Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam

120 1K 2
Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, nội dung nghiên cứu xuất phát từ yêu cầu thực tế trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Kết quả trình bày trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trước đây./. Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2013 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lê Văn Hữu 1 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, thầy cô giáo, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Lê Xuân Cảnh, Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và TS. Nguyễn Danh Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Phát triển bền vững vùng Bắc Bộ, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, các thầy giáo đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án tiến sỹ. Tôi xin trân trọng cảm ơn Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tổng Cục thống kê và Văn phòng Phát triển bền vững thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận án tiến sỹ. Tôi xin trân trọng cám ơn Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC), Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và Vụ Kế hoạch, Bộ Tài nguyên và Môi trường, nơi tôi đã và đang công tác tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa đào tạo tiến sỹ. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình tới cơ quan, thầy cô giáo, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè những người luôn bên cạnh động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới sự giúp đỡ quý báu đó./. Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2013 NGHIÊN CỨU SINH Lê Văn Hữu 2 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 1 LỜI CẢM ƠN 2 CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN 7 MỞ ĐẦU 9 Chương I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Một số khái niệm, quan điểm liên quan đến phát triển bền vững và hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững 11 1.1. Khái niệm phát triển bền vững 11 1.2. Quan điểm về con đường phát triển bền vững hiện thực 11 1.3. Bối cảnh thực tiễn phát triển bền vững trên thế giới 12 1.4. Một số nguyên tắc phát triển bền vững cơ bản 21 1.5. Khái niệm về ngưỡng phát triển trên con đường tiến tới phát triển bền vững 22 1.6. Khái niệm về các thông số, chỉ tiêu/chỉ thị và chỉ số phát triển bền vững 22 2. Kết quả nghiên cứu về phân loại các chỉ tiêu phát triển bền vững 24 3. Tổng quan về hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững trong đó có lĩnh vực về sinh thái và tài nguyên sinh vật 24 3.1. Thế giới 24 3.2. Các nước trong khu vực 26 4. Tổng quan về phương pháp tổng hợp, phân tích và kinh nghiệm xây dựng các chỉ tiêu, chi số phát triển bền vững, trong đó có liên quan đến lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật 30 4.1. Thế giới 30 4.2. Nhóm các nước phát triển 32 4.3. Nhóm các nước đang phát triển lân cận 34 5. Tổng quan nghiên cứu về phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam 34 Chương II ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu 36 2. Nội dung nghiên cứu 36 3. Phương pháp nghiên cứu 36 3 3.1. Phương pháp thu thập, phân tích các tài liệu và số liệu đã có liên quan đến PTBV ở Việt Nam 36 3.2. Phương pháp thu thập, phân tích các tài liệu và số liệu thực địa tại tỉnh Bình Thuận 38 3.3. Phương pháp lựa chọn các chỉ tiêu PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật 38 3.4. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật 38 3.5. Phương pháp chuyên gia 38 Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Việt Nam và tỉnh Bình Thuận 40 1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của Việt Nam 40 1.1.1. Đặc điểm kiện tự nhiên 40 1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Việt Nam 43 1.2. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận 46 1.2.1. Đặc điểm tự nhiên 46 1.2.2. Đặc điểm kinh tế 50 1.2.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội 55 2. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam 57 2.1. Xây dựng các nguyên tắc đánh giá về phát triển bền vững sinh thái và tài nguyên sinh vật 58 2.2. Đề xuất hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam 64 2.3. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu, chỉ số phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam 66 2.3.1. Phương pháp tính toán hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam 66 2.3.2. Xây dựng phương pháp tính toán các chỉ số đánh giá tính bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật (ISDEBR) 68 2.4. Ứng dụng phương pháp xử lý thống kê hiện đại để tính toán chỉ tiêu và chỉ số phát triển bền vững 76 2.5. So sánh các ưu và nhược điểm giữa phương pháp xử lý thống kê cổ điển và phương pháp xử lý thống kê hiện đại trong việc 78 4 tính toán chỉ tiêu, chỉ số đánh giá tính bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật 3. Kết quả thử nghiệm hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật tại tỉnh Bình Thuận 80 4. Kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp thực hiện phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam 91 4.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường 91 4.2. Tăng cường đầu tư nguồn lực 91 4.3. Hợp tác quốc tế 92 4.4. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào việc đưa ra quyết định, quản lý và cung cấp tài chính 93 4.5. Giải pháp thực hiện có hiệu quả phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật 93 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam 99 2. Nghiên cứu, xây dựng phương pháp tính toán các chỉ tiêu, chỉ số phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam 99 3. Nghiên cứu và thử nghiệm hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở tỉnh Bình Thuận 99 4. Đề xuất giải pháp thực hiện phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC 106 5 CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN Tiếng Anh: CSD Hội đồng phát triển bền vững thế giới (thuộc Liên Hợp Quốc) ESI Chỉ số phát triển bền vững về môi trường ESIVN Chỉ số phát triển bền vững về môi trường của Việt Nam ISDEBR Chỉ số phát bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật - Indicator of Sustainable development in Ecology and Biological Resources GDP Tổng sản phẩm quốc nội GNP Tổng sản phẩm quốc gia HDI-UNDP Chỉ số phát triển nguồn nhân lực của UNDP NCSD Hội đồng phát triển bền vững quốc gia (thuộc các nước) OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế PPP Sức mua tương đương (về tiền tệ) RESI Chỉ số phát triển bền vững về tài nguyên RESIVN Chỉ số phát triển bền vững về tài nguyên của Việt Nam REESI Chỉ số phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường REESIVN Chỉ số phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường của Việt Nam ISDEBRVN Chỉ số phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam SS Chất rắn lơ lửng UN Liên Hợp Quốc (LHQ) UNDP Uỷ ban phát triển Liên Hợp Quốc 6 UNEP Uỷ ban môi trường Liên Hợp Quốc UNESCO Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của thuộc Liên Hợp Quốc VOC Chất hữu cơ bay hơi Tiếng Việt: ANQP An ninh quốc phòng BOD 5 Nhu cầu oxy sinh hoá đo ở 20 0 C, trong 5 ngày BVMT Bảo vệ môi trường CNH Công nghiệp hóa COD Nhu cầu oxy hóa học ĐTH Đô thị hóa GTVT Giao thông vận tải HĐH Hiện đại hóa KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư KT-XH Kinh tế - xã hội LHQ Liên Hợp Quốc NPT Nước phát triển NĐPT Nước đang phát triển PTBV Phát triển bền vững TN&MT Tài nguyên và môi trường 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã thấy, mỗi một đất nước, quốc gia trên thế giới đều đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế lên hàng đầu. Do đó, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức và phát triển các ngành công nghiệp nặng là điều tất yếu [26].Vì vậy, hiện nay hầu hết tất cả các nước phát triển và đang phát triển đều đang đứng trước một thực trạng chung là khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh học, môi trường sinh thái bị suy thoái nghiêm trọng. Hậu quả là thiên tai như động đất, sóng thần, bão, lụt, hạn hán diễn ra ngày càng phức tạp và dữ dội. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trên thế giới và các tổ chức môi trường thế giới như UNCEP, IUCN, WWF,UNEP… đã vào cuộc để nghiên cứu làm giảm thiểu sự suy thoái môi trường, phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái. Đồng thời tổ chức các cuộc hội nghị lớn trên thế giới về vấn đề môi trường toàn cầu và phát triển bền vững nhằm kêu gọi các nước cùng cam kết thực hiện quy ước chung về sự phát triển bền vững [14]. Để đánh giá sự phát triển bền vững của một vùng hay một quốc gia, các nhà khoa học trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu và xây dựng các hệ thống chỉ tiêu bao gồm cả về lĩnh vực môi trường, kinh tế - xã hội, tài nguyên sinh vật. Tuy nhiên, ở mỗi vùng khác nhau thì hệ thống chỉ tiêu này cũng khác nhau và mức độ quan trọng cũng khác nhau [20]. Việt Nam là một nước nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, với sự thay đổi từ điều kiện khí hậu nhiệt đới điển hình ở những vùng đất thấp phía Nam đến các đặc điểm mang tính chất cận nhiệt đới ở các vùng núi cao phía Bắc. Thêm vào đó, Việt Nam có nhiều dạng địa hình khác nhau tạo điều kiện cho sự đa dạng sinh vật và phong phú tài nguyên [45]. Vì vậy, để đánh giá một vùng, một khu vực hay toàn bộ lãnh thổ Việt Nam có phát triển bền vững hay không là rất khó khăn và phức tạp. Mặt khác, việc đánh giá sự phát triển bền vững về lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang là vấn đề rất mới. Có thể khẳng định rằng, hiện nay ở Việt Nam, trong khu vực và thế giới chưa có 8 công trình nào đi sâu nghiên cứu, xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật [9,10,12,13,23,24,30,32,33,34,42,45, 46,50]. Xuất phát từ yêu cầu thực tế hiện nay trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường hiện nay, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam”. 2. Mục tiêu của đề tài - Xây dựng mới hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam. - Đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Đây là công trình khoa học đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật. Kết quả của công trình là cơ sở khoa học, có tính thực tiễn cho việc đánh giá mức độ phát triển bền vững của các vùng, các tỉnh và toàn lãnh thổ Việt Nam phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. 9 CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Một số khái niệm, quan điểm liên quan đến phát triển bền vững và hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững 1.1. Khái niệm phát triển bền vững Tổ chức Liên Hợp Quốc (LHQ) đã đưa ra một định nghĩa chính thức về khái niệm phát triển bền vững nhân loại trong Thiên niên kỷ thứ ba như sau: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu hiện tại, mà không làm thương tổn đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai” [20]. Xét theo phạm trù triết học, thì khái niệm phát triển bền vững là tư tưởng nhận thức con người tự sinh (the human freely autogenous ideas), có nội dung tư tưởng và triển khai thực hiện thực tiễn có thể biến đổi rất sâu sắc theo các quy mô phạm trù, phạm vi tác động trực tiếp, gián tiếp và liên đới, phụ thuộc vào các điều kiện phát triển thực tiễn cụ thể hoá xem xét, đồng thời; có các tiêu chí định tính và định hượng hoá một cách rất cụ thể cho sự thành đạt các mục tiêu phát triển bền vững tự định đã đặt ra. Tuy nhiên, trên thực tế đây là loại tư tưởng khó hấp thụ và khó triển khai thực tiễn một cách hiệu quả do nó tự nhiên có những cản trở nội tại và khách quan, cũng như do các mẫu thuẫn cơ bản phát sinh tất yếu trong lịch sử phát triển nhân loại, mà trước hết là mâu thuẫn cơ bản phát sinh giữa nhu cầu phát triển xã hội và khả năng đáp ứng, rồi đến các mâu thuẫn cơ bản giữa các lợi ích về thể chế - kinh tế - xã hội và môi trường theo cơ chế thị trường. Một số nội dung phân tích cụ thể về vấn đề lý luận PTBV như được trình bày sau đây. 1.2. Quan điểm về con đường phát triển bền vững hiện thực Tinh thần cốt lõi của Bản Tuyên ngôn Rio De Janeiro năm 1992 và Chương trình Nghị sự 21 là sự chung sức và đồng lòng ở quy mô toàn cầu để thực hiện một sự phát triển lâu bền, khi nhân loại phải đương đầu với tình trạng ngày càng xấu đi của sự nghèo khó, đói kém, bệnh tật, thất học và sự suy thoái của các hệ sinh thái, vốn là cái nôi sản sinh và nuôi dưỡng của sự sống trên hành tinh chúng ta [19]. Trong đó, một thách thức to lớn cho tất cả các quốc gia là làm sao giải quyết một 10 [...]... chúng ở Việt Nam - Phương pháp tính toán các chỉ tiêu, chỉ số PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam - Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến viêc xây dựng hệ thống chỉ tiêu, chỉ số PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam - Địa điểm thực nghiệm: tại tỉnh Bình Thuận 2 Nội dung nghiên cứu - Thứ nhất: Nghiên cứu, xây dựng hệ thống chỉ tiêu PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật. .. nguyên sinh vật ở Việt Nam - Thứ hai: Nghiên cứu, xây dựng phương pháp tính toán các chỉ tiêu, chỉ số PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam - Thứ ba: Nghiên cứu và thử nghiệm hệ thống chỉ tiêu PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở tỉnh Bình Thuận - Thứ tư: Đề xuất giải pháp thực hiện phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam 3 Phương pháp nghiên cứu 3.1 Phương... triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam cũng như trong khu vực Trên cơ sở đó đưa ra những nhận định, đánh giá về hiện trạng và thách thức của việc nghiên cứu, xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - Dựa trên những thông tin tư liệu có sẵn để xây dựng và phát triển thành cơ sở dữ liệu cần thiết Lợi ích... các tài liệu và số liệu đã có liên quan đến PTBV ở Việt Nam - Thu thập tài liệu, số liệu là một công việc quan trọng trong nghiên cứu và xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật Thực hiện đề tài này, tác giả đã thu thập tài liệu, số liệu từ các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố về sinh thái, tài nguyên sinh vật, phát triển kinh tế - xã hội, môi trường và phát triển bền vững, ... nước nghiên cứu điển hình đều có thể vận dụng phù hợp vào các điều kiện và bối cảnh thực tế của nước ta trong thời kỳ từ đây đến năm 2020 và sau năm 2020 5 Tổng quan nghiên cứu về phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam Bộ chỉ tiêu về phát triển bền vững đã được các nhà khoa học về môi trường ở nước ta quan tâm nghiên cứu trong khoảng 10 năm trở lại đây Năm 1998, bộ chỉ tiêu. .. các nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 của các Viện nghiên cứu, các Bộ, ngành và các quy định của nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển bền vững ở nước ta Đồng thời, tác giả đã thu thập tài liệu, số liệu từ các công trình nghiên cứu khoa 36 học đã công bố về sinh thái, tài nguyên sinh vật, phát triển kinh tế - xã hội, môi trường và phát triển. .. thông tin về xu thế, trạng thái giúp xác định sự phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật 3 Tổng quan về hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững trong đó có lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật 3.1 Trên thế giới 3.1.1 Vương quốc Anh Vương quốc Anh là một quốc gia phát triển nằm ở khu vực Bắc Âu, có diện tích 245 nghìn km2, dân số năm 2003 là 59,2 triệu người; tỷ lệ tăng trưởng kinh... tài nguyên và môi trường Có thể cho rằng, khái niệm “ngưỡng phát triển là giới hạn có thể phát hiện cho việc định giá các giá trị phát triển và các chỉ tiêu, chỉ số phát triển bền vững kèm theo 1.6 Khái niệm về các thông số, chỉ tiêu /chỉ thị và chỉ số phát triển bền vững Định nghĩa chỉ số, chỉ tiêu /chỉ thị, thông số/biến số như sau [24]: - Chỉ số là giá trị tích hợp đánh giá sự biến đổi về tài nguyên. .. quan về phương pháp tổng hợp, phân tích và kinh nghiệm xây dựng các chỉ tiêu, chỉ số phát triển bền vững, trong đó có liên quan đến lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật 4.1 Thế giới Trong giai đoạn 1995 - 2001, CSD/UN tập trung chủ yếu cho việc chọn lọc, xây dựng, thiết kế Bộ Khung các chỉ tiêu và chỉ số PTBV khởi đầu (gồm 4 chỉ số tổng hợp, 15 chỉ tiêu tổng hợp, 38 chỉ tiêu khung và 58 chỉ tiêu. .. nghiên cứu của đề tài và có độ tin cậy, các nội dung văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước liên quan sẽ được tác giả kế thừa, sử dụng trong việc xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật - Để có thể sử dụng phương pháp này đòi hỏi phải có khả năng tư duy, kinh nghiệm phân tích các vấn đề mới, các tồn tại trong nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái . thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam 34 Chương II ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu 36 2. Nội dung nghiên cứu 36 3. Phương pháp nghiên cứu 36 3 3.1. Phương. học và văn hoá. Các biện pháp thực hiện nguyên tắc này là: - Tôn trọng tính đa dạng của thiên nhiên và văn hóa xã hội. - Quy hoạch phát triển gắn với bảo tồn tính đa dạng của thiên nhiên và văn hóa. cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới sự giúp đỡ quý báu đó./. Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2013 NGHIÊN CỨU SINH Lê Văn Hữu 2 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 1 LỜI CẢM ƠN 2 CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Ngày đăng: 02/07/2014, 16:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • (a). Nguyên tắc thứ nhất

  • (b). Nguyên tắc thứ hai

  • (c). Nguyên tắc thứ ba

  • (d). Nguyên tắc thứ tư

  • (đ). Nguyên tắc thứ năm

  • (a). Phương pháp tiếp cận lựa chọn

  • (b). Quy trình lựa chọn

  • (c). Các phương pháp nghiên cứu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan