Thông báo tuyển dụng viên chức 2011

148 937 0
Thông báo tuyển dụng viên chức 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thông báo tuyển dụng viên chức 2011

THÔNG BÁO TUYỂN VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC NĂM 2011 Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo Tuyển VCNN năm 2011 như sau: 1. Số lượng, tên vị trí và hình thức tuyển STT Vị trí Yêu cầu (tiêu chuẩn) của vị trí tuyển dụng Số lượng 1 Giảng viên - Tốt nghiệp cử nhân hệ chính quy loại giỏi trở lên; Đã có bằng Thạc sĩ loại giỏi hoặc đang học cao học đúng chuyên ngành đăng ký dự tuyển (phải có bản cam kết hoàn thành luận văn, luận án đúng thời hạn); - Có kinh nghiệm giảng dạy (qua thực tập sư phạm hoặc thực tế giảng dạy) hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm do các đơn vị đào tạo được kiểm định và công nhận hoặc có uy tín trong hoặc ngoài nước cấp; - Có chứng chỉ tin học trình độ B; - Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B (là ngoại ngữ 2 đối với các chuyên ngành ngoại ngữ, một trong các ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật, Thái) : - Tuổi đời: không quá 28 đối với người có bằng đại học, không quá 33 đối với người có bằng thạc sĩ, không quá 50 đối với người có bằng tiến sĩ; 71 2 Chuyên viên (quản trị mạng) - Tốt nghiệp cử nhân công nghệ thông tin hệ chính quy loại khá trở lên tại các trường công lập; - Có kinh nghiệm công tác quản trị mạng 2 năm trở lên; - Có chứng chỉ Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên; - Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B; - Tuổi đời không quá 35; 01 3 Kế toán viên - Tốt nghiệp cử nhân các trường đại học kinh tế, tài chính hệ chính quy loại khá trở lên; - Có kinh nghiệm công tác tài chính, kế toán 2 năm trở lên trong đơn vị sự nghiệp; - Có chứng chỉ Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên; - Có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ B; - Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B; - Tuổi đời không quá 35; 01 2. Mô tả chi tiết cho từng vị trí tuyển dụng Giảng viên 2.1.1. Thông tin chung 1 + Chỉ tiêu: * Giảng viên tiếng Anh - Ngành Giáo dục ngoại ngữ: 20 - Ngành Ngôn ngữ học Anh: 23 - Ngành Nghiên cứu đất nước học Anh: 20 * Giảng viên tiếng Nhật Bản: - Ngành Ngôn ngữ học Nhật Bản: 03 - Ngành Nghiên cứu đất nước học Nhật Bản: 02 * Giảng viên tiếng Hàn Quốc: - Ngành Ngôn ngữ học Hàn Quốc: 01 - Ngành Nghiên cứu đất nước học Hàn Quốc: 01 * Bộ môn NN & VH Việt Nam (Ngành Ngôn ngữ): 01 + Công việc chính: Giảng dạy và nghiên cứu khoa học. + Lãnh đạo trực tiếp: Trưởng bộ môn và Ban Chủ nhiệm khoa 2.1.2. Mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc 2.1.2.1. Nhiệm vụ chung Chuyên môn: + Giảng dạy + Tham gia nghiên cứu khoa học, biên soạn giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo + Tham gia các chương trình hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu của Khoa và Trường Tin học, ngoại ngữ + Sử dụng tốt các chương trình soạn thảo văn bản và một số kỹ năng máy tính trong giảng dạy và biên soạn giáo trình, giáo án. + Sử dụng tốt ngoại ngữ 2 trong giao tiếp và đọc tài lịêu tham khảo. Nhiệm vụ khác + Tham gia các hoạt động đoàn thể của Nhà trường và các công tác quản lý, hỗ trợ sinh viên. 2.1.2.2. Nhiệm vụ cụ thể STT Công việc Mô tả chi tiết Yêu cầu sản phẩm đầu ra Ghi rõ các việc chính Ghi rõ từng mục đầu việc chi tiết Ghi rõ số lượng đầu việc phải làm trên năm/tháng/tuần . 1 Giảng dạy Giảng dạy ngoại ngữ theo yêu cầu nhiệm vụ của Nhà trường Tham gia đầy đủ số giờ giảng chuẩn đối với giảng viên theo qui định của ĐHQGHN và của Trường ĐHNN. 2 Nghiên cứu Tiến hành nghiên cứu các đề tài khoa học các cấp, viết báo cáo, bài báo khoa học, tham gia các tọa đàm khoa học, hội nghị, hội thảo các cấp hoặc gửi đăng các tạp chí chuyên ngành. Các lĩnh vực nghiên cứu chú trọng tới Có ít nhất 01 báo cáo khoa học hoặc 01 bài báo đăng tạp chí trong một năm học. Tham gia hoặc chủ trì đề tài NCKH các cấp với số lượng ít nhất cứ 5 năm có 1 đề tài. 2 ngôn ngữ học, phương pháp giảng dạy ngoại ngữ và các vấn đề liên quan khác. 3 Phục vụ đào tạo và các công tác khác Tham gia ra đề, coi thi, chấm thi các hệ đào tạo theo yêu cầu của Nhà trường. Quản lý và lưu trữ bài thi và điểm của sinh viên/học viên của lớp được giao giảng dạy. Thực hiện các công việc cụ thể khác được Bộ môn, Khoa và Nhà trường giao. Hoàn thành tốt nhiệm vụ, đúng quy trình thủ tục, đúng thời gian quy định, không để xảy ra sai sót, nhầm lẫn. 2.1.2.3. Tiêu chuẩn tuyển dụng + Về bằng cấp, chứng chỉ (bắt buộc/khuyến khích): - Có bằng đại học hệ chính quy loại giỏi trở lên; Đã có bằng Thạc sĩ loại giỏi hoặc đang học cao học đúng chuyên ngành đăng ký dự tuyển; - Có kinh nghiệm giảng dạy (qua thực tập sư phạm hoặc thực tế giảng dạy) hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm do các đơn vị đào tạo được kiểm định và công nhận hoặc có uy tín trong hoặc ngoài nước cấp; - Có chứng chỉ tin học văn phòng: trình độ B; - Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B; là ngoại ngữ 2 đối với chuyên ngành ngoại ngữ, một trong các ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật, Thái. - Khuyến khích những ứng viên có bằng cấp chuyên ngành hai hoặc các văn bằng, chứng chỉ có giá trị khác. + Về kiến thức, kỹ năng (bắt buộc/khuyến khích): Kỹ năng vi tính thành thạo; sử dụng tốt ngoại ngữ thứ hai (một trong các ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật, Thái). + Về trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp. + Về kinh nghiệm, tuổi đời, giới tính, hoàn cảnh gia đình: Tuổi đời không quá 28 đối với người có bằng đại học, không quá 33 đối với người có bằng thạc sĩ, không quá 50 đối với người có bằng tiến sĩ. + Về tố chất nghề nghiệp: Có năng lực sư phạm, ngoại hình phù hợp với công tác sư phạm. Chuyên viên, Kế toán viên: 02 chỉ tiêu 2.2.1. Thông tin chung + Chỉ tiêu: - Trung tâm NC&UDCNTT: 01 chuyên viên - Phòng Tài chính Kế toán: 01 kế toán viên + Công việc chính: Quản lý công tác hành chính, chuyên môn theo sự phân công của phòng, trung tâm. 3 + Lãnh đạo trực tiếp: Trưởng phòng, lãnh đạo trung tâm. 2.2.2. Mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc 2.2.2.1. Nhiệm vụ chung Đối với chuyên viên quản trị mạng: Quản trị mạng và các công việc liên quan đến CNTT của Nhà trường. Đối với kế toán viên: Thực hiện các nhiệm vụ của kế toán viên. Tất cả các vị trí trên cần: + Sử dụng tốt các chương trình soạn thảo văn bản và một số kỹ năng máy tính trong quản lý hành chính. + Sử dụng tốt ngoại ngữ trong giao tiếp và đọc tài lịêu tham khảo, tương đương trình độ B. 2.2.2.2. Nhiệm vụ cụ thể STT Công việc Mô tả chi tiết Yêu cầu sản phẩm đầu ra Ghi rõ các việc chính Ghi rõ từng mục đầu việc chi tiết Ghi rõ số lượng đầu việc phải làm trên năm/tháng/tuần . 1 Chuyên viên (quản trị mạng) - Quản trị hệ thống mạng nhà trường. - Hỗ trợ kỹ thuật cho cán bộ của các đơn vị lên làm việc tại Phòng Thực nghiệm ngôn ngữ. - Tham gia nghiên cứu khả năng hỗ trợ của CNTT trong dạy-học ngoại ngữ. - Các báo cáo khi lãnh đạo Trung tâm yêu cầu với những nội dung cụ thể - Tài liệu hướng dẫn sử dụng các thiết bị Phòng Thực nghiệm ngôn ngữ. 2 Kế toán viên - Tính lương và các loại bảo hiểm phải đóng cho cán bộ trong toàn trường. - Theo dõi thu, chi các hợp đồng liên kết đào tạo. - Thu lệ phí TS. - Bảng lương, đối chiếu tiền lương, bảo hiểm các loại . - Báo cáo quyết toán các khoá học. - Đối chiếu, báo cáo thu, chi tài chính. - Tham gia các công việc khác của Trường, của phòng 2.1.2.3. Tiêu chuẩn tuyển dụng + Về bằng cấp, chứng chỉ (bắt buộc/khuyến khích): Đối với vị trí chuyên viên quản trị mạng - Tốt nghiệp kỹ sư CNTT, đại học chính quy, loại khá trở lên (ưu tiên người có bằng thạc sĩ CNTT); - Có kinh nghiệm quản trị mạng 02 năm trở lên; - Có chứng chỉ Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên; - Ngoại ngữ tiếng Anh: trình độ B; - Tuổi đời không quá 35; Đối với vị trí kế toán viên 4 - Tốt nghiệp cử nhân ngành kinh tế, tài chính hệ chính quy loại khá trở lên; - Có kinh nghiệm chuyên môn cần tuyển 02 năm trở lên; - Có chứng chỉ Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên; - Tin học văn phòng: trình độ B; - Ngoại ngữ tiếng Anh: trình độ B; - Tuổi đời không quá 35; - Khuyến khích những ứng viên có bằng cấp chuyên ngành hai hoặc các văn bằng, chứng chỉ có giá trị khác. + Về kiến thức, kỹ năng (bắt buộc/khuyến khích): Thành thạo kỹ năng vi tính và kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính. + Về trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp + Về kinh nghiệm, tuổi đời, giới tính, hoàn cảnh gia đình: Có kinh nghiệm trong quản lý hành chính và công việc chuyên môn, tuổi đời không quá 35. + Về tố chất nghề nghiệp: Cẩn thận, mẫn cán, giao tiếp tốt. 3. Hình thức tuyển: Xét tuyển: Xét tuyển đối với những người có học vị tiến sĩ. Thi tuyển: Đối với các ứng viên khác phải thi các môn sau: STT Vị trí Chuyên môn Tin học Ngoại ngữ Hiểu biết về hệ thống GDĐH và ĐHQGHN Kỹ năng, tố chất nghề nghiệp Nội dung khác 1 Giảng viên - Thi viết theo ngành đăng ký (Mục 2.1.1) . - thời gian: 100 phút Thi thực hành, thời gian: 60 phút Thi viết, thời gian: 120 phút - Môn Hành chính nhà nước trong giáo dục. Thi viết, - thời gian: 120 phút Môn thực hành giảng dạy trên lớp, thời gian: 01 tiết học 2 Chuyên viên Thi vấn đáp chuyên môn Thi thực hành, thời gian: 60 phút Thi viết, thời gian: 120 phút Môn Hành chính nhà nước trong giáo dục. Thi viết, thời gian: 120 phút 3 Kế toán viên Thi vấn đáp chuyên môn Thi thực hành, thời gian: Thi viết, thời gian: 120 - Hiểu biết Môn Hành chính nhà nước trong giáo dục. Thi viết, thời gian: 120 5 60 phút phút phút 4. Hồ sơ đăng ký dự tuyển: 1. Đơn đăng ký dự tuyển (nhận tại phòng Tổ chức Cán bộ) 2. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (xác nhận trong 6 tháng gần nhất). 3. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ. 4. Bản sao giấy khai sinh. 5. Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ quan y tế có thẩm quyền (khám trong 6 tháng gần nhất). Hồ sơ nộp trong giờ hành chính vào các ngày trong tuần (trừ thứ bảy, chủ nhật) tại phòng Tổ chức Cán bộ (Phòng 302, Nhà A1), Trường Đại học ngoại ngữ- ĐHQGHN, Đường Phạm Văn Đồng, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Thời gian nộp hồ sơ: Từ ngày 29.08.2011 đến hết ngày 10.09.2011. 5. Thời gian thi tuyển (dự kiến): 1. Ngày 01.10.2011 (Thứ Bảy): - Sáng (8h00) : + Khai mạc (Hội trường Vũ Đình Liên) + Thi Môn Hành chính Nhà nước - Chiều (14h00): Thi Môn Ngoại ngữ 2. Ngày 02.10.2011 (Chủ Nhật): - Sáng (8h00) : Thi Môn Tin học thực hành - Chiều (14h00): Thi Môn Kỹ năng chuyên môn (đối với giảng viên); Thi Môn Vấn đáp chuyên môn (đối với chuyên viên, kế toán viên) 3. Từ ngày 04.10 đến ngày 24.10.2011: Thi Môn Thực hành giảng dạy. Các thí sinh là giảng viên của Trường đang dạy môn nào thì đăng ký thi thực hành giảng dạy môn đó. Các thí sinh khác đăng ký chọn thi thực hành giảng dạy 1 trong 3 ngành: Giáo dục ngoại ngữ, Ngôn ngữ học, Nghiên cứu đất nước học. 6. Tài liệu thi môn Hành chính Nhà nước trong giáo dục, dạng thức đề thi môn Ngoại ngữ và thang điểm đánh giá môn Thực hành giảng dạy 6.1. Tài liệu môn Hành chính Nhà nước trong giáo dục (chủ yếu thi vận dụng kiến thức để xử lý tình huống): 6.1.1. Luật Giáo dục 6.1.1.1. Luật Giáo dục năm 2005 LUẬT GIÁO DỤC 6 CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 38/2005/QH11 NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2005 Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10; Luật này quy định về giáo dục. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật giáo dục quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động giáo dục. Điều 2. Mục tiêu giáo dục Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựngbảo vệ Tổ quốc. Điều 3. Tính chất, nguyên lý giáo dục 1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. 2. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Điều 4. Hệ thống giáo dục quốc dân 1. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. 2. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: a) Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo; b) Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; c) Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; d) Giáo dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại học) đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ. Điều 5. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục 1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, 7 bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học. 2. Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Điều 6. Chương trình giáo dục 1. Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo. 2. Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính hiện đại, tính ổn định, tính thống nhất; kế thừa giữa các cấp học, các trình độ đào tạo và tạo điều kiện cho sự phân luồng, liên thông, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. 3. Yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa ở giáo dục phổ thông, giáo trình và tài liệu giảng dạy ở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục. 4. Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo năm học hoặc theo hình thức tích luỹ tín chỉ đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ mà người học tích luỹ được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyển ngành nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên ở cấp học, trình độ đào tạo cao hơn. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc thực hiện chương trình giáo dục theo hình thức tích luỹ tín chỉ, việc công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ. Điều 7. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ 1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Thủ tướng Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. 8 2. Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ. 3. Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác cần bảo đảm để người học được học liên tục và có hiệu quả. Điều 8. Văn bằng, chứng chỉ 1. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc trình độ đào tạo theo quy định của Luật này. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ. 2. Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp. Điều 9. Phát triển giáo dục Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng. Điều 10. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình. Điều 11. Phổ cập giáo dục 9 1. Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước. 2. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập. 3. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập. Điều 12. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn. Điều 13. Đầu tư cho giáo dục Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục; khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục. Ngân sách nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Điều 14. Quản lý nhà nước về giáo dục Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục. Điều 15. Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học. Điều 16. Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân. 10 [...]... dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo; 2 Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng; 3 Tổ chức bộ máy nhà trường; tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đãi ngộ nhà giáo, cán bộ, nhân viên; 4 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực; 5 Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa... thẩm quyền; 2 Tuyển dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên; tham gia vào quá trình điều động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên; 3 Tuyển sinh và quản lý người học; 4 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; 5 Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa; 6 Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân... dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông 3 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông, duyệt sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa Điề u 30 Cơ sở giáo dục phổ thông Cơ... vào đại học, cao đẳng, trung cấp theo chế độ cử tuyển đối với học sinh các dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để đào tạo cán bộ, công chức, viên chức cho vùng này Nhà nước dành riêng chỉ tiêu cử tuyển đối với những dân tộc thiểu số chưa có hoặc có rất ít cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp; có chính sách tạo nguồn tuyển sinh trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi để... nghiệp Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển, việc tổ chức thực hiện chế độ cử tuyển, việc bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo đối với người được cử đi học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp không chấp hành sự phân công công tác Điề u 91 Tín dụng giáo dục Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất, điều kiện và thời hạn vay tiền để người học thuộc gia... giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động 4 Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng... gồm: a) Trung tâm giáo dục thường xuyên được tổ chức tại cấp tỉnh và cấp huyện; b) Trung tâm học tập cộng đồng được tổ chức tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) 2 Chương trình giáo dục thường xuyên còn được thực hiện tại các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng 3 Trung tâm giáo dục thường xuyên... Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học 1 Nhà nước thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này 27 2 Trường phổ thông. .. ràng 3 Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên Điều 71 Giáo sư, phó giáo sư Giáo sư, phó giáo sư là chức danh của nhà giáo đang giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư 30 Điều 72 Nhiệm vụ của nhà giáo... nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học; b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở; c) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông; d) Có bằng tốt nghiệp trung . THÔNG BÁO TUYỂN VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC NĂM 2011 Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo Tuyển VCNN năm 2011 như sau:. 35; 01 2. Mô tả chi tiết cho từng vị trí tuyển dụng Giảng viên 2.1.1. Thông tin chung 1 + Chỉ tiêu: * Giảng viên tiếng Anh - Ngành Giáo dục ngoại ngữ:

Ngày đăng: 01/02/2013, 12:37

Hình ảnh liên quan

1. Số lượng, tên vị trí và hình thức tuyển - Thông báo tuyển dụng viên chức 2011

1..

Số lượng, tên vị trí và hình thức tuyển Xem tại trang 1 của tài liệu.
+ Về tố chất nghề nghiệp: Có năng lực sư phạm, ngoại hình phù hợp với công tác sư phạm. - Thông báo tuyển dụng viên chức 2011

t.

ố chất nghề nghiệp: Có năng lực sư phạm, ngoại hình phù hợp với công tác sư phạm Xem tại trang 3 của tài liệu.
- Bảng lương, đối chiếu tiền lương, bảo hiểm các loại . - Thông báo tuyển dụng viên chức 2011

Bảng l.

ương, đối chiếu tiền lương, bảo hiểm các loại Xem tại trang 4 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan