bài giảng “công tác quy hoạch và ra quyết định”

261 543 0
bài giảng “công tác quy hoạch và ra quyết định”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào tạo Ngành Kỹ Thuật Bờ Biển tại Trường ĐHTL Ng−êi thùc hiÖn: TS. Lê Xuân Roanh Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội Delft – 2002 2 Hà Nội - 2005 i LỜI NÓI ĐẦU Bài giảng “Công tác quy hoạch và ra quyết định” được viết nhằm phục cho công tác chuẩn bị kế hoạch đầu tư, xây dựng dự án khu vực ven biển. Để đưa ra quyết định việc xây dựng một dự án, tư vấn chuẩn bị dự án phải quan tâm đến nhiều lính vực liên quan như các hoạt động kinh tế, quá trình thay đổi tự nhiên về điều kiện vậ t lý, hoá học, môi trường sinh thái, môi trường chung, chính sách, xã hội Tập bài giảng này nhằm giới thiệu những kiến thức cơ bản trong khi lập quy hoạch và ra quyết định cho việc đầu tư xây dựng dự án trên cơ sở tính toán các yếu tố, so sánh dựa theo điều kiện chung và điều kiện ràng buộc riêng. Phát triển kinh tế vùng ven biển phụ thuộc vào nền sản xuất lâu dài bền vững và những biến đổi của nguồn tài nguyên khu vực. Xét ở mặt quản lý mục đích khai thác tốt nhất nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế ta cần nắm chắc được hệ thống vùng ven biển, những tác động giữa các yếu tố tự nhiên và con người, mối quan hệ giữa phát triển đô thị, vùng bãi, cửa sông và chiến lựơc khai thác vùng rộng lớn của thềm lục địa và biển khơi. Công tác quy hoạ ch là phần việc trong kế hoạch quản lý khai thác, tính toán phát triển cân bằng giữa các hoạt động phát triển đã có từ lâu đời và việc khai thác nguồn tài nguyên theo kế hoạch hiện tại. Vì vậy quy hoạch cần đưa ra nhiều phương án để so sánh nhằm phát triển hoàn chỉnh khu vực theo diện rộng và chính xác cụ thể cho mỗi khu vực nhỏ. Việc phân tích kinh tế dự án được coi là yếu tố quan trọng. Nó được thực hi ện từ khâu chuẩn bị ban đầu nhằm phân tích tác động trước và sâu khi xây dựng dự án. Số liệu phân tích này sẽ làm cơ sở cho đánh giá cuối cùng, phương hướng phát triển và các hoạt động quản lý sau này. Vì những lý do trên tập bài giảng này được viết với những mục đích cơ bản sau: • Phân tích quan hệ tổng hợp giữa các yếu tố tự nhiên và xã hội vùng ven biển. • Tăng cườ ng hiểu biết cho đối tượng nghiên cứu, học tập • Nắm được việc quyết định đầu tư xây dựng trên cơ sở của các kết quả phân tích cơ bản. • Các bước trong khi ra quyết định quy hoạch và đầu tư xây dựng dự án. • Cung cấp cho nhà tư vấn thiết kế và quản lý những thông tin quan trọng cho việc giải quyết nhiệm vụ của họ . Toàn bộ tập bài giảng gồm hai phần cơ bản: Phần I : Lập quy hoạch Phàn II : Ra quyết định Trong phần thứ nhất gồm những nội dung sau đây : ii • Tổng quan về hệ thống vùng ven biển • Tóm tắt về quản lý vùng bờ và xu hướng hiện nay trong quản lý khai thác các dự án vùng bờ • Quy trình lập quy hoạch • Phương pháp và kỹ thuật lập quy hoạch • Lựa chọn vị trí dự án • Quản lý và điều chỉnh quy hoạch. Phần thứ hai giới thiệu về lý thuyết ra quyết định. Đây là công việc ta đ ã thường làm song chưa được tập hợp cơ sở lý thuyết cho lãnh vực này. Để cung cấp và hướng dẫn kỹ thuật ra quyết định, nội dung của phần này gồm các vấn đề sau: • Định nghĩa và khái niệm trong lập quyết định • Quy trình lập quyết định • Kỹ thuật và phương pháp lập quyết định • Công cụ trợ giúp trong quá trình ra quyết định. L ời cảm ơn Cuốn sách này được chuẩn bị và viết tại trường Đại học Công nghệ DELFT dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia, cố vấn chuyên môn thuộc Khoa Công trình, trường Đại học Công nghệ DELFT và Viện thuỷ lực DELFT, Hà Lan. Tác giả xin cảm ơn TS Paul Baan, chuyên gia tại viện thuỷ lực DELFT, TS Robert Verhaeagh, Khoa công trình, trường đại học Công nghệ Delft vì những giúp đỡ quý báu mà hai ông và cộng sự đã giành cho tác giả. Đặc biệt tác giả xin c ảm ơn ban lãnh đạo và nhân viên của trung tâm CICAT đã tạo điều kiện thuận lợi và quan tâm trong thời gian tác giả làm việc tại Hà Lan. Cuốn bài giảng này được viết lần đầu làm tài liệu học tập và tham khảo cho sinh viên ngành kỹ thuật bờ biển; chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Tác giả xin chân thành đón nhận những ý kiến góp ý của độc giả và đồng nghiệp để bài giảng đựơc hoàn chỉnh hơ n cho các lần in ấn tiếp sau. Tác giả bài giảng TS Lê Xuân Roanh PHẦN I LẬP QUY HOẠCH Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển 1 PHẦN I: LẬP QUY HOẠCH Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VEN BỜ 1.1. Tầm quan trọng của phát triển vùng bờ trong phát triển kinh tế quốc gia 1.1.1. Phát triển vùng bờ Đại dương chiếm khoảng 70% diện tích bề mặt của trái đất và tạo ra hệ thống đường ven biển có chiều dài đáng kể. Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam của biển Thái Bình Dương với chi ều dài đường bờ biển khoảng 3260 km. Việc xây dựng các công trình dọc theo đường bờ biển đã đóng một vai trò rất quan trọng đối việc phát triển kinh tế của đất nước. Cuốn sách này xin giới thiệu các hướng dẫn kỹ thuật lập dự án quy hoạch xây dựng công trình vùng ven bờ cũng như các bước trước khi ra quyết định xây dựng. Vùng ven bờ được hiểu như nguồn tài nguyên quý giá, đa d ạng- nó cung cấp khoảng không gian rộng lớn, các nguồn vô cơ và hữu cơ cho các hoạt động của cuộc sống con người và nhiều chức năng quan trọng về môi trường tự nhiên và nhân tạo. Theo cách hiểu hiện nay vùng ven bờ là nguồn tài nguyên đa dạng, có rất nhiều thành phần tham gia khai thác và quản lý nó: canh tác, các hoạt động kinh tế và vui chơi giả trí. Hiện nay do quá trình công nghiệp hoá, phát triển thương mại và sự gia tăng dân số đã gây nên nhữ ng áp lực lớn đối nhiều vùng như vấn đề xói lở và lũ lụt, giảm nhỏ diện tích vùng trũng, ô nhiễm môi trường và khai thác quá mức nguồn nước và đất đai vùng ven bờ. Chúng ta đã có hiểu biết về sự suy thoái nguồn tài nguyên, sự ảnh hưởng của môi trường và hậu quả của nó đến cuộc sống của chính con người, đã có nhiều công trình nghiên cứu để tìm ra giải pháp hữu hi ệu cho khai thác giai đoạn ngắn cũng như kế hoạch lâu dài cả về mặt phát triển sản xuất, hoạt động kinh tế, bảo vệ các yếu tố sống còn và môi trường, sinh thái tự nhiên. Như vậy vấn đề phát triển vùng ven biển cần có sự hiểu biết nhất định về các quá trình diễn biễn, áp dụng những kiến thức khoa học kỹ thuật và kỹ năng để có khai thác hài hoà vốn gía trị giữa kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Từ đó có được một kế hoạch phát triển chủ động của vùng này khi còn tồn tại nhiều mâu thuẫn của người sử dụng, sự tăng mật độ dân số làm gia tăng sử dụng tài nguyên của trái đất, sử dụng nền công nghệ hợp lý. Chính vì vậy cần lập kế hoạch và khống chế tiến độ khai thác đảm bảo tính bền vững bảo toàn hệ thống. 1.1.2. Quy hoạch vùng bờ Quản lý và xây dựng vùng ven biển là một quá trình, nó thống nhất các vấn đề kỹ Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển 2 thuật, chính sách và các hoạt động xã hội để phát triển dự án phục vụ cho việc phát triển kinh tế của đất nước. Việc lập kế hoạch nguồn tài nguyên ven biển bao gồm việc phân tích các yếu tố như vấn đề kỹ thuật, môi trường và kinh tế, xã hội chúng phải đáp ứng được các nguyên tắc chung. Ví dụ sau đây sẽ minh hoạ một số nguyên tắc trên, những nguyên tắc này ph ụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế của mỗi dự án: Vấn đề kỹ thuật - Kĩ thuật bờ biển, hình thái học ven bờ, thuỷ lực, khí tượng, địa chất ; Vấn đề kinh tế- xã hội- Kinh tế dự án và kinh tế vĩ mô, phát triển dân số, kế hoạch vùng, xã hội học và chuyên gia cho các ngành như thuỷ sản, khai khoáng, giao thông du lịch ; Vấn đề môi trường- Thực vậ t, sinh thái học, hoá học . Bên cạnh những yêu cầu trên, trước khi đưa đến quyết định cuối cùng các nhà chuyên môn cần phải phân tích hệ thống, phân tích “chính sách” cung cấp cho người làm quyết định một quá trình phân tích thống nhất chặt chẽ, đưa ra chiến thuật thực hiện. 1.2. Phân tích hệ thống phát triển vùng bờ Vùng ven biển là một ví dụ điển hình về một khu vực mà ở đó thể hiện sinh động các v ấn đề tương tác phức tạp, điều này được xem xét khi ta phân tích hệ thống. Như thể hiện trên hình 1.1 dưới đây tổng quát hoá về khu vực ven biển có hai nguồn chính tác động qua lại : Điều kiện biên giới tự nhiên (bao gồm các tác động con người) và hạ tầng cơ sở đựơc tổ chức hoặc kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Cũng trong hình biểu diễn này ba hệ thống chính của vùng bi ển cũng cần được phân biệt trong phân tích. • Hệ thống tự nhiên là phần không gian rộng lớn ở đó chưa có sự can thiệp của con người ( áp suất, khí quyển, thuỷ quyển) bao gồm những tương tác riêng nó, tương tác chung qua quá trình vô cơ, hữu cơ và cơ học. Đây là phạm trù nguồn thiên nhiên, không có sự can thiệp của con người. • Chức năng sử dụng để chỉ những sả n vật do quá trình tự nhiên tạo hoá dưới mục đích sử dụng. • Hạ tầng vật lý bao gồm các loại cấu trúc hạ tầng có tổ chức vật chất sử dụng kỹ thuật để tạo ra vật liệu theo yêu cầu sử dụng. Trong nhiều trường hợp loại hạ tầng này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc dán tiếp đến hệ thống tự nhiên và có th ể ảnh hưởng tới chức năng sử dụng khác, tạo ra những trở ngại và mâu thuẫn. Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển 3 Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các yếu tố chính trong vùng ven biển Ba hệ thống này- hệ thống tự nhiên, chức năng sử dụng và hạ tầng cơ sở tương tác lẫn nhau và dễ ảnh hưởng tới phân tích hoá học mô hình lượng hoá. Tất cả các tác động của con người tới hệ thống tự nhiên, một phần qua tác động vật lý trực tiếp, phần do ảnh hưởng của quá trình khai thác, ph ần do hạ tầng cơ sở và phần nữa là nạn ô nhiễm do chất thải. Các đường nối chéo trong bộ ba hệ thống trên thể hiện vai trò quan trọng trong quản lý vùng ven biển. Vì vậy những mối liên hệ thông tin có vị trí quan trọng giúp chiến lược phát triển vùng một cách bễn vững trên cơ sở sự hiểu biết , hệ thống thông tin và phân tích “chính sách” Chức năng sử d ụ ng Hạ tầng hệ thống tự nhiên Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển 4 1.2.1. Hệ thống tự nhiên Trong mô hình biểu diễn trên, hệ thống tự nhiên được hiểu là hệ thống không có sự can thiệp của con người. Các thành phần cơ bản của hệ thống này là: • Không khí. • Nước (khí quyển), bao gồm cả những chất tan thể hiện qua đặc tính hoá học, vật lý và thuộc tính sinh học. • Trầm tích (Thạch quyển học) chỉ các loại vật chất thông qua các đặc tính vật lý, hoá học, khoáng học và đặc tính thuỷ động, địa vật lý, ví dụ như vận tốc bồi lắng, ứng suất tới hạn. • Cuộc sống loài vật trên đất và trong biển bao gồm các dạng và số lượng các loài khác nhau. Trong hệ thống vùng biển luôn xảy ra sự tương tác giữa khí quyển thuỷ quyển và thạch quyển. Để mô tả chi tiết tương tác này cần có một mô hình số . Trong việc mô tả cần tóm tắt các hệ thống quan trọng, và các tương tác vật lý của nó, tiếp theo là lập nên sự cân bằng chủ động về quá trình tương tác giữa các yếu tố này. Một vấn đề quan trọng khác là định nghĩa về biên giới của phạm vi nghiên cứu. Không có định nghĩa giới hạn chung chung về một vùng biển. Năm 1982 Liên Hiệp Quốc đã có tổ chức hội nghị v ề luật biển và đã hoạch định vùng pháp lý khác nhau. Tại hội nghị này các nhà kỹ thuật và các nhà khoa học đã xác định ra các loại nước lãnh thổ. Để áp dụng thực tế, cũng cần có những nghiên cứu và chi tiết hơn về các điều khoản dựa trên những mô tả về điều kiện sinh thái và vật lý. Sau khi được xem xét, đường biên giới, độ chính xác mô tả của các quá trình liên quan được hợp lý hơn. Các nghiên cứu được tiến hành tại các mức khác nhau về không gian và thời gian. Trong phạm vi định nghĩa đường bờ này chỉ ra: Đường bờ biển của lãnh thổ được tính từ đất liền ra đến phần nước sâu mà trong phạm vi này các hoạt động sinh thái tồn tại và ảnh hưởng chính trong hệ thống, không gây tác động ra ngoài vùng. Nếu vấn đề ảnh hưởng của chất lượng nước và môi trường sinh thái được nghiên cứu thì phạm vi gi ới hạn phân tích hệ thống cũng nên mở rộng ra. Trong trường hợp này, phạm vi nghiên cứu vượt ra khỏi khái niệm nước lãnh hải, phạm vi quốc tế. Ví dụ về phạm vi đường biên giới nước ven bờ hệ thống được quy định chiều sâu tham gia quá trình trầm tích là nhỏ, lượng vận chuyển theo hai chiều không gian nhỏ. Chiều sâu cho các loại này khoảng 25-30m. Tất nhiên, điều kiện biên giới thuỷ lực phả i được xem xét ở phạm vi lãnh hải để tính toán ảnh hưởng của sóng và dòng chảy, các tác động trong hệ thống bờ biển rộng hơn. Quá trình biến đổi vật lý vùng biển rất phức tạp. Các tương tác giưã các yếu tố cần được tính toán đầy đủ. Tổng quan, các quá trình sau đây cần được xem xét: • Quá trình khí động học, ví dụ như tương tác giữa biển và không khí hoặc gió trong vận chuyển trầm tích; • Quá trình thuỷ động học, ví dụ như sóng, thuỷ triều, cao trình mực nước và dòng chảy; Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển 5 • Quá trình hình thái học, ví dụ như tương tác tự nhiên giữa quá trình trầm tích bồi lắng và thay đổi liên quan về độ sâu và hình dáng đường bờ; • Quá trình địa chất học sự hình thành cấu trúc địa tầng như lớp mặt, động đất, hoá lỏng, trượt sạt • Quá trình sinh thái: mô tả quá trình biến đổi sinh thái nguyên do quá trình thay đổi nêu trên. 1.2.2. Hệ thống kinh tế- Xã hội Đã qua thời gian, vùng ven biển là nơi diễn ra nhiều ho ạt động kinh tế và xã hội, nơi làm ra nhiều của của cải và lương thực cho con người. Từ cách nhìn tổng quan, phạm vi của hệ thống kinh tế xã hội thì không bao hàm đến hệ thống tự nhiên này. Sự thay đổi ở phạm vi nhỏ hẹp cũng có thể bị ảnh hưởng từ những biến động của vùng lớn. Ví dụ như sự nhiễm mặn tăng lên do bờ biển b ị xói mòn mà đã ảnh hưởng lớn đến diện tích canh tác ở vị trí thấp nằm sâu trong đất liền. Diện tích vui chơi của bãi biển nằm kề cũng bị ảnh hưởng kéo theo. Hiện nay chưa có một tài liệu hưỡng dẫn kỹ thuật phân định rõ ràng vùng hệ thống kinh tế xã hội. Điều này cũng nên xuất phát từ những phân tích các hoạt động kinh tế xã hội hiện tại và t ương lai trong vùng nghiên cứu bao gồm phần bãi và phần đất sau bãi và chúng phải đựơc mô tả trên những bản kế hoạch phát triển của vùng và phạm vi quốc gia rộng hơn. Trên cơ sở của nhiệm vụ sử dụng khác nhau, các điểm chính sau hay các hạng mục sử dụng được quy định là: • Nhiệm vụ cơ bản: Sản xuất lương thực, cung cấp nước và cung cấp năng lượ ng; • Nhiệm vụ xã hội: Vấn đề nhà ở, nơi vui chơi giải trí; • Nhiệm vụ kinh tế: Giao thông, khai khoáng và phát triển công nghiệp • Nhiệm vụ công cộng: Quốc phòng, xử lí chất thải nước thải; Hiện trạng và tương lai về khả năng khai thác bãi biển cho các hoạt động khác nhau, sản xuất hàng hoá, dịch vụ và sự tăng trưởng giá trị kinh tế xã hội cần được mô t ả rõ ràng. Sử dụng hệ thống số liệu hiện tại để mô tả. 1.2.3. Hạ tầng cơ sở Hạ tầng là một khái niệm rộng, nó chỉ các vật thể như đường phố, cầu, đê biển, kè và cho cả các công sở. Cơ sở hạ tầng đã đóng vai trò trợ lực rất lớn cho các hoạt động như đã nêu ở các phần tr ước. Chính do những áp lực tơí hệ thống tự nhiên và giá thành của nó, kiến trúc hạ tầng là yếu tố quan trọng trong nhiều nghiên cứu quản lí vùng biển. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến hệ thống vùng biển, ba yếu tố sau đây cần được xem xét đánh giá: • Công trình nhân tạo: đó là loại vật liệu thiên nhiên như cát, sỏi. Chúng được sử dụng cho công trình bảo vệ vùng bờ ch ống xói lở. Có rất nhiều ví dụ về loại [...]... gian : a) Quy hoạch dài hạn, b) Quy hoạch ngắn hạn Phân loại Quy hoạch theo các quá trình lập : Quy hoạch chính: Quy hoạch được lập ra cho một vùng cụ thể nào đó để việc xây dựng được thực hiện trên cơ sở giá thành thấp, hiệu quả cao Quy hoạch cấp trung: Quy hoạch được lập với quy mô nhỏ hơn quy hoạch chính và chi tiết hoá một số điểm dựa trên quy hoạch chính( tổng) Quy hoạch dự án: Quy hoạch lập cho... chia theo thời gian quy hoạch được phân cấp như sau: - Quy hoạch dài hạn (quy hoạch phát triển dài hơi, ví dụ quy hoạch 10 năm, quy hoạch từ nay cho đến 2020); - Quy hoạch ngắn hạn (dựa theo quy hoạch dài hạn, quy hoạch loại này được thiết lập cho các giai đoạn phù hợp với quản lý hành chính và điều hành) Nếu phân chuyên môn nghành nghề quy hoạch có thể bao gồm các lĩnh vực như: - Quy hoạch khai thác công... nội dung quy hoạch - 25 Chương 2: Các khái niệm cơ bản về lập quy hoạch Nhà nước đưa ra những quy định về quy n hạn và trách nhiệm của chính quy n cấp tỉnh, thành trong quá trình chuẩn bị và thực hiện quy hoạch trong phạm vi quy n hạn của cấp này Quy hoạch tổng thể đưa ra những tiêu chí, mục tiêu yêu cầu và hưỡng dẫn, quy hoạch cấp dưới sẽ triển khai thực hiện mà không có chức năng đưa ra quy định... thiết kế kỹ thuật, quy t định và áp dụng thực tế 2.3 Phân cấp quy hoạch Hiện nay có nhiều cách phân cấp quy hoạch chung Nếu ta dựa trên cơ sở quản lý hành chính thì quy hoạch có thể chia ra làm 3 cấp như sau: - Quy hoạch nhà nước (trung ương) - Quy hoạch cấp tỉnh, thành phố, đặc khu, vùng - Quy hoạch khu vực hành chính dưới tỉnh thành phố - 24 Chương 2: Các khái niệm cơ bản về lập quy hoạch Nhưng nếu... lập quy hoạch Quy hoạch phối hợp hoạt động: Quy hoạch được lập với sự tham gia của nhiều nhóm, tổ chức khi có chung một mục tiêu Quy hoạch bộ phận: Quy hoạch được lập cho một bộ phận chuyên môn chuyên ngành nào đó ví dụ như hệ thống cấp thoát nước hoặc vệ sinh 2.2 Các bước lập Quy hoạch 2.2.1 Giới thiệu chung Quy hoạch được hiểu như một công cụ nhằm thể hiện sắp xếp và chuẩn bị các hoạt động sẽ diễn ra. .. hệ thống sông ngòi; - Quy hoạch phát triển đô thị, dân cư; - Quy hoạch rừng Theo Luật Xây Dựng được Quốc hội khoá 11 thômg qua ngày 23 tháng 11 năm 2003, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2004, quy hoạch được phân loại như sau: 2.3.1 Quy hoạch Trung ương ( nhà nước) Xét ở cấp trung ương có nhiều loại quy hoạch và phân chia như sau: • Quy hoạch phát triển kinh tế quốc dân: Quy hoạch 5 năm, 10 năm hoặc... của dự án đã kết thúc chu kỳ lập quy hoạch xây dựng dự án Sau khi xác định những vấn đề cũ và mới, kết quả ước lượng quy hoạch và dự án, qua các công việc này đã giải thích một điều là vì sao quy hoạch thường luôn phải điều chỉnh sau một chu kỳ nhất định 2.2.3 Quy mô của quy hoạch Quy hoạch chính là sự thể hiện của công tác chuẩn bị, sắp xếp bố trí cho các công việc diễn ra trong tương lai Khái niệm công... và như vậy hiệu quả dự án tốt hơn, tuổi thọ công trình được keó dài hơn 2.2.6 Thời gian của quy hoạch thực hiện Điểm nhấn mạnh ở đây là trước khi triển khai quy hoạch thì người điều hành phải nắm được quy hoạch sẽ được thực hiện trong thời gian bao lâu Vấn đề này phụ thuộc vào chính sách, phạm vi của quy hoạch, loại quy hoạch, số lượng người tham gia v.v Dù ở mức nào thì thời gian tối đa của quy hoạch. .. như vậy quy hoạch mới có thể thực thi Cho tới nay cũng chưa có một bộ tài liệu nào có thể đưa ra chính xác, cụ thể giải pháp lựa chọn tốt nhất cũng như vì sao nó được lựa chọn khi áp dụng các bược lập quy hoạch chung Hơn nữa, việc áp dụng thành công các bước lập quy hoạch chung nên đưa ra một hệ thống tiêu chuẩn - làm công cụ trong đánh giá quy hoạch Quy t định này rất có tác dụng khi quy hoạch đã được... khác giai đoạn 3 của quá trình - 22 Chương 2: Các khái niệm cơ bản về lập quy hoạch lập quy hoạch nên chỉ ra phạm vi cụ thể của quy hoạch để nó làm cơ sở xuất phát ban đầu chuẩn mực hơn 2.2.4 Mô phỏng quy hoạch Những người làm quy hoạch bắt đầu công việc của họ với phương pháp luận cơ bản trong suy nghĩ về lý do và tiêu chí mà quy hoạch cần phải đạt được Khái niệm phương pháp luận cơ bản này được gọi . i LỜI NÓI ĐẦU Bài giảng “Công tác quy hoạch và ra quy t định” được viết nhằm phục cho công tác chuẩn bị kế hoạch đầu tư, xây dựng dự án khu vực ven biển. Để đưa ra quy t định việc xây. đề sau: • Định nghĩa và khái niệm trong lập quy t định • Quy trình lập quy t định • Kỹ thuật và phương pháp lập quy t định • Công cụ trợ giúp trong quá trình ra quy t định. L ời cảm. bờ và xu hướng hiện nay trong quản lý khai thác các dự án vùng bờ • Quy trình lập quy hoạch • Phương pháp và kỹ thuật lập quy hoạch • Lựa chọn vị trí dự án • Quản lý và điều chỉnh quy hoạch.

Ngày đăng: 03/07/2014, 04:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • pages_from_lap_quy_hoach_va_ra_quyet_dinh_le_xuan_roanh_1_4678.pdf

  • pages_from_lap_quy_hoach_va_ra_quyet_dinh_le_xuan_roanh_2_492.pdf

  • pages_from_lap_quy_hoach_va_ra_quyet_dinh_le_xuan_roanh_3_118.pdf

  • pages_from_lap_quy_hoach_va_ra_quyet_dinh_le_xuan_roanh_4_4827.pdf

  • pages_from_lap_quy_hoach_va_ra_quyet_dinh_le_xuan_roanh_5_8679.pdf

  • pages_from_lap_quy_hoach_va_ra_quyet_dinh_le_xuan_roanh_6_2572.pdf

  • pages_from_lap_quy_hoach_va_ra_quyet_dinh_le_xuan_roanh_7_5077.pdf

  • pages_from_lap_quy_hoach_va_ra_quyet_dinh_le_xuan_roanh_8_0392.pdf

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan