bản cáo bạch tóm tắt ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông chào bán cổ phiếu ra công chúng

76 521 1
bản cáo bạch tóm tắt ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông chào bán cổ phiếu ra công chúng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BẢN CÁO BẠCH (TÓM TẮT) NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế công ty cổ phần số 5203000023 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cấp (đăng ký lần đầu ngày 14/10/1992, đăng ký thay đổi lần thứ 30 ngày 03/03/2010) CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG (Giấy chứng nhận đăng ký chào bán số 666/UBCK-GCN do Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 10 tháng 9 năm 2010) TỔ CHỨC PHÁT HÀNH: Ngân hàng Thương mại Cổ phần phát triển Mê Kông Trụ sở chính: Số 248 Trần Hưng Đạo – Mỹ Xuyên – TP. Long Xuyên – An Giang. Điện thoại: (076) 3841706 Fax: (076) 3841006 Website: www.mdb.com.vn TỔ CHỨC TƯ VẤN: Công ty cổ phần Chứng khoán Kim Eng Việt Nam Trụ sở chính: Lầu 1 – số 255 Trần Hưng Đạo – Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: Fax: (84-08) 3838 6636 (84-08) 3838 6639 Website: www.kimeng.com.vn Bản cáo bạch này và tài liệu bổ sung sẽ được cung cấp tại: 248 Trần Hưng Đạo - Mỹ Xuyên – TP. Long Xuyên – An Giang, sau 10 ngày kể từ ngày UBCKNN cấp giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu. Phụ trách công bố thông tin: Họ tên: Trần Bá Vinh - Tổng Giám đốc Số điện thoại: (076) 3843709. UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC CẤP CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG CHỈ CÓ NGHĨA LÀ VIỆC ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU ĐÃ THỰC HIỆN THEO CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN QUAN MÀ KHÔNG HÀM Ý ĐẢM BẢO GIÁ TRỊ CỦA CỔ PHIẾU. MỌI TUYÊN BỐ TRÁI VỚI ĐIỀU NÀY LÀ BẤT HỢP PHÁP. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế công ty cổ phần số 5203000023 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cấp (đăng ký lần đầu ngày 14/10/1992, đăng ký thay đổi lần thứ 30 ngày 03/03/2010) CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG Tên cổ phiếu: Cổ phiếu phổ thông của Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông. Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phần. Giá bán: – Cổ đông hiện hữu: 10.000 đồng/cổ phần. – Đối tượng khác: Không thấp hơn mệnh giá (10.000 đồng). Tổng số lượng chào bán: 200.000.000 cổ phần, trong đó: – Tổng số cổ phần phát hành cho cổ đông hiện hữu: 110.000.000 cổ phần, tương đương 55% tổng số cổ phần phát hành thêm. – Tổng số cổ phần phát hành cho nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước: 90.000.000 cổ phần, tương đương 45% tổng số cổ phần phát hành thêm. Tổng giá trị chào bán (theo mệnh giá): 2.000.000.000.000 đồng. TỔ CHỨC KIỂM TOÁN: Công ty TNHH Kiểm toán Ernst & Young Vietnam Địa chỉ : 2A – 4A Tôn Đức Thắng – Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại : (84-8) 38245252 Fax : (84-8) 38245250 TỔ CHỨC TƯ VẤN: Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Eng Việt Nam Địa chỉ : Lầu 1 – 255 Trần Hưng Đạo – Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại : (84-08) 3838 6636 Fax : (84-08) 3838 6639 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB BẢN CÁO BẠCH MỤC LỤC I. CÁC NHÂN TỐ RỦI RO 4 1. Rủi ro về lãi suất 4 2. Rủi ro về tín dụng 5 3. Rủi ro về ngoại hối 6 4. Rủi ro về thanh khoản 7 5. Rủi ro từ hoạt động ngoại bảng 8 6. Rủi ro luật pháp 8 7. Rủi ro của đợt chào bán, của dự án sử dụng vốn từ đợt chào bán 8 7.1. R ủi ro của đợt chào bán 8 7.2. Rủi ro của dự án sử dụng vốn từ đợt chào bán 9 8. Rủi ro pha loãng thu nhập trên cổ phần và giá cổ phiếu 9 9. Rủi ro khác 11 II. NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG BẢN CÁO BẠCH 12 1. Tổ chức phát hành 12 2. Tổ chức tư vấn 12 III. CÁC KHÁI NIỆM VÀ TỪ VI ẾT TẮT 13 IV. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH 15 1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng 15 1.1. Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông 15 1.2. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển 16 1.3. Các cột mốc đáng ghi nhớ 17 1.4. Quá trình tăng vốn điều lệ 18 1.5. Thành tích và sự ghi nhận 19 2. Cơ cấu tổ chức của MDB 19 3. Cơ cấu bộ máy quản lý của Ngân hàng 20 4. Danh sách cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần của MDB, Danh sách cổ đông sáng lập và tỉ lệ cổ phần nắm giữ, Cơ cấu cổ đông 22 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB BẢN CÁO BẠCH 5. Danh sách những công ty mẹ và công ty con của MDB, những công ty mà MDB đang nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối, những công ty nắm quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối đối vối MDB 23 5.1 Những công ty MDB nắm giữ từ trên 50% số lượng cổ phần 23 5.2 Những công ty giữ quyền kiểm soát hoặc chi phối MDB 23 6. Hoạt động kinh doanh 23 6.1 Ngành nghề kinh doanh chính của Ngân hàng 23 6.1.1 Huy động vốn 24 6.1.2 Hoạt động tín dụng 26 6.1.3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán 31 6.2 Quản lý rủi ro và bảo toàn vốn 31 6.3 Thị trường ho ạt động 31 6.3.1 Mạng lưới chi nhánh 31 6.3.2 Mạng lưới khách hàng và các loại dịch vụ cho khách hàng 34 6.3.3 Công nghệ hiện nay của Ngân hàng 34 6.4 Các dự án phát triển hoạt động kinh doanh đang thực hiện 35 7. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008, 2009 và 6 tháng/2010 35 7.1 Thuyết minh các khoản loại trừ của Báo cáo tài chính 35 7.2 Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh củ a MDB 36 7.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 36 7.1.2 Các chỉ tiêu khác 38 7.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong năm báo cáo 41 8. Vị thế của MDB so với các ngân hàng thương mại khác trong ngành 42 9. Chính sách đối với người lao động 45 9.1 Cơ cấu nhân sự 45 9.2 Chính sách đào tạo, lương thưởng, trợ cấp 46 10. Chính sách cổ t ức 46 11. Tình hình hoạt động tài chính 47 12. Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban kiểm soát, Kế toán trưởng 47 13. Tài sản cố định 61 14. Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức 62 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB BẢN CÁO BẠCH 14.1 Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức từ năm 2010 đến năm 2012 62 14.2 Căn cứ để xây dựng kế hoạch lợi nhuận và cổ tức 62 15. Đánh giá của tổ chức tư vấn về kế hoạch lợi nhuận và cổ tức 64 16. Thông tin về những cam kết nhưng chưa thực hiện của tổ chức phát hành 64 17. Các thông tin tranh chấp, kiện tụng liên quan tới MDB mà có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu chào bán 64 V. CỔ PHIẾU CHÀO BÁN 65 VI. MỤC ĐÍCH CHÀO BÁN 69 1. Các văn bản được ban hành bởi Ngân hàng liên quan đến đợt chào bán 69 2. Mục đích chào bán 69 3. Phương án khả thi 70 VIII. CÁC ĐỐI TÁC LIÊN QUAN TỚI ĐỢT CHÀO BÁN 72 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB BẢN CÁO BẠCH Trang 4 I. CÁC NHÂN TỐ RỦI RO 1. Rủi ro về lãi suất Rủi ro lãi suất phát sinh khi có sự chênh lệch kỳ hạn giữa huy động và cho vay của Ngân hàng do các biến động lãi suất của thị trường. Rủi ro lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của Ngân hàng. Lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định hàng tháng để điều khiển chính sách tiền tệ. Lãi suất huy động vốn và cho vay của các tổ chức tín dụ ng được xây dựng trên cơ sở lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định hàng tháng. Trong thời gian vừa qua, lãi suất trên thị trường có nhiều thay đổi do sự thay đổi của lãi suất cơ bản. Lãi suất cơ bản được Ngân hàng Nhà nước quy định rất cao (14%/năm) để đối phó với tình hình lạm phát trong sáu tháng cuối năm 2008 và sau đó đã được điều chỉnh giảm dần theo sự phục hồi củ a nền kinh tế và tình hình kiểm soát lạm phát. Số liệu về lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định trong năm 2008, 2009 và 5 tháng của năm 2010 như sau: Áp dụng Lãi suất cơ bản (%/năm) Từ ngày Đến ngày 8,0% 01/12/09 Hiện nay (31/5/2010) 7,0% 01/02/09 30/11/09 8,5%/ 22/12/08 31/01/09 10,0% 05/12/08 21/12/08 11,0% 21/11/08 04/12/08 12,0% 05/11/08 20/11/08 13,0% 21/10/08 04/11/08 14,0% 11/06/08 20/10/08 12,0% 19/05/08 10/06/08 8,75% 01/02/08 18/05/08 8,25% 01/01/08 31/01/08 Nguồn: Website Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam. Từ tháng 12/2009 đến nay, lãi suất cơ bản luôn được duy trì ở mức 8%/năm nhưng lãi suất huy động và cho vay trên thị trường trong thời gian này có nhiều biến động. Tại thời điểm đầu tháng 5/2010, mức lãi suất tiền gửi do các ngân hàng thương mại niêm yết phổ biến khoảng 11,5%/năm, cá biệt có ngân hàng nâng mức huy động lên đến 11,9%/năm. Ngoài ra, một số ngân hàng đã áp dụng chính sách thưởng tiề n và thưởng lãi suất trong quá trình huy động vốn nên lãi suất thực tế huy động vốn cao hơn so với mức lãi suất niêm yết. Mức lãi suất cho vay do các tổ chức tín dụng niêm yết hiện tại đang ở mức 14 – 14,5% (thời điểm tháng 4/2010). Hiệp hội ngân hàng đang đề nghị các tổ chức tín dụng giảm dần mặt bằng lãi suất thị trường, cụ thể mức lãi suất huy độ ng xoay quanh 11,5% và NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB BẢN CÁO BẠCH Trang 5 mức lãi suất cho vay ngắn hạn dưới 14%/năm, trung và dài hạn dưới 14,5%/năm và cho vay tiêu dùng dưới 15%/năm. Hiện tại, các ngân hàng thương mại đã có bước điều chỉnh giảm lãi suất huy động và cho vay theo đề nghị trên. Tuy nhiên, tình hình lãi suất huy động và cho vay còn phụ thuộc rất nhiều tình hình hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt là quá trình kiểm soát lạm phát của Ngân hàng Nhà nước. Do tác động của lãi suất đến kết qu ả kinh doanh rất lớn, do đó MDB quản lý rủi ro lãi suất rất cẩn trọng. MDB luôn theo dõi sự thay đổi của lãi suất trên thị trường để từ đó đưa ra những nhận định đúng đắn về diễn biến, xu hướng của lãi suất trên thị trường. Hội đồng ALCO của MDB duy trì các cuộc họp đột xuất, định kỳ hàng tuần, tháng để có những quyết định thích hợp cho các hoạt động của Ngân hàng. Để hạn chế rủi ro lãi suất, MDB luôn quan tâm và giám sát chặt chẽ việc điều hành lãi suất. MDB chủ động điều hành lãi suất được một cách linh hoạt: – Quy định lãi suất huy động, lãi suất cho vay, đối với từng sản phẩm, dịch vụ trong từng thời kỳ; – Quy định kỳ hạn huy động vốn đủ linh hoạt để thích ứng với thay đổi của lãi suất thị trường. Đồng thời, quy định kỳ hạn huy động vốn và cho vay hợp lý để thu hẹp chênh lệch kỳ hạn bình quân giữa huy động và cho vay; – Quy định lãi suất huy động và cho vay phù hợp với từng địa bàn cụ thể trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh doanh. – Đồng thời, MDB đang nghiên cứu để có thể áp dụng các công cụ phái sinh nhằm giảm thiểu rủi ro lãi suất. 2. Rủi ro về tín dụng Rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Rủi ro tín dụng phát sinh khi người đi vay hoặc người bảo lãnh cho người đi vay không thực hiện đúng nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng bảo lãnh, bao g ồm việc không thanh toán nợ gốc và lãi vay khi khoản nợ vay đến hạn. Trong lĩnh vực ngân hàng, NHNN quy định việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo từng thời kỳ. Quỹ dự phòng rủi ro được trích lập để bù đắp cho những tổn thất phát sinh trong hoạt động tín dụng. Quy mô quỹ dự phòng rủi ro tín dụng phản ánh chất lượng tín dụng của từng ngân hàng. Hiện tại, thu nhập chính của MDB là từ ho ạt động tín dụng, bình quân chiếm trên 97% trong tổng số thu nhập của Ngân hàng. Do đó, MDB rất quan tâm đến việc kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng. Các khoản tín dụng và bảo lãnh luôn được Hội đồng tín dụng MDB xem xét trước khi quyết định và khoản cho vay/bảo lãnh chỉ được thông qua khi có sự nhất trí của 100% các thành viên Hội đồng tín dụng. Bên cạnh đó, tùy theo tình hình thực tế của thị trường và hoạt động của Ngân hàng, MDB quy định c ụ thể hạn mức tín dụng đối với từng Chi nhánh, đồng thời ban hành đầy đủ các quy định hướng dẫn chi tiết quá trình cấp tín dụng, bảo lãnh và quản lý sau khi cho vay. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB BẢN CÁO BẠCH Trang 6 Hoạt động tín dụng của MDB hiện nay chủ yếu tập trung vào khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất kinh doanh thương mại và dịch vụ. Khách hàng vay phải có phương án hoạt động hiệu quả và có tài sản thế chấp. Do đó, việc phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, do MDB cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nên phụ thuộc rất nhiề u vào điều kiện thiên nhiên. Để khắc phục hậu quả của rủi ro tín dụng, MDB luôn chủ động trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định hiện hành của NHNN. Số tiền trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của MDB trong giai đoạn 2007 – Quý II/2010 như sau: Bảng 1: Số liệu về dư nợ cho vay, nợ quá hạn và dự phòng rủi ro tín dụng ĐVT: Tỉ đồng Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 30/6/2010 Tổng tài sản có 1.575 2.042 2.524 2.868 Dư nợ cho vay 1.265 1.343 2.397 2.448 Nợ quá hạn 3 23 237 48,5 Tỉ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ cho vay 0,24% 1,71% 9,90% 1,98% Tỉ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ cho vay 0,08% 0,80% 2,92% 1,57% Tỉ lệ nợ có khả năng mất vốn 0,05% 0,15% 0,74% 0,80% Dự phòng rủi ro tín dụng cho vay khách hàng 6 9,9 21,7 25,8 Nguồn: BCTC năm 2007, 2008 và 2009 đã kiểm toán và BCTC Quý II/2010 của MDB. Tỉ lệ nợ quá hạn và tỉ lệ xấu so với tổng dư nợ cho vay của MDB trong thời gian qua có xu hướng tăng lên, đặc biệt là năm 2009, tỉ lệ nợ quá hạn lên đến 9,90%, tỉ lệ nợ xấu tăng lên 2,92% vào thời điểm cuối năm 2009. Nguyên nhân của tình trạng này là do khách hàng của MDB là những đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng c ủa những khó khăn của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008 và 2009. MDB đã tập trung xử lý tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu và đến thời điểm cuối Quý II/2010, tỉ lệ nợ quá hạn đã giảm từ 9,90% xuống còn 1,98%, nợ xấu đã giảm xuống còn 1,57%. 3. Rủi ro về ngoại hối Rủi ro ngoại hối phát sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn, về lo ại tiền tệ của các khoản ngoại hối nắm giữ. Ngân hàng có thể phải gánh chịu thua lỗ khi tỉ giá ngoại hối biến động. Tính đến thời điểm 30/6/2010 MDB chưa thực hiện kinh doanh ngoại hối. Trong tương lai, MDB sẽ từng bước thực hiện hoạt động liên quan đến ngoại hối để đáp ứng nhu cầu của thị trường. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB BẢN CÁO BẠCH Trang 7 4. Rủi ro về thanh khoản Rủi ro thanh khoản xảy ra khi các ngân hàng không cân đối được giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn, dẫn đến mất khả năng thanh toán. Trong giai đoạn khủng hoảng, thông thường người gửi tiền sẽ rút tiền ra nhanh hơn việc người đi vay sẵn sàng trả nợ. Do vậy, ngân hàng không có đủ nguồn vốn để thanh toán theo yêu cầu của người gửi tiền. R ủi ro thanh khoản là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng. Do đó, MDB luôn quan tâm đặc biệt đến việc quản lý rủi ro này. Quản lý rủi ro thanh khoản tại MDB được thực hiện trong một kế hoạch tổng thể về quản lý rủi ro thanh khoản và ứng phó với các rủi ro thanh khoản. Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động, MDB luôn đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản rất tốt và luôn tuân thủ các quy định về thanh kho ản của NHNN. Hội đồng ALCO, Ban điều hành và Phòng quản lý rủi ro tuỳ theo phân cấp trách nhiệm đưa ra những đánh giá định tính, định lượng về tính thanh khoản, xây dựng khung quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản. Quản lý rủi ro thanh khoản tại MDB luôn tuân thủ các nguyên tắc sau: – Tuân thủ nghiêm các quy định của NHNN về tỉ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động của MDB; – Duy trì tối thiểu 25% giữa giá trị tài sản “Có” có thể thanh toán ngay và các tài sản “Nợ” sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian một tháng tiếp theo; – Duy trì mức tối thiểu bằng 1 (một) giữa tổng tài sản “Có” có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 (bảy) ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản “Nợ” phải thanh toán trong khoảng thời gian 7 (bảy) ngày làm việc tiếp theo; – Tổng hợp và phân tích xu hướng của khách hàng gửi tiền để từ đó xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cho các hoạt động có rủi ro (tín dụng, bảo lãnh, đầu tư, ); – MDB thiết lập các định mức thanh khoản như là một công cụ dự phòng tài chính để ứng phó với đột biến về thanh khoản. Căn cứ vào khả năng thanh toán ngay và khả năng chuyển đổi thành thanh toán ngay, định mức thanh khoản sẽ được quy định cụ thể tại Quy chế điều hành thanh khoản và quy định về thanh khoản áp dụng hiện hành cho từng đơn vị thành viên của MDB. Dưới đây là s ố liệu về khả năng thanh khoản của MDB trong giai đoạn 2007 – 2009. Bảng 2: Chỉ số khả năng thanh khoản của MDB Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 30/6/2010 – Tỷ lệ giữa giá trị tài sản “Có” có thể thanh toán ngay và các tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong vòng 1 tháng tiếp theo 30,51% 69,50% 55,29% 37,98% – Khả năng thanh toán ngay 122% 379,54% 115,39% 104,92% – Tỉ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn 0% 0% 0% 6,39% Nguồn: MDB. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB BẢN CÁO BẠCH Trang 8 5. Rủi ro từ hoạt động ngoại bảng Các hoạt động ngoại bảng của MDB chủ yếu bao gồm các khoản cam kết cho vay và các hình thức bảo lãnh thanh toán. MDB thực hiện chính sách bảo lãnh thận trọng, phần lớn các khoản bảo lãnh đều có thế chấp. Hội đồng tín dụng quyết định bảo lãnh trên cơ sở xác minh, thẩm định chặt chẽ tương tự như các khoản cho vay. Tạ i thời điểm 31/12/2009, MDB thực hiện cam kết bảo lãnh thanh toán cho khách hàng trong nước trị giá 4,9 tỉ đồng. 6. Rủi ro luật pháp Hoạt động ngân hàng là lĩnh vực liên quan đến mọi yếu tố kinh tế, xã hội và liên quan đến nhiều người dân và doanh nghiệp. Vì vậy, lĩnh vực ngân hàng chịu chi phối của rất nhiều văn bản luật và được NHNN giám sát chặt chẽ. Khi luật pháp thay đổi, đặc biệt là các chính sách của NHNN, sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động của các ngân hàng. Do đó, MDB luôn quan tâm đến sự thay đổi của luật pháp và các chính sách của Chính phủ và NHNN. Để phòng ngừa rủi ro này, MDB từng bước chuẩn hoá quy trình nghiệp vụ để nâng cao khả năng dự báo, quản lý, kiểm soát, điều hành nhằm thích ứng với môi trường kinh doanh. Bộ phận Pháp chế của MDB luôn đảm bảo các quyền lợi hợp lý, hợp pháp của Ngân hàng trong hoạt độ ng kinh doanh. 7. Rủi ro của đợt chào bán, của dự án sử dụng vốn từ đợt chào bán 7.1. Rủi ro của đợt chào bán Trong đợt chào bán này, MDB thực hiện chào bán 55% số cổ phần phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu và 45% cho các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước. Do có sự khác biệt giữa thời điểm lập hồ sơ và thời điểm chào bán nên có những thay đổi tác động đến sức cầu cổ phiếu và giá cổ phiếu ảnh hưởng đến dòng tiền thu vào của MDB trong đợt chào bán này. Những thay đổi bao g ồm: biến động của thị trường chứng khoán tác động đến cung và cầu cổ phiếu; ảnh hưởng của việc chào bán chứng khoán từ các doanh nghiệp khác trong cùng thời gian, …. Theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 của Luật chứng khoán, MDB phải hoàn thành việc phân phối chứng khoán trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng có hiệu lực. Trường hợp MDB không thể hoàn thành việ c phân phối chứng khoán ra công chúng trong thời hạn này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét gia hạn việc phân phối chứng khoán nhưng tối đa không quá ba mươi ngày. Nếu quá thời hạn trên mà Ngân hàng không hoàn thành việc phân phối cổ phiếu thì có khả năng Ngân hàng bị Ủy ban chứng khoán Nhà nước đình chỉ việc chào bán chứng khoán ra công chúng. Đợt chào bán này của MDB không được bảo lãnh phát hành nên có thể xảy ra rủi ro cổ phiếu phát hành không được mua hết. Trong trường hợp này, lượng cổ phầ n chưa phân phối hết sẽ được xử lý theo hướng: [...]... TRIỂN MÊ KÔNG – MDB IV TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH 1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng 1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông – Tên gọi: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông – Tên giao dịch: Tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông Tiếng Anh: Mekong Development Joint Stock Commercial Bank Tên viết tắt: MDB... chia cổ tức 8 Rủi ro pha loãng thu nhập trên cổ phần và giá cổ phiếu 8.1 Rủi ro pha loãng thu nhập trên cổ phần Rủi ro pha loãng thu nhập trên cổ phần xảy ra khi Ngân hàng thực hiện phát hành thêm cổ phần Ảnh hưởng của việc phát hành thêm cổ phần mới đến thu nhập trên cổ phần của Ngân hàng dự kiến như sau: – Tổng số cổ phần đang lưu hành: 100.000.000 cổ phần BẢN CÁO BẠCH Trang 9 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ... do Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Eng Việt Nam tham gia lập trên cơ sở Hợp đồng tư vấn với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông Chúng tôi đảm bảo rằng việc phân tích, đánh giá và lựa chọn ngôn từ trên Bản cáo bạch này đã được thực hiện một cách hợp lý và cẩn trọng dựa trên cơ sở các thông tin và số liệu do Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông cung cấp BẢN CÁO BẠCH Trang 12 NGÂN... BẠCH Trang 12 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB III CÁC KHÁI NIỆM VÀ TỪ VIẾT TẮT Trong Bản cáo bạch này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: – Bản cáo bạch: Bản công bố thông tin của Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Mê Kông về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp thông tin cho nhà đầu tư đánh giá và đưa ra các quyết định đầu tư – Cổ đông: Tổ chức hoặc... phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu (110.000.000 cổ phần) BẢN CÁO BẠCH Trang 10 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB Giả sử giá cổ phiếu MDB tại ngày trước ngày giao dịch không hưởng quyền là 14.000 đồng /cổ phiếu Giá cổ phiếu phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu là 10.000 đồng /cổ phần Tại ngày giao dịch không hưởng quyền, giá tham chiếu cổ phiếu sẽ được điều chỉnh kỹ thuật như sau: P*... 1.000.000 đồng /cổ phần, đối tượng phân phối là cổ đông hiện hữu – Bán cho Ngân hàng Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VP Bank) 3.850 cổ phần 07/2006 70 – Bán cho cổ đông hiện hữu 2007 500 – Bán cho cổ đông hiện hữu – Bán cho Công ty TNHH Áng Mây 50.000 cổ phần – Bán cho Công ty Cổ phần Nam Việt 54.000 cổ phần – Bán thêm cho VP Bank 16.060 cổ phần – Bán cho CB.CNV của MDB (Mệnh giá: 1.000.000 đ /cổ phần) 2009... DỊCH CÁC CÔNG TY TRỰC THUỘC Hình 2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ BẢN CÁO BẠCH Trang 21 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB 4 Danh sách cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần của MDB, Danh sách cổ đông sáng lập và tỉ lệ cổ phần nắm giữ, Cơ cấu cổ đông 4.1 Danh sách cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần của MDB Căn cứ Danh sách cổ đông của MDB chốt tại thời điểm ngày 30/6/2010, cổ đông... vay ngắn hạn (651121) Cho vay trung và dài hạn (651122) Dịch vụ thanh toán và Ngân quỹ (65113) Dịch vụ ngân quỹ (thu, phát tiền mặt cho khách hàng) (651135) Góp vốn, mua cổ phần (651191) BẢN CÁO BẠCH Trang 15 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB – Logo của Ngân hàng: 1.2 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển Tiền Thân của MDB là Trung tâm tín dụng Mỹ Xuyên được thành lập và hoạt... Nguồn: MDB BẢN CÁO BẠCH Trang 22 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB 4.3 Cơ cấu cổ đông của MDB tại thời điểm 30/6/2010 Tại thời điểm 30/6/2010 Ngân hàng có tổng cộng 646 cổ đông, với cơ cấu như sau: STT Nội dung Số cổ phần sở hữu Tỷ lệ sở hữu (%) Số lượng cổ đông Cơ cấu cổ đông 100.000.000 100,00 646 8 638 Tổ chức Cá nhân A Vốn cổ phần 1 Cổ đông sáng lập 1.632.900 1,63 4 0 4 2 Cổ đông... (Mệnh giá: 1.000.000 đ /cổ phần) 2009 1.000 – Bán cho Quỹ đầu tư chứng khoán An Phúc 25.000.000 cổ phần, Quỹ đầu tư chứng khoán Thành Việt 20.000.000 cổ phần, cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư khác 4.000.000 cổ phần – Bán cho cán bộ, nhân viên của MDB: 1.000.000 cổ phiếu (195 nhân viên) Nguồn: MDB BẢN CÁO BẠCH Trang 18 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB 1.5 Thành tích và sự ghi nhận MDB . do Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông cung cấp. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB BẢN CÁO BẠCH Trang 13 III. CÁC KHÁI NIỆM VÀ TỪ VIẾT TẮT Trong Bản cáo bạch. CHỨC PHÁT HÀNH 1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng 1.1. Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông – Tên gọi: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển. CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG Tên cổ phiếu: Cổ phiếu phổ thông của Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông. Mệnh giá: 10.000 đồng /cổ phần. Giá bán: – Cổ đông hiện hữu: 10.000 đồng /cổ phần.

Ngày đăng: 02/07/2014, 02:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trang Bia BCB TOM TAT_MDB_2010_.pdf

  • Ban cao bach tom tat_MDB_2010_.pdf

  • trang cuoi.pdf

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan