VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ VẼ docx

6 2.2K 35
VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ VẼ docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mục lục Nội dung Trang Mở dầu Chơng1 Vật liệu và dụng cụ vẽ 1.1. Vật liệu vẽ 1.2. Dụng cụ vẽ và cách sử dụng 1.3 Trình tự hoàn thành bản vẽ Chơng II Những tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ 2.1. Tiêu chuẩn về bản vẽ kĩ thuật 2.2. Khổ giấy 2.3. Khung bản vẽ và khung tên 2.4. Tỉ lệ 2.5. Các nét Vẽ 2.6. Chữ và số 2.7. Ghi kích thớc 2.8. Kí hiệu vật liệu trên mặt cắt Chơng III Vẽ hình học 3.1. Dựng đờng thẳng song song và vuông góc 3.2. Chia đều đoạn thẳng và chia đều đờng tròn 3.3. Vẽ độ dốc và độ côn 3.4. Vẽ nối tiếp 3.5. vẽ một số đờng cong hình học Chơng IV Hình chiếu vuông góc 4.1. Khái niệm về các phép chiếu 4.2. Hình chiếu vuông góc của điểm, đờng thẳng và mặt phẳng 4.3. Hình chiếu của các khối hình học 4.4. Kích thớc của các khối hình học Chơng V Hình chiếu trục đo 5.1. Khái niệm về hình chiếu trục đo 5.2. Các loại hình chiếu trục đo thờng dùng 5.3. Cách dựng hình chiếu trục đo Chơng VI Giao tuyến của vật thể 6.1. Giao tuyến của mặt phẳng với các khối hình học 6.2. Giao tuyến của các khối hình học Chơng VII Các loại hình biểu diễn 7.1. Hình chiếu 7.2. Đọc bản vẽ và vẽ hình chiếu thứ ba 7.3. Hình cắt 7.4. Mặt cắt 7.5. Hình trích Chơng VIII Vẽ quy ớc các loại mối ghép 8.1. Mối ghép bằng ren 8.2. Mối ghép bằng then, chốt 8.3. Mối ghép bằng đinh tán 8.4. Mối ghép bằng hàn Chơng IX Vẽ quy ớc bánh răng, lò xo 9.1. Vẽ quy ớc bánh răng 9.2. Vẽ quy ớc lò xo Chơng X Bản vẽ chi tiết 10.1. Hình biểu diễn của chi tiết 10.2. Ghi kích thớc trên bản vẽ chi tiết 10.3. Dung sai kích thớc 10.4. Độ nhám bề mặt 10.5. Cách đọc bản vẽ chi tiết Chơng XI Bản vẽ lắp 11.1. Nội dung của bản vẽ lắp 11.2. Các quy ớc biểu diễn trên bản vẽ lắp 11.3. Cách đọc bản vẽ lắp Chơng XII Bản vẽ sơ đồ 12.1. Sơ đồ hệ thống truyền động cơ khí 12.2. Sơ đồ hệ thống điện 12.3. Sơ đồ hệ thống thuỷ lực, khí nén Tài liệu tham khảo Chơng I` Vật liệu và dụng cụ vẽ Muốn vẽ đợc nhanh và đẹp, cần phải biết lựa chọn và sử dụng thành thạo các vật liệu, dụng cụ vẽ. Dới đây giới thiệu một số vật liệu và dụng cụ thờng dùng trong vẽ kĩ thuật. Để lập các bản vẽ kỹ thuật cần phải có những vật liệu và dụng cụ vẽ riêng. Biết cách sử dụng và sử dụng thành thạo các dụng cụ vẽ là một trong những điều kiện đảm bảo chất lợng bản vẽ và nâng cao hiệu suất công tác. 1.1. Vật liệu vẽ 1.1.1. Giấy vẽ Thờng có các loại giấy sau đây: - Giấy vẽ tinh (giấy crôki), là loại giấy dày, hơi cứng có một mặt nhẵn và một mặt ráp. Khi vẽ bằng chì hay bằng mực đều dùng mặt nhẵn để vẽ. - Giấy can dùng để sao chụp bản vẽ. - Giấy vẽ phác là loại giấy thờng hoặc giấy kẻ li, kẻ ô vuông. 1.1.2. Bút vẽ Chỉ dùng bút chì đen để thực hiện các bản vẽ kĩ thuật. Có nhiều loại bút chì, bút loại cứng ký hiệu bằng chữ H (2H, 3H 6H) và loại mềm ký hiệu bằng chữ B (2B, 3B 6B). Chữ số đứng trớc chữ H hoặc B càng lớn thì bút có độ cứng hoặc độ mềm càng lớn. Bút chì loại vừa có ký hiệu là HB. Trong vẽ kĩ thuật, thờng dùng loại bút chì HB để vẽ mờ, vẽ các nét mảnh và bút chì 2B để tô đậm các nét vẽ hoặc để viết chữ. Bút chì thân gỗ đợc vót nhọn hay vót theo hình lỡi đục nh ở hình 1-1. Hình 1-1 Ngày nay ngời ta thờng dùng các loại bút chì bấm, rất thuận tiện khi sử dụng. Nên dùng loại bút lõi chì có đờng kính và độ cứng phù hợp (Hình 1-2). Hình 1-2 1.1.3. Tẩy Chỉ nên dùng loại tẩy mềm. Khi cần tẩy xoá các nét vẽ bằng mực đen, có thể dùng lỡi dao cạo hoặc bút phủ mực trắng. Ngoài ra còn có một số vật liệu khác nh mực đen, giấy nhám để mài đầu bút chì, đinh mũ để cố định bản vẽ trên bàn vẽ, v.v 1.2. Dụng cụ vẽ và cách sử dụng 1.2.1. Bàn vẽ Mặt bàn vẽ thờng làm bằng gỗ mềm, mặt bàn phải phẳng và nhẵn, hai biên trái và phải của bàn vẽ thờng nẹp bằng gỗ cứng để mặt bàn không bị vênh. Mặt biên trái của bàn vẽ phải phẳng và nhẵn để có thể trợt thớc chữ T một cách dễ dàng (Hình 1-3). Hình 1-3 1.2.2. Thớc chữ T Thớc chữ T làm bằng gỗ hoặc bằng chất dẻo, nó gồm có thân ngang mỏng và đầu T. Mép trợt của đầu T vuông góc với mép trên của thân ngang. Đầu T cũng có thể quay đợc so với thân ngang. Thớc chữ T dùng để vạch các đờng thẳng nằm ngang. Khi vạch, bút chì đợc vạch theo mép trên của thân ngang. Để các đờng vẽ song song với nhau, ta có thể trợt mép của đầu thớc T dọc theo biên trái của bàn vẽ (Hình 1-4). Hình 1-4 Khi cố định giấy vẽ trên mặt bàn vẽ, phải đặt sao cho một cạnh của tờ giấy song song với thân ngang của thớc chữ T. 1.2.3. Êke Êke vẽ kỹ thuật thờng là một bộ gồm hai chiếc, một chiếc có hình tam giác vuông cân và một chiếc có hình nửa tam giác đều. Êke thờng làm bằng gỗ mỏng hoặc chất dẻo. Có thể dùng êke phối hợp với thớc chữ T hoặc hai êke phối hợp với nhau để vạch các đờng thẳng đứng hay các đờng nghiêng hoặc để vẽ đờng thẳng xiên song song, các góc (Hình 1-5). Hình 1-5 1.2.4. Thớc cong Thớc dùng để vẽ các đờng cong gọi là thớc cong, thớc này dùng để vẽ các đờng cong không vẽ đợc bằng com pa nh các đờng elíp, parabon, hypebon Thớc cong có nhiều loại khác nhau đợc làm bằng gỗ hoặc chất dẻo. Khi vẽ, trớc hết cần xác định đợc một số điểm của đờng cong, sau đó dùng thớc cong nối các điểm đó lại, sao cho một cung nào đó của thớc cong đi qua ít nhất ba điểm của đờng cong để đờng cong đợc trơn đều (Hình 1-6). Hình 1-6 1.2.4. Hộp compa Hộp compa vẽ kỹ thuật thờng dùng có các dụng cụ sau: compa vẽ đờng tròn, compa đo, bút kẻ mực Dới đây trình bày cách sử dụng một số dụng cụ đó. a/ Compa vẽ đờng tròn: Compa vẽ đờng tròn dùng để vẽ các đờng tròn có đờng kính lớn hơn 12mm. Nếu vẽ những đờng tròn có đờng kính lớn thì chắp thêm cần nối (Hình 1-7). Khi vẽ cần chú ý mấy điểm sau đây: - Đầu kim và đầu chì (hay đầu mực) đặt vuông góc với mặt bản vẽ. - Khi vẽ nhiều đờng tròn đồng tâm, nên dùng kim có ngấn ở đầu hay dùng cách định tâm để kim không bị ấn sâu xuống ván vẽ làm cho lỗ đâm to ra dẫn đến nét vẽ không chính xác. - Dùng ngón tay trỏ và tay cái cầm đầu núm compa, quay một cách đều đặn và liên tục theo một chiều nhất định. b/ Compa vẽ đờng tròn bé: Compa vẽ đờng tròn bé dùng để vẽ đờng tròn có đờng kính dới 12mm. Khi vẽ, dùng ngón tay trỏ ấn nhẹ trục có đầu kim và giữ cho trục vuông góc với mặt bản vẽ, dùng ngón tay cái và ngón tay giữa quay đều cần có đầu chì (hay đầu mực), cần này xoay xung quanh trục có đầu kim (Hình 1-8). Hình 1-7 Hình 1-8 c/ Compa đo: Compa đo dùng để đo độ dài đoạn thẳng từ thớc kẻ li đặt lên bản vẽ. Hai đầu kim của compa đặt đúng vào hai đầu mút của đoạn thẳng hoặc hai vạch ở trên thớc kẻ li, sau đó đa lên bản vẽ bằng cách ấn nhẹ hai đầu kim xuống mặt giấy vẽ. (Hình 1-9). Hình 1-9 d/ Bút kẻ mực: Bút kẻ mực là bút dùng để kẻ mực trên các bản vẽ hay các bản bằng giấy can bằng mực đen. Khi dùng bút kẻ mực cần chú ý mấy điểm sau đây: - Không trực tiếp nhúng đầu bút vào bình mực, mà phải dùng bút sắt hoặc bút lông để lấy mực, tra mực vào khe giữa hai mép của kẻ. Cần giữ cho độ cao của mực có trong bút khoảng từ 6 đến 8 mm để đảm bảo cho nét vẽ đều. - Trớc khi vẽ, cần điều chỉnh ốc ở đầu bút để nét vẽ có bề rộng phù hợp. - Khi vẽ, giữ cho hai mép của đầu bút đều tiếp xúc với mặt giấy để nét vẽ đều đặn, cán bút hơi nghiêng về hớng di chuyển của bút. (Hình 1-10). Hình 1-10 Hình1-11 Ngày nay, thờng dùng bút mực kim có các cỡ nét khác nhau thay cho bút kẻ mực (Hình 1-11). Công việc vẽ đã đợc từng bớc cơ khí hoá và tự động hoá. Các loại các bàn vẽ cơ khí hoá với mức độ khác nhau và các dụng cụ vẽ chuyên dùng tinh xảo đã đợc sủ dụng trong vẽ kỹ thuật. Trên các bàn vẽ cơ khí hoá có gắn cơ cấu bình hành để có thể dịch chuyển thớc vẽ đến vị trí bất kỳ trên bàn vẽ. Hơn nữa, ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của tin học, máy tính điện tử đợc sử dụng rộng rãi trong thiết kế và chế tạo. Việc lập các bản vẽ kỹ thuật đã đợc tự động hoá nhờ máy tính điện tử và các thiết bị hỗ trợ hiện đại với công nghệ tiên tiến. Tự động hoá trong thiết lập bản vẽ đã góp phần giảm bớt các công việc vẽ bằng tay tiêu phí nhiều lao động và thời gian, mặt khác bản vẽ đạt đợc độ chính xác và tính thẩm mỹ cao. 1.3 . Trình tự hoàn thành bản vẽ Muốn hoàn thành bản vẽ bằng chì hay bằng mực, cần vẽ theo một trình tự nhất định. Trớc khi vẽ phải chuẩn bị đầy đủ các vật liệu, dụng cụ vẽ và các tài liệu cần thiết. Khi vẽ cần chia thành hai bớc lớn, bớc vẽ mờ và bớc tô đậm. Dùng loại bút chì cứng H, 2H để vẽ mờ, nét vẽ phải đủ độ rõ và chính xác. Sau khi vẽ mờ xong phải kiểm tra lại bản vẽ, sau đó mới tô đậm. Dùng loại bút chì mềm B hoặc 2B tô đậm các nét cơ bản và bút chì có ký hiệu B hoặc HB tô các nét đứt và viết chữ. Chì dùng để vẽ các đờng tròn nên chọn mềm hơn chì dùng để vạch các đờng thẳng. Cần giữ cho đầu chì luôn nhọn bằng cách chuốt hoặc mài trên giấy nhám. Không nên tô đi tô lại từng đoạn của nét vẽ. Nói chung, nên tô các nét khó vẽ trớc, các nét dễ vẽ sau, tô các nét đậm trớc, các nét mảnh sau, kẻ các đờng nét trớc, ghi con số, ghi các ký hiệu và viết chữ sau. Trình tự tô các nét vẽ nh sau: a/ Vạch các đờng trục và đờng tâm bằng nét chấm gạch mảnh. b/ Tô đậm các nét cơ bản theo thứ tự: - Đờng cong lớn đến đờng cong bé - Đờng bằng từ trên xuống dới - Đờng thẳng từ trái sang phải - Đờng xiên góc từ trên xuống dới và từ trái sang phải c/ Tô các nét đứt theo thứ tự nh trên. d/ Kẻ các đờng gióng, đờng ghi kích thớc, đờng gạch gạch của mặt cắt e/ Vẽ các mũi tên, ghi các con số kích thớc, viết các ký hiệu và ghi chú bằng chữ. f/ Tô khung và vẽ khung tên. g/ Cuối cùng kiểm tra bản vẽ và sửa chữa. Câu hỏi 1. Các loại vật liệu và dụng cụ dùng trong vẽ kĩ thuật. 2. Cấu tạo của thớc chữ T và cách sử dụng. 3. Cách dùng các loại compa vẽ đờng tròn và compa đo. 4. Nêu trình tự hoàn thành một bản vẽ. . nén Tài liệu tham khảo Chơng I` Vật liệu và dụng cụ vẽ Muốn vẽ đợc nhanh và đẹp, cần phải biết lựa chọn và sử dụng thành thạo các vật liệu, dụng cụ vẽ. Dới đây giới thiệu một số vật liệu và dụng cụ. dầu Chơng1 Vật liệu và dụng cụ vẽ 1.1. Vật liệu vẽ 1.2. Dụng cụ vẽ và cách sử dụng 1.3 Trình tự hoàn thành bản vẽ Chơng II Những tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ 2.1. Tiêu chuẩn về bản vẽ kĩ. dụng cụ thờng dùng trong vẽ kĩ thuật. Để lập các bản vẽ kỹ thuật cần phải có những vật liệu và dụng cụ vẽ riêng. Biết cách sử dụng và sử dụng thành thạo các dụng cụ vẽ là một trong những điều

Ngày đăng: 02/07/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Nội dung

  • Mở dầu

  • Chương I`

    • Vật liệu và dụng cụ vẽ

    • Hình 1-4

    • Hình 1-7 Hình 1-8

    • Hình 1-9

      • Hình 1-10 Hình1-11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan