HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÀI VĂN

2 4.2K 4
HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÀI VĂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngày dạy: Tiết : 122 HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÀI VĂN  A/. MỤC TIÊU: Giúp H: - Nắm được các yêu cầu về hình thức trình bày bài văn. - Có kĩ năng trình bày bài viết đúng quy cách. B/.CHUẨN BỊ: *GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học. *HS: SGK, k/thức c/bản về “Hình thức trình bày bài văn” C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Gợi tìm, thảo luận. D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1 On định tổ chức: Kiểm diện HS 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày các yêu cầu diễn đạt trong bài văn nghị luận? (I*) - Làm thế nào để diễn đạt hay? (II) 3.Giảng bài mới: * Giới thiệu HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * H đọc mục 1 - Thế nào là hình thức trình bày bài văn ? * H đọc mục 2 - Trình bày những yêu cầu cần thiết khi trình bày một bài văn? + Về chữ viết? + Lề và bố cục các phần ntn? + Trích dẫn phải thế nào? * H đọc BT3/ 179. - Nêu yêu cầu? I/. Trình bày bài văn: Trình bày một bài văn là sự thể hiện nội dung, câu chữ, bố cục thành hình thức cụ thể của bài viết trên trang giấy.Bài văn không chỉ hay về nội dung mà còn phải được trình bày bằng một hình thức đẹp, đúng qui cách. Kĩ năng trình bày bài văn nhằm giúp người viết biết trình bày đúng và đẹp một bài văn trên giấy. II/. Các yêu cầu trình bày bài văn: 1/. Chữ viết cần đúng và đẹp: - Chữ viết phải rõ ràng, dễ đọc, đủ nét, không mắc lỗi chính tả. - Không được tẩy xóa nhiều. Nếu viết sai, gạch chéo chữ viết sai rồi viết lại cho đúng. 2/. Lề và bố cục các phần: - Phải chừa lề, viết thẳng lề - Các phần mở, thân, kết bài cũng như các phần, các luận điểm lớn trong thân bài phải xuống dòng và lùi vào một khoảng xác định - Nhìn vào bài viết có thể thấy ngay các phần của bài văn và các luận điễm trong phần thân bài. 3/. Trích dẫn đúng qui cách: - Các dẫn chứng (thơ, văn, ý kiến…) nếu đúng nguyên văn cần đặt trong dấu ngoạc kép; kết thúc lời dẫn cần ghi xuất xứ câu dẫn và để trong ngoặc đơn. - Nội dung xuất xứ trong ngoặc đơn phải thống nhất trong bài ( Tác phẩm- tác giả ) - Trình bày dẫn chứng cân đối, hài hòa: Là thơ đặt ở giữa trang giấy. Nếu là văn viết liên tục và đặt trong dấu ngoặc kép. TD: “ Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể” (Sóng- Xuân Quỳnh) - Trong trường hợp không nhớ chính xác thì chuyển thành lời gián tiếp và không để trong ngoặc kép. III/. Luyện tập: BT3/ 179: - H trình bày nhận xét. G đúc kết. Bài tập 3 sai về quy cách trích dẫn thiếu nhất quán (trong ngoặc đơn) và cần đặt cụm từ tiếng hát của một người thanh niên, một người cộng sản trong dấu ngoặc kép (" "). Ngoài ra, cụm từ " Từ ấy mặt trời chân lí" ở dòng đầu cũng cần đặt trong dấu ngoặc kép (" "). 4/. Củng cố và luyện tập: - Trình bày những yêu cầu cần thiết khi trình bày một bài văn? 5/. Hướng dẫn H tự học ở nha: ♦ Học bài, làm BT còn lại. Chuẩn bị bài: Tổng kết phương pháp đọc, hiểu văn bản văn học. + Đọc VB, tóm gọn ý ở các mục và trả lời câu hỏi luyện tập. E/. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… . Ngày dạy: Tiết : 122 HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÀI VĂN  A/. MỤC TIÊU: Giúp H: - Nắm được các yêu cầu về hình thức trình bày bài văn. - Có kĩ năng trình bày bài viết đúng quy cách. B/.CHUẨN. được trình bày bằng một hình thức đẹp, đúng qui cách. Kĩ năng trình bày bài văn nhằm giúp người viết biết trình bày đúng và đẹp một bài văn trên giấy. II/. Các yêu cầu trình bày bài văn: 1/ cầu? I/. Trình bày bài văn: Trình bày một bài văn là sự thể hiện nội dung, câu chữ, bố cục thành hình thức cụ thể của bài viết trên trang giấy .Bài văn không chỉ hay về nội dung mà còn phải được trình

Ngày đăng: 02/07/2014, 03:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan