẹ sau sinh: uống ngay 200.000 UI vitamin A để tăng lượng vitamin A trong sữa. - Phụ nữ có thai và cho con bú nếu nghi ngờ thiếu vitamin A thì cho uống liều nhỏ < 10.000 UI vitamin A/ngày. 8.3. Phòng các yếu tố nguy cơ có thể gây nên bệnh: Phòng bệnh ỉa chảy, sởi… hoặc ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để phòng thiếu protein-năng lượng. . tăng sự hấp thu vitamin A. - Khi trẻ bị a chảy, sởi, nhiễm trùng cần cho vitamin A và cho ăn thức ăn giàu vitamin A. 8.2. Phòng bệnh bằng thuốc vitamin A: Theo phác đồ sau: - Trẻ < 6 tháng. bà mẹ có thai: Không dùng liều cao trong thời kỳ mang thai vì sợ gây quái thai. - Bà mẹ sau sinh: uống ngay 200.000 UI vitamin A để tăng lượng vitamin A trong s a. - Phụ nữ có thai và cho. tháng sau lại cho tiếp một liều vitamin A 200.000 đơn vị. 7.3. Ngoài cho vitamin A ra, cần phải điều trị toàn diện, tìm và điều trị nguyên nhân gây thiếu vitamin A một cách tích cực. Cho trẻ ăn

Ngày đăng: 03/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan