Một số vấn đề về đổi mới PP dạy học ở các TTGDTX docx

8 480 0
Một số vấn đề về đổi mới PP dạy học ở các TTGDTX docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một số vấn đề về đổi mới PP dạy học ở các TTGDTX Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một vấn đề đã và đang được bàn luận sôi nổi từ rất nhiều thập kỷ qua. Các nhà giáo dục học đã không ngừng nghiên cứu, tiếp thu những thành tố của lý luận dạy học hiện đại đề đưa nền giáo dục nước nhà ngày càng tiên tiến hơn, đáp ứng được yêu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Phần một: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về đổi mới PPDH Vấn đề vì sao phải đổi mới và đổi mới theo phương hướng nào, từ lâu đã được Đảng và Nhà nước hết rức quan tâm đặt ra và xác định rõ trong các văn kiện, nghị quyết đề cập đến GD&ĐT. Để trả lời cho câu hỏi trên, Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII đã đề ra nhiệm vụ: “ đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học”, phải “ khuyến khích tự học”, phải “ áp dụng những PPDH hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề”. Nghị quyết Trung ương 2 Khoá VIII tiếp tục khẳng định: “phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh ”. Gần đây nhất là: Báo cáo chính trị của BCH TW Đảng tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng lại nhấn mạnh: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tăng cường CSVC của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của HS ”. 2. PPGD nói chung và PPGDTX nói riêng theo quan điểm đổi mới là gì? Xin được bắt đầu với phương pháp GDPT, Điều 28-Luật GD 2005 đã nêu rõ: “phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, BD PP tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỷ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui và hứng thú cho học sinh”. Riêng với GDTX, Điều 45 tiếp tục xác định: “Phương pháp GDTX phải phát huy vai trò chủ động, khai thác kinh nghiệm của người học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, sử dụng phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học”, nhằm thực hiệnmục tiêu của GDTX (Điều 44): “ giúp cho mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội. Nhà nước có chính sách phát triển GDTX, thực hiện giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội học tập”. Như vậy GDTX không chỉ nhằm mục tiêu cung cấp kiến thức GDPT mà còn quan trọng hơn là chuẩn bị cho người học có một khả năng thích ứng cao với mọi hoàn cảnh, năng lực giải quyết có hiệu quả trước những vấn đề phong phú và phức tạp mà thực tiễn cuộc sống luôn đặt ra; tạo cho họ tiềm lực và ý thức học tập thường xuyên, học tập suốt đời. 3. Thực trạng dạy học hiện nay ở các TTGDTX. Thực hiện nhiệm vụ năm học 2006 – 2007, Bộ đã chỉ đạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PPDH”, Hội thảo của chúng ta lần này là để xác định rõ: thực trạng về PPDH hiện nay; nội dung của việc đổi mới PPDH trong thời gian tới; đề ra các yêu cầu và biện pháp cụ thể trên cơ sở tiếp cận các phương hướng, nội dung đổi mới PPDH nói chung và GDTX nói riêng. Như chúng ta đã biết, quá trình dạy học là quá trình kết hợp biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học. Hiện nay, tình trạng truyền thụ một chiều, thuyết trình, đọc chép vẫn là chủ yếu trong hoạt động dạy học ở các cơ sở GD nói chung: thầy giáo thuyết trình nội dung thông tin bằng kênh lời, không thiết bị dạy học, không tranh ảnh; học viên ghi chép, nhớ lại rồi làm bài; thầy giáo đánh giá chất lượng bài làm chủ yếu theo tiêu chí nhớ được nhiều, nhớ đúng bao nhiêu điều giáo viên đã thuyết trình; nhiệm vụ chính của HV là lắng nghe, ghi chép và ghi nhớ chứ không có thói quen động nảo để cùng tư duy sáng tạo; thậm chí, họ không màng đọc, nghiên cứu SGK, các tài liệu tham khảo bổ trợ khác Rõ ràng như vậy thì làm sao chúng ta có thể hoàn thành được mục tiêu của GD như đã viện dẫn ở trên. Tại hội thảo này cũng xin được nhắc lại câu nói nổi tiếng đã hơn một trăm năm của nhà giáo dục học vĩ đại J. J Rousseau mà đến nay vẫn còn tươi nguyên giá trị với mọi trường học “Vấn đề là không phải đưa chân lý đến cho học sinh mà làm thế nào để lúc nào học sinh cũng có thể biết được cách để tìm chân lý”. Gần đây, ở các TT GDTX đã có một số chuyển biến trong đổi mới PPDH: TT GDTX Hương Sơn, sau một thời gian trăn trở và thử nghiệm, tháng 10 vừa qua đã tổ chức cuộc Hội thảo về ĐMPPDH ở lớp 10 BTTHPT cấp trung tâm và đã có hiệu quả nhất định, TT GDTX Tỉnh, TTGDTX –HN Hồng Lĩnh, TT GDTX Thạch Hà cũng đã tổ chức các cuộc thao giảng theo phương pháp mới để trao đổi, rút kinh nghiệm. Nghĩa là: chúng ta không thể không thừa nhận những cố gắng để thoát khỏi sự ràng buộc của PPDH cũ trong thời gian qua của các đơn vị. Một số giáo viên cũng đã bắt đầu có thiên hướng đổi mới. Tuy nhiên, đây chỉ là những hiện tượng đơn lẻ, chưa thường xuyên, chưa trở thành một phong trào thực thụ; tình trạng phổ biến vẫn là thầy đọc, trò chép hoặc giảng giải xen kẽ vấn đáp, giải thích minh họa; nhiều giáo viên còn lúng túng, thiếu những khuôn mẫu cụ thể để bắt chước vận dụng PPDH tích cực; đó là chưa kể có số ít giáo viên thiếu tâm huyết, ít trăn trở, tìm tòi thử nghiệm để tìm ra các PPDH tối ưu; học viên vẫn đang quen lối học thụ động; không khí lớp học lắm khi rơi vào đơn điệu, buồn chán, gắng gượng, không kém phần khiên cưỡng. Nói tóm lại, PPDH hiện nay, nổi bật vẫn đang là vai trò của người thầy: đó là việc thầy tìm cách để có thể truyền đạt hết, đầy đủ, chính xác có hệ thống nội dung bài dạy, không chú ý đến việc học tập của người học như thế nào, vai trò của người học trong tiết học còn mờ nhạt. Điều quan trọng hơn là nó làm triệt tiêu những năng lực nội sinh của con người, loại bỏ sự tìm tòi sáng tạo, hình thành tính dựa dẫm, ỷ lại. Bên cạnh đó việc kiểm tra thi cử vẫn theo lối cũ, chưa khuyến khích được tính sáng tạo. Thêm nữa, phương tiện, TBDH ở nhiều TT còn quá nghèo nàn, không đáp ứng cho việc áp dụng PPDH mới; đời sống giáo viên tuy đã được cải thiện một bước, song vẫn còn nhiều khó khăn, chưa đủ điều kiện để tập trung toàn tâm, toàn ý cho chuyên môn nghiệp vụ; các trường Sư phạm chưa đổi mới kịp thời một cách căn bản đào tạo về PPDH cho HSSV. Một điều đáng nhấn mạnh nữa là, một bộ phận không nhỏ giáo viên chúng ta chưa thật giác ngộ đầy đủ tính ưu việt, tính cần thiết, ý nghĩa của việc đổi mới PPDH trong mục tiêu đào tạo lớp người mới, năng động, sáng tạo, phục vụ CNH - HĐH đất nước nên chưa quyết tâm từ bỏ thói quen dạy theo kiểu truyền đạt kiến thức sách vở, áp đặt. 4. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học Thực hiện chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, xuất phát từ thực trạng của việc dạy học đã quá lạc hậu, hiện nay việc đổi mới PPDH đã trở thành một yêu cầu tất yếu, bức bách, mang tính sống còn của toàn ngành giáo dục – một lĩnh vực được xác định vị trí là quốc sách hàng đầu, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Hơn nữa, hiện nay chúng ta đang tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” mà trước hết là: Nói không với dạy học đọc chép, hơn lúc nào hết một nhiệm vụ hết sức bức thiết, đòi hỏi chúng ta phải thật sự quan tâm thực• hiện một cách nghiêm túc, thấu đáo việc đổi mới PPDH ở các cơ sở GD nói chung và các TTGDTX nói riêng. Phần hai: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG 1. Định hướng chung Đổi mới PPDH không có nghĩa là phủ nhận PPDH truyền thống và sử dụng PPDH hoàn toàn mới. Đổi mới PPDH là sự vận dụng sáng tạo các PPDH, các biện pháp, kỷ thuật dạy học truyền thống kết hợp với những PPDH, phương tiện, công nghệ và các kỷ thuật dạy học hiện đại, sao cho phù hợp với đối tượng, nội dung chương trình, nhằm giúp người học tích cực, chủ động sáng tạo trong việc tiếp thu kiến thức, rèn luyện kĩ năng và vận dụng kiến thức vào thực tế. Bản chất của PPDH là đổi mới quan niệm dạy học từ: DH thụ động -> DH tích cực/tham gia DH bằng kể hay giải thích -> DH bằng cách khám phá DH độc thoại -> DH đối thoại DH áp đặt -> DH theo hợp đồng/nhu cầu DH tập trung vào cá nhân -> DH tập trung vào nhóm/DH hợp tác DH tập trung vào nội dung -> DH tập trung vào quá trình DH tập trung vào việc dạy -> DH tập trung vào việc học Dạy kiến thức -> Dạy cách học … - Thể hiện sự tôn trọng người học, tôn trọng vốn hiểu biết, kinh nghiệm đã có của các em - Tạo điều kiện cho HV tự phát hiện vấn đề, tự tìm ra cách giải quyết vấn đề, tự tìm ra kết luận. - Giúp học viên dễ tiếp thu, dễ nhớ và nhớ lâu hơn. - Giúp học viên mạnh dạn tự tin hơn, phấn khởi hơn khi được tham gia. - Tạo không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, thoải mái, không mệt mỏi, buồn ngủ So sánh 2 cách dạy học: Dạy học tập trung vào ngườ i dạy Dạy học tập trung vào người học 1. Không chú ý kinh nghiệ m và vốn hiểu biết đã có của HV 2. Tập trung vào việc dạy củ a thầy 3. Thầy độc thoại, phát vấn 4. HV thụ động nghe 1. Tôn trọng kinh nghiệm và vố n hiểu biết đã có của HV 2. Tập trung vào việc học của trò 3. Đối thoại trò-trò, trò-thầy 4. HV tích cực, chủ động 5. Thầy tổ chức, động viên, hướ ng 5. Thầy cung cấp thông tin 6. Thầy áp đặt kiến thức có sẵn 7. Trò học thuộc 8. Thầy độc quyền đánh giá dẫn/gợi ý 6. HV tự phát hiện, tự giải quyết vấ n đề, tự rút ra kết luận 7. Học cách học, cách giải quyết vấ n đề 8. Kết hợp thầy đánh giá với tự đánh giá của học sinh, của tập thể lớp 2. Định hướng trước mắt Đổi mới PPDH cần phải được tiến hành đồng bộ cùng với đổi mới mục tiêu, đổi mới cách soạn bài, đổi mới phương pháp, đổi mới GV, đổi mới kiểm tra, đánh giá. Để có thể đổi mới PPDH cần phải có thời gian, thậm chí thời gian tương đối dài. Hiện nay, đổi mới PPDH nói chung và đổi mới PPDH ở các cơ sở GDTX còn gặp không ít khó khăn, thách thức, đó là: nhận thức, thói quen của GV/HV; CSVC, TTB và cách thi cử, kiểm tra, đánh giá. Những khó khăn này trong thời gian tới chưa dễ gì khắc phục, cải thiện ngay được. Tuy nhiên không thể chờ khi có đủ điều kiện mới tiến hành đổi mới. Trước mắt, cần tập trung vào việc nâng cao nhận thức và năng lực đội ngũ GV, cải tiến, hoàn thiện các PPDH truyền thống, khai thác có hiệu quả các TTB đã có, tự tạo các TB đơn giản, phù hợp và bước đầu vận dụng một số PPDH có tính tham gia làm sao cho HV: - Được tham gia nhiều hơn, - Được trao đổi nhiều hơn và - Được làm/thực hành nhiều hơn. Một số vấn đề mang tính tổng quan như đã trình bày nhằm nêu vấn đề, đồng thời cũng có ý nghĩa định hướng nội dung cho Hội thảo ĐMPPDH của các cơ sở GDTX tổ chức hôm nay. Chúng ta tin tưởng rằng cả mặt lý luận và thực tiễn sẽ được làm sáng tỏ ở một chừng mực nào đó qua hội thảo này. Kính mong các quý vị hưởng ứng, chia sẽ và nhiệt tình trao đổi để góp phần cải thiện thực trạng giảng dạy, học tập đang còn nhiều bất cập trong tình hình hiện nay. . Dương Thị Mỹ Hạnh - Sở GD& ĐT Hà Tĩnh . Một số vấn đề về đổi mới PP dạy học ở các TTGDTX Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một vấn đề đã và đang được bàn luận sôi nổi từ rất nhiều thập kỷ qua. Các. tâm thực• hiện một cách nghiêm túc, thấu đáo việc đổi mới PPDH ở các cơ sở GD nói chung và các TTGDTX nói riêng. Phần hai: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG 1. Định hướng chung Đổi mới PPDH không có nghĩa. của học sinh, của tập thể lớp 2. Định hướng trước mắt Đổi mới PPDH cần phải được tiến hành đồng bộ cùng với đổi mới mục tiêu, đổi mới cách soạn bài, đổi mới phương pháp, đổi mới GV, đổi mới

Ngày đăng: 02/07/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan