Đề Tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ KÍCH THƯỚC VẬT THỂ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN TRONG TRƯỜNG MẦM NON doc

54 8K 60
Đề Tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ KÍCH THƯỚC VẬT THỂ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN TRONG TRƯỜNG MẦM NON doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC MẦM NON BÀI TẬP NGHIỆP VỤ CUỐI KHÓA Đề Tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ KÍCH THƯỚC VẬT THỂ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN TRONG TRƯỜNG MẦM NON NGƯỜI HƯỚNG DẪN : TS. Đinh Hồng Thái NGƯỜI THỰC HIỆN : Lớp : Hà Nội, tháng 8 năm 2008 2 MỤC LỤC A PHẦN MỞ ĐẦU Trang I./ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 5 1. Về mặt lý luận. 5 2. Về mặt thực tiễn. 5 II./ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 6 III./ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 6 IV./ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận. 6 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 6 V./ ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 7 VI./ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 7 VII./ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 7 B PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận I./ Khái niệm về biểu tượng-biểu tượng kích thước vật thể 8 II./ Những tính chất cơ bản của kích thước vật thể 9 III./ Đặc điểm phát triển các biểu tượng kích thước vật thể ở trẻ Mầm non 9 IV./ Ý nghĩa của việc giảng dạy về kích thước vật thể đối với sự hình thành biểu tượng về kích thước vật thể ở trẻ mầm non 12 CHƯƠNG II: Thực trạng dạy học nhằm hình thành những biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ trường Mầm non tư thục Sao Mai I./ Vài nét về trường Mầm non tư thục Sao Mai 13 II./ Thực trạng về “hình thành biểu tượng kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường” 13 * Nhận thức của giáo viên về việc hình thành biểu tượng kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn.14 * Nội dung cho trẻ làm quen với kích thước vật thể. 14 * Phương pháp dạy trẻ nhận biết kích thước vật thể. 15 * Tiểu kết chương II. 19 3 CHƯƠNG III: Các biện pháp hình thành biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn trong trường Mầm non I./ Xây dựng các biện pháp 20 II./ Khảo nghiệm 20 1. Mục đích của thực nghiệm. 20 2. Vài nét về khách thể nghiên cứu. 20 3. Nhiệm vụ thực nghiệm. 21 A. Hệ thống các bài tập thực nghiệm. 21 B. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm. 26 C PHẦN KẾT LUẬN I./ KẾT LUẬN CHUNG 49 II./ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 49 4 Lời cảm ơn Việc hoàn thành bài tập nghiệp vụ này, đó là kết quả của quá trình tận tình truyền đạt kiến thức và trao đổi kinh nghiệm của quý Thầy cô. Vì thế, tôi xin chân thành cám ơn: - Thầy Đinh Hồng Thái, người hướng dẫn trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài. - Tập thể quý thầy cô Khoa Mầm non trường Đại học sư phạm Hà Nội. - Các cô giáo cùng các cháu lớp Mẫu giáo lớn trường Mầm non tư thục Sao Mai và trường Mầm non tư thục Sơn Ca. 5 PHẦN MỞ ĐẦU I/- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Về mặt lý luận: Bước vào những năm cuối cùng của thế kỷ 20 và chuẩn bị bước vào thế kỷ 21 đất nước ta đang ở trong thời kỳ thực hiện sự đổi mới do đảng ta phát động từ năm 1986 và bắt đầu thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa- hiện đại hóa do đại hội lần thứ 8 đề ra. Trong quá trình đổi mới giáo dục vì sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước để làm cho giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu. Mục đích của giáo dục là: Nâng cao dân trí, đào tạo nhận lực, bồi dưỡng nhân tài. Nghị Quyết của hội nghị TW Đảng lần thứ hai khóa 8 đã khẳng định rằng: “ Lấy giáo dục và đào tạo là khoa học công nghệ làm yếu tố cơ bản, coi đó là khâu đột phá ”. Vậy giáo dục mầm non là mắc xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta. Mục đích chung của giáo dục mần non là phát triểntất cả các khả năng trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện hầu có nhiều cơ may thăng tiến trên con đường học hành cũng như trong cuộc sống. Vì thế, cùng với các bộ môn khác của bậc học mầm non thì việc hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ đã được đưa vào chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện. Hình thành biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lơn là một trong những nội dung của việc hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mầm non, có tác dụng phát triển ổn định của sự tri giác, kích thích phát triển thị giác, ngôn ngữ và các quá trình tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát. . .Sự hình các biểu tượng về kích thước vật thể tạo cơ sở cho trẻ có được những kiến thức làm nền móng cho việc học tập nói chung và việc học toán nói riêng ở trường phổ thông sau này. 2. Về mặc thực tiễn: Mặc dù việc cho trẻ làm quen với kích thước vật thể đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giúp trẻ phát triển toàn diện, đặc biệt là phát triển trí tuệ, tạo nền móng vững chắc cho quá trình học tập ở trường phổ thông. Nhưng trong thực tế hiện nay cho thấy việc dạy toán ở trường mầm non còn nhiều hạn chế: Giáo viên truyền đạt kiến thức một cách máy móc, chưa chú trọng nhiều đến việc tác động óc sáng tạo tích cực của trẻ mà chỉ đưa ra những kiến thức sẵn có. Điều này làm hạn chế sự phát triển tư duy. Chính vì những lý do trên mà tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp hình thành biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường Mầm non “Nhằm điều tra mức độ phát triển biểu tượng về kích thước vật thể ở 6 trẻ mẫu giáo lớn. Từ đó đưa ra phương pháp, nội dung hầu tạo điều kiện phát triển nơi trẻ những biểu tượng kích thước vật thể một cách tốt hơn. II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Xác định một số biện pháp hình thành biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ mẩu giáo lớn tại trường mầm non nhằm đạt hiểu quả cao nhất theo chương trình đổi mới hiện nay. III/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 1) Nghiên cứu những cơ sởlý luận về việc hình thành biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn. 2) Tìm hiểu về thực trạng dạy học nhằm hình thành những biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục Sao Mai. 3) Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy về biểu tượng kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn. IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận. + Sưu tầm nghiên cứu tài liệu, đọc sách liên quan đến đề tài. 2) Nhóm phương pháp thực tiễn. 2.1. Phương pháp quan sát. Dự giờ ở các lớp với nội dung này ở trường mẫu giáo dđẻ tìm hiểu thực trạng của việc dạy trẻ về biểu tượng kích thước vật thể. 2.2. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Điều tra thu thập ý kiến các giáo viên có liên quan đến đề tài . 2.3. Phương pháp thực nghiệm. Đây là phương pháp quan trọng nhằm kiểm nghiệm những phương pháp đã đưa ra là đúng, được tiến hành trên 60 trẻ, 30 trẻ làm thực nghiệm, 30 trẻ làm đối chứng. Lần 1: Thực nghiệm điều tra với cả 2 nhóm trẻ (60 trẻ)với hệ thống bài tập theo nội dung của chương trình đề ra. Lần 2: Thực nghiệm với nhóm trẻ làm thực nghiệm (30 trẻ) qua giờ học với nội dung và phương pháp mà tôi đã đưa ra làm kiểm nghiệm thu thập đánh giá kết quả: So sánh 2 nhóm trẻ thực nghiệm và đối chứng. 7 V/ ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU. 1) Đối tượng nghiên cứu. - Biện pháp hình thành biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non. 2) Khách thể nghiên cứu. - Trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Tư thục Sao Mai. - Trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Tư thục Sơn Ca. VI/ GIẢ THIẾT KHOA HỌC Biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn trong trường mầm non tư thục Sao Mai chưa đạt hiệu quả cao. Nếu ta đưa ra các biện pháp hợp lý, gây hứng thú, hấp dẫn cho trẻ thì ta có thể hình thành được biểu tượng phong phú và đầy đủ về kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn. VII/ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI. - Tìm hiểu thực trạng - Tiến hành thực nghiệm trên đối tượng trẻ mẫu giáo lớn. 8 B - PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Khái niệm về biểu tượng . Biểu tượng kích thước vật thể. 1) Khái niệm về biểu tượng: - Theo triết học Mác - Lê Nin: Biểu tượng là hình ảnh về khách thể đã được tri giác còn lưu lại trong bộ óc con người và do một tác động nào đó được tái hiện nhớ lại. Như vậy biểu tượng cũng như cảm giác và tri giác là “Hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” nhưng khác với cảm giác và tự giác, biểu tượng phản ánh khách thể một cách gián tiếp là hình ảnh của hình ảnh. Ngoài ra, bằng tưởng tượng, con người từ những biểu tượng cũ có thể sáng tạo thành những biểu tượng mới. Vậy theo Mac-Lê-Nin thì cảm giác và biểu tượng là những hình thức khác nhau của giai đoạn đầu tiên trong quá trình nhận thức. Mọi nhận thức đều bắt đầu từ giai đoạn này, song chỉ bằng tương quan sinh động con người không thể nhận thức được những mối liên hệ bản chất và các quy luật chi phối sự vận động và phát triển của khách thể, nhận thức phải chuyển sang giai đoạn cao hơn đó là tư duy trừu tượng. Tóm lại: Theo Mac-Lê-Nin thì: “Từ những tri giác nhận thức cảm tính chuyển sang nhận thức cao hơn đó là biểu tượng”. + Các nhà tâm lý học cho rằng: Biểu tượng là sản phẩm của quá trình trí nhớ và tưởng tượng. Biểu tượng thường là “Mẫu” những “đoạn” nào đó của tri giác, so với hình ảnh của tri giác biểu tượng không ổn định bằng, nó thường hay dao động (khi trực tiếp nhìn người bạn thì hình ảnh của tri giác về người bạn rất ổn định, nhưng nếu chỉ nhớ lại thì biểu tượng về người bạn thường lờ mờ hơn). Theo họ, biểu tượng là sự xâm nhập giữa tính trực quan vừa có tính khái quát, nên biểu tượng được coi như bước quá độ giữa hình tượng và khái niệm và là giai đoạn chuyển tiếp từ nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính. Từ những quan niệm trên, các nhà tâm lý học cho rằng: “Biểu tượng là những hình ảnh của sự vật và hiện tượng, nảy sinh ra trong óc khi sự vật hiện tượng đó không còn đang trực tiếp tác động vào giác quan ta như trước ”. 9 2) Khái niệm về kích thước. Kích thước là một biểu hiện đặc trưng của vật thể và mỗi vật thể có thể đo theo 3 chiều chiều dài; chiều rộng và chiều cao. Tùy theo kích thước của vật mà ta nói vật đó rộng hay hẹp, dài hay ngắn, cao hay thấp. II/ NHỮNG TÍCH CHẤT CƠ BẢN CỦA KÍCH THƯỚC VẬT THỂ. 1) Tính so sánh: Việc xác định kích thước của vật thể chỉ thực hiện trên cơ sở so sánh từ hai vật trở lên. Nhờ có sự so sánh mà ta có thể hiểu được mối liên hệ các khái niệm “To hơn, nhỏ hơn, rộng hơn, hẹp hơn hoặc bằng nhau” Các khái niệm này xác định tính chất cơ bản của vật. Tuy nhiên, không phải kích thước của vật nào cũng có thể so sánh một cách trực tiếp, mà chúng ta thường so sánh kích thước của vật đó với những biểu tượng chung về kích thước của những vật quen biết. Ví dụ: Bạn Châu cao hơn bạn Lam tức là đã so sánh chiều cao của Châu và Lam. 2) Tính Thay đổi: Kích thước của vật (Chiều dài, chiều rộng, chiều cao ) có thể tăng lên hoặc giảm xuống, có thể thay đổi về kích thước và sự thay đổi đó không luôn thay đổi nội dung của khách thể. Ví dụ: Cái ghế cao, cái ghế thấp: Chỉ sự thay đổi về chiều cao của cái ghế, còn cái ghế vẫn là cái ghế. Nội hàm thuộc khái niệm cái ghế không thay đổi. 3) Tính Tương đối: cũng là một vật nhưng với chúng ta thì nó lớn hay bé, to hay nhỏ phụ thuộc vào kích thước của vật mà mà nó được so sánh. Ví dụ: Một con gấu bông khi đặt cạnh một con gấu bông to hơn thì nó là con gấu bông nhỏ hơn; Nhưng khi đặt cạnh nó một con gấu bông nhỏ hơn thì nó là con gấu bông to hơn. Những tính chất cơ bản của kích thước như tính so sánh, tính thay đổi, tính tương đối được trẻ mầm non nhận biết dưới hình thức cụ thể nhất thông qua các thao tác với các vật thể có kích thước đa dạng trẻ sẽ nhận biết và phân tích được các thông số kích thước khác nhau của sự vật, so sánh kích thước của vật và nhận ra kích thước đặc trưng của vật. III/- ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CÁC BIỂU TƯỢNG VẬT THỂ CỦA TRẺ MẪU GIÁO: 10 [...]... xưng hô lễ phép trong sinh hoạt hàng ngày Sự hình thành những biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ tạo cơ sở cảm giác cho việc nắm được kích thước như một khái niệm toán học sau này 14 CHƯƠNG II Thực trạng dạy học nhằm hình thành những biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ trường Mầm non tư thục Sao Mai I./Vài nét về trường mầm non tư thục Sao Mai Trường mầm non tư thục Sao Mai được thành lập vào... triển một số biểu hiện về kích thước vật thể ở trẻ mẫu giáo lớn tôi đã đưa ra một số phương pháp cần thiết và tiến hành làm thực nghiệm trên trẻ ở độ tuổi mẫu giáo lớn ở 2 trường: Lớp mẫu giáo lớn trường Mầm non tư thục Sao Mai - Kon Tum và trường Mầm non tư thục Sơn Ca - Kon Tum ở đây, trẻ được học theo chương trình cải cách có lồng ghép hình thức đổi mới ở trường này tôi đã vào 2 lớp Trường mầm non. .. nhau Đồng thời dạy cho trẻ biết vận dụng kiến thức về kích thước vào trong cuộc sống hằng ngày của trẻ IV/ Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢNG DẠY VỀ KÍCH THƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ KÍCH THƯỚC VẬT THỂ ĐỐI VỚI TRẺ LỨA TUỔI MẪU GIÁO Đối với lứa tuổi mẫu giáo, trẻ không hình thành cho mình những biểu tượng về toán học mà phải nhờ sự hươngs dẫn giúp đỡ của người lớn Thông qua phương pháp nhập tâm J.Bruner... thiểu số thực hiện theo chương trình cải cách) II./ Vài nét về thực trạng nhằm hình thành những biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non tư thục Sao Mai - Trong các trường mầm non hiện nay đa số đang thực hiện chương trình đổi mới hình thức, nhất là đối với lớp lớn (5-6 tuổi) đã thực hiện một cách đại trà Việc dạy trẻ làm quen với toán nói chung và hình thành biểu tượng kích. .. kích thước giữa 5 vật nghiệm theo chiều rộng Đối chứng 32 0 46 53 0 26 73 26 33 40 6 26 66 33 33 33 20 33 46 6 33 66 0 53 40 0 46 53 0 33 66 33 13 53 26 26 40 Mức độ chung Thực nghiệm Đối chứng 16.33 34 50 9 33 55 Mức độ hình thành biểu tượng về kích thước vật thể ở trẻ mẫu giáo lớn Trường mầm non Sơn Ca (Tính theo %): Mức độ hình thành biểu tượng về kích thước vật thể Mức độ hình thành biểu tượng về kích. .. mức độ hình thành biểu tượng về kích thước vật thể ở 2 nhóm Thực nghiệm - Đối chứng là không bằng nhau Nhìn chung cả 2 trường đều thể hiện rõ kiến thức mà trẻ có được trong qua trình học kích 33 thước Mức độ hình thành biểu tượng về kích thước vật thể ở mức độ cao ở 2 trường còn rất thấp, đặc biệt là kỹ năng lập dãy vật theo kích thước tăng dần, giảm dần và mối quan hệ kích thước giữa các vật trong. .. độ hình thành kích thước về vật thể ở 2 nhóm trẻ trước và sau thực nghiệm) tính theo % : Mức độ hình thành biểu tượng về kích thước vật thể Nhóm trẻ Mức độ hình thành biểu tượng về kích thước bật thể của trẻ (Tính theo %) Cao Trung bình Thấp - Nhận biết, phân biệt chiều Thực dài, rộng, cao hơn của 2 đối nghiệm tượng Diễn đạt bằng lời các Đối chứng - Khả năng so sánh kích thước Thực của 2 vật; dạy trẻ. .. nào thì trẻ vẫn nhân ra được đó là cái cốc Trẻ 2 tuổi tuy chưa nắm được ngôn ngữ tích cực, đã có thể hình thành ở trẻ những phản xạ không chỉ trước sự khác nhau về kích thước của các vật thể mà cả trước các mối quan hệ về kích thướcgiữa các khách thể Tuy nhiên, trong một thời gian dài những biểu tượng về kích thước vật thể ở trẻ nhỏ còn mang tính tuyệt đối Dấu hiện kích thước vật thể được trẻ lĩnh... những nguyên vật liệu rất gần gũi với trẻ như: Bao diêm, hộp 15 bơ, chai xà phòng và mang tính chủ điểm giúp cho kiến thức của trẻ thấm sâu trong trẻ * Nhận thức của giáo viên về việc hình thành biểu tượng kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non tư thục Sao Mai Về cách dạy của giáo viên tuy đã nắm được chương trình đổi mới hình thức, mặc dù đã thực hiện chuyên đề cho trẻ làm quen... Các biện pháp trên cần phải được vận dụng một cách linh hoạt nhằm hình thành biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non làm tiền đề cho việc học toán sau này của trẻ II/ KHẢO NGHIỆM: 1) Mục đích của thực nghiệm: Ở đề tài này tôi nhằm chứng minh giả thiết khoa học mà tôi đưa ra ở đầu bài là đúng 2) Vài nét về khách thể nghiên cứu: Để tìm hiểu việc giảng dạy về đo kích thước . đề tài: “ Một số biện pháp hình thành biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường Mầm non “Nhằm điều tra mức độ phát triển biểu tượng về kích thước vật thể ở 6 trẻ mẫu giáo. luận về việc hình thành biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn. 2) Tìm hiểu về thực trạng dạy học nhằm hình thành những biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo ở trường. dạy về kích thước vật thể đối với sự hình thành biểu tượng về kích thước vật thể ở trẻ mầm non 12 CHƯƠNG II: Thực trạng dạy học nhằm hình thành những biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ trường

Ngày đăng: 02/07/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan