Đánh giá hoạt động logistics và một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động logistics của công ty TNHH MTV Gemadept Hải Phòng

80 2.3K 27
Đánh giá hoạt động logistics và một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động logistics của công ty TNHH MTV Gemadept Hải Phòng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Có thể nói nền kinh tế Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực, chúng ta đang ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Điều đó tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều cơ hội nhưng nó cũng tạo ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp như là đối mặt với một môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn. Vì vậy để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và đó cũng là lý do tại sao logistics trong hoạt động kinh doanh ngày càng được quan tâm và phát triển. Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH MTV Gemadept Hải Phòng em thấy thực trạng cũng như vai trò phát triển logistics trong hoạt động kinh doanh trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Với mục đích tìm hiểu sâu hơn về logistics trong công ty cũng như qua đó tìm ra điểm mạnh và các giải pháp tối ưu giải quyết những vấn đề còn hạn chế, từ đó có thể nâng cao khả năng cạnh tranh và đạt hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty.

   LuËn v¨n tèt nghiÖp    Lời mở đầu Có thể nói nền kinh tế Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực, chúng ta đang ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Điều đó tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều cơ hội nhưng nó cũng tạo ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp như là đối mặt với một môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn. Vì vậy để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và đó cũng là lý do tại sao logistics trong hoạt động kinh doanh ngày càng được quan tâm và phát triển. Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH MTV Gemadept Hải Phòng emi thấy thực trạng cũng như vai trò phát triển logistics trong hoạt động kinh doanh trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Với mục đích tìm hiểu sâu hơn về logistics trong công ty cũng như qua đó tìm ra điểm mạnh và các giải pháp tối ưu giải quyết những vấn đề còn hạn chế, từ đó có thể nâng cao khả năng cạnh tranh và đạt hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty. Với việc vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp trong quá trình nghiên cứu. Trước hết là nắm bắt đối tượng nghiên cứu, các quy luật, bản chất của hoạt động kinh doanh, có căn cứ khoa học thực tiễn, không chủ quan, duy ý chí. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá hoạt động logistics và một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động logistics của công ty TNHH MTV Gemadept Hải Phòng” làm đề tài nghiên cứu của mình. Kết cấu của đề tài gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về logistics. Chương II: Đánh giá chất lượng dịch vụ logistics tại công ty TNHH MTV Gemadept Hải Phòng. Chương III: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ logistics của công ty TNHH MTV Gemadept Hải Phòng. 1 Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49    LuËn v¨n tèt nghiÖp    TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bài giảng logistics 2. Bộ luật thương mại Việt Nam 2005 3. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Gemadept 4. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của phòng logistics 5. Tài liệu của công ty TNHH MTV Gemadept Hải Phòng Trang web 6. http://www.gemadept.vn 7. http://vietnamnet.vn/kinhte 8. http://www.g emadeptlogistics .com.vn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2 Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49    LuËn v¨n tèt nghiÖp    DANH MỤC CÁC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang 2.1 Tình hình tài chính của công ty 2.2 Kết quả sản xuất kinh doanh 2.3 Kết quả kinh doanh logistics của doanh nghiệp 2.4 Kết cáu đội tàu của công ty 2.5 Lịch tàu của công ty 2.6 Kết cấu nhân sự của công ty 2.7 Chi tiết nhân sự phòng logistics 3.1 Kế hoạch phát triển của bộ phận logistics 3 Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49 CFS Container freight station CY Container yard C/O Certificate of origin D/O Delivery oder ECOSOC Hội đồng Kinh tế xã hội Liên Hợp Quốc FCL Full container load FIATA Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận H.B/L House bill of lading ICD Inland container depot IATA Internatonal air transport association LCL Less than container load M.B/L Master bill of lading MR Master receipt NOA Notice of arrival POD Port of discharge POL Port of loading UNCTAD Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển WCA Word cargo alliance    LuËn v¨n tèt nghiÖp    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN LOGISTICS 1.1 TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS 1.1.1 Khái niệm về logictics Thuật ngữ logistics đã xuất hiện ở Việt Nam những năm gần đây. Nhiều tài liệu dịch thuật ngữ này là "hậu cần", có tài liệu lại dịch là "tiếp vận". Cách dùng các thuật ngữ đó chưa phản ánh đầy đủ bản chất của logistics. Vì vậy, hiện nay ở nước ta không dịch thuật ngữ này sang tiếng Việt mà vẫn giữ nguyên từ logistics như các nước trên thế giới đang sử dụng. Cho đến nay, có một số quan niệm khác nhau về logistics: Theo tài liệu của Liên Hiệp Quốc (UNESCAP), khái niệm logistics được giải thích như sau: Logistics được hiểu là việc quản lý dòng chu chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các thông tin liên quan từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng. Theo tài liệu giảng dạy của Trường Đại học hàng hải thế giới (World Maritime University) định nghĩa như sau: Logistics là một quá trình được tính toán, tổ chức việc xác định địa điểm, dịch chuyển và lưu kho hàng hoá các nguồn cung ứng từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng, thông qua nhiều hoạt động khác nhau, nhằm giảm chi phí đến mức thấp nhất. Theo cách tiếp cận của Hội đồng quản lý logistics (The Council of Logistics Management – CLM in the USA), khái niệm này được hiểu như sau: “Logistics là một bộ phận của chuỗi cung ứng, tiến hành lập ra kế hoạch, thực hiện và kiểm soát công việc chu chuyển và lưu kho hàng hoá, cùng các dịch vụ và thông tin có liên quan từ địa điểm xuất phát đến nơi tiêu dùng một cách hiệu lực, hiệu quả nhằm đáp ứng những yêu cầu của khách hàng”. 4 Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49    LuËn v¨n tèt nghiÖp    Một số quan niệm khác về logistics như sau: Logistics là quá trình quản trị chiến lược thu mua, di chuyển và dự trữ nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm (và dòng thông tin tương ứng) trong một công ty và qua các kênh phân phối của công ty để tối đa hoá lợi nhuận hiện tại và tương lai thông qua việc hoàn tất các đơn hàng với chi phí thấp nhất (theo Giáo sư người Anh Martin Christopher). Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên/yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế (Theo Ma Shuo, tác giả cuốn “Logistics and supply chain management). Theo quan điểm “5 đúng” (“5 Right”) thì: “Logistics là quá trình cung cấp đúng sản phẩm đến đúng vị trí, vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm Như vậy, các tác giả đều cho rằng logistics chính là hoạt động quản lý dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và dòng thông tin từ khâu mua sắm qua quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng. Mục đích giảm tối đa chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh với thời gian ngắn nhất trong quá trình vận động của nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như phân phối hàng hoá một cách kịp thời Tóm lại, logistics liên quan đến việc quản lý chuỗi cung cấp hoàn chỉnh một sản phẩm hàng hóa, bao gồm vận tải nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra, lưu kho, phân phối và các dịch vụ khác, đó chính là quá trình tối ưu hoá về vị trí và thời gian, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất đến khi chế tạo ra sản phẩm và chuyển đến tận nơi tiêu dùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế.” 5 Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49    LuËn v¨n tèt nghiÖp    1.1.2 Phân loại logistics Phân cấp về trình độ Logistics: Logistics bên thứ nhất (1PL–First party logistics): người chủ sở hữu hàng hoá tự tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics; Logistics bên thứ 2 (2PL-Second party logistics): người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 2 là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho bãi, thông quan…); Logistics bên thứ 3 (3PL-Third party logistics): là người thay mặt chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng; Logistics bên thứ 4 (4PL-Fourth party logistics): là người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng, cơ sở vật chất… của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics. [1] Logistics theo lĩnh vực hoạt động Theo lĩnh vực hoạt động Logistics được phân chia thành bốn loại [8] đó là: - Logistics trong lĩnh vực sản suất kinh doanh (business logistics) Logistics sản xuất kinh doanh (usiness logistics) là một phần của chuỗi cung ứng lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát có hiệu quả, tiết kiệm chi phí dòng dịch chuyển hàng hoá, tồn trữ hàng hoá, các dịch vụ và các thông tin liên quan từ điểm bắt nguồn đến điểm tiêu thu nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. - Logistics quân sự (military logistics) Logistics quân sự (military logistics) là thiết kế và hội nhập tất cả các khía cạnh hỗ trợ cho khả năng tác chiến của lực lượng quân sự và các trang thiết bị để đảm bảo sẵn sàng, tin cậy, hiệu quả cho các chiến dịch. - Logistics sự kiện (Event logistics) Logistics sự kiện (Event logistics) là mạng lưới các hoạt động, các trang thiết bị, và con người theo yêu cầu cho tổ chức, lập kế hoạch và triển khai nguồn lực đó cho một sự kiện diễn ra và thu hồi có hiệu quả sau khi sự kiện kết thúc. - Logistics dịch vụ (service logistics) 6 Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49    LuËn v¨n tèt nghiÖp    Logistics dịch vụ (service logistics) là thu thập, lập kế hoạch, và quản lý các trang thiết bị, tài sản, con người, và vật tư để hỗ trợ và duy trì một hoạt động dịch vụ. Logistics theo quá trình Nghiên cứu quá trình logistics ta sẽ có các dòng logistics như sau: - Dòng logistics đầu vào (inbound logistics) Dòng này bao gồm toàn bộ quá trình dịch chuyển vật tư, nguyên vật liệu & các bộ phận cấu thành nên sản phẩm của các nhà phân phối khác nhau qua nhiều cung đoạn khác nhau. Nhà sản xuất cần phải kiểm soát dòng dịch chuyển này không chỉ đảm bảo cung cấp đầy đủ các yếu tố nhập lượng hữu hình cho quá trình sản xuất được tiến hành trôi chảy mà còn đảm bảo sử dụng số vốn ít nhất và chi phí thấp nhất để tạo các xuất lượng (thành phẩm) với giá thành rẻ nhằm đáp ứng đầy đủ các & kịp thời nhu cầu của khách hàng. Kiểm soát dòng dịch chuyển này còn gọi là logistics đầu vào (inbound logistics). - Dòng logistics đầu ra (outbound logistics) Dòng logistics đi ra (outboud logistics) liên quan đến việc dịch chuyển hàng hoá từ điểm cuối cùng của dây chuyền sản xuất đến khách hàng. Sự chu chuyển của hàng hoá từ nhà máy thông qua các kênh phân phối (trực tiếp hoặc gián tiếp ) rồi đến tay người tiêu dùng. Ngày nay, một số lượng hàng hoá được lưu thông qua khâu trung gian. Một trong những trung gian đó là trung tâm phân phối, trong đó có các họat động như gom hàng, chia tách hàng và trộn hàng. - Dòng logistics ngược (reverse logistics) Dòng logistics do phải thu hồi các sản phẩm không bán được để nâng cấp, hoặc các sản phẩm có những khuyết tật để sửa chữa; thu hồi sản phẩm đã sử dụng tháo dỡ ; thu hồi và tái sử dụng bao bì, các sản phẩm không bán được. Các sản phẩm được đưa vào thụ trường nào đó khá lâu nhưng không bán được vì không có nhu cầu hoặc nhu cầu đã bão hoà có thể thu hồi được để chuyển sang bán hàng ở thị trường khác đang có nhu cầu. Các sản phẩm khi đưa thị trường chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng 7 Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49    LuËn v¨n tèt nghiÖp    nên không tiêu thụ được cần phải thu hồi để nâng cấp, thay đổi kiểu dáng, mẫu mã rồi sau đó lại tiếp tục đưa vào mạng phân phối. 1.1.3 Quá trình phát triển logistics Theo kết quả nghiên cứu của Uỷ ban kinh tế và xã hội Châu Á – Thái Bình Dương thuộc Liên hiệp quốc, quá trình phát triển của logistics có thể chia thành 3 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: Phân phối vật chất (Physical Distribution) Vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX, người ta bắt đầu quan tâm tới việc quản lý có hệ thống những hoạt động có liên quan với nhau để đảm bảo phân phối sản phẩm, hàng hoá cho khách hàng một cách có hiệu quả. Những hoạt động đó bao gồm vận tải, phân phối, bảo quản hàng hoá, quản lý hàng tồn kho, bao bì đóng gói, phân loại, dán nhãn… Những hoạt động này được gọi là phân phối/cung ứng sản phẩm vật chất. Giai đoạn 2: Hệ thống logistics (Logistics Systems) Thời kỳ này khoảng những năm 80 – 90 của thế kỷ XX, các công ty tiến hành kết hợp chặt chẽ sự quản lý giữa hai mặt, đầu vào với đầu ra để giảm tối đa chi phí cũng như tăng thêm hiệu quả của quá trình này. Như vậy sự kết hợp chặt chẽ giữa cung ứng nguyên liệu cho sản xuất với phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng đã đảm bảo sự ổn định và tính liên tục của các luồng vận chuyển, sự kết hợp này được mô tả là hệ thống logistics. Giai đoạn 3: Quản lý chuỗi cung cấp (Supply Chain Management) Giai đoạn này diễn ra từ những năm 90 của thế kỷ XX cho đến nay. Quản lý chuỗi cung cấp là khái niệm có tính chiến lược về quản lý dãy nối tiếp các hoạt động từ người cung ứng - đến người sản xuất - đến khách hàng cùng với các dịch vụ làm tăng thêm giá trị của sản phẩm như cung cấp chứng từ liên quan, theo dõi, kiểm tra… Khái niệm này coi trọng việc phát triển các quan hệ với đối tác, kết hợp chặt chẽ giữa người sản xuất với người cung ứng, với người tiêu dùng và các bên có liên quan tới hệ thống quản lý như các công ty vận tải, kho bãi và những người cung cấp công nghệ thông tin. 8 Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49    LuËn v¨n tèt nghiÖp    Như vậy logistics được phát triển từ việc áp dụng các kỹ năng “tiếp vận”, “hậu cần” để giải quyết những vấn đề phát sinh của thực tế sản xuất - kinh doanh. Hiện nay được hoàn thiện trở thành hệ thống quản lý mang lại hiệu quả kinh tế cao 1.1.4 Vai trò của logistics 1.1.4.1 Vai trò của logistics đối với nền kinh tế Logistics là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, hiệu quả của quá trình này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia. Logistics đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thể hiển trên nhiều phương diện. Hoạt động logistics có phạm vi rộng khắp trong mọi lĩnh vực của sản xuất kinh doanh, tác động qua lại với nhiều hoạt động kinh tế khác. Đối với những nước phát triển như Nhật và Mỹ logistics đóng góp khoảng 10% GDP. Đối với những nước kém phát triển thì tỷ lệ này có thể tới 20-30% GDP. Chi phí sản xuất kinh doanh lớn khiến người tiêu dùng phải mua hàng hoá, dịch vụ với mức giá cao còn lợi nhuận của doanh nghiệp giảm sút. Nếu chi phí cho hoạt động logistics tăng cao trong một thời gian dài thì có thể kéo theo sự phát triển thụt lùi của toàn bộ nền kinh tế, chất lượng cuộc sống của người dân suy giảm và ngân sách nhà nước được hình thành chủ yếu từ khoản thu thuế cũng bị ảnh hưởng. Như vậy, logistics phát triển tốt sẽ không chỉ mang lại khả năng tiết giảm thời gian, chi phí và nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ mà logistics còn là một động lực quan trọng thúc đầy nền kinh tế phát triển. Hoạt động logistics đóng vai trò là nhân tố hỗ trợ cho dòng lưu chuyển của nhiều giao dịch trong nền kinh tế, nó đồng thời cũng là một hoạt động quan trọng tạo thuận lợi cho việc kinh doanh hầu hết các loại hàng hóa, dịch vụ. Logistics tạo ra giá trị gia tăng cho hàng hoá bằng cách tạo ra các tiện ích: tiện ích về hình dáng mẫu mã (form utility), tiện ích về sở hữu (possession utility), tiện ích về thời gian (time utility), tiện ích về địa điểm (place utility). Trong đó tiện ích về mẫu mã và kiểu dáng không liên quan trực tiếp đến logistics. Tuy nhiên, một doanh nghiệp cũng không thể đạt được hai loại tiện ích này nếu không cung cấp đúng sản phẩm (right item) cho đúng thị trường 9 Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49    LuËn v¨n tèt nghiÖp    (right place) vào đúng thời gian (right time) với đúng điều kiện (right condition) và đúng mức giá cả của thị trường đó (right price). Đó là 5 chữ “đúng” của logistics cũng là nội dung cốt lõi mà hai tiện ích của logistics trực tiếp mang lại: tiện ích thời gian và tiện ích địa điểm. Hoạt động logistics là công cụ hữu hiệu nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và hội nhập với thế giới. Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, khoảng cách thời gian và không gian giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng không dừng lại trong phạm vi từng quốc gia hay từng khu vực mà ngày càng mở rộng trên phạm vi toàn cầu. Trong môi trường toàn cầu cạnh tranh gay gắt, các nhà sản xuất kinh doanh phải tiến hành tiết kiệm chi phí sản xuất tối đa, hạ giá thành sản phẩm, rút ngắn thời gian giao hàng, tăng cường khả năng cung ứng v.v…Muốn đạt được các mục tiêu đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải áp dụng công nghệ logistics. Như vậy, logistics biến giấc mơ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp thành hiện thực và đưa các quốc gia ngày càng xích lại gần nhau hơn trong hoạt động sản xuất và lưu thông. 1.1.4.2 Vai trò của logistics trong doanh nghiệp Trong mỗi doanh nghiệp tồn tại ít nhất một trong hai hoạt động chủ đạo đó là tổ chức sản xuất và xây dựng kênh phân phối. Với vai trò hỗ trợ các hoạt động khác trong doanh nghiệp, logistics luôn có mối tương tác chặt chẽ với cả hai hoạt động này. Thiếu logistics, sản xuất cũng như phân phối khó có thể hoạt động trơn chu và hiệu quả. Trong hoạt động sản xuất, logistics giúp cho doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian hoạt động của dây chuyền sản xuất mà vẫn đạt được hiệu quả kinh tế cao. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp quan niệm rằng phải khai thác hết công suất của máy móc để đạt mức sản lượng tối đa. Kết quả là họ phải bỏ ra chi phí lưu kho rất cao vì tiêu thụ không hết sản phẩm. Vì vậy, vai trò của logistics ở đây là bộ phận sử dụng các thông tin nghiên cứu thị trường để giúp doanh nghiệp nhận định được nhu cầu trong từng giai đoạn trước khi bắt tay vào sản xuất, tránh lưu kho nhiều, giảm chi phí vận hành máy móc liên tục. Vai trò thứ hai của logistics là giúp các doanh nghiệp đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào tuân thủ kế hoạch sản xuất và đặc biệt tránh tình trạng sản xuất bị 10 Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49 [...]... ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY TNHH MTV GEMADEPT HẢI PHÒNG 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV GEMADEPT HẢI PHÒNG 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV Hải Phòng Tên công ty: Công ty TNHH MTV Gemadept Hải Phòng Địa chỉ: Phòng 619B+620+621 tầng 6, Lô 20A, tòa nhà Thùy Dương plaza, đường Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng Công ty TNHH MTV Gemadept Hải. .. khách hàng những dịch vụ tốt nhất 2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Gemadept Hải Phòng a Chức năng nhiệm vụ của công ty TNHH MTV Gemadept Hải Phòng Chức năng: Công ty TNHH MTV Gemadept Hải Phòng là đơn vị kinh doanh độc lập, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước 26 Sinh viên: Nguyễn Thị Minh... rất hiệu quả, chặt chẽ và có tính đồng bộ cao giữa các phong ban với nhau Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Tài Chính Kế Toán Phòng Hành Chính Nhân Sự Phòng Thương Vụ Phòng Khai Thác Đại Lý Phòng Vận Tải Phòng Kỹ Thuật Sơ đồ: Bộ máy quản lý tại Công ty TNHH MTV Gemadept Hải Phòng Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận và mối quan hệ giữa các phòng ban, bộ phận trong công ty theo Sơ đồ • Giám đốc:... nghiÖp Phòng Khai Thác - Đại Lý -   - Phòng Thương Vụ Phòng Kế Toán Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH MTV Gemadept Hải Phòng Cơ cấu tổ chức là một yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công trong một công ty Tổ chức hợp lý sẽ tạo ra những tiền đề thuận lợi cho sự phát triển của công ty Hiểu được những nguyên lý, nguyên tắc đó, công ty đã xây dựng nên một bộ máy điều hành hoạt động rất hiệu. .. kê, thực hiện đúng chế độ báo cáo và chịu sự quản lý của các cơ quan ban ngành b Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Gemadept Hải Phòng Công ty TNHH MTV Gemadept Hải Phòng chuyên cung cấp các dịch vụ xếp dỡ, dịch vụ vận tải - giao nhận, dịch vụ tiện ích xuất nhập khẩu… Cụ thể các hoạt động của công ty như sau: • • • • • • • Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương; Vận tải hàng hóa đường... Gemadept Hải Phòng được thành lập vào năm 2007 và là công ty con của Tập đoàn Gemadept – một tập đoàn tiên phong trong lĩnh vực hàng hải tại Việt Nam Do đó gắn liền với lịch sử phát triển của Công ty TNHH MTV Gemadept Hải Phòng là lịch sử hơn 20 năm hình thành và phát triển của Tập đoàn Gemadept 1990 - Thành lập công ty, trực thuộc Liên Hiệp Hàng Hải Việt Nam 1993 - Chuyển đổi thành Công ty Cổ phần với...  - Giám đốc là người quản lý, điều hành công việc chung của công ty, là người đại diện cho công ty khi đứng ra giao dịch hay làm việc với các đối tác Giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm quản lý cao nhất trước cơ quan thẩm quyền của nhà nước về mọi việc liên quan đến công ty • Phó giám đốc: Phó giám đốc là người hỗ trợ cho Giám đốc các công việc quản lý, điều hành các phòng ban trực thuộc sự quản... kinh tế, công tác quản lý tài sản, kiểm soát các chi phí hoạt động của Công ty, thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao cho Còn nhiệm vụ chính của Phòng tài chính kế toán là lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công ty tham mưu cho Giám đốc Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của Công ty Đồng thời... Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác , trung thực, phản ánh đầy đủ hoạt động kinh doanh của công ty trước Giám đốc • Phòng hành chính – nhân sự: Phòng hành chính nhân sự có chức năng chính là tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác tổ chức, nhân sự, hành chính, pháp chế, truyền thông và quan hệ công chúng của Công ty Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động đó trong nhiệm... cho Công ty những hợp đòng kinh doanh hiệu quả nhất • Phòng vận tải: Chức năng của Phòng vận tải là tham mưu cho Giám đốc các công việc điều hành, quản lý các máy móc thiết bị, tàu, bãi… Phòng vận tải có nhiệm vụ đưa ra và thực hiện các chiến lược quản lý và sử dụng các phương tiện vận tải, kho, bãi… đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất • Phòng kỹ thuật: Chức năng của Phòng kỹ thuật là tham mưu cho Giám . định chọn đề tài: Đánh giá hoạt động logistics và một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động logistics của công ty TNHH MTV Gemadept Hải Phòng làm đề tài nghiên cứu của mình. Kết cấu của đề tài. về logistics. Chương II: Đánh giá chất lượng dịch vụ logistics tại công ty TNHH MTV Gemadept Hải Phòng. Chương III: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ logistics của công ty TNHH MTV. quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Gemadept 4. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của phòng logistics 5. Tài liệu của công ty TNHH MTV Gemadept Hải Phòng Trang web 6. http://www .gemadept. vn 7. http://vietnamnet.vn/kinhte 8. http://www.g

Ngày đăng: 02/07/2014, 14:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan