Báo cáo quy hoạch vườn Quốc gia Ba Vì

92 5K 16
Báo cáo quy hoạch vườn Quốc gia Ba Vì

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đặt vấn đề Vườn quốc gia Ba Vì nằm trên địa bàn của 2 đơn vị hành chính là Thành phố Hà Nội (huyện Ba Vì, thuộc tỉnh Hà Tây cũ) và tỉnh Hoà Bình (huyện Lương Sơn và Kì Sơn) từ lâu đã nổi tiếng với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, sơn thủy hữu tình. Đây là vùng núi chuyển tiếp với hệ sinh thái rừng nhiệt đới còn tồn tại khá nhiều loài thực vật và động vật quí, đặc trưng cho vùng trung du Bắc Bộ, rất có giá trị về nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen và giáo dục môi trường. Hơn nữa, Vườn Quốc gia Ba Vì được coi như “lá phổi xanh” nằm ở phía Tây Thủ đô Hà Nội, có tác dụng to lớn trong việc điều hòa khí hậu, hấp thụ các bon và các khí thải công nghiệp. Đây còn là nơi phòng hộ đầu nguồn, nơi cung cấp nguồn nước sản xuất, nước sinh hoạt của người dân sinh sống quanh chân núi Ba Vì và Núi Viên Nam. Ba Vì có nhiều địa danh nổi tiếng như Đỉnh Vua, Đỉnh Tản Viên, Đỉnh Ngọc Hoa, Đỉnh Hang Hùm. Những danh thắng này tạo nên một quần thể cảnh quan kì vĩ cùng với nhiều bản sắc văn hóa dân tộc nên từ lâu, Ba Vì là nơi thăm quan du lịch sinh thái lí tưởng cho du khách trong và ngoài nước. Xung quanh chân núi Ba Vì, núi Viên Nam còn có các điểm du lịch sinh thái nổi tiếng như Ao Vua, Khoang Xanh, Thiên Sơn - Suối Ngà, Thành Thắng, Việt Mĩ - Thác Đa. Mỗi năm, có hàng trăm ngàn lượt du khách trong và ngoài nước tới đây thăm quan, du lịch và tìm hiểu thiên nhiên. Chính từ những giá trị ấy mà từ nhiều năm nay, Nhà nước đã có các chương trình đầu tư xây dựng Vườn Quốc gia Ba Vì để khôi phục, gìn giữ Hệ sinh thái rừng. Kết hợp hài hoà giữa bảo vệ rừng với khai thác các cảnh quan đẹp của thiên nhiên phục vụ nhu cầu du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, vui chơi giải trí, tìm hiểu thiên nhiên của người dân. Năm 2003, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch mở rộng Vườn với diện tích tăng thêm 4.646 ha ở 9 xã thuộc các huyện Lương Sơn, Kì Sơn thuộc tỉnh Hoà Bình. Tuy nhiên, việc triển khai các hoạt động chưa được đồng bộ, nhiều nội dung quy hoạch đến nay đã không còn phù hợp, ảnh hưởng đến công tác bảo tồn và chưa phát huy được những tiềm năng, lợi thế của Vườn. Hệ thống đường tuần tra, hệ thống phân định ranh giới giữa Vườn với vùng Đệm thuộc khu vực Tỉnh Hoà Bình triển khai cắm mốc giới chậm và chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khu vực Núi Viên Nam hầu như chưa có đầu tư về cơ sở hạ tầng, chưa có các công trình nghiên cứu cơ bản lâm sinh. Hệ thực vật, động vật rừng chưa được nghiên cứu đầy đủ, đất trống núi trọc còn nhiều, hiện tượng xâm phạm vào rừng vẫn còn xảy ra và tính bền vững của rừng vì thế càng bị đe doạ. Tiềm năng du lịch và nghỉ dưỡng ở khu vực cốt 400, cốt 600-700, cốt 800, Núi Viên Nam chưa được đầu tư phục vụ nhu cầu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong khi nhu cầu của du khách là rất lớn. Hạ tầng dịch vụ hiện tại còn sơ sài, quy mô nhỏ lẻ, manh mún, chưa gây ấn tượng nhiều cho du khách. Trong khi đó, một không gian đang đà phát triển mạnh mẽ như việc mở rộng Hà Nội, sự lớn mạnh của các đô thị về phía Tây Thủ Đô, các khu vực lân cận như Hà Đông, Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Việt Trì, Hoà Bình, sự hình thành các khu công nghiệp tập trung Láng - Hoà Lạc, sân gôn Lương Sơn dẫn tới nhu cầu về nghỉ ngơi cuối tuần, du lịch sinh thái rừng tại vùng Núi Ba Vì của người dân ngày càng cao. Với cơ sở hạ 1 tầng và dịch vụ như hiện nay sẽ không thể đáp ứng khi mà lựơng khách đến Vườn dự báo sẽ tăng mạnh trong tương lai. Để xây dựng Vườn Quốc gia Ba Vì xứng đáng với tiềm năng và lợi thế của Vườn trong thời đại công nghiệp hoá và hiện đại hóa đất nước, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã cho phép Vườn Quốc gia Ba Vì tiến hành rà soát lập dự án “Quy hoạch bảo tồn và phát triển Vườn quốc gia Ba Vì giai đoạn 2009 - 2020", nội dung cơ bản tập trung vào những vấn đề: - Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn Quốc gia Ba Vì, bảo tồn nguyên vẹn các loài động thực vật rừng đặc hữu quí hiếm, độc đáo của khu vực đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. - Phát huy vai trò phòng hộ đầu nguồn, gìn giữ lá phổi xanh phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội. Một phòng tiêu bản sống về thực vật và động vật rừng phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, thực tập cho học sinh sinh viên. - Xây dựng Vườn Quốc gia Ba Vì thành một khu rừng cảnh quan môi trường với tính đa dạng sinh học cao. Khai thác hiệu quả về tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, nơi nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp giáo dục môi trường. - Tăng cường tính chủ động của Vườn, giảm dần nguồn kinh phí sự nghiệp của Nhà nước cho hoạt động bảo vệ rừng tiến tới tự đảm bảo nguồn tài chính thông qua nguồn thu từ dịch vụ du lịch sinh thái và cho thuê môi trường. - Tạo thêm nhiều công ăn việc làm, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống cho người dân sinh sống trong vùng Đệm. Thực hiện nhiệm vụ của Bộ giao, từ Quý III năm 2008 đến nay, Vườn Quốc gia Ba Vì với sự hỗ trợ của UBND các huyện Ba Vì (trước đây thuộc tỉnh Hà Tây), huyện Lương Sơn, Kì Sơn tỉnh Hòa Bình cùng với các cơ quan, chuyên gia tư vấn đã tiến hành rà soát, đánh giá lại thực trạng các hoạt động về công tác bảo tồn và phát triển rừng. Từ đó, lập phương án quy hoạch tổng thể và xây dựng chương trình hoạt đọng nhằm phát triển bền vững VQG Ba Vì. Bản Phương án được cấp trên phê duyệt sẽ là căn cứ cho Vườn xây dựng kế hoạch để thực hiện các chương trình theo đúng nội dung và tiến độ. Nội dung Báo cáo gồm những phần sau: Phần thứ nhất: Thông tin chung về quy hoạch xây dựng dự án. Phần thứ hai: Đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. Phần thứ ba: Đánh giá công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch Phần thứ tư: Quy hoạch phát triển VQG Ba Vì giai đoạn 2010 - 2020 Phần thứ năm: Các chương trình hoạt động Phần thứ sáu: Tổng vốn đầu tư, nguồn đầu tư và hiệu quả đầu tư Kết luận, kiến nghị. Phần thứ nhất Thông tin chung về quy hoạch 2 1. Tên công trình “ Quy hoạch phát triển Vườn Quốc gia Ba Vì giai đoạn 2010 - 2020”. 2. Cơ quan chủ quản: Tổng cục lâm nghiệp. 3. Chủ đầu tư: Vườn Quốc gia Ba Vì 4. Thời gian thực hiện: Từ năm 2010 đến năm 2020. 5. Các nội dung cơ bản của bản Quy hoạch - Bản quy hoạch mô tả những đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Vườn và các xã vùng Đệm, các giá trị bảo tồn, cảnh quan, môi trường, tiềm năng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng của Vườn. - Đánh gía tổng quát việc thực hiện phương án quy hoạch trước đây, công tác quản lí, xây dựng và phát triển Vườn trong những năm qua. - Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, xây dựng các chương trình phát triển Vườn nhằm đáp ứng mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững Vườn Quốc gia giai đoạn 2010 - 2020. - Xác định khối lượng công việc thực hiện quy hoạch phát triển Vườn, tổng vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, phân theo các giai đoạn và hiệu quả đầu tư. 6. Tổng mức đầu tư, nguồn đầu tư: Tổng đầu tư cho các hoạt động bảo tồn và phát triển Vườn: 453.226 triệu đồng Nguồn đầu tư: - Ngân sách Nhà nước: 141.035 triệu đồng. - Vốn huy động doanh nghiệp: 312.191 triệu đồng. 7. Căn cứ xây dựng dự án 7.1. Cơ sở pháp lý - Quyết định số 17- CT ngay 16/1/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) phê duyệt luận chứng kinh tế kĩ thuật xây dựng Vườn Quốc gia Ba Vì. - Quyết định số 510/QĐ-TTg ngày 12/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mở rộng diện tích Vườn quốc gia Ba Vì. - Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế quản lý rừng. - Công văn số 1248/CP-NN ngày 09 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về việc phê duyệt Đề án sử dụng môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái và giáo dục hướng nghiệp tại Vườn Quốc gia Ba Vì. - Quyết định số 490/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 quy định thi hành Luật bảo vệ môi trường. 3 - Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Du lịch. - Quyết định số 3732/QĐ-BNN-XD, ngày 29/10/2004 của Bộ NN&PTNT về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng vùng lõi Vườn Quốc gia Ba Vì giai đoạn 2005 - 2008. - Quyết định số số 921/QĐ-UB, ngày 20/6/2003 của UBND tỉnh Hoà Bình về việc giao đất lâm nghiệp cho Vườn Quốc gia Ba Vì. - Quyết định số 104/QĐ-BNN ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quy chế quản lí các hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên. - Quyết định số 2008/QĐ-BNN-KH ngày16 tháng 7 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép xây dựng “Dự án quy hoạch phát triển Vườn quốc gia Ba Vì giai đoạn 2008- 2015 và định hướng đến năm 2020". - Quyết định số 1223 QĐ/BNN-KH ngày 29 tháng 4 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn về việc cho phép xây dựng “Dự án quy hoạch tổng thể Vườn quốc gia Ba Vì, tỉnh Hà Tây và Hòa Bình”. - Quyết định số 5561/QĐ-BNN-KL ngày 09 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về phê duyệt Đề án thí điểm sử dụng môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái và giáo dục hướng nghiệp tại Vườn Quốc gia Ba Vì. - Thông tư 99/2006/TT-BNN ngày 6/11/2006 về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của quy chế quản lí rừng đặc dụng. - Quy chế bảo vệ môi trường ngành xây dựng ban hành theo Quyết định số 29/1999/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng. Quyết định số 06/2005 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc ban hành định mức chi phí lập quy hoạch. - Thông tư số 09/2008 ngày 28/8/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng. - Văn bản Số 1600 /BXD-VP ngày 25 tháng 07 năm 2007 công bố xuất vốn đầu tư xây dựng công trình năm 2007 của Bộ xây dựng (khi lập dự toán xuất vốn đầu tư năm 2007 được nhân với hệ số trượt giá: 222/157=1,414 lần, áp dụng theo chỉ số giá xây dựng quý II/2008 của Bộ Xây dựng, công bố theo Công văn số 1781/BXD-VP ngày 28/ 08 /2008 của Bộ Xây dựng). 6.2. Tài liệu kĩ thuật, nguồn tài liệu, số liệu sử dụng - Dự án quy hoạch Vườn Quốc gia Ba Vì, Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 1998. - Quy hoạch chi tiết xây dựng Vườn Quốc gia Ba Vì, tỉnh Hà Tây (cũ), Viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn, Bộ xây dựng, năm 1999. - Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Tây (cũ) đến năm 2010. - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế các huyện Ba Vì, Lương Sơn, Kỳ Sơn giai đoạn 2000 - 2010. - Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Ba Vì (Hà Tây cũ). - Các báo cáo điều tra chuyên đề thực hiện trong năm 2008: 4 + Báo cáo chuyên đề phúc tra hiện trạng rừng và sử dụng đất Vườn Quốc gia Ba Vì. + Báo cáo chuyên đề điều tra lập địa cấp II và đề xuất tập đoàn cây trồng cho phân khu phục hồi sinh thái. + Báo cáo chuyên đề điều tra dân sinh kinh tế xã hội. + Báo cáo điều tra động vật - thực vật rừng. + Báo cáo chuyên đề điều tra đánh giá tiềm năng du lịch và dịch vụ du lịch. - Các loại bản đồ: + Bản đồ quy hoạch mở rộng Vườn Quốc gia Ba Vì. + Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Hà Tây (cũ) và tỉnh Hoà Bình. + Bản đồ giao khoán đất và bảo vệ rừng cho các tổ chức, cá nhân của Vườn Quốc gia Ba Vì. + Bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng Vườn Quốc gia Ba Vì, tỉnh Hà Tây (cũ), Viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn, Bộ xây dựng, năm 1999. + Bản đồ quy hoạch mở rộng Vườn Quốc gia Ba Vì, năm 2003. - Tài liệu, số liệu tổng kết thực hiện nhiệm vụ các năm của Vườn và các tài liệu liên quan khác. 5 Phần thứ hai Đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội I. Đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên 1. Vị trí địa lý - Vị trí: Vườn quốc gia Ba Vì nằm trên địa bàn 16 xã thuộc 5 huyện là Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai thuộc Thành phố Hà Nội và huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình, cách Thủ đô 50 km về phía Tây theo trục đường Láng - Hoà Lạc, qua Thị xã Sơn Tây. Hệ thống giao thông đi lại thuận tiện. - Toạ độ địa lý: Từ 20 0 55 - 21 0 07' Vĩ độ Bắc. Từ 105 0 18' - 105 0 30' Kinh độ Đông. - Ranh giới Vườn Quốc gia: + Phía Bắc giáp các xã Ba Trại, Ba Vì, Tản Lĩnh; huyện Ba Vì, Hà Nội. + Phía Nam giáp các xã Phúc Tiến, Dân Hoà thuộc huyện Kì Sơn, xã Lâm Sơn thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình. + Phía Đông giáp các xã Vân Hoà, Yên Bài, thuộc huyện Ba Vì; Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân, huyện Thạch Thất; xã Đồng Xuân huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội; xã Yên Quang, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình. + Phía Tây giáp các xã xã Khánh Thượng, Minh Quang huyện Ba Vì, Hà Nội và xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình. - Tổng diện tích tự nhiên đến tháng 5 năm 2008 là 10.782,7 ha 2. Địa hình, địa thế Ba Vì là một vùng núi trung bình, núi thấp và đồi trung du tiếp giáp với vùng bán sơn địa. Vùng núi gồm các dãy núi liên tiếp, nổi lên rõ nét là các đỉnh như Đỉnh Vua cao 1.296m, Đỉnh Tản Viên cao 1.227 m, Đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131m, Đỉnh Viên Nam cao 1.012 m. Địa hỡnh bị chia cắt bởi những khe và thung lũng, suối hẹp. Hướng của cả hai khối núi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, độ cao của hai khối núi giảm dần ra xung quanh tạo nên một số bậc địa hỡnh đặc trưng với các đỉnh, dải đồi lượn sóng nối liền hai khối núi với nhau. Sườn của hai khối núi Ba Vỡ và Viờn Nam cú dạng bất đối xứng, sườn Tây dốc hơn sườn Đụng. Hướng dốc chính thoải dần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, độ dốc bình quân > 25 0 . Nhiều nơi có độc dốc lớn >35 0 . 3. Địa chất, đất đai 3.1. Địa chất Theo tài liệu nghiên cứu địa chất, địa mạo khu vực Ba Vỡ của Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội (2005) và kết quả điều tra lập địa bổ sung năm 2008 cho thấy: Nền địa chất khu vực có phân vị địa tầng cổ nhất thuộc các đá biến chất tuổi Proterozoi, có thể tổng hợp theo các nhóm đá điển hình sau: 6 - Nhúm đá macma kiềm và trung tính: điển hỡnh cú đá Diorit, poocphiarit tương đôi mềm. Nhóm đá này khi phong hoá cho mẫu chất tương đối mịn và tương đối giầu dinh dưỡng. - Nhúm đỏ trầm tớch: Cỏt kết, phiến thạch sột, cuội kết hỡnh thành từ đá gốc macma kiềm và trung tính. Nhóm đá này khi phong hoỏ tạo thành loại đất khá màu mỡ. - Nhóm đá biến chất phân bố thành dải từ khu vực Đá Chông đến Ngòi Lát, chiếm gần toàn bộ diện tích sườn phía Đông và khu vực Đồng Vọng, xóm Sảng. Thành phần chính của nhóm này gồm đá Diệp thạch kết tinh, đá Gnai, Diệp thạch xêrit lẫn các lớp quăczít. - Nhóm đá vôi phân bố khu vực núi Chẹ, xóm Mít, suối Ma, xóm Quýt. - Nhóm đá trầm tích phun trào nằm rải rác trong vùng 3.2. Đất đai Với thành phần đá mẹ đa dạng, quỏ trỡnh phong hoỏ đó hỡnh thành nờn 3 nhúm đất chớnh tại khu vưc nỳi Ba Vỡ và Nỳi Viờn Nam, cụ thể như sau: - Nhúm đất Feralit mựn vàng nhạt: diện tớch 1.158 ha, chiếm 10,8% diện tớch tự nhiờn VQG. Nhúm đất này phân bố ở đai cao >700m, được hỡnh thành và phát triển trên đá macma kiềm và trung tính. Đất có màu vàng nhạt, tầng mùn khá dầy, tầng đất mỏng đến trung bỡnh. Quỏ trỡnh Feralit kộm điển hỡnh đồng thời quá trỡnh mựn hoỏ tương đối mạnh là do quy luật đai cao (chế độ núi trung bỡnh). - Nhúm đất Feralit đỏ vàng: diện tớch 9.618,4 ha, chiếm 88,5% diện tớch tự nhiờn VQG. Nhúm đất này phân bố ở độ cao dưới 700m, phát triển trên đá macma kiềm, trung tính, và các loại đá khác. Đất có màu vàng, đỏ, nâu, mầu sắc tương đối rực rỡ, tầng mùn mỏng, tầng đất mỏng đến dày. Tái sinh cây gỗ khá phỗ biến. Nhúm đất này cú khả năng phự hợp với nhiều loài cõy trồng lõm nghiệp. - Tổ hợp đất thung lũng bao gồm đất phù sa mới, phù sa cũ, đất sườn tớch, lũ tớch, sản phẩm hỗn hợp cú diện tớch 6,2 ha, chiếm 0,7% diện tớch tự nhiờn VQG. Nhúm đất này phự hợp với canh tỏc nụng nghiệp (chi tiết xem bỏo cỏo điều tra lập địa cấp II - Tập bỏo cỏo chuyờn đề). 4. Khí hậu thủy văn 4.1. Khí hậu Theo tài liệu quan sát khí tượng thuỷ văn biến động trong những năm gần đây của huyện các huyện Ba Vì, Lương Sơn, Kì Sơn cho biết, tại khu vực Ba Vì có nhiệt độ bình quân năm là 23,4 0 C. ở vùng thấp, nhiệt độ tối thấp xuống tới 2,7 0 C; nhiệt độ tối cao lên tới 42 0 C. ở độ cao 400m nhiệt độ trung bình năm là 20,6 o C; Từ độ cao 1.000m trở lên nhiệt độ chỉ còn 16 0 C. Nhiệt độ thấp tuyệt đối có thể xuống 0,2 0 C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 33,1 0 C. Lượng mưa trung bình năm 2.500mm, phân bố không đều trong năm, tập trung vào các tháng 7, tháng 8. Độ ẩm không khí 86,1%. Vùng thấp thường khô hanh vào tháng 1, tháng 12. Từ cốt 400 trở lên, khí hậu ít khô hanh hơn khu vực dưới cốt 400. Mùa đông có gió Bắc với tần suất > 40%. Mùa hạ có gió Đông Nam với tần suất 25% và hướng Tây Nam. Với đặc 7 điểm này, đõy là nơi nghỉ mỏt lớ tưởng và khu du lịch tổng hợp rất giàu tiềm năng nhưng chưa được đầu tư khai thỏc. 4.2. Thủy văn và tài nguyên nước Hệ thống suối trong khu vực chủ yếu bắt nguồn từ thượng nguồn Nỳi Ba Vỡ và Nỳi Viờn Nam. Cỏc suối lớn và dũng nhỏnh chảy theo hướng Bắc, Đông Bắc và đều là phụ lưu của sông Hồng. Ở phía Tây của khu vực, các suối ngắn và dốc hơn so với các suối ở phía Bắc và phía Đông, đều là phụ lưu của sông Đà. Mật độ 1,2 ÷ 2 km/ 1 km 2 . Các suối này thường gây lũ vào mùa mưa. Về mùa khô, các suối nhỏ thường cạn kiệt. Các suối chính trong khu vưc gồm có: Suối Cái, suối Mít, suối Ninh, ngũi Lạt, suối Yờn cư, suối Bơn, suối Quanh, suối Cầu Rổng, suối Đô, Chằm Me, Chằm Sỏi. Sông Đà chảy ở phía Tây Bắc núi Ba Vì, sông rộng cùng với hệ suối khá dày như Suối ổi, Suối Ca, Suối Mít, Suối Ba Gò, Suối Xoan, Suối Yên Cư, suối Củi thường xuyên cung cấp nước cho sản suất và sinh hoạt của người dân trong vùng. Bên cạnh còn có các hồ chứa nước nhân tạo như Hồ Suối Hai, Hồ Đồng Mô - Ngải Sơn, Hồ Cóc Cua và các hồ chứa nước khác vừa có nhiệm vụ dự trữ nước cung cấp cho hàng chục ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho dân. Đồng thời, tạo nên không gian thắng cảnh tuyệt đẹp, phục vụ nhu cầu du lịch và thắng cảnh cho du khách. 5. Tài nguyên rừng 5.1. Diện tích các loại rừng Tổng diện tớch tự nhiờn của Vườn Quốc gia Ba Vỡ tại thời điểm điều tra là 10.782,7 ha, trong đú diện tớch đất có rừng của Vườn hiện nay là 8.192,5 ha; chiếm 75,98% tổng diện tích tự nhiên toàn Vườn. Trong đú: - Rừng tự nhiờn 4.200,5 ha;chiếm 51,27% diện tớch đất cú rừng. - Rừng trồng 3.992 ha, chiếm 48,73 % diện tớch đất cú rừng. Diện tích đất có rừng phân bố nhiều nhất tại xó Ba Vỡ với 1.407,0 ha. Diện tớch rừng trung bỡnh (trạng thỏi IIIA2, IIIB) và rừng nghốo (trạng thỏi IIIA1) tập trung khu vực nỳi Ba Vỡ với 883,9 ha. Trên địa bàn tỉnh Hũa Bỡnh chỉ cũn rừng phục hồi với diện tớch 1.071,5 ha, phõn bố chủ yếu ở xó Yờn quang với 514,6 ha. 5.2. Trữ lượng các loại rừng Theo số liệu tham khảo kết phõn chia 3 loại rừng năm 2005 của Viện Điều tra quy hoạch rừng và kết quả phỳc tra tại thực địa năm 2008, Trữ lượng các loại rừng VQG Ba Vỡ được tớnh toỏn và tổng hợp như sau: 8 Tổng trữ lượng gỗ của Vườn là 309,616 ngàn m 3 ; trong đú trữ lượng rừng tự nhiờn là 221,868 ngàn m 3 ; rừng trồng là 87,748 ngàn m 3 . Rừng gỗ tự nhiờn, tập trung chủ yếu ở cỏc xó Ba Vỡ, Võn Hũa, Khỏnh Thượng. Rừng tre nứa có 1.041,3 ngàn cây; phân bố chủ yếu ở các xó Ba Vỡ, Võn Hũa và một ớt ở xó Tản Lĩnh, Ba Trại. Trong tổng số 3.992,0 ha rừng trồng thỡ cú 1.694,0 ha là rừng trồng ở cấp tuổi 1 chưa có trữ lượng. Rừng Keo và Bạch đàn tuổi 2 có trữ lượng 87,748 ngàn m 3 ; tập trung ở cỏc xó Ba Vỡ, Võn Hũa, Khỏnh Thượng, Tản Lĩnh, Phú Minh. (chi tiết xem bảng 7, 8, 9 phần phụ biểu) 5.3. Thảm thực vật, động vật và phân bố của các loài quý hiếm 5.3.1. Đặc điểm các kiểu thảm thực vật rừng (1) Rừng kín lá rộng thường xanh, l á kim mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp Đây là kiểu phụ miền thực vật thân thuộc với khu hệ bản địa Nam Trung Hoa - Bắc Việt Nam và khu hệ di cư Hymalaya -Vân nam - Quý Chõu. Ở đây xuất hiện rừng Rêu (rừng cảnh tiên) là một kiểu phụ thổ nhưỡng của đai rừng á nhiệt đới ẩm Kiểu thảm này phân bố chủ yếu ở đỉnh Vua và một ít ở đỉnh Tản Viên, diện tớch 423,2 ha, chiếm 3,8% tổng diện tích. Kiểu rừng này đó bị tỏc động nhưng cũn giữ được tính nguyên sinh về cơ bản,. Độ tàn che của rừng > 0,8. Rừng chia làm 4 tầng, tầng ưu thế cao khoảng 15 - 30m, các loài trong họ Dẻ, Re,…đường kính bỡnh quõn đạt 35 - 38cm. Tính đa dạng loài khỏ cao. (2) Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới 9 Đặc điểm cấu trúc: Loài ưu thế sinh thái là các loài cây thuộc khu hệ thực vật đệ tam đặc hữu bản địa Nam Trung Hoa và Bắc Việt Nam. Kiểu rừng này cú diện tớch 460,7 ha, chiếm 4,3% tổng diện tớch, phân bố thành các mảng tương đối lớn ở độ cao dưới 700m xung quanh sườn núi Ba Vỡ. Ưu hợp của những loài cây trong các họ ưu thế như: họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Dõu tằm (Mogaceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae), họ Đậu (Leguminoseae),họ Xoài (Anacadiaceae), họ Trỏm (Burceraceae), họ Bồ hũn (Sapindaceae), họ Sến (Satotaceae). Rừng được chia thành 4 tầng, trong đú tầng ưu thế có các loài như Trâm, Trường vân, Gội, Sến, Cà lồ Ba vỡ, Đa, Sồi … đường kính bỡnh quõn 25 - 35cm, chiều cao từ 18 - 22m. Tớnh đa dạng loài khỏ cao, phõn bố chủ yếu đai cao trên 700m, khu vực Đỉnh Ba Vỡ. (3) Rừng thứ sinh phục hồi Diện tích 3.031,0 ha; chiếm 28,1%; phân bố rải rác khắp VQG. Bao gồm rừng thứ sinh phục hồi nhiệt đới (26,6%) và rừng thứ sinh phục hồi á nhiệt đới núi thấp (1,5%). Thành phần loài và cấu trúc rừng khỏ đơn giản, một tầng, phổ biến là các loài Hu đay (Trema oriantalis), Ba gạc lỏ xoan (Euvodia meliaefolia). (4) Rừng thứ sinh hỗn giao Rừng thứ sinh hỗn giao diện tớch nhỏ 274,0 ha, phõn bố chủ yếu ở xó Ba Vỡ và Võn Hũa. Với cõy gỗ chủ yếu là cỏc loài: Dẻ, Re, Khỏo, Chẹo, Ngỏt, Thị rừng, Dung, Chõn chim… Tre nứa thường tạo thành đám riêng chủ yếu là Vầu nhỏ, Tre sặt, Nứa lá nhỏ (Schizostachyum dullooa). Mật độ, đường kính cây nhỏ do trước đây bị khai thỏc. Thực vật ngoại tầng phong phỳ gồm các loài Phong lan, dây leo thuộc họ Na, họ Trinh nữ, họ Đậu, họ Vang, họ Trúc đào, họ Cà phê. (5) Rừng trồng Rừng trồng có diện tích 3.992,0 ha, chiếm 37,0% diện tích tự nhiên, được trồng ở các xó; Ba vỡ, Khỏnh Thượng, Yên Bài, Võn Hũa, Yờn Quang, Phỳ Minh, Dõn Hũa. Cỏc loài cõy trồng chủ yếu gồm: Lim xanh, Sến, Thụng, Sa mộc, Long nóo, Giổi, Muồng đen, Trám, Sấu,…Nhỡn chung, cõy sinh trưởng bỡnh thường. Tớnh đa dạng loài khỏ chưa cao. (6) Thảm cỏ cõy bụi, nương rẫy Thảm này cú diện tớch 2.497 ha; phõn bố cả ở 2 khu Ba Vỡ và Viờn Nam, nhưng chủ yếu ở khu vực núi Viên Nam. Loài thực vật chủ yếu là cỏc loài Lau lỏch, dõy Sắn, Bỡm bỡm, Hu đay, Ba soi, Lành ngạnh. Thảm này cần được phục hồi rừng bằng cỏc biện phỏp trồng mới trờn cỏc dạng đất trống cõy bụi và trảng cỏ (IA, IB) và thực hiện KNTS tự nhiờn trờn trạng thỏi đất cú cõy gỗ rải rỏc (IC) để tăng độ che phủ, chống xúi mũn, hạn chế rửa trụi đất. Cũng cần giữ lại một số diện tớch trạng thỏi cỏ, cõy bụi (ở những nơi cú sẵn cỏ càng tốt hoặc tỏc động thờm) để cung cấp thức ăn cho cỏc loài động vật múng guốc cũng như tạo môi trường sống cho cỏc loài chim thỳ khỏc. 5.3.2. Hệ thực vật rừng Theo danh mục thực vật đã được thu thập mẫu và kết quả điều tra bổ sung năm 2008, cho tới nay, Vườn Quốc gia Ba Vì có 160 họ, 649 chi, 1201 loài thực vật bậc cao có mạch nằm trong 14 yếu tố địa lý thực vật (tính theo đơn vị cơ bản chỉ = gennus). 10 [...]... dân, hạn chế 29 tối đa các tác động có hại tới Vườn, góp phần đạt được mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững VQG Ba Vì trong giai đoạn mới Phần thứ tư Quy hoạch phát triển Vườn Quốc Gia ba vì giai đoạn 2010 - 2020 I Một số dự báo 1 Dự báo về dân số, đói nghèo, sự phụ thuộc vào rừng Hiện tại, tỉ lệ tăng dân số bình quân trong khu vực vẫn cao (1,38%), việc gia tăng dân số chưa có giải pháp tốt để kiểm... Đặc điểm cơ bản về kinh tế xã hội 1 Dân tộc, dân số và lao động Theo quy hoạch mở rộng Vườn, hiện nay Vườn Quốc gia Ba Vì nằm trong phạm vi hành chính của 16 xã thuộc 5 huyện là Ba Vì có 7 xã là Ba Vì, Ba Trại, Tản Lĩnh, Khánh Thượng, Minh Quang, Vân Hoà, Yên Bài; huyện Thạch Thất có 3 xã là xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung; huyện Quốc Oai có 1 xã là xã Đồng Xuân; huyện Lương Sơn có 2 xã là Yên Quang... loại đất đai Theo Quy t định số510/QĐ-TTg ngày 12/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mở rộng diện tích Vườn Quốc gia Ba Vì, diện tích tự nhiên của Vườn là 11.462 ha Tuy nhiên, theo kết quả rà soát 3 loại rừng, trong quá trình thực hiện đã có sự điều chỉnh như chuyển một phần diện tích sang mục 16 đích Quốc phòng, một số diện tích cho sản xuất nên diện tích hiện nay Vườn quản lí còn lại... loại đất khác 168,5 ha; chiếm 1,6%; bao gồm đất nương róy, vườn quả, vườn chố, đường giao thụng, đất xõy dựng, hệ thống suối (chi tiết xem biểu 1, 2, 3 phần phụ biểu) 2 Hiện trạng quản lí rừng và đất rừng tại các phân khu chức năng Theo Quy t định số 3732/QĐ-BNN-XD, ngày 29/10/2004 của Bộ NN&PTNT về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng vùng lõi Vườn Quốc gia Ba Vì giai đoạn 2005 - 2008, diện tích phân... hỗn giao 32,3 ha; rừng nỳi đỏ 9,3 ha (khu vực cú vỏch đỏ dốc dựng đứng) Rừng trồng 3.414,8 ha với cỏc loài cõy như Thụng, Keo, Lỏt hoa…Đất chưa cú rừng 2.331,8 ha; chủ yếu ở trạng thỏi cõy bụi và cõy gỗ tỏi sinh rải rỏc (IB, IC) II Đánh giá công tác quy hoạch, thực hiện quy hoạch giai đoạn 2000 - 2009 1 Kết quả công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch - Về ranh giới và cắm mốc: + Ranh giới toàn Vườn. .. trình hạ tầng: Vườn thực hiện xây dựng các công trình hạ tầng theo kế hoạch bao gồm hệ thống đường nội Vườn, hệ thống điện, Hội trường, các Trạm kiểm lâm (chi tiết xem phụ biểu 2-XD phần phụ lục) - Xây dựng các Vườn thực vật: vườn Tre trúc, vườn Asean, vườn Cau dừa, vườn cây thuốc Nam, vườn Xương rồng (chi tiết xem ở mục 3 dưới đây) 18 2 Công tác bảo vệ rừng Đây là nhiệm vụ chính của Vườn nhằm bảo vệ... phát triển ngành du lịch của Thành phố và Quốc gia trong giai đoạn mới Tuy nhiên, với CSHT hiện nay còn yếu và thiếu nên không thể đáp ứng các nhu cầu khi du lịch sinh thái phát triển Xuất phát từ những lí do trên, cần thiết phải quy hoạch mới cho việc bảo tồn và phát triển VQG Ba Vì giai đoạn 2010 - 2020 Phương án quy hoạch trên nguyên lí là thiết kế một không gian khoa học, hài hoà với cảnh quan thông... lớp Bò sát và Lưỡng thê Đó là các loài Thằn lằn tai Ba Vì (Tropidophous baviensis), ếch vạch (Chaparana delacouri) Bảng 3 Kết quả nghiên cứu động vật rừng VQG Ba Vì Lớp Số loài Số họ Số bộ Thú 63 24 8 Chim 191 48 17 Bò sát 61 15 2 Lưỡng thê 27 4 1 Cộng 342 91 28 (chi tiết xem phần báo cáo động vật, tập báo cáo chuyên đề) Nhóm động vật quí hiếm ở VQG Ba Vì có 66 loài, phần lớn là loài ĐVR nhỏ, hoặc trung... lõi Vườn Quốc gia Ba Vì giai đoạn 2005 2008 đã kết thúc Tuy nhiên, nhiều nội dung trong quy hoạch vẫn chưa được thực hiện hoặc thực hiện dở dang, đến nay đã kết thúc các danh mục đầu tư Tại khu vực cốt 400, cốt 600-700, cốt 800, các chương trình đầu tư xây dựng nhà nghỉ, các khu dịch vụ công cộng, hệ thống đường tuần tra kết hợp tham quan du lịch hầu như chưa được thực hiện - Một số nội dung quy hoạch. .. manii)… Thực vật đặc hữu và mang tên Ba Vì: loài được gọi là đặc hữu Ba Vì theo thời điểm (Ba vi’s endemic plants by point of time) có 49 loài, có 36 loài nằm trong danh lục đỏ (Red List), điển hình như Mua Ba Vì (Allomorphia baviensis), Thu hải đường Ba Vì (Begonia baviensis), Xương cá Ba Vì (Tabernaemontana baviensis)… Cây có giá trị sử dụng gỗ: có 185 loài Thực vật cây thuốc: có tới 503 loài thuộc . độ bình quân năm là 23 ,4 0 C. ở vùng thấp, nhiệt độ tối thấp xuống tới 2,7 0 C; nhiệt độ tối cao lên tới 42 0 C. ở độ cao 40 0m nhiệt độ trung bình năm là 20,6 o C; Từ độ cao 1.000m trở lên nhiệt. núi liên tiếp, nổi lên rõ nét là các đỉnh như Đỉnh Vua cao 1.296m, Đỉnh Tản Viên cao 1.227 m, Đỉnh Ngọc Hoa cao 1 .131 m, Đỉnh Viên Nam cao 1.012 m. Địa hỡnh bị chia cắt bởi những khe và thung. năm 1999. - Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Tây (cũ) đến năm 2010. - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế các huyện Ba Vì, Lương Sơn, Kỳ Sơn giai đoạn 2000 - 2010. - Quy hoạch tổng

Ngày đăng: 02/07/2014, 08:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan