Xây dựng chiến lược- phương pháp học tiếng Anh hiệu quả potx

17 363 0
Xây dựng chiến lược- phương pháp học tiếng Anh hiệu quả potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xây dựng chiến lược- phương pháp học tiếng Anh hiệu quả Phương pháp học Từ “chiến lược” hẳn là không còn xa lạ gì với mọi người nữa. Chúng ta xây dựng chiến lược trong mọi vấn đề liên quan tới kinh tế, đời sống, xã hội để vươn tới những mục tiêu lâu dài và bền vững. Vậy thì tại sao với tiếng Anh - chiếc chìa khoá mở ra cánh cổng tương lai, chúng ta lại không tự xây dựng những chiến lược của riêng mình để làm chủ kiến thức, làm chủ tư duy? Chiến lược 1: Sử dụng những kiến thức bạn đã biết Khi đứng trước một tình huống cần vận dụng đến tiếng Anh, bạn có thể nghĩ về những thông tin có liên quan đến chủ đề này, và ngôn ngữ bạn có thể sử dụng trong hoàn cảnh đó. Bạn có thể nghĩ đến những từ, cụm từ, mẫu câu, những thông tin mà bạn đã biết về chủ điểm hay những thông tin mà bạn sẽ sử dụng … • Ví dụ: Nếu bạn muốn mua một chiếc vé xem hoà nhạc, bạn hãy tự hình thành trong đầu những đoạn hội thoại nhỏ với người bán vé, ví dụ hỏi về ngày, giờ cũng như giá cả bằng tiếng Anh. Nếu bạn đang đọc một bản dự báo thời tiết bằng tiếng Anh, hãy nghĩ đến những điều bạn biết về những bản dự báo thời tiết như vậy- những loại thông tin mà bạn có thể bắt gặp (nhiệt độ, lượng mưa, nắng…) Mặc dù có thể là bạn mới học tiếng Anh nhưng bạn đã tích lũy được một lượng tri thức nền nào đó, dù bằng tiếng Anh hãy tiếng mẹ đẻ. Hãy tận dụng tối đa kiến thức đó để phát huy sự liên tưởng của mình. Những thứ đó sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề một cách dễ dàng. Nó cũng sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn đấy. Chiến lược 2: Suy đoán Sử dụng tư duy logic để đoán nghĩa của những từ hoặc cụm từ chưa biết. Bạn có thể sử dụng những điều bạn biết về tiếng Anh, ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn, ngữ cảnh, các tranh minh hoạ và bất cứ thứ gì để giúp bạn. • Ví dụ : Trong một bài khoá về trường học, bạn rất hay bắt gặp từ “to study” (học), và bạn không biết nghĩa của từ đó. Dựa vào vốn tiếng Anh của mình, bạn có thể dễ dàng đoán được đó là một động từ. Bạn cũng nhận ra rằng liên quan đến từ bí ẩn của chúng ta có rất nhiều từ là những môn học như mathematics (toán học), literature (văn học), biology (sinh học), and music (âm nhạc) Tiếng Anh là cả một kho từ vựng khổng lồ mà nếu chỉ tra và học trong một cuốn từ điển thì không bao giờ là đủ. Có thể có rất nhiều từ mà bạn không biết. Vì vậy kỹ năng suy đoán sẽ giúp bạn ngày càng làm giàu vốn ngôn ngữ của mình. Chiến lược 3: Đặt câu hỏi Nếu bạn cần sự trợ giúp và không hiểu một vấn đề gì, đừng ngại ngần hỏi những người xung quanh • Ví dụ: Giáo viên đưa ra một từ không quen thuộc như từ “accountant” (kế toán viên), khi học về chủ đề nghề nghiệp. Bạn có thể tìm ra ý nghĩa của từ đó bằng cách đặt các câu hỏi như: “Người đó làm việc ở nông thôn hay thành phố? Người đó có làm việc liên quan đến tiền không?” Hỏi những câu hỏi càng cụ thể, bạn càng có thể nhanh chóng đến được với thông tin mình cần. Đôi khi một số câu hỏi quá chung chung như “Nó có nghĩa là gì?” sẽ không cho bạn câu trả lời chính xác Biết cách đặt câu hỏi giúp bạn trở thành một người ham học hỏi, hoạt bát và cầu tiến. Khi tích cực tham gia vào một lớp học, chắc chắn là bạn sẽ tiếp thu nhanh hơn đồng thời cũng được giáo viên và bạn bè đánh giá cao hơn nữa. Chiến lược 4: Sử dụng nguồn Các nguồn tài liệu tham khảo như từ điển, sách giáo khoa, chương trình vi tính và internet … sẽ giúp bạn tra cứu những thông tin cần thiết • Ví dụ: Bạn đang học ở nhà và cảm thấy bí một từ nào đó? Bạn đã cố gắng suy đoán nhưng vẫn không thể hiểu nổi. Bạn cảm thấy từ đó rất quan trọng là chìa khoá để hiểu nội dung cả bài. Một cuốn từ điển lúc này có lẽ là giải pháp tốt nhất. Bạn đang học tiếng Anh trong phòng vi tính với cả lớp. Và bạn không hiểu phần ngữ pháp trong bài tập Khám phá tiếng Anh. Bạn muốn hỏi giáo viên nhưng giáo viên của bạn lúc này lại đang hướng dẫn cho một học viên khác. Như vậy bạn có thể sử dụng phần HELP trong cuốn sách để tự khám phá phần kiến thức ngữ pháp đó. Nếu bạn vẫn chưa hiểu thì sau đó bạn vẫn có thể hỏi giáo viên của bạn và chắc hẳn giáo viên sẽ sẵn sàng giúp bạn. Tìm kiếm thông tin từ một nguồn nào đó có thể giúp bạn học cách độc lập giải quyết những vấn đề phức tạp, đặc biệt là khi không có ai bên cạnh để giải thích cho bạn. Chiến lược 5: Phương pháp từ khoá Đây là một phương pháp ghi nhớ bằng hình ảnh rất thú vị giúp bạn nhớ được các từ mới Bước 1: Nghĩ ra một “từ khoá” bất kỳ mà phát âm giống từ mới đó, và tưởng tượng nó bằng hình ảnh. Bước 2: Nghĩ đến hình ảnh mà mô tả ý nghĩa của từ mới hoặc thông tin đó. Bước 3: Hình thành một mối liên kết các bức tranh lại với nhau ở trong đầu của bạn. Những bức tranh kỳ quặc một chút có khi lại làm cho bạn dễ nhớ và nhớ lâu hơn đấy. • Ví dụ: Một từ tiếng Nga: Stariy; có nghĩa là già. Bạn có thể liên tưởng một hình ảnh: một ngôi sao trên bầu trời với khuôn mặt của một cụ già râu tóc bạc phơ. Sử dụng phương pháp “từ khoá” tức là bạn đã tự mình tạo ra một sợi dây liên hệ bằng hình ảnh giữa cách phát âm và ý nghĩa của một từ mới bất kỳ. Tất nhiên là bạn không chỉ khắc sâu từ mới đó vào trong đầu mà còn có thể phát huy trí tưởng tượng của mình nữa. Trên đây chỉ là một số chiến lược giúp bạn tham khảo. Mỗi người có thể tự xây dựng cho mình những chiến lược riêng phụ thuộc vào mục tiêu mà bạn đặt ra trong việc học tiếng Anh. Nhưng điều có ý nghĩa nhất đó chính là bạn hãy kiên trì, bền bỉ theo đuổi những chiến lược đó thì chắc chắn thành quả đang ở trong tầm tay bạn rồi đấy! 6 lời khuyên cho việc học tốt Phương pháp học 1- Vạch kế hoạch: Học tập và làm việc có hệ thống Nghiên cứu điều gì nên làm trước, điều gì làm sau. Nếu bạn bỏ ra 1 giờ để vạch kế hoạch bạn sẽ tiết kiệm được 3 giờ khi thực hiện nó. 2- Học vào lúc bạn cảm thấy có lợi nhất cho môn học: Nếu đó là bài giảng văn, bạn hãy học ngay sau khi nghe giảng bài. Nếu đó là bài học thuộc lòng hoặc trả lời câu hỏi, hãy học trước khi lên lớp. Sau khi nghe giảng, bạn hãy xem lại, chọn lại và tổ chức ghi chép. Trước khi trả bài miệng, bạn dùng thì giờ để học thuộc lòng, xem lại các dữ kiện (nhất là đối với các môn XH), chuẩn bị câu hỏi cho bài cũ. Việc đặt câu hỏi là một kỹ thuật tốt để giúp đào sâu vẫn đề và đưa ra các phần bạn cần nghiên cứu thêm. 3- Hiểu rõ các ghi chép: Tìm ra các ý tưởng quan trọng mà thầy cô đã nhấn mạnh. Lưu ý các từ: "cho nên, vì vậy, chủ yếu, điều quan trọng" mà thầy cô đã tóm tắt. 4- Học một cách chủ động chứ không thụ động: Không nên đọc đi đọc lại một câu như vẹt. Hãy dùng nhiều giác quan khi học. Cố gắng cho đầu óc bạn nhìn thấy được. a- Sử dụng âm thanh: Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng. b- Sử dụng sự liên tưởng: Liên tưởng điều đang học với điều gì quan trọng có liên quan. 5- Ghi chú cẩn thận: Nó sẽ đòi hỏi bạn suy nghĩ theo lối phân tích. Ghi ngắn, đủ dữ liệu sẽ tốt hơn là viết tất cả mọi điều ghi được vì bạn không còn thời gian để phân tích rồi tổng hợp lại. 6- Luôn học tại bàn: Cách học này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể hình. Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng. (Theo GlobalEdu) 3 comments Làm sao để tăng tốc độ đọc hiểu tiếng Anh? Phương pháp học (Thông tin từ Global Education®) Có bao giờ bạn cảm thấy việc đọc hiểu một đoạn văn hay một bài báo bằng tiếng Anh mất rất nhiều thời gian? Có khi tốc độ đọc trung bình của bạn lên tới từ 200 đến 350 từ trong một phút nhưng bạn lại không nắm được nội dung của toàn bài hay bỏ qua một vài ý chính? Điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu bạn không biết cách đọc hiểu nhanh và hiệu quả. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn nâng cao kỹ năng đọc của mình. 1. Trước hết bạn hãy đọc lướt qua tài liệu. Hãy xác định đâu là những đề mục chính, các phần, và cả những tài liệu liên quan? Mục đích của việc này là để nắm rõ những nội dung chính mà bạn cần quan tâm đồng thời bạn sẽ quyết định quá trình đọc sẽ đi theo hướng nào. 2. Trong khi đọc, bạn hãy chú ý điều chỉnh tốc độ. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi nếu cứ phải tập trung chú ý vào tất cả các phần, các nội dung trong bài. Có thể đọc chậm lại nếu bạn cảm thấy đây là phần quan trọng của bài. Và đừng quên tăng tốc trước một phần quá quen thuộc và cực kỳ dễ hiểu (hoặc là phần không cần phải hiểu rõ). 3. Thay vì lúc nào cũng chăm chăm chú ý tới từng từ một trong đoạn văn, bạn hãy thử đọc cả một nhóm từ cùng một lúc có liên quan chặt chẽ với nhau. Như vậy có thể rút ngắn được thời gian đọc khá nhiều. Nếu cần bạn có thể sử dụng một số chương trình máy tính như Speed Reader hoặc Rapid Reader được tạo ra để hỗ trợ người đọc có thể tăng tốc độ đọc của mình với những từ và chữ cái nhấp nháy. 4. Hãy chú trọng tới hiệu quả của việc đọc, có như vậy mục đích ban đầu bạn đặt ra mới thành công. Nói một cách khác là bạn nên tập trung vào các từ chính trong câu, hay các ý chính trong bài. Sẽ rất lãng phí thời gian nếu bạn mất quá nhiều công sức vào các liên từ, giới từ, hay các mạo từ (a, an, the, but, and, or, nor, but, etc.) 5. Hãy đánh dấu quá trình đọc một đạon văn bằng bất kỳ cái gì có thể được. Một cái bút chì, bút nhớ, ngón tay của bạn đều có thể là tiêu điểm điều khiển mắt bạn hướng từ trái sang phải hoặc từ trên xuống dưới. Như vậy bạn sẽ không bỏ lỡ các ý chưa đọc mà cũng tránh phải đọc đi đọc lại vì nhầm. Đó quả là một công cụ hữu ích giúp bạn kiểm soát được quá trình đọc của mình. Và tất nhiên, bạn sẽ đọc nhanh và đúng hơn rất nhiều. 6. Kể về những gì bạn đã đọc. Một số người đọc nhận thấy rằng khi nói chuyện về những nội dung đã đọc với bạn bè hay người thân họ có xu hướng tổng hợp kiến thức tốt hơn đồng thời cũng nhớ lâu hơn. 7. Hãy tự lựa chọn một quá trình đọc phù hợp cho mình. Không nên áp đặt bởi vì mỗi người tuỳ vào khả năng đọc, cũng như bản thân mức độ khó dễ của tài liệu mà có tốc độ đọc khác nhau. Có thể bạn không thể nào tập trung vào một tài liệu quá một giờ (hoặc nửa giờ), vậy thì tại sao phải cố gắng làm việc đó? Hãy chọn một khoảng thời gian nhất định trong ngày lúc mà bạn cảm thấy minh mẫn nhất và sẵn sàng để đọc bất kỳ thứ gì. 8. Một không gian phù hợp cũng rất quan trọng. Hãy thực hành đọc ở một nơi mà bạn không bị xao nhẵng, bị quấy rầy hoặc một nơi có khả năng truyền cảm hứng cho bạn. 9. Luyện tập! Chỉ có luyện tập! Hãy luyện tập thật nhiều! Đó cũng là bí quyết thành công khi muốn học bất cứ kỹ năng nào trong tiếng Anh. Bạn hãy chăm chỉ đọc, đọc mọi thứ về mọi chủ đề mà bạn quan tâm vào bất kỳ lúc nào có thể. Và đừng quên ghi nhớ những thông tin quan trọng. Trong khi đọc nếu có chỗ nào chưa hiểu rõ thì tốt nhất nên bỏ qua để không làm cản trở quá trình đọc của mình. Và tất nhiên là bạn sẽ quay trở lại và nghiên cứu kỹ hơn sau đó. Như vậy có thể thấy việc đọc hiểu có thể là rất thú vị và cung cấp cho ta nhiều kiến thức, nhưng đôi khi lại không cần mất quá nhiều thời gian nếu chúng ta biết cách tăng giảm tốc độ đọc. Có rất nhiều phương pháp để không những đọc nhanh mà còn hiệu quả nữa. Nhưng điều quan trọng là bạn hãy tìm một phương pháp hợp lý nhất cho mình. Tất cả những gì bạn cần là một quyển sách, đồng hồ, và một cây bút mà thôi. 2 comments Bí quyết trở thành một người nghe thông minh Phương pháp học (Thông tin từ Global Education®) Khi nói một vài thứ tiếng, chẳng hạn như tiếng Nhật, người ta thường phát âm các âm tiết với một lực như nhau. Nhưng trong tiếng Anh người nói lại dồn rất nhiều lực vào một số âm tiết cũng như dành rất ít lực cho những âm tiết khác. Điều này làm cho những người nước ngoài cảm thấy rất khó khăn khi nghe đặc biệt lúc những từ ấy được nói quá nhanh. Nhưng đối với người bản xứ thì vấn đề này lại hết sức đơn giản vì họ có thể nhận biết được các từ khác nhau thông qua trọng âm (những âm được nhấn mạnh trong khi nói). Trong tiếng Anh có hai loại trọng âm là trọng âm của từ (những âm tiết được nhấn mạnh trong một từ) và trọng âm của câu (những từ được nhấn mạnh trong một câu). Trọng âm của từ là chìa khoá giúp người nghe xác định đúng từ mà người nói sử dụng và từ đó đưa ra những hồi đáp thích hợp. Ví dụ: Khi được phát âm đúng thì 3 từ “photograph”, “photographer” và “photographic” nghe không hề giống nhau vì mỗi từ lại có trọng âm ở những âm tiêt khác nhau. ¬ PHOtograph ¬ phoTOgrapher ¬ photoGRAphic Điều này luôn đúng với mọi từ tiếng Anh có từ hai âm tiết trở lên như: TEACHer, JaPAN, CHINa, aBOVE, converSAtion, Interesting, imPORtant, deMAND, etCETera .v.v… Những âm tiết không phải là trọng âm được gọi là những âm tiết “yếu” hay “im lặng”. Người bản xứ khi nói chuyện bằng tiếng Anh thường chỉ nghe những âm tiết được nhấn mạnh (có trọng âm) chứ không để ý nhiều đến những âm tiết yếu (không phải trọng âm). Nếu đang theo một khoá học tiếng Anh, bạn có thể đề nghị giáo viên giúp bạn hiểu kỹ hơn về trọng âm từ trong tiếng Anh. Ngoài ra, bạn cũng có thể tập nghe trọng âm của những từ riêng lẻ mỗi khi bạn nghe tiếng Anh trên đài hay trong phim chẳng hạn. Đầu tiên hãy nghe và cố gắng xác định đâu là trọng âm của từ. Sau đó bạn có thể áp dụng nó khi nói chuyện với người bản xứ. Có hai nguyên tắc cần ghi nhớ về trọng âm của từ: ¬ Từ có một âm tiết thì trọng âm rơi vào chính âm tiết đó. ¬ Trọng âm luôn rơi vào nguyên âm. Nhưng hiểu ý nghĩa từng từ không có nghĩa là hiểu đúng được ý nghĩa của cả câu. Vì thế người nghe thông minh thường là người xác định được đúng trọng âm của cả từ lẫn câu. Trong một câu tiếng Anh có những từ được nhấn mạnh nhưng cũng có những từ không được nhấn mạnh. Chẳng hạn trong câu “We want to go” người Anh không hề phát âm các từ với cùng một lực như nhau. Thực tế là họ chỉ nhấn mạnh những từ quan trọng và lướt qua những từ không quan trọng. Trong ví dụ trên, từ quan trọng là “want” (= muốn) và “go” (= đi). Bạn có thể thấy rõ điều này hơn trong các ví dụ dưới đây: We WANT to GO. (Chúng tôi MUỐN ĐI) We WANT to GO to WORK. (Chúng tôi MUỐN ĐI LÀM) We DON’T WANT to GO to WORK. (Chúng tôi KHÔNG MUỐN ĐI LÀM) We DON’T WANT to GO to WORK at NIGHT. (Chúng tôi KHÔNG MUỐN ĐI LÀM vào BAN ĐÊM). Nắm vững trọng âm từ và trọng âm câu không chỉ giúp bạn nâng cao trình độ nghe mà còn giúp bạn tự tin hơn khi sử dụng tiếng Anh để giao tiếp trong cuộc sống cũng như trong công việc. Vậy bạn còn chờ gì nữa, hãy tìm hiểu về trọng âm để có thể trở thành một người nghe thông minh. No comments 12 cách để rèn luyện đầu óc bạn luôn minh mẫn Phương pháp học Những căng thẳng của cuộc sống làm cho bộ não chúng ta không còn được minh mẫn. Phải làm thế nào để lấy lại sự sáng suốt? Những cách sau đây sẽ giúp bạn. Học nữa học mãi 1. Đọc sách: Chọn sách văn học, khoa học hay những quyển sách nâng cao tính chuyên môn nghề nghiệp để đọc, sẽ giúp bộ não của bạn hoạt động tích cực hơn. Kiếm một quyển tiểu thuyết hoặc một quyển truyện trước khi bắt đầu chuyến bay công tác hay kì nghỉ mát, do việc đọc còn mang lại cho bạn sự thoải mái, thư giãn vì bạn không phải để ý đến thực tế ở bên ngoài. Đọc sách chính là cách để rèn luyện kĩ năng nhận thức và tăng cường vốn từ vựng của bạn. Hãy đọc thường xuyên, rồi bạn sẽ ngạc nhiên về những thông tin mình tiếp thu được và vô cùng bất ngờ khi phát hiện ra mình trở thành người có tài nói chuyện lúc nào không hay. 2. Tham gia một khoá học: Hãy học một điều gì đó mới mẻ, chẳng hạn như đăng kí tham gia lớp nấu ăn, cắm hoa hay hội hoạ, v.v…Bản thân bạn sẽ gặp những thách thức vì phải hấp thụ những khái niệm, những thông tin và ý tưởng mới, và giữ lại những kĩ năng cần thiết suốt quá trình ghi nhớ của bộ não. 3. Học ngoại ngữ: Tham gia một lớp học ngoại ngữ. Nghe băng và hẹn gặp một người khác phái mà bạn có thể nói chuyện bằng ngoại ngữ. Thay vì xem một chương trình ti vi theo thói quen, bạn hãy xem một bộ phim nước ngoài có phụ đề. Việc học này có tác dụng gì? Bạn nên biết rằng học ngoại ngữ chính là cách để bộ óc của bạn linh hoạt, suy nghĩ được nhạy bén, giúp rút ngắn tính chậm chạp của quá trình suy nghĩ lão hoá theo tuổi tác. Mặt khác, còn giúp bạn giao tiếp với người nước ngoài dễ dàng hơn. Những bài tập trí óc 4. Chạy bộ: Giúp tăng cường lượng oxy trong não và cơ thể bạn. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và sảng khoái hơn. 5. Chơi golf: Hãy bỏ ra vài giờ để chơi golf trong một khung cảnh mát mẻ, trong lành. Đây là một môn thể thao vừa có tính tập thể vừa có thể giúp bạn thư giãn, khuyến khích tinh thần bạn. 6. Tập yoga: Bạn có thể sẽ ngạc nhiên vì việc tập yoga đòi hỏi sự cố gắng đến mức nào. Mặc dù yoga yêu cầu toàn thân thể bạn phải thực sự tập trung, nhưng lại đem đến sự bình tĩnh và giảm bớt căng thẳng. 7. Chơi bi-a: Việc tập trung vào một khoảnh khắc sẽ giúp bạn nhạy bén hơn. Tiếp tục tư duy: 8. Chơi game: Rủ bạn bè tham gia một trò chơi, chẳng hạn như chơi cờ…Bên cạnh đó, các hoạt động xã hội cũng giúp trí óc bạn linh hoạt hơn. Vì khi đó, bạn sẽ phải vận dụng trí nhớ và các kĩ năng tư duy logic của mình. 9. Đặt mua báo hàng ngày: Những thông tin bạn nhận được mỗi ngày sẽ tích luỹ trong “phần cứng” của đầu óc bạn. Sự kích thích tư duy sẽ giúp bạn phát triển khả năng lĩnh hội và nhận thức. Sáng tạo 10. Học một nhạc cụ: như guitar, piano, organ,… Việc đọc những bản nhạc sẽ khuyến khích tư duy của bạn. 11. Chơi ô chữ: sẽ giúp bạn trau dồi những kinh nghiệm, hiểu biết và lượng từ vựng của bạn. 12. Tranh luận: Một cuộc thảo luận sẽ làm tinh thần bạn thêm hăng hái. Miễn là bạn cố gắng đừng đi lạc đề thành một cuộc cãi vã, bạn sẽ rèn luyện được lối tư duy nhanh, sắc sảo, logic và sáng tạo. Khả năng thuyết phục được người khác chính là một điều kiện tốt cho công việc của bạn và làm vững chắc thêm các mối quan hệ. Vanness Kenzo • Bói toán • Kinh nghiệm xin việc • Kế sách làm giàu - Bảo toàn kinh doanh • Người Việt trẻ • Nhân tài • Phép mầu nhiệm cuộc sống • Phương pháp học • Sức khỏe • Thành công trong cuộc sống và kinh doanh • Tình yêu và cuộc sống Xây dựng và hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam TCKT cập nhật: 12/06/2006 Các chuẩn mực kế toán VN đã ban hành Vào tháng 12.2003, IASB đã sửa đổi 15 chuẩn mực kế toán quốc tế, trong đó có 10 chuẩn mực kế toán đã được ban hành tại VN, nhằm làm tăng tính nhất quán, loại bỏ những nội dung thừa, đáp ứng những phát sinh trong thực tế, bổ sung, sửa đổi khác nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng. Những bổ sung, sửa đổi này dựa trên ý kiến của các nhà lập quy của các tổ chức chứng khoán, các chuyên gia kế toán và những bên có liên quan khác. Chuẩn mực kế toán VN được xây dựng dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế ban hành trước tháng 12 năm 2003. Do vậy, VN cần sửa đổi những chuẩn mực kế toán đã ban hành nhằm phản ánh những thay đổi này cũng như những phát triển mới của VN. Việc điều chỉnh sẽ làm giảm đi những khác biệt không cần thiết để giúp VN dễ hội nhập với thế giới hơn. Cho đến tháng 12.2003, các chuẩn mực kế toán VN cần được sửa đổi gồm: 1. Chuẩn mực số 02 - Hàng tồn kho Đề nghị thực hiện các điều chỉnh theo chuẩn mực kế toán quốc tế về phạm vi, thuật ngữ, giá gốc hàng tồn kho, phương pháp tính giá trị hàng tồn kho, giá trị thuần có thể thực hiện được và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, ghi nhận chi phí, và trình bày báo cáo tài chính. 2. Chuẩn mực số 03 - Tài sản cố định hữu hình Đề nghị thực hiện các điều chỉnh theo chuẩn mực kế toán quốc tế về các tài sản sinh học, các khoản giảm giá trị (tổn thất), ảnh hưởng của thay đổi giá cả, giá trị thanh lý, giá trị còn lại, giá trị có thể thu hồi, ghi nhận tài sản cố định hữu hình, các yếu tố cấu thành nguyên giá tài sản cố định hữu hình, các giao dịch trao đổi tài sản, xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu, khấu hao đối với các bộ phận đáng kể của tài sản cố định hữu hình, giai đoạn khấu hao, đền bù cho khoản giảm giá trị, ghi giảm tài sản cố định hữu hình, thời điểm ghi giảm, lãi do thanh lý tài sản cố định hữu hình, và trình bày báo cáo tài chính. 3. Chuẩn mực số 05 - Bất động sản đầu tư Đề nghị điều chỉnh theo chuẩn mực kế toán quốc tế về phân biệt giữa bất động sản đầu tư và bất động sản chủ sở hữu sử dụng, phạm vi áp dụng, yêu cầu trình bày các thông tin so sánh trong phần thuyết minh, một số thay đổi để phản ánh những thay đổi đối với chuẩn mực kế toán tài sản cố định hữu hình 4. Chuẩn mực số 06 - Thuê tài sản Đề nghị thực hiện các điều chỉnh theo chuẩn mực kế toán quốc tế về các thuật ngữ, phân loại thuê tài sản, ghi nhận thuê tài sản, và trình bày báo cáo tài chính. 5. Chuẩn mực số 07 - Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết Đề nghị thực hiện các điều chỉnh theo chuẩn mực kế toán quốc tế về phạm vi áp dụng, phương pháp hợp nhất theo tỉ lệ, phương pháp vốn chủ sở hữu, phương pháp giá trị hợp lý, kế toán những thay đổi về giá trị hợp lý, thuật ngữ, ảnh hưởng đáng kể, miễn áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu, loại trừ các khoản lãi và lỗ chưa thực hiện trong các giao dịch với công ty liên kết, chính sách kế toán đồng nhất, và báo cáo tài chính riêng biệt. 6. Chuẩn mực số 08 - Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh Đề nghị thực hiện các điều chỉnh theo chuẩn mực kế toán quốc tế về phạm vi áp dụng, miễn áp dụng phương pháp hợp nhất theo tỉ lệ hoặc phương pháp vốn chủ sở hữu, báo cáo tài chính riêng biệt, và trình bày báo cáo tài chính. 7. Chuẩn mực số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái Đề nghị thực hiện các điều chỉnh theo chuẩn mực kế toán quốc tế về phạm vi áp dụng, thuật ngữ, báo cáo các giao dịch bằng ngoại tệ theo đơn vị tiền tệ tác nghiệp- ghi nhận chênh lệch tỷ giá và thay đổi trong đơn vị tiền tệ tác nghiệp, sử dụng một đơn vị tiền tệ báo cáo khác ngoài đơn vị tiền tệ tác nghiệp- chuyển đổi theo đơn vị tiền tệ tác nghiệp và chuyển đổi một hoạt động ở nước ngoài, và trình bày báo cáo tài chính. 8. Chuẩn mực số 21 - Trình bày báo cáo tài chính Đề nghị điều chỉnh theo chuẩn mực kế toán quốc tế ngoại trừ các điểm nêu dưới đây. 9. Chuẩn mực số 25 - Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con. Đề nghị điều chỉnh theo chuẩn mực kế toán quốc tế về phạm vi áp dụng, miễn việc hợp nhất các khoản đầu tư trong công ty con, các thủ tục hợp nhất, báo cáo tài chính riêng biệt. 10. Chuẩn mực số 26 - Thông tin về các bên liên quan Đề nghị thực hiện các điều chỉnh theo chuẩn mực kế toán quốc tế về phạm vi áp dụng, mục đích thông báo về các bên liên quan, thuật ngữ, và trình bày báo cáo tài chính. Các chuẩn mực kế toán chưa ban hành tại VN Để tạo cơ sở đồng bộ cho các chuẩn mực kế toán, đề nghị xây dựng tất cả các chuẩn mực kế toán còn lại theo chuẩn mực kế toán quốc tế, có xem xét đến các chuẩn mực kế toán Anh, Mỹ và tình hình cụ thể của VN. 21 chuẩn mực kế toán còn lại nên được xây dựng theo thứ tự mức độ cần thiết qua khảo sát các doanh nghiệp như sau: IAS 12: Thuế thu nhập. IAS 8: Lãi và lỗ thuần trong kỳ, sai sót cơ bản và thay đổi trong các chính sách kế toán. Dragon489 Các lão làng kế toán cho mình hỏi trong kế toán xây dựng cơ bản có những vấn đề gì là khó nhát, phức tạp nhất. Xin cảm ơn + Cái khó trong XDCB là hạch toán giá trị công trình, tập hợp các chi phí phát sinh: chi phí NVL, nhân công trực tiếp của cty, tập hợp chi phí để phân bổ và các chi phí khác liên quan đến ctrình XDCB như nhân công thuê ngoài và phương pháp ghi nhận DT của công trình xd cơ bản theo hợp đồng và phụ lục hợp đồng xây dựng. - Về các chi phí NVL, NCC TT tập hợp vào các TK 621,622 ->154 - Các chi phí khác nếu phát sinh mà Ctrình XDCB hoàn thành trong năm thì hạch toán vào TK 142, nếu hơn 1 năm thì tập hợp vào TK 242 - về hạch toán DT và chi phí bảo hành ctrình thì có 2 phương pháp: Phương pháp 1: Hợp đồng XDCB quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch. Theo phương pháp này, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy thì doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành, do nhà thầu tự xác định vào ngày lập báo cáo tài chính, mà không phụ thuộc vào hoá đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch đã lập hay chưa và số tiền ghi trên hoá đơn là bao nhiêu. Để hạch toán thanh toán khối lượng xây dựng theo tiến độ kế hoạch, kế toán sử dụng các tài khoản sau: - TK 511 “Doanh thu bán hàng” - TK 337 “Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng” - TK 131 “Phải thu của khách hàng” - TK 111 “Tiền mặt” - TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”… Trình tự hạch toán được tiến hành như sau: 1. Khi hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch và kết quả hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, kế toán căn cứ vào chứng từ phản ảnh doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác định (không phải hoá đơn), ghi: Nợ TK 337 / Có TK 511 2. Căn cứ vào hoá đơn được lập theo tiến độ kế hoạch, kế toán phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch đã ghi trong hợp đồng, ghi: Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán (chi tiết đơn vị chủ đầu tư) Có TK 337: Số thu không có thuế GTGT Có TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp 3. Khoản tiền thưởng thu được từ khách hàng trả phụ thêm cho nhà thầu khi thực hiện đạt hoặc vượt một số chỉ tiêu đã được ghi trong hợp đồng, ghi: Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán Có TK 511: Số thu không có thuế GTGT Có TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp 4. Khoản bồi thường thu được từ khách hàng hay bên khác để bù đắp các chi phí chưa được tính trong giá trị hợp đồng, ghi: Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán Có TK 511: Số thu không có thuế GTGT Có TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp 5. Khi nhận được tiền thanh toán khối lượng công trình hoàn thành hoặc khoản ứng trước từ khách hàng, ghi: Nợ TK 111, 112/ Có TK 131 (chi tiết đơn vị chủ đầu tư) 6. Khi sửa chữa và bảo hành công trình: - Trích trước chi phí sửa chữa và bảo hành công trình, ghi: Nợ TK 627 / Có TK 335: Chi phí phải trả - Khi phát sinh chi phí sửa chữa và bảo hành công trình, ghi: Nợ TK 621, 622, 627: Tập hợp chi phí sửa chữa và bảo hành công trình [...]... với những máy móc thiết bị chuyên dùng cho một hợp đồng xây dựng đã trích khấu hao hết vào giá trị hợp đồng, khi kết thúc hợp đồng xây dựng được thanh lý số máy móc thiết bị đó + Phản ánh số thu về thanh lý, ghi Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán Có TK 154: Số thu không có thuế GTGT Có TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp + Phản ánh chi phí thanh lý, ghi: Nợ TK 154: Số chi không có thuế GTGT Nợ TK... Pác Anh đừng có nóng thế, cái anh nói là để tính vào chi phí và chứng minh nó thui Còn chủ đâu tư đâu có quan trọng cái đó đâu anh nhỉ, đó là do anh tổ chức thi công ko tốt Những cái đó nó cũng được đưa vào nhiều cái khác rồi anh a Sao anh ko đưa ra lý do là đơn giá dự toán cao hơn so với giá thực tế, thui em lấy giá thực tế thui, Sao anh ko tính là nhiều cái dự toán yêu cầu thi công bằng máy, anh. .. Phản ánh chi phí thanh lý, ghi: Nợ TK 154: Số chi không có thuế GTGT Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112…: Tổng giá thanh toán Phương pháp 2 Hợp đồng XDCB quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện 1 Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, kế toán lập hoá đơn giá trị gia tăng trên cơ sở phần công việc... toàn làm phiếu thu, chi trên máy rồi in ra lưu lại Mà nếu đã làm trên máy in ra thì làm gì có cuống mà lưu????????? :danhtrong::lasao: hoint82 Cả nhà cho mình hỏi kế toán dự án xây dựng chưa có doanh thu, thì hạch toán chính xác như thế nào nhỉ? Thanks thuyduongq5b Anh tuanav nói đúng đó anh Dra ạ, em cũng chưa bao h đưa vào 142, tất cả các hợp đồng nhân công nếu thi công cho 1 công trình thì đơn giản,... Hien_kttc cái khó kế toán xây dựng là phải lên cân đối chi phí vào các khoản chi phí cho hợp lý vật liệu đầu vào chỉ thừa không được thiếu (vượt không quá 3% tổng dự toán cái này mình phải bóc tách được dự toán) và đơn giá không thể để thấp hơn đơn giá của sở xây dựng và đơn giá thực tế tại thời điểm mua hàng Nhiều lúc là phải mafia nữa.heee HuynhBaoNhi MÌnh cũng cảm thấy bên xây dựng cơ bản rất là phức... qua, ctrình C đang dư người điều chuyển 1 số người nữa sang công trình A để rút ngắn thời gian thi công đẩy nhanh tiến độ hoàn thành kịp bàn giao Bạn có thể tìm hiểu kế toán cũng như thực tế phát sinh chi phí và tập hợp chi phí ở các DN xây dựng cơ bản Thân chào! tuanav Tui làm bên sông Đà đây xây dựng đây này Chính cách làm của bạn đã làm khó cho bạn thôi Tôi thì bắt các ông nhân công thuê ngoài làm đúng... chứ PHONG2V Anh tuanav nói đúng đó anh Dra ạ, em cũng chưa bao h đưa vào 142, tất cả các hợp đồng nhân công nếu thi công cho 1 công trình thì đơn giản, nhưng nếu thi công nhiều công trình, có thể nghiệp thu theo từng khối lượng của công trình riêng, nhiêu khi còn hạng mục riêng nữa đó chứ Gã sẹo Có một cái cực kỳ khó nữa mà các bác chưa nói ra, mà cái này là khâu then chốt trong kế toán xây dựng cơ bản... (cho nhà máy gạch), thế là lợi đôi đường, vừa có tiền bán đất, vừa thanh toán được chi phí thuê bãi đổ Kế toán giỏi sẽ bắt được cái đó qua đọc dự toán, kiểm soát chi phí về đó Lúc đó tùy xử, heheheheheh PHONG2V Có một cái cực kỳ khó nữa mà các bác chưa nói ra, mà cái này là khâu then chốt trong kế toán xây dựng cơ bản Đó là kế toán xây lắp phải biết đọc dự toán, phân tích thiết kế, dự toán từ đó kiểm... = số phát sinh, đồng tiền đi liền với khúc ruột của các pác nhưng các pác ngồi một chỗ trên VP các pác điều khiển ngoài công trường, thực tế tại các công trường xây dựng có hàng trăm cái chi phí phát sinh khác ngoài dự toán như Bác đang xây dựng dang dở, mưa ập tới làm một số hạng mục đang dở dang chưa khô bị hư hỏng -> ngoài dự toán, các pác vận chuyển ximăng tới công trường thi công thì gặp trời mưa... = số phát sinh, đồng tiền đi liền với khúc ruột của các pác nhưng các pác ngồi một chỗ trên VP các pác điều khiển ngoài công trường, thực tế tại các công trường xây dựng có hàng trăm cái chi phí phát sinh khác ngoài dự toán như Bác đang xây dựng dang dở, mưa ập tới làm một số hạng mục đang dở dang chưa khô bị hư hỏng -> ngoài dự toán, các pác vận chuyển ximăng tới công trường thi công thì gặp trời mưa . Xây dựng chiến lược- phương pháp học tiếng Anh hiệu quả Phương pháp học Từ chiến lược” hẳn là không còn xa lạ gì với mọi người nữa. Chúng ta xây dựng chiến lược trong mọi. hành ctrình thì có 2 phương pháp: Phương pháp 1: Hợp đồng XDCB quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch. Theo phương pháp này, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính. dụng, phương pháp hợp nhất theo tỉ lệ, phương pháp vốn chủ sở hữu, phương pháp giá trị hợp lý, kế toán những thay đổi về giá trị hợp lý, thuật ngữ, ảnh hưởng đáng kể, miễn áp dụng phương pháp

Ngày đăng: 02/07/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Xây dựng chiến lược- phương pháp học tiếng Anh hiệu quả

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan