thực trạng về sản phẩm và chiến lược sản phẩm của công ty cổ phần sách alphabook từ năm 2005 đến 2010

43 435 0
thực trạng về sản phẩm và chiến lược sản phẩm của công ty cổ phần sách alphabook từ năm 2005 đến 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN Qua bài nghiên cứu khoa học về chiến lược sản phẩm của công ty cổ phần sách Alphabook,trước tiên em xin gửi lời cám ơn tới thầy Trịnh Tùng là người đã hướng dẫn em thực hiện đề tài này,giúp em hoàn thành đề tài của mình. Hoàn thành được đề tài này em cũng nhận được sự chỉ bảo nhiệt tình của anh. Nguyễn Văn Tuân trưởng phòng kinh doanh công ty cổ phần sách Alphabook. Em cũng gửi lời cám ơn cám ơn các thầy giáo trong khoa phát hành xuất bản phẩm đã trang bị cho em rất nhiều kiến thức trong hơn hai năm học tại mái trương ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI.Em xin chân thành cám ơn. 2 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài: Trong hoạt động kinh doanh luôn mang đến nhiều những cơ hội và rủi ro cho doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn có sự thích ứng để tồn tại và phát triển. Kinh doanh xuất bản phẩm là hoạt động mang tính đặc thù trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng vừa phải đảm bảo mục tiêu kinh tế vưà phải đảm bảo mục tiêu xã hội.Vì vậy có thể nói doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường muốn tồn tại và phát triển phải đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm xuất bản phẩm vừa có giá trị đối với xã hội và mang lại lợi nhuận cho chính mình. Trong nền kinh tế thị trường nhu cầu của khách hàng là vô cùng phong phú và đa dạng,với nhiều lực lượng tham gia kinh doanh trên thị trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt đòi hỏi doanh nghiệp phải có những sản phẩm xuất bản phẩm không những hay về nội dung đẹp về hình thức mà giá cả còn phải phù hợp nhằm thu hút nhu cầu và thị hiếu của khách hàng đem đến doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp,giúp doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển một cách bền vững. Tuy nhiên trong quá trình kinh doanh nhiều doanh nghiệp không nghiên cứu kỹ thị trường do đó không hiểu rõ về nhu cầu khách hàng đã tung ra thị trường những sản phẩm không hợp với nhu cầu thị trường dẫn đến hàng hóa không tiêu thụ được hàng hóa tồn kho cao gây những thiệt hại vô cùng to lớn cho doanh nghiệp,muốn có chiến lược sản phẩm tốt đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường một cách chính xác khoa học từ đó hiểu rõ nhu cầu khách hàng để có chiến lược sản phẩm thành công. Như vậy có thể nói chiến lược sản phẩm là một thanh tố quan trọng nhất trong tổ hợp maketting – mix cùng với chiến về giá , phân phối , xúc tiến thương mại một chiến lược sản phẩm thành công sẽ đem lại hiệu qua kinh doanh cho doanh nghiệp,vì tầm quan trọng của chiến lược sản phẩm lên em đã chọn đề 3 tài chiến lược sản phẩm trong công ty cổ phần sách alphabook để nghiên cứu. 2.Mục đích nghiên cứu Trên cơ sơ nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sách alphbook về việc tổ chức chiến lược sản phẩm của công ty trong những năm vừa qua,từ đó em xin đóng góp một số ý kiến từ đề tài nghiên cứu này làm cho chiến lược sản phẩm của công ty có hiệu quả hơn trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là việc thực hiện chiến lược sản phẩm của công ty cổ phần sách Alphabook từ năm 2005 đến 2010 Phạm vi đề tài nghiên cứu là chiến lược sản phẩm của công ty từ năm 2005 đến 2010 4 Phương pháp nghiên cứu + phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – lênin +điều tra nghiên cứu tại hiện trường +phương pháp thống kê,phân tích,tổng hợp,so sánh 5 Bố cục bài nghiên cứu khoa học Ngoài phần mở đầu và phần kết luận,bài nghiên cứu khoa học được chia làm ba chương như sau: Chương I:Nhận thức cơ bản về sản phẩm và chiến lược sản phẩm của công ty cổ phần sách Alphabook Chương II:Thực trạng về sản phẩm và chiến lược sản phẩm của công ty cổ phần sách Alphabook từ năm 2005 đến 2010 Chương III: Những tồn tại và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chiến lược sản phẩm đối với công ty cổ phần sách Alphabook 4 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ SẢN PHẨM VÀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẤN SÁCH ALPHABOOKS 1.1khái niệm sản phẩm Khi nói về sản phẩm người ta thường quy nó về hình thức tồn tại vật chất cụ thể và do đó chỉ bao hàm những thành phần hoặc yếu tố có thể quan sát được.Đối với chuyên nghành maketting,thì sản phẩm được hiểu rộng hơn rất nhiều: ” sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể đưa vào thị trường để đạt được sự chú ý,mua bán,sử dụng hoặc tiêu thụ,có khả năng thỏa mãn ước muốn hay nhu cầu nào đó của con người”. Theo quan niệm này sản phẩm hàng hóa bao hàm cả những vật thể hữu hình và vô hình(các dịch vụ),bao hàm cả những yếu tố vật chất và phi vật chất.Ngay cả những sản phẩm hữu hình cũng bao hàm cả những yếu tố vô hình.Trong thực tế, người ta thường xác định sản phẩm thông qua đơn vị sản phẩm. + Các cấp độ cấu thành đơn vị sản phẩm Đơn vị sản phẩm vốn là một chỉnh thể hoàn chỉnh chứa đựng những yếu tố,đặc tính thông tin khác nhau về sản phẩm,những đặc tính thông tin đó có thể có những chức năng maketting khác nhau.Khi tạo ra một mặt hàng người ta thường xếp các yếu tố đặc tính thông tin đó theo ba cấp độ có những chức năng maketting khác nhau Cấp độ cơ bản nhất là sản phẩm theo ý tưởng.sản phẩm theo ý tưởng trả lời cho câu hỏi về thực chất,sản phẩm này thỏa mãn những điểm lợi ích cốt yếu nhất mà khách hàng theo đuổi là gì? Và chính đó là chính là những lợi ích cốt yếu ma nhà kinh doanh sẽ cung cấp cho khách hàng.Những lợi ích cơ bản tiềm ẩn đó có thể thay đổi tùy những yếu tố và môi trường,mục tiêu cá nhân các khách hàng,nhóm khách hàng trong điều kiện nhất định.Điều quan trọng đối với nhà doanh nghiệp là bộ phận maketting phải nghiên cứu tìm hiểu khách hàng để phát hiện ra những đòi hỏi về các khía cạnh lợi ích khác nhau tiềm ẩn trong nhu cầu 5 của họ.Chỉ có như vậy họ mới tạo ra những sản phẩm có khả năng đúng và tốt những lợi ích mà khách hàng mong đợi.Ví dụ,khi mua thuốc đánh răng khách hàng không chỉ mua khả năng tẩy rửa các thực phẩm trong miệng, mà cả khả năng bảo vệ men răng,giúp hơi thở thơm tho hơn ……một nhóm khách hàng có thể đòi hỏi một số tính năng trên,một số khác lại đòi hỏi nhấn mạnh một số tính năng kể trên. Cấp độ thứ hai là sản phẩm hiện thực.Đó là những yếu tố phản ánh sự có mặt thực tế của hàng hóa.Những yếu tố đó bao gồm,chỉ tiêu phản ánh chất lượng,đặc tính bên ngoài,bao bì,nhãn hiệu,đặc trưng của bao gói.Trong thực tế,khi tìm mua những lợi ích cơ bản khách hàng dựa vào những yếu tố này.Và cũng nhờ hàng loạt yếu tố này nhà sản xuất khẳng định sự hiện của mình trên thị trường,để người mua tìm đến doanh nghiệp họ phân biệt hàng hóa của hãng này so với hàng hóa của hãng khác. Cuối cùng hàng hóa bổ xung.Đó là những yếu tố như tính tiện lợi cho việc lắp đặt,những dịch vụ bổ xung sau khi bán,những điều kiện bảo hành và điều kiện hình thức tín dụng….Chính nhờ những yếu tố này đã tạo ra mức độ đánh giá hoàn chỉnh khác nhau,trong nhận thức của người tiêu dùng về mặt hàng hay nhãn hiệu cụ thể. Khi mua những lợi ích cơ bản của một hàng hóa bất kỳ khách hàng nào cũng thích mua nó ở cấp độ hoàn chỉnh nhất.Đến lượt mình,chính mức độ hoàn chỉnh về lợi ích cơ bản mà khách hàng mong đợi lại phụ thuộc vào những yếu tố bổ xung mà nhà kinh doanh sẽ cung cấp cho họ.Vì vậy từ góc độ nhà kinh doanh,các yếu tố bổ sung trở thành một trong những vũ khí cạnh tranh cho các nhãn hiệu hàng hóa. 1.1.2.2 Phân loại sản phẩm + Theo mục đích sử dụng:Hàng tiêu dùng và tư liệu sản xuất -Hàng tiêu dùng:Đó là hàng hóa mà người tiêu dùng mua cho việc sử dụng thường xuyên trong sinh hoạt.Đối với hàng hóa loại này khách hàng hiểu biết về hàng hóa và thị trường của chúng. 6 -Hàng tư liệu sản xuất:Là những hàng hóa được mua bởi các doanh nghiệp hay tổ chức.Chúng bao gồm nhiều thứ, loại có vai trò và mức độ khác nhau vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp đó. +Theo thời gian sử dụng -Hàng hóa lâu bền:Là những vật phẩm thường được sử dụng nhiều lần -Hàng hóa sử dụng ngắn hạn:Là những vật phẩm được sử dụng một lần hay vài lần +Theo hành vi tiêu dùng hay thói quen mua hàng -Hàng hóa mua ngẫu hứng:Đó là những hàng hóa mua không có kế hoạch trước và khách hàng không có chủ ý mua.Đối với những hàng hóa này khi gặp cộng với khả năng thuyết phục của người bán khách hàng mới nảy ra ý mua. -Hàng hóa mua cấp thiết:Đó là những hàng hóa được mua khi xuất hiện nhu cầu bách vì một lý do bất thường nào đó.Việc mua hàng không suy tính nhiều. -Hàng hóa mua có sự lựa chọn:Đó là những hàng hóa mà việc mua diễn ra lâu hơn,đồng thời khi mua khách hàng thường lựa chọn,so sánh,cân nhắc công dụng,kiểu dáng chất lượng,giá cả của chúng. -Hàng hóa cho nhu cầu đặc thù:Đó là những hàng hóa có những tính chất đặc biệt mà khi mua người ta sẵn sàng bỏ thêm sức lực và thời gian để tìm kiếm và lựa chọn chúng. +Theo đặc tính sản phẩm: -Đặc tính kỹ thuật lý hóa:Gồm công thức,thành phẩm,vật liệu,kiểu dáng màu sắc kích cỡ,khổ…. -Đặc tính sử dụng:Gồm thời gian sử dụng,tính đặc thù,độ bền an toàn hiệu năng. -Đặc tính tâm lý:Gồm vẻ đẹp,sự trẻ trung,sự thoải mái -Đặc tính kết hợp:Gồm giá cả,nhãn hiệu,sự đóng gói, tên gọi dịch vụ 1.1.3 Khái niệm về sản phẩm xuất bản phẩm: Sản phẩm xuất bản phẩm là những tác phẩm về chính trị ,khoa học và công nghệ,văn học và nghệ thuật được xuất bản bằng tiếng việt,tiếng dân tộc thiểu 7 số việt nam,tiếng nước ngoài,được thể hiện bằng âm thanh hình ảnh trên các phương tiện kỹ thuật khác nhau,những tác phẩm này được đem ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của độc giả,người tiêu dùng sản phẩm xuất bản phẩm. 1.2 Khái niệm về chiến lược: Chiến lược là phương hướng và phạm vi hành động của một tổ chức về dài hạn để nhằm đạt được mục tiêu đạt được lợi thế trong kinh doanh thông qua việc xác định nguồn lực hiện có thể sử dụng trong môi trường kinh doanh xác định để nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường và đảm bảo lợi ích cho tất cả các tác nhân liên quan. Khái niệm về chiến lược sản phẩm:”Chiến lược sản phẩm là định hướng các nguyên tắc và biện pháp thực hiện trong việc xác lập một tập hợp sản phẩm bao gồm các dòng sản phẩm và các món hàng sao cho phù hợp với thị trường và với từng giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của sản phẩm. +Chiến lược sản phẩm bao gồm: 1.2.1 Chiến lược dòng sản phẩm: Trong kinh doanh ít có doanh nghiệp nào chỉ có 1 sản phẩm duy nhất mà thường có cả một dòng sản phẩm nhằm phân bố rủi ro cho doanh nghiệp Chiến lược thiết lập dòng sản phẩm:Để việc kinh doanh an toàn có hiệu quả,doanh nghiệp cần thiết lập các dòng sản phẩm thích hợp và từng bước củng cố các dòng đó về chất cũng như về lượng,để thế ngày càng gia tăng thế và lực của doanh nghiệp Chiến lược phát triển dòng sản phẩm:Thể hiện sự phát triển các món hàng trong dòng sản phẩm đó.Việc phát triển dòng sản phẩm theo hai cách dãn rộng và bổ sung. Chiến lược hạn chế dòng sản phẩm:Trong quá trình cạnh tranh,kinh doanh trên thương trường doanh nghiệp sẽ phát hiện ra những dòng sản phẩm không còn phù hợp hiệu quả kinh doanh thấp và buộc phải từ bỏ chúng để dồn mọi tiềm lực phát huy những sản phẩm hiện đang còn có hiệu quả 8 Chiến lược cải tiến dòng sản phẩm: Trong chiến lược này,các sản phẩm hiện có trong dòng sản phẩm được sửa đổi ít nhiều như cải tiến về hình dáng,kích cỡ,màu sắc,nhãn hiệu từ đó làm cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm nhiều hơn. Chiến lược hiện đại hóa dòng sản phẩm: Mục đích của chiến lược này là làm cho các sản phẩm sát hợp với nhu cầu ngày càng được nâng cao của thị trường.Để hiện đại hóa dòng sản phẩm doanh nghiệp lên điều chỉnh từng phần vì làm như vậy tránh được khó khăn về mặt tài chính đồng thời giúp doanh nghiệp nhận xét được phản ứng của khách hàng và các trung gian đối với mẫu mã mới đó trước khi thay đổi cả dòng sản phẩm. 1.2.2 Chiến lược tập hợp sản phẩm Chiến lược mở rộng tập hợp sản phẩm: Chiến lược này được thực hiện bằng cách tăng thêm các dòng sản phẩm mới thích hợp với thị trường Chiến lược kéo dài các dòng sản phẩm: Trong một tập hợp chiến lược này được thực hiện bằng cách tăng thêm số mặt hàng cho mỗi dòng sản phẩm tạo cho công ty có được dòng sản phẩm hoàn chỉnh Chiến lược giảm tính đồng nhất của tập hợp sản phẩm: Chiến lược này được thực hiện tùy thuộc doanh nghiệp muốn có uy tín vững chắc trong một lĩnh vực hay tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau 1.2.3 Chiến lược cho từng sản phẩm cụ thể: Bao gồm những chiến lược cụ thể như Chiến lược thích ứng sản phẩm: Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hạ giá thành Chiến lược đổi mới sản phẩm:Đổi mới sản phẩm theo thị trường ,đổi mới một cách linh hoạt chủ động. Chiến lược bắt chước sản phẩm: Nhằm tránh những chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp tự mình tung ra sản phẩm mới Chiến lược định vị sản phẩm: Định vị rõ sản phẩm trong tâm trí khách hàng và phân biệt rõ với đối thủ cạnh tranh 1.2.4 Chiến lược sản phẩm mới: 9 Do những thay đổi nhanh chóng về thị hiếu,công nghệ,tình hình cạnh tranh,công ty không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào sản phẩm hiện có.Vì vậy,mỗi công ty đều phải quan tâm đến chương trình phát triển sản phẩm mới,để có sản phẩm mới công ty có hai cách mua bằng sáng chế hay giấy phép sản xuất sản phẩm của người khác hoặc tự thành lập bộ phận nghiên cứu marketing và thiết kế sản phẩm mới.Theo quan niệm marketing sản phẩm mới có thể là sản phẩm mới về nguyên tắc,cải tiến từ sản phẩm hiện có hoặc nhãn hiệu mới là do kết quả nghiên cứu của công ty. Trong việc thiết kế sản phẩm mới hầu hết phải trải qua ba bước quan trọng đó là: Hình thành ý tưởng,lựa chọn ý tưởng,soạn thảo và thẩm định dự án. 1.3 Vai trò của chiến lược sản phẩm đối với hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sách Alphabook. Chiến lược sản phẩm là một trong những phần quan trọng nhất trong tổ hợp tiếp thị,nó quyết định đến sự thành bại của một chiến lược kinh doanh một chiến lược kinh doanh thành công khi sản phẩm tung ra ngoài thị trường đáp ứng được nhu cầu khách hàng không những đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội tuy nhiên trong mỗi một chiến lược sản phẩm cụ thể khác nhau chúng lại có vai trò và ý nghĩa khác nhau đối với doanh nghiệp. Chiến lược dòng sản phẩm giúp cho doanh nghiệp theo đuổi hoặc chiếm lĩnh một phần thị trường nhằm phục vụ một nhóm đối tượng khách hàng có nhu cầu về dòng sản phẩm nhất định,nhờ việc tập chung phục vụ nhóm đối tượng khách hàng này một cách tốt nhất sẽ đem đến những nhận thức cơ bản của khách hàng về dòng sản phẩm về chất lượng,mẫu mã,dịch vụ … đem đến thương hiệu cho dòng sản phẩm đó,nhờ việc khai tốt dòng sản phẩm này sẽ đem lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chiến lược tập hợp dòng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường cho doanh nghiệp gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường đồng thời doanh nghiệp trong quá trình phát triển kinh doanh muốn 10 [...]... đầy thành công. Từ sự thành công trong chiến lược của mình đã mang lại cho alpha sự tăng trưởng đầy ấn tượng trong những năm vừa qua,mang lại nhiều uy tín và thương hiệu cho doanh nghiệp góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và phát triển trí tuệ con người Việt Nam 11 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH ALPHABOOK NĂM 2010 2.1 Vài nét về công ty cổ phần sách Alphabook. .. động của thị trường ,chiến lược này góp phần đa dạng hóa sản phẩm, thay thế những sản phẩm đã không còn đáp ứng nhu cầu của thị trường mang lại động lực mới cho sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp + Vai trò chiến lược sản phẩm đối với công ty cổ phần sách Alphabook: Chiến lược sản phẩm đối với công ty cổ phần sách Alphabook vô cùng quan trọng vì Alpha vẫn là một doanh nghiệp vừa và nhỏ một chiến. .. ty đã tung ra thị trường - Sản phẩm thực tế là những đặc điểm của những đầu sách của công ty, như về nhãn hiệu riêng biệt của từng loại sách, kiểu dáng,mẫu mã của sách - Sản phẩm gia tăng là dịch vụ của công ty đối với khách hàng như dịch vụ bán sách, giao sách của công ty đối với khách hàng là cá nhân cũng như doanh ngiệp - Sản phẩm tiềm năng là những xuất bản phẩm, sách công ty đang trong qua trình khai... 34 công và tác động không nhỏ tới chiến lược sản phẩm công ty trong những năm vừa qua 2.5 Kết quả của việc thực hiện chiến lược sản phẩm Với chiến lược sản phẩm đúng đắn của mình cùng với sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty thì trong những năm vừa qua Alpha đã trở thành một doanh nghiệp có thương hiệu hàng đầu về dòng sách quản trị kinh doanh và tư duy giáo dục trong những năm. .. nay của công ty là nhiều hơn cả với hàng trăm đầu sách từ chiến lược và tầm nhìn,lãnh đạo và quản lý……cho đến viết về văn hóa doanh nghiệp Trong dòng sản phẩm sách quản trị và kinh doanh của công ty thì có rất nhiều bộ sách thành công và bộ sách lãnh đạo và quản lý của tác giả JOHN C.MAXWELL đã rất thành công và thu hút được đông đảo bạn đọc trong bộ sách này có những cuốn sách tiêu biểu như: “ 21 phẩm. .. đem đến thành công cho chiến lược dòng sản phẩm và tập hợp dòng sản phẩm, chiến lược đối với từng sản phẩm cụ thể giúp doanh nghiệp phân biệt rõ sản phẩm của mình với đối thủ cạnh tranh chiến đối với từng sản phẩm cụ thể thành công thì sẽ quyết định sự thành công đối với kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp Chiến lược đối với sản phẩm mới giúp cho doanh nghiệp thay đổi chiến lược kinh doanh một cách... nhiều chi phí khác lên giá bán sách của công ty ra thị trường so với công ty sách khác là khá cao cũng tác động không nhỏ tới chiến lược sản phẩm và doanh thu của công ty Alpha hiện đang mới chỉ phát triển thị trường ở thành thị chủ yếu là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vì những sản phẩm của công ty có giá thành tương đối cao và đối tượng khách hàng mà công ty hướng đến chủ yếu là tầng lớp Doanh Nhân,các... làm sách tư nhân ngày càng khẳng định vị thế của mình trong việc sản xuất sách Tiêu biểu trên thị trường sách Hà Nội có một số đơn vị làm sách khá mạnh là: công ty sách Đông A, Công ty cổ phẩn văn hóa truyền thông Nhã Nam, công ty cổ phấn sách Alpha, công ty sách Thái Hà,… Mỗi công ty này đều chọn cho mình một mảng sách riêng để phát triển Ví dụ: Nhã Nam với mảng sách văn học dịch, Alpha với mảng sách. .. trị kinh doanh và tư duy giáo dục ở thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện nhiều đơn vị mạnh cả về vốn và sách trong làm sách và tiêu thụ sách Tiêu biểu là công ty cổ phần phát hành sách thành phố Hồ Chí Minh (FAHASA), công ty văn hóa Phương Nam, NXB trẻ, công ty Trí Việt, FRIST NEWS, công ty sách thời đại,… Trong đó FAHASA là công ty có mức bán lẻ cao nhất cả nước 2.2.4: Về giá cả Thị trường sách hiện nay... dẫn đến giá sách của công ty tương đối cao so với sách của các công ty khác trên thị trường Alpha có chiến lược định vị sản phẩm tương đối rõ ràng trong tâm trí khách hàng nhằm phân biệt rõ với các đối thủ cạnh tranh,với chính các sản phẩm trong công ty, đó là mỗi sản phẩm công ty đưa ra đều được có một nhãn hiệụ cụ thể ví dụ sách văn học có nhãn hiệu là Imone vì những nhãn hiệu trước đây đã in sâu vào . II :Thực trạng về sản phẩm và chiến lược sản phẩm của công ty cổ phần sách Alphabook từ năm 2005 đến 2010 Chương III: Những tồn tại và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chiến lược sản phẩm. với công ty cổ phần sách Alphabook 4 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ SẢN PHẨM VÀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẤN SÁCH ALPHABOOKS 1.1khái niệm sản phẩm Khi nói về sản phẩm. cho sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. + Vai trò chiến lược sản phẩm đối với công ty cổ phần sách Alphabook: Chiến lược sản phẩm đối với công ty cổ phần sách Alphabook vô cùng quan

Ngày đăng: 02/07/2014, 16:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan