Viêm xương chũm (Kỳ 3) doc

5 270 0
Viêm xương chũm (Kỳ 3) doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Viêm xương chũm (Kỳ 3) 2.2. Viêm xương chũm mạn tính hồi viêm: Một đợt viêm cấp tính trên một bệnh nhân có viêm tai xương chũm mạn tính và đe dọa có biến chứng. 2.2.1. Triệu chứng. Triệu chứng toàn thân: - Sốt cao, kéo dài. - Thể trạng mệt mỏi, nhiễm khuẩn. Triệu chứng cơ năng: - Đau tai ngày càng tăng dữ dội, đau lan ra 1/2 đầu đau thành cơn dùng thuốc giảm đau không tác dụng. - Nghe kém tăng hơn trước. - Ù tai. - Chóng mặt. Triệu chứng thực thể: - Chảy mủ tai tăng nhiều hơn trước, mủ đặc, mùi thối khẳn. - Vùng xương chũm sau tai nề tấy đỏ, ấn đau. - Soi màng tai, lỗ thủng rộng, bờ sát xương, đáy hòm nhĩ đỏ xung huyết, có thể nhìn thấy thành sau ống tai bị sập. X- quang: tư thế Schuller thấy hình ảnh: - Mờ đặc mất hết các thông bào. - Hoặc có nhữnh vùng sáng do bị mất xương. - Có thể thấy hình ảnh cholesteatome vùng sáng tròn không đều, bờ rõ chung quanh mờ đặc. 2.2.2. Chẩn đoán. Chẩn đoán xác định: - Dựa vào tiền sử chảy mủ tai (chảy thường xuyên đặc và thối). - Đau tai nhức đầu lan ra vùng thái dương. - Nghe kém tăng nhanh rõ. - Cần khám tai chính xác đầy đủ và tỉ mỉ. - Chụp điện quang các tư thế chính: Schuller, Chaussé III. Chẩn đoán phân biệt: - Viêm tai giữa có phản ứng hang chũm (ấn vào vùng xương chũm đau nhưng mủ mùi không thối). Hình ảnh X- quang bình thường. - Nhọt hay viêm tấy ống tai ngoài. - Viêm tai xương chũm cấp tính. - Viêm tấy hạch, tổ chức bạch mạch sau tai. 2.2.3. Biến chứng. - Liệt mặt. - Áp xe ngoài màng cứng. - Áp xe đại não và tiểu não. - Viêm màng não. - Biến chứng viêm tĩnh mạch, nhiễm khuẩn huyết. - Biến chứng viêm mê nhĩ. - Biến chứng xuất ngoại. Xuất ngoại sau tai thường gặp nhất có các dấu hiệu: - Sưng tấy vùng chũm sau tai. - Vành tai bị đẩy vểnh ra phía trước. - Mất nếp rãnh sau tai, gọi là dấu hiệu Jacques. - ấn vùng chũm thấy mềm, lùng nhùng và có phản ứng đau rõ. - Xuất ngoại mỏm chũm (thể Bezold) thường gặp ở người lớn, sưng phồng vùng cơ bên dưới chũm, cơ ức đòn chũm. Quay cổ đau, gây ngoẹo cổ, ấn vào vùng mỏm chũm đau rõ. Xuất ngoại vùng thái dương, thái dương gò má thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 12 tháng: - Sưng tấy vùng thái dương phía trên hoặc trên trước tai. - Vành tai như bị đẩy xuống dưới và ra ngoài. - Thành trên sau ống tai hay bị sụp. Xuất ngoại vào ống tai (thể Gellé): Có lỗ dò ở thành sau phần xương của ống tai ngoài sát phần màng tai dùng móc thăm dò mới thấy: - Mủ chảy ra theo lỗ dò xương. - Dễ gây liệt mặt. Xuất ngoại nền chũm (thể Moret): Hiếm gặp vì xuất ngoại trong sâu nên các dấu hiệu không rõ xuất hiện chậm. - Mủ thường lan xa tới vùng góc hàm, gáy, trong họng. - Dễ gây biến chứng viêm tắc tĩnh mạch. 2.2.4. Điều trị. - Phẫu thuật tiệt căn xương chũm, giải quyết biến chứng. - Kháng sinh liều cao. - Nâng đỡ cơ thể. . Viêm xương chũm (Kỳ 3) 2.2. Viêm xương chũm mạn tính hồi viêm: Một đợt viêm cấp tính trên một bệnh nhân có viêm tai xương chũm mạn tính và đe dọa có biến chứng biệt: - Viêm tai giữa có phản ứng hang chũm (ấn vào vùng xương chũm đau nhưng mủ mùi không thối). Hình ảnh X- quang bình thường. - Nhọt hay viêm tấy ống tai ngoài. - Viêm tai xương chũm cấp. Jacques. - ấn vùng chũm thấy mềm, lùng nhùng và có phản ứng đau rõ. - Xuất ngoại mỏm chũm (thể Bezold) thường gặp ở người lớn, sưng phồng vùng cơ bên dưới chũm, cơ ức đòn chũm. Quay cổ đau,

Ngày đăng: 03/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan