Vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác Lênin vào quá trình phát triển kinh tế xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay

67 2.1K 14
Vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác  Lênin vào quá trình phát triển kinh tế  xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác Lênin vào quá trình phát triển kinh tế xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay.Những nguyên lý và quy luật của phép biện chứng duy vật luôn là công cụ quý báu đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người, bởi chúng được khái quát và rút ra từ sự phát triển của tự nhiên, xã hội. Quan điểm toàn diện là một trong những nguyên tắc được rút ra từ các nguyên lý của phép biện chứng duy vật, và đó cũng là một trong những nguyên tắc mang tính phương pháp luận của phép biện chứng duy vật mácxit, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của tư duy biện chứng.

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của đề tài 5 7. Kết cấu của đề tài 5 NỘI DUNG 6 Chương 1 6 QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN 6 1.1. Quan điểm toàn diện trong lịch sử triết học 6 1.2. Nội dung quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác - Lênin 11 1.2.1. Định nghĩa về mối liên hệ 11 1.2.2. Các tính chất của mối liên hệ 15 1.2.2.1. Mối liên hệ có tính chất khách quan 15 1.2.2.2. Mối liên hệ có tính phổ biến 18 1.2.2.3. Mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú 24 1.3. Ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm toàn diện đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay 27 1.3.1. Cơ sở lý luận để nhận thức 27 1.3.2. Cơ sở lý luận để hoạch định chính sách 27 1.3.3. Vai trò của quan điểm toàn diện đối với thực tiễn phát triển kinh tế- xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay 28 Chương2 30 SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀO VIỆC 30 PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HUYỆN CAN LỘC, 30 TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY 30 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên - xã hội huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh 30 2.1.1. Về lịch sử 30 2.1.2. Điều kiện tự nhiên xã hội 30 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh 32 2.2.1. Về kinh tế 33 2.2.2. Về văn hóa - xã hội 39 2.2.3. Về Quốc phòng - an ninh 43 2.3. Phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay 48 2.3.1. Phương hướng 48 2.3.1.1. Chú trọng công tác xây dựng Đảng 48 2.3.1.2. Chú trọng đến phát triển kinh tế - xã hội 50 2.3.1.3. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 51 2.3.1.4. Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa xã hội 56 2.3.1.5. Phát triển kinh tế gắn với tăng cường công tác quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội 58 2.3.2. Một số giải pháp 59 2.3.2.1. Giải pháp về nhận thức 59 2.3.2.2. Giải pháp về kinh tế - xã hội 60 KẾT LUẬN 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những nguyên lý và quy luật của phép biện chứng duy vật luôn là công cụ quý báu đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người, bởi chúng được khái quát và rút ra từ sự phát triển của tự nhiên, xã hội. Quan điểm toàn diện là một trong những nguyên tắc được rút ra từ các nguyên lý của phép biện chứng duy vật, và đó cũng là một trong những nguyên tắc mang tính phương pháp luận của phép biện chứng duy vật mácxit, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của tư duy biện chứng. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là cơ sở lý luận cho quan điểm toàn diện. Trong đó, sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng điều nằm trong mối liên hệ biện chứng, có tác động qua lại lẫn nhau, thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau và luôn có tính kế thừa, phát triển. Vì vậy, khi xem xét, đánh giá sự vật phải đặt nó trong tính chỉnh thể. Không được xem xét, đánh giá sự vật một cách phiến diện, một chiều cũng như tách rời và cô lập. Có như vậy mới thấy được mọi mặt của mối quan hệ; giữa mặt này, mối liên hệ này, giai đoạn này, bộ phận này với mặt khác, mối liên hệ khác, giai đoạn khác, bộ phận khác. Trong nhìn nhận, đánh giá phải tránh cái nhìn cực đoan, phiến diện, một chiều; tránh sự xuyên tạc bản chất của đối tượng. V.I.Lênin đã từng chỉ rõ: “Chúng ta không thể làm được điều đó một cách hoàn toàn đầy đủ, nhưng sự cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm phải sai lầm và sự cứng nhắc” [15;364]. Vì vậy, quán triệt quan điểm toàn diện sẽ giúp cho nhận thức sự vật, hiện tượng một cách khách quan và đúng đắn. Nó là cơ sở để có được hành động thực tiễn đạt hiệu quả cao, phản ánh được bản chất của đối tượng. Theo quan điểm toàn diện, sự vật hiện tượng là một chỉnh thể thống nhất, đó là cơ sở cho nhận thức đúng đắn sự vật. Quan điểm toàn diện không 1 tách rời quan điểm lịch sử cụ thể, phản ánh được bản chất của đối tượng, làm cơ sở đúng đắn cho quá trình nghiên cứu khoa học, thúc đẩy sự vật phát triển. Vận dụng quan điểm toàn diện trong mọi giai đoạn phát triển của xã hội luôn là nguyên tắc mang tính khoa học; là một yêu cầu cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngày nay khi đất nước đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập quốc tế, trong bối cảnh có nhiều cơ hội và thách thức lớn. Thực tiễn đã đặt ra nhiều vấn đề mới đối với sự lãnh đạo của Đảng, trong đó có vấn đề đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, đây là nhiệm vụ then chốt để đảm bảo đưa đất nước ta sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 là: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”. Quán triệt tinh thần đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Can Lộc lần thứ XXXIII thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng và Nhà nước đã mang lại nhiều thành quả quan trọng. Điều này cho thấy sự đúng đắn, kịp thời, hợp lý của Đảng bộ và năng lực thực tiễn của huyện Can Lộc. Huyện đang dần từng bước khẳng định vị thế của mình trong sự phát triển chung của toàn tỉnh và của cả đất nước. Sở dĩ đạt được những thành tựu như ngày nay là do nổ lực rất lớn của Đảng bộ và nhân dân Can Lộc, trong đó vấn đề nhìn nhận thực tế những khó khăn và thuận lợi của huyện trong sự phát triển kinh tế - xã hội đã tạo ra cơ sở lý luận vững chắc áp dụng vào thực tiễn. Việc áp dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác - Lênin và chỉ ra sự vận dụng quan điểm toàn 2 diện vào vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Can Lộc là đúng đắn, hợp với sự vận động đi lên trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như của đất nước. Vì những lý do như trên, nên tôi quyết định chọn đề tài: “Vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác - Lênin vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay” làm Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Triết học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Quan điểm toàn diện với cơ sở lý luận là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là vấn đề đã được nhiều nhà triết học từ trước đến nay quan tâm, nhưng chỉ đến khi chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời quan điểm này mới được trình bày một cách khoa học, có hệ thống với những cơ sở lý luận đầy đủ nhất của nó. Quan điểm này hợp thành với toàn bộ lý luận về phép biện chứng đã trở thành cơ sở lý luận để các nhà khoa học vận dụng vào quá trình nghiên cứu và hoạt động thực tiễn. Trong quá trình thu thập tài liệu, nội dung quan điểm toàn diện với cơ sở lý luận là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đã được nhiều tác giả nghiên cứu, ví dụ như: “Giáo trình Triết học Mác - Lênin”(2004), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Giáo trình trung cấp lý luận chính trị “Những nguyên lý cơ bản của triết học Mác - Lênin”, Nxb Chính trị quốc gia, 2010; “Lịch sử phép biện chứng” (6 tập) của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. Đối với việc vận dụng quan điểm toàn diện vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như: - Lê Văn Quang (2009), Phát triển toàn diện chất lượng con người để nâng cao trách nhiệm cá nhân trong điều kiện kinh tế thị trường, Tạp chí Triết học, số 4 (215). 3 - Phạm Xuân Nam (2010), Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong mô hình phát triển của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí khoa học xã hội Việt Nam. - Lương Đình Hải (2010), Mấy vấn đề về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học, số 7. - Nguyễn Hữu Đễ (2010), Công cuộc đổi mới ở Việt Nam: đặc trưng và triển vọng, Tạp chí Triết học, số 3. - Nguyễn Đức Luận (2008), Vấn đề phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học, số 7. Nhìn chung những tài liệu trên đã có những đóng góp quan trọng trong việc cung cấp lý luận cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên đối với huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh chưa có công trình nghiên cứu nào. Những công trình trên là tài liệu quý để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ quan điểm toàn diện với cơ sở lý luận của nó về nguyên lý “mối liên hệ phổ biến” vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay. - Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: + Làm rõ quan điểm toàn diện với cơ sở của nó là mối liên hệ phổ biến + Phân tích sự vận dụng lý luận về quan điểm toàn diện với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu quan điểm toàn diện với cơ sở lý luận là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu sự vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở số liệu từ năm 2010 - 2013 trên địa bàn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. 4 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác - Lênin, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, tính chất mối liên hệ phổ biến và ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm toàn diện. - Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là lý luận về nguyên lý mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, của chủ tịch Hồ Chí Minh để vận dụng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử và lôgich, thống kê, so sánh… 6. Đóng góp của đề tài - Đề tài đã hệ thống hóa quan điểm toàn diện trong lịch sử triết học và của Chủ nghĩa Mác - Lênin. - Đề tài chỉ ra được thực trạng và những điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, đưa ra những phương hướng để phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. - Là tài liệu tham khảo bổ ích cho những sinh viên chuyên nghành Triết học, Giáo dục Chính trị, và những ai quan tâm. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Khóa luận gồm 2 chương, 6 tiết. Chương 1: Quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác - Lênin. Chương 2: Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay. 5 NỘI DUNG Chương 1 QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN 1.1. Quan điểm toàn diện trong lịch sử triết học Quan điểm toàn diện là một trong những nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ nguyên lý mối liên hệ phổ biến. Bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ rất đa dạng và phong phú. Do đó, khi nhận thức về sự vật, hiện tượng ta phải xem xét nó trong các mối liên hệ của nó với sự vật khác hay nói cách khác chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện, chỉ xem xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay tính quy luật của chúng. Trong thời đại ngày nay, đất nước phát triển trong xu thế toàn cầu với sự đa dạng hóa các loại hình phát triển, với tính chất liên hệ cao của xã hội thì quan điểm toàn diện luôn luôn cần thiết trong nhận thức về sự phát triển đồng đều tất cả các mặt của mỗi quốc gia. Vì vậy, nhận thức đúng về quan điểm toàn diện và vận dụng nó trong tiến trình phát triển là điều vô cùng quan trọng và cần thiết, đòi hỏi phải được nhận thức đúng đắn và vận dụng có hiệu quả. Trong lịch sử đã có rất nhiều ý kiến về quan điểm toàn diện mà cơ sở là các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng trong thế giới. Thế giới được tạo thành từ những sự vật, những hiện tượng, những quá trình khác nhau. Vậy chúng có mối liên hệ qua lại với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau. Sự lý giải triết học đầu tiên về sự liên hệ và biệt lập giữa các đối tượng của thế giới bên ngoài cũng như việc coi chúng là những đặc trưng phổ biến của vật chất thì chúng ta có thể thấy ở trong các nhà triết học thời kỳ cổ đại. 6 Theo các nhà triết học Hy Lạp cổ đại, các hiện tượng quan sát được trong thế giới tuy là riêng lẻ, tách biệt, biệt lập về chất, lượng nhưng cũng có những liên hệ với nhau, bởi vì tất cả đều bắt nguồn từ một bản nguyên hay cơ sở đầu tiên là “nước” (Talét), “khí” (Anaximen), “Apâyrôn” (Anaximăngđrơ), “lửa” (Hêraclít)… Nhà triết học Arixtốt đã có bước tiến đáng kể trong nhận thức tính liên hệ và tính biệt lập với tư cách là những thuộc tính phổ biến của tồn tại. Ông đã hình dung tính liên hệ giữa các sự vật khác nhau không chỉ là tính thống nhất có được vì cũng chung một nguồn gốc, xuất phát từ một bản nguyên duy nhất, cơ sở đầu tiên mà như sự phụ thuộc tồn tại lẫn nhau, sự quy định lẫn nhau giữa các vật thể. Các nhà Hy Lạp cổ đại có công lao đó là những người đưa ra thuật ngữ “quan hệ” nó phản ánh sự “liên hệ” mang tính tất yếu và phổ biến. Những người theo quan điểm siêu hình thì nhìn nhận thế giới trong đó các bộ phận tạo nên nó luôn ở trong trạng thái tĩnh tại, biệt lập với các bộ phận khác, giữa các bộ phận cấu thành thế giới có một ranh giới tuyệt đối, tồn tại biệt lập với các cá thể khác trong trạng thái tĩnh tại. Họ cho rằng các bộ phận trong thế giới rất ít khi biến đổi, nếu có sự biến đổi thì đó chỉ là sự biến đổi về số lượng, chất của sự vật là vĩnh viễn và nguyên nhân của sự biến đổi không phải do bản thân sự vật mà là do nguyên nhân bên ngoài. Theo quan điểm siêu hình, các sự vật tồn tại một cách tách rời nhau, cái này bên cạnh cái kia và giữa chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc lẫn nhau, những mối liên hệ có chăng cũng chỉ là liên hệ hời hợt, bề ngoài mang tính ngẫu nhiên. Một số người theo quan điểm siêu hình cũng thừa nhận tính liên hệ và đa dạng của nó nhưng lại phủ nhận khả năng chuyển hóa lẫn nhau giữa các hình thức liên hệ khác nhau. Phương pháp siêu hình làm cho con người “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật 7 ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng” [18;39]. Thomas Hobbes (1588-1679) là nhà triết học duy vật Anh, Hobbes là người đã kế tục tư tưởng duy vật của Bacon và là nhà triết học duy vật nổi tiếng thế kỷ XVII. Trên lập trường toán học, Hobbes khẳng định thế giới khách quan là tổng thể những vật thể riêng lẻ có hình dạng và quảng tính. Hobbes cho rằng giới tự nhiên là tổng các vật có độ dài phân biệt nhau bởi đại lượng hình khối, vị trí và vận động nhưng vận động chỉ là vận động cơ giới. Quan niệm của Hobbes về con người như một cơ thể sống mang tính siêu hình rõ rệt, dưới con mắt của ông trái tim con người chỉ như lò xo, dây thần kinh là những sợi chỉ, còn các khớp xương là các bánh xe làm cho cơ thể chuyển động. Ông không thừa nhận tính phong phú về chất như một thuộc tính khách quan của giới tự nhiên, và chất lượng cảm tính không phải là thuộc tính của sự vật mà là hình thức tri giác chung. Rene Descartes (1596-1650) nhà triết học lỗi lạc, nhà bách khoa toàn thư vĩ đại người Pháp. Descartes đã nêu lên một số quan niệm về mối liên hệ trong thế giới. Theo ông, kể từ các sự vật nhỏ bé đến các hành tinh xa xôi đều được cấu tạo từ vật chất. Vì vậy, bản tính vật chất thế giới này là vô hạn. Và cũng không thể có sự khác biệt về vật chất tạo thành giữa mặt trăng và trái đất. Từ đó suy ra vận động ở trên trời và dưới đất là giống nhau. Tự nhiên là một khối thống nhất gồm những hạt nhỏ vật chất có quãng tính và vận động vĩnh viễn theo đúng quy luật cơ học của nó. Descartes cho rằng, triết học bao hàm hai nghĩa: nghĩa rộng đó là toàn bộ tri thức của con người, còn nghĩa hẹp đó là siêu hình học. Toàn bộ thế giới quan khoa học của con người tương tự như một cái cây mà rễ của nó là siêu hình học, thân là vật lý học và các nhánh đâm ra từ thân cây đó là tất cả các khoa học khác…. 8 [...]... Kinh tế - xã hội là những bộ phận cấu thành một chỉnh thể xã hôi Điều đó cũng có nghĩa xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội chính là xây dựng cả nền tảng vật chất lẫn tinh thần cho xã hội Chính vì vậy quán triệt quan điểm toàn diện trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vừa mang ý nghĩa phương pháp luận, vừa mang ý nghĩa thực tiễn Vận dụng quan điểm toàn diện trong việc phát triển. .. trọng điểm Trong cuộc đổi mới, Đảng ta cần kết hợp sức mạnh nội lực với sức mạnh bên ngoài, trong đó xác định nội lực là sức mạnh chủ yếu để phát triển ổn định Trong các chiến lược phát triển, thì kinh tế phải được xem là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt 1.3.3 Vai trò của quan điểm toàn diện đối với thực tiễn phát triển kinh tế- xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay 28 Kinh. .. đó áp dụng một cách chủ quan bằng chủ nghĩa chiết trung và ngụy biện Tính linh hoạt áp dụng một cách khách quan, nghĩa là phản ánh tính toàn diện của quá trình vật chất và sự thống nhất của quá trình đó, thì đó là phép biện chứng, là sự phản ánh chính xác sự phát triển vĩnh viễn của thế giới” [14;118] Vì vậy, vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình nhận thức sẽ tránh được quan điểm phiến diện, ... sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy Vì vậy, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải chú trọng đến tất cả các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng và phải xem sự liên hệ của sự vật, hiện tượng hay quá trình là cái khách quan vốn có của sự vật, nó mang tính phổ biến, phong phú và đa dạng 29 Chương2 SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀO VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HUYỆN... sử dụng: 3.077,74ha - Hành chính: Can Lộc hiện nay gồm thị trấn Nghèn và 22 xã (Thiên Lộc, Thuần Thiện, Kim Lộc, Vượng Lộc, Thanh Lộc, Song Lộc, Thường Nga, Trường Lộc, Tùng Lộc, Yên Lộc, Phú Lộc, Khánh Lộc, Gia Hanh, Vĩnh Lộc, Tiến Lộc, Trung Lộc, Xuân Lộc, Thượng Lộc, Quang Lộc, Đồng Lộc, Mỹ Lộc, Sơn Lộc) - Dân cư: tổng quy mô dân số là: 126.199 người (năm 2013), theo đặc điểm tự nhiên và xã hội. .. XÃ HỘI Ở HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY 2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên - xã hội huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh 2.1.1 Về lịch sử Thời vua Hùng dựng nước, nước Việt được chia làm 15 bộ, bộ Cửu Đức là vùng đất Nam Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay, huyện Can Lộc nằm trong lãnh thổ bộ này Huyện đã hình thành từ xưa và đã từng mang nhiều tên gọi: huyện Phù Lĩnh (thời thuộc Ngô - 271), huyện Việt Thường... chùa + Lễ Kỳ phúc và hội thi vật ở Thuần Thiện Thời gian: Đầu Xuân và Rằm tháng Sáu + Kỷ niệm ngày Xô Viết Nghệ Tĩnh ở Khu di tích Ngã ba Nghèn, thị trấn Nghèn Thời gian: 12 tháng 9 dương lịch 2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh 32 2.2.1 Về kinh tế Đã làm tốt công tác quy hoạch, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp toàn diện, tạo bước đột phá... mà về mặt chủ quan chúng ta không thể can thiệp vào quá trình đó Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, một trong những thuộc tính bản chất của thế giới vật chất là sự liên hệ mang tính khách quan của các sự vật, hiện tượng, các quá trình Ngay cả trong tư duy, ý thức của con người cũng mang liên hệ khách quan với các quá trình khác Trong quá trình nhận thức, con người sử dụng khả năng tư duy của mình... đổi mới của nước ta Nhờ vận dụng sáng tạo quan điểm toàn diện mà Đảng ta đã vạch ra đường lối đổi mới chính xác, toàn diện từng bước đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng, dần dần ổn định về mọi mặt, quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện đã góp phần vào việc định hướng cho quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn Quan điểm toàn diện được... một mắt xích của mối liên hệ phổ biến 26 1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm toàn diện đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay 1.3.1 Cơ sở lý luận để nhận thức Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn, quan điểm toàn diện đòi hỏi để cải tạo được sự vật, chúng ta phải bằng hoạt động thực tiễn của mình biến đổi những mối liên hệ nội tại của sự vật . cấu của đề tài 5 NỘI DUNG 6 Chương 1 6 QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN 6 1.1. Quan điểm toàn diện trong lịch sử triết học 6 1.2. Nội dung quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác -. Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay. 5 NỘI DUNG Chương 1 QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN 1.1. Quan điểm toàn. của huyện trong sự phát triển kinh tế - xã hội đã tạo ra cơ sở lý luận vững chắc áp dụng vào thực tiễn. Việc áp dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác - Lênin và chỉ ra sự vận dụng quan điểm

Ngày đăng: 03/07/2014, 10:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan