Hoàn cảnh sáng tác các tác phẩm ôn thi Đại học ppsx

4 780 4
Hoàn cảnh sáng tác các tác phẩm ôn thi Đại học ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nguyễn Thị Hường_K38 Trường: THPT Nguyễn Trung Thiên … *…*…*…*…*…*…. Ai chiến thắng mà không hề chiến bại Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần. ( Tố Hữu) Hoàn cảnh sáng tác 1, Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử - Bài thơ lúc đầu có tên “Ở đây thôn Vĩ Dạ” sau đổi thành “Đây thôn Vĩ Dạ”, được đưa vào tập “Thơ điên”(1938). - Theo một số tài liệu đáng tin cậy, bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của HMT với một cô gái vốn quê ở Vĩ Dạ. Hồi làm công nhân ở sở đạc điền Quy Nhơn, HMT có yêu đơn phương một cô gái người Huế tên là Hoàng Thị Kim Cúc- con ông chủ sở. Một thời gian sau nhà thơ vào Sài Gòn làm báo, khi trở lại Quy Nhơn thì Hoàng Cúc đã theo cha về Vĩ Dạ. Một buổi kia cô Cúc theo sự gợi ý của người em thúc bá- bạn của HMT gửi vào cho nhà thơ một tấm bưu ảnh chụp cảnh sông nước có thuyền và bến kèm theo mấy lời thăm hỏi để an ủi nhà thơ( lúc này HMT đang mắc bệnh Phong). lời thăm không kí tên nhưng bức ảnh và những dòng chữ kia đã kích thích trí tưởng tượng, cảm hứng và đã khơi dậy những cảm hứng xa xưa của HMT. - Năm 1939, HC nhận được hung tin trên từ Hoàng Tùng Ngâm, nàng chuẩn bị một số tiền định gửi cho HMT uống thuốc nhưng không giám gửi. Nàng bèn gửi cho HMT một bức ảnh chụp ảnh nàng mặc áo lụa dài trắng đứng dưới vòm cây mát. Nhận được ảnh HMT rất vui, chàng làm bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ” gửi cho HC. 2,Tràng giang- Huy Cận.( cảm hứng chủ đạo) - Bài thơ gợi được cảnh sóng nước sông Hồng nhưng đó cũng là cảm xúc chung về các dòng sông khác của quê hương. điều đó có nghĩa là người đọc không nên tìm ở “Tràng giang” hình ảnh của một con sông cụ thể nào mà thực chất đấy chỉ là những nỗi niềm xúc cảm về một không gian của một hồn thơ. - Cảm hứng chủ đạo của bài thơ được khơi gợi từ một chiều thu năm 1939 khi ông đứng ở bờ nam bến Chèm, nhìn cảnh sông Hồng bao la, vắng lặng, bốn bề sóng nước cô liêu, nghĩ về kiếp người nổi trôi, nhỏ bé. Quả đúng là: “ “Tràng giang” là một bài thơ tình gặp cảnh, một bài thơ về tâm hồn” ( Huy Cận). Tình_ cảnh giao hòa hô ứng: Từ một dòng sông cụ thể, nhà thơ nghĩ đến nhữn dòng tràng giang mênh mang từ một nỗi buồn riêng, nhà thơ nghĩ về những kiếp người nổi trôi, nhỏ bé trong dòng đời vô định. - “Tràng giang” lúc đầu có tên là “Chiều thu trên sông” in trong tập ‘ Lửa thiêng” xuất bản năm 1940. Mở rộng: Ý nghĩa câu tựa “ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” - Câu thơ được rút ra trong bài thơ “ Nhớ hờ” của tập “Lửa thiêng”. Hình ảnh “ trời rộng sông dài” gợi lên những phạm vi không gian khác nhau từ cao đến thấp, từ xa tới gần, một không gian lớn lao mênh mang, ngang tầm vũ trụ. Hình ảnh không gian này có trở lại nhiều lần trong bài thơ “sông dài trời rộng bến cô liêu”. Nếu bâng khuâng là cảm giác xao xuyến trống trải của một con người khi đứng giữa không gian mênh mông, thì “nhớ” lại là niềm hoài niệm của con người về điều gì đó đã khuất xa trong thời gian, không gian. Cả dòng thơ đã bộc lộ thành thực nỗi niềm tâm trạng của con người khi đối diện trước thời gian, không gian, bộc lộ nỗi khắc khoải không gian của hồn thơ Huy Cận: “Huy Cận như không ở trong thời gian mà ở trong không gian” ( Xuân Diệu) 3, Từ ấy- Tố Hữu - “ Từ ấy” được viết vào tháng 7 năm 1938, nhan đề bài thơ này sau cũng trở thành nhan đề chung cho cả tập thơ đầu tay của nha thơ Tố Hữu, sáng tác giao đoạn trước cách mạng tháng Tám (1937-1946). Năm 1938, người say mê lý tưởng cách mạng đã được kết nạp vào Đảng cộng sản. Ngày được đứng vào hàng ngũ những người cùng phấn đấu vì một lý tưởng cao đẹp là một bước ngoạt vô cùng đáng nhớ, Tố Hữu đã vô cùng xúc động viết lên bài thơ và sau này bài thơ được in trong phần “ Máu lửa” của tập “Từ ấy”. 4, Tây Tiến- Quang Dũng - “ Tây tiến” là nhan đề bài thơ nhưng trước tiên cũng là phiên hiệu của một trung đoàn vệ quốc( trung đoàn 52), được thành lập từ những ngày đầu kháng chiến, đầu năm 1947. Thành phần chủ yếu của đơn vị hồi ấy la những than hnieen trí thức Hà Nội mà Quang Dũng- tác giả bài thơ, một đại đội trưởng của trung đoàn cũng là một trong số đó. Qung Dũng viết bài thơ vào tháng 5 năm 1948, sau khi anh mới xa đơn vị một thời gian. Trong khi dự đại hội thi đua toàn quốc ở Phù Lưu Chanh( Hà Đông), nhớ về một thời oanh liệt đã qua, nhớ về đơn vị cũ( trung đoàn Tây Tiến), ông xúc động viết bài thơ này. - Lúc đầu bài thơ mang tựa đề “Nhớ Tây Tiến” nhưng sau này chữ nhớ được bỏ đi. Mở rộng: ý nghĩa của việc đổi nhan đề “ Tây Tiến” - Đảm bảo tính hàm súc của thơ, cảm xúc chủ đạo chi phối mạch thơ được giấu kín. - làm rõ đối tượng trung tâm của tác phẩm “Tây tiến”. Bỏ từ “nhớ”tức là vĩnh viễn hóa đoàn quân Tây Tiến, không chỉ là đoàn binh sống trong nỗi nhớ thiết tha của Quang Dũng mà trở thành hình tượng bất tử trong thơ. 5, Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm - “ Đất nước” trích trong phần đầu chương 5 của trường ca “ Mặt đường khát vọng” . Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thị vùng tạm chiền miền Nam. Nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ hướng về nhân dân, đất nước. Ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình đứng dậy xuống đường đấu tranh. - “ Mặt trường khát vọng” gồm 9 chương hình thành năm 1971 tại chiến khu Trị Thiên, in lần đầu năm 1974. 6, Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên - “ Tiếng hát con tàu” in trong tập “ Ánh sáng phù sa”, xuất bản năm 1960, được gợi cảm hứng từ một chủ trương lớn của nhà nước vận động nhân dân miền xuôi lên xây dựng kinh tế miền núi vào nhũng năm 1958-1960 ở miền Bắc. Nhưng nét sâu hơn bài thơ ra đời nhằm giãi bày tình cảm ân nghĩa của tác giả đối với nhân dân, với cuộc đời, với cách mạng. 7, Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài - In trong tập truyện Tây Bắc là kết quả của chuyến xâm nhập thực tế của Tô Hoài cùng Bộ đội vào giải phóng Tây Bắc 1952. Trong chuyến đi này Tô Hoài đã sống gắn bó nghĩa tình với đồng bào dân tộc Thái, Mường, H’Mông…và chính cuộc sống của đồng bào dân tộc miền núi đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo của Tô Hoài hoàn thành 3 truyện. 8, Vợ Nhặt- Kim Lân - Có tiền thân từ tiểu thuyết “Xóm Ngự Cu” tác phẩm được viết sau cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau hòa bình lập lại năm 1954 Kim Lân đưa vào phần cốt truyện cũ và viết lại thành “Vợ nhặt” được in trong tập “ Con chó xấu xí”. 9,Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành - 1962 NTT trở lại miền Nam vừa chiến đấu vừa sáng tác. Mùa hè năm 1965, khi đế quốc Mĩ đổ quân ồ ạt vào đất nước ta, chúng tiến hành những cuộc tấn công càn quét. Khắp miền Nam phong trào Đồng khởi nổ ra. NTT đã sáng tác “ Rừng xà nu”. Tác phẩm ca ngợi tinh thần chiến đấu bất khuất của nhân dân Tây nguyên chống đế quốc Mĩ, in trong tập “ Trên quê hương anh hùng Diện Ngọc”. 10,Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu - “ Chiếc thuyền ngoài xa” được sáng tác tháng 8 năm 1983 in trong tập “ Bến quê”(1985) là tên cho cả tập truyện ngắn gồm 15 truyện. đầu những năm 80 của thế kỉ 20 nước ta lâm vào khủng hoảng kinh tế nặng nề. Thực tế đòi hỏi chúng ta phải có những cơ chế mới để thay đổi cơ chế quan hệ bao cấp đã lỗi thời, kể cả phải thay đổi lối bao cấp về tư tưởng. Từ đó Nguyễn Minh Châu đã viết nên tác phẩm này. Hường_Kute_94 … HẾT… . Thi n … *…*…*…*…*…*…. Ai chiến thắng mà không hề chiến bại Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần. ( Tố Hữu) Hoàn cảnh sáng tác 1, Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử - Bài thơ lúc đầu có tên “Ở đây thôn. làm bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ” gửi cho HC. 2,Tràng giang- Huy Cận.( cảm hứng chủ đạo) - Bài thơ gợi được cảnh sóng nước sông Hồng nhưng đó cũng là cảm xúc chung về các dòng sông khác của quê hương H’Mông…và chính cuộc sống của đồng bào dân tộc miền núi đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo của Tô Hoài hoàn thành 3 truyện. 8, Vợ Nhặt- Kim Lân - Có tiền thân từ tiểu thuyết “Xóm Ngự Cu” tác phẩm

Ngày đăng: 02/07/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan