hybrid event - khái niệm của thời đại số

3 1.1K 0
hybrid event - khái niệm của thời đại số

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hybrid Event - Khái niệm của thời đại số Trước hết, về mặt thuật ngữ, “hybrid” nghĩa gốc là “lai ghép, lai tạo” (theo Lạc Việt từ điển). Sở dĩ người ta nói Hybrid Event kết hợp 2 yếu tố "Thực" và "Ảo" là: “Thực” ở chỗ vẫn có những người tham dự, tuy nhiên “ảo” là họ có thể không có mặt trực tiếp tại sự kiện nhưng vẫn tham dự thông qua các công cụ công nghệ hỗ trợ. Ví dụ người tham dự online có thể tiếp cận với sự kiện thông qua hình thức trình bày trực tuyến (SlideShare); blogs, mạng xã hội (Twitter, LinkedIn, Facebook); thảo luận nhóm online; công cụ audio hay video hỗ trợ (Ustream, Skype)… Các cuộc hội thảo, seminar, workshop, thậm chí là triển lãm, hội chợ hiện nay rất hay dùng hình thức này. Đối với nhà tổ chức, Hybrid Event mang lại hiệu quả cao, đồng thời tiết kiệm chi phí đi lại, ăn ở, giảm “dấu chân carbon” (carbon footprint, tức là sự ảnh hưởng tới môi trường), bảo vệ môi trường. Đối với người tham dự, nó xóa bỏ mọi khoảng cách về không gian và thời gian, họ không cần phải di chuyển đến tận nơi diễn ra sự kiện nữa. Việc tương tác với người tổ chức và người tham dự cũng gần gũi và dễ dàng hơn bao giờ hết. Còn đối với các nhà tài trợ, Hybrid Event dễ dàng mở rộng sự ảnh hưởng của họ trên thị trường; hay những chương trình tường thuật trực tiếp trên website sẽ tạo ra cơ hội kết nối rộng rãi tới công chúng mà các hình thức cũ khó có thể tiếp cận. Ngoài ra, thông qua việc thu thập account đăng ký tham gia sự kiện, nhà tài trợ và ban tổ chức đã thu thập được một lượng database để sử dụng sau này. Năm 2010 được các chuyên gia gọi là Năm của Hybrid Event. Nguyên nhân cắt nghĩa cho sự bùng nổ này, một phần là vì cơn bão Social Media đang không ngừng khuếch trương sức mạnh, một phần là do cuộc suy thoái kinh tế năm 2009 làm cho Hybrid Event trở thành một hình thức tổ chức sự kiện tiết kiệm và hiệu quả thay vì các hình thức mặt đối mặt (face-to-face) khác. Rất nhiều sự kiện đã được thực hiện như vậy, ví dụ Barcamp (http://barcamp.org), người tham dự được khuyến khích chia sẻ thông tin, kinh nghiệm (theo chủ đề) thông qua các kênh webcam cộng đồng như blog, ảnh, Twitter, Wikis và IRC. Đó là một thay đổi rõ ràng trong luật “không ghi âm, thâu hình” hay “vắng mặt” của tất cả các cuộc hội thảo, hội nghị. Hoặc sự kiện Cisco Live and Networkers Virtual (https://www.ciscolivevirtual.com) – sự kiện được giải Best Hybrid Live&Virtual Program tại Ex Awards 2010. Hãy thử nghiên cứu một trong những hybrid event thành công nhất năm 2010 - Event Camp Twin Cities 2010 để có cái nhìn cụ thể hơn về loại hình tổ chức này. Event Camp được khai sinh bởi một nhóm chuyên gia về tổ chức sự kiện, sử dụng Twitter có tên #eventprofs! Niềm đam mê của nhóm khởi nguồn từ những cuộc họp online, những buổi tham gia chat trong Twitter vào thứ Ba và thứ Năm hàng tuần. Kết quả là Event Camp đã chính thức ra đời vào ngày mùng 6 tháng 2 năm 2010 tại thành phố New York. Các thành viên trong nhóm như Christina Coster, Mike McAllen, Jessica Levin, Jeff Hurt và Michael McCurry đã điều hành Event Camp đầu tiên từ khách sạn Roger Smith ở New York. Những người tham dự đến từ nhiều nẻo đường như California, châu Âu. Thậm chí một vài người đã dành ngày thứ 7 của mình để tham gia vào một sự kiện không liên quan đến họ. Do đó, Event Camp này đã được đánh giá cao, là thành công mang tính đột phá đầy bất ngờ! Theo đuổi niềm đam mê, biến đam mê thành sự thật, ngày 8 – 9 tháng 9 năm 2010, sự kiện Event Camp Twin Cities 2010 được tổ chức tại khu campus trường đại học Minnesota với hơn 550 người tham dự online và hơn 100 người tham dự theo hình thức 3 bên. Chỉ hơn 100 người tham dự lúc ban đầu tại trung tâm McNamara cùng với hai nhóm “ảo” khác đến từ Dallas và Thụy Sĩ. Cả ba nhóm có thể nhìn thấy người tham dự và các bài thuyết trình thông qua kênh truyền hình Minneapolis. Song song với số lượng như trên còn có hơn 550 người tham dự trên toàn thế giới thông qua Video feed và Twitter. Hãy tưởng tượng về một sự kiện online nhưng thực sự là một sự kiện đúng nghĩa, nơi mà người tham dự “Thực” có thể tương tác với người thuyết trình, nơi mà người tham dự “thực” và “ảo” thu được nhiều giá trị từ những điều được trình bày. Ban tổ chức đã truyền tải tới mọi người những ý tưởng mới, Format và Concepts của sự kiện; những cách thức mới để giao tiếp, chia sẻ và cộng tác về ý tưởng. Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin cùng các bài thuyết trình của Event Camp Twin Cities 2010 tại website: http://eventcamptwincities.com/overview/. Vì những lý do trên, Hybrid Event thực sự là khuynh hướng mới của nghề tổ chức sự kiện mà người làm event nên kịp thời cập nhật và áp dụng. Còn bạn, những người đam mê tổ chức sự kiện của thế hệ mới năng động đã cập nhập cho mình kỹ năng gì để tổ chức thành công loại hình sự kiện “hybrid” này? Hãy cùng với Event Channel chia sẻ kinh nghiệm để cộng đồng Event Việt Nam gần hơn với sự phát triển của thế giới. . Hybrid Event - Khái niệm của thời đại số Trước hết, về mặt thuật ngữ, hybrid nghĩa gốc là “lai ghép, lai tạo” (theo Lạc Việt từ điển). Sở dĩ người ta nói Hybrid Event kết hợp. tại website: http://eventcamptwincities.com/overview/. Vì những lý do trên, Hybrid Event thực sự là khuynh hướng mới của nghề tổ chức sự kiện mà người làm event nên kịp thời cập nhật và áp. Hãy thử nghiên cứu một trong những hybrid event thành công nhất năm 2010 - Event Camp Twin Cities 2010 để có cái nhìn cụ thể hơn về loại hình tổ chức này. Event Camp được khai sinh bởi một nhóm

Ngày đăng: 01/07/2014, 15:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan