Bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ khi ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000

58 1.4K 5
Bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ khi ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

bài luận văn tốt nghiệp của sinh viên khoa luật, lớp tài năng đại học quốc gia hà nội. Bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ khi ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000. là của một sinh viên giỏi làm.

MỤC LỤC Nguyễn Thị Lý- K55CLC 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là tiếng gọi thiêng liêng, là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người. Gia đình là môi trường văn hóa đầu tiên, nơi mà mỗi cá nhân khi chào đời trong quá trình phát triển luôn được tiếp nhận những tình cảm tốt đẹp từ các thành viên trong gia đình. Quan hệ gia đình là tổng hòa các quan hệ nhân thân quan hệ tài sản, giữa các thành viên của gia đình có mối quan hệ gắn bó. Trong một gia đình thực sự bền vững hạnh phúc thì mỗi thành viên trong gia đình đều tìm thấy sự thỏa mãn nhu cầu về vật chất, tình cảm của mình. Bất cứ ai khi bước chân vào ngưỡng cửa hôn nhân cũng đều mong muốn có cuộc sống viên mãn, hạnh phúc như thế. Nhưng khi cả hai không còn nhìn chung về một hướng, những rạn nứt bắt đầu xuất hiện. Ly hôn là giải pháp cuối cùng được đặt ra để kết thúc sự đổ vỡ của tình yêu hoặc chấm dứt quan hệ gia đình khi không còn hạnh phúc. Qua việc tổng hợp số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, từ ngày 01-9-2000 đến ngày 30-9-2011, Tòa án nhân dân các cấp đã thụ 3.143.746 vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân gia đình. Trong đó số vụ việc về hôn nhân gia đình là 875.282 (chiếm khoảng 30% Nguyễn Thị Lý- K55CLC 2 tổng số vụ việc dân sự đã thụ lý). Đáng báo động hơn nữa là số liệu này đang ngày một gia tăng, khái niệm về “ tổ ấm gia đình” thực sự có nguy cơ bị rạn nứt. Trong tác phẩm “ Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu của Nhà nước” (1884) Ph. Ăng ghen đã chỉ ra rằng: “ Trong 3 hình thái bất bình đẳng lớn nhất của lịch sử nhân loại (bất bình đẳng chủng tộc, giai cấp, giới) thì quan hệ bất bình đẳng giữa nam nữ là nguồn gốc đích thực về mặt lịch sử, xã hội của những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu trong quan hệ vợ chồng”. Từ đó, ông đã xây dựng lên quan điểm về giải phóng phụ nữ. Thấm nhuần quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phụ nữ, Đảng Nhà nước ta luôn dành cho phụ nữ một sự quan tâm đặc biệt. Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của dân tộc (Hiến pháp 1946), Nhà nước đã ghi nhận quyền bình đẳng của phụ nữ nam giới. Quyền bình đẳng đó còn được thể hiện được bảo vệ cả trong trường hợp đặc biệt, đó là khi vợ chồng ly hôn. Hiện nay, Việt Nam đã có những chính sách khá đầy đủ 1 hệ thống pháp luật tương đối hoàn thiện để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong các vụ án ly hôn. Điều này được thể hiện ở các quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình, các công ước quốc tế về bảo vệ quyền của phụ nữViệt Nam đã gia nhập. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong các vụ án ly hôn vẫn còn nhiều vướng mắc bất cập. Bảo vệ quyền của người phụ nữ không chỉ thực hiện ở việc ghi nhận những quyền của họ trong pháp luật mà quan trọng là đảm bảo cho những quyền đó được thực thi, trở thành hiện thực trong thực tế. Vì vậy việc bảo vệ quyền của phụ nữ khi ly hôn là một việc làm vô cùng quan trọng đối với các nhà lập pháp, của Nhà nước của toàn xã hội. Hơn thế nữa, quyền đó nên được mở rộng thực thi áp dụng một cách hiệu quả hơn nữa trong tương lai. Nhận thức được điều đó mong muốn đưa ra những giải pháp, đề xuất thực tế nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật, em đã mạnh dạn chọn đề Nguyễn Thị Lý- K55CLC 3 tài” Bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ khi ly hôn theo Luật hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về bảo vệ phụ nữ là 1 mảng đề tài lớn được khá nhiều nhà khoa học, thuộc nhiều lĩnh vực quan tâm. Trong khoa học Luật nói chung Luật hôn nhân gia đình nói riêng, nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền lợi phụ nữ là một 1 cơ sở quan trọng cho việc ban hành các quy định pháp luật nhằm thực hiện tốt mọi chính sách về phụ nữ. Hiện tại đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở nhiều cấp độ khác nhau đề cập trực tiếp hoặc có liên quan về vấn đề bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ khi ly hôn như sau: - Nhóm luận văn, luận án: Một số công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu là: “ Chế độ tài sản của vợ, chồng theo Luật hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000”, Luận văn tiến sĩ luật học, của Nguyễn Văn Cừ, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2004;” Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000”, Luận văn Thạc sĩ luật học, của Bùi Thị Mừng, Trường Đại học Luật Hà Nội; “Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo Luật hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000”, Luận văn Thạc sĩ luật học, của Phạm Thị Ngọc Lan, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008, “Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ các con khi vợ chồng ly hôn theo luật Hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000, Luận văn Thạc sĩ Luật học, của Lê Thu Trang, Khoa Luật- Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2012. Những luận án, luận văn trên các tác giả đã đi vào nghiên cứu về tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ly hôn, đề cấp tới vấn đề bảo vệ quyền lợi phụ nữ trẻ em. - Nhóm giáo trình, sách bình luận chuyên sâu: Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam, tập I, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002; Nguyễn Ngọc Điện, Nghiên cứu về tài sản trong Luật Dân sự Việt Nam; Tưởng Duy Lượng, Bình luận một số án dân sự Hôn nhân gia đình, Nguyễn Thị Lý- K55CLC 4 NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2001; Đinh Thị Mai Hương, Bình luận khoa học Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006. Giáo trình Luật hôn nhân gia đình Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà nội… - Nhóm các bài báo, tạp chí chuyên ngành Luật: Các bài nghiên cứu thuộc nhóm này chủ yếu được đề cập trên các tạp chí như Tạp chí Tòa án nhân dân, tạp chí Kiểm sát, tạp chí Dân chủ Pháp luật, tạp chí Luật học…Trong đó phải kể đến bài viết của tác giả Nguyễn Văn Cừ đăng trên tạp chí Luật học năm 2002 với nhan đề “Quyền sở hữu của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000”. 3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu đề tài Mục đích: - Nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ khi ly hôn theo Luật hôn nhân gia đình năm 2000 là 1 vấn đề rất cần thiết. Đây không chỉ đơn thuần là sự tổng hợp các quy định của pháp luật về bảo vệ người phụ nữ mà còn để nhằm xem xét diễn biến, quá trình giải phóng phụ nữ theo từng thời kì, theo từng giai đoạn lịch sử của nước ta, qua đó thấy được sự phát triển của xã hội về vấn đề này. - Chỉ ra được vai trò của Luật hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000 đối với việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ khi ly hôn, qua đó tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000. - Đề ra một số kiến nghị giải pháp nhằm khắc phục những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy phạm Luật hôn nhân gia đình năm 2000. Phạm vi: - Đề tài tương đối phức tạp, nội dung phong phú có liên quan đến nhiều ngành luật trong hệ thống pháp luật nước ta nhưng trong phạm vi khóa luận, em xin đề cập những vấn đề sau: Khái niệm quyền con người, quyền của phụ nữ, khái niệm ly hôn, phân tích việc bảo vệ quyền của phụ nữ khi ly hôn thể hiện qua các quan Nguyễn Thị Lý- K55CLC 5 hệ nhân thân, quan hệ tài sản theo quy định của Luật hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000. - Qua những phân tích ở trên, xem xét vấn đề mở rộng phạm vi quyền của người phụ nữ hơn nữa khi ly hôn xem xét kiến nghị những điểm còn vướng mắc theo quy định của pháp luật nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp dụng của Luật hôn nhân gia đình vào việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ khi ly hôn. 4. Phương pháp nghiên cứu - Về phương pháp luận: Luận văn sử dụng luận Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tư tưởng của Đảng, Nhà nước ta về việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. - Về phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp so sánh, thống kê, phân tích, tổng hợp,… 5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ không chỉ là việc ghi nhận các quyền con người của họ mà còn phải đảm bảo cho các quyền đó được thực hiện . Với người phụ nữ, điều này càng có ý nghĩa sâu sắc khi quyền của phụ nữ trên thực tế thường xuyên bị xâm hại. Người phụ nữ chịu sự phân biệt đối xử là tình trạng khá phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Vì lẽ đó, việc ghi nhận các quyền con người của phụ nữ bằng pháp luật là hết sức cần thiết. Tuy nhiên vấn đề quan trọng là việc bảo đảm cho các quyền đó được thực hiện thì pháp luật lại giữ vai trò quyết định bởi sức mạnh từ tính cưỡng chế của nó. Với ý nghĩa đó các quyền phụ nữ được thể chế hóa thành pháp luật phải được tuyên truyền phổ biến sâu rộng cho chính các chủ thể này để họ nhận thức được trên cơ sở đó họ sẽ đủ hiểu biết giác ngộ về các quyền của mình nâng cao ý thức tự bảo vệ những quyền mà pháp luật ghi nhận cho họ. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu làm 3 chương: Nguyễn Thị Lý- K55CLC 6 Chương I: luận chung về bảo vệ quyền lợi người phụ nữ khi ly hôn theo quy định Luật hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000 Chương II: Nội dung bảo vệ quyền của phụ nữ khi ly hôn theo quy định Luật hôn nhân gia đình năm 2000. Chương III: Thực tiễn áp dụng Luật Hôn nhân gia đình về việc bảo vệ quyền của phụ nữ khi ly hôn. Nguyễn Thị Lý- K55CLC 7 CHƯƠNG I LUẬN CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ KHI LY HÔN THEO QUY ĐỊNH LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 1.1. Những vấn đề chung về quyền phụ nữ bảo vệ quyền phụ nữ khi ly hôn 1.1.1. Khái niệm quyền phụ nữ Quyền con người là một vấn đề khá phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực như đạo đức, chính trị, pháp lý… Chính vì vậy, hiện nay có rất nhiều định nghĩa về quyền con người, mỗi định nghĩa tiếp cận quyền con người theo những góc độ khác nhau. Ở cấp độ quốc tế, có một định nghĩa của Văn phòng cao ủy Liên hợp quốc thường xuyên được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu : “Quyền con người là những bảo đảm pháp toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự cho phép tự do cơ bản của con người”[OHCHR, Freequently Asked Questions on a Human Rights-based Approach to Development Cooperation, New York anh Geneva, 2006, trang 1]. Ở Việt Nam đã có nhiều tác phẩm phân tích về quyền con người. Trong tác phẩm giáo trình luận pháp luật về quyền con người, các tác giả định nghĩa quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận bảo vệ trong pháp luật quốc gia các thỏa thuận pháp quốc tế [Giáo trình luận pháp luật về quyền con người, Nxb. Đại học Quóc gia Hà Nội, trang 38]. Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng theo quan điểm chung của cộng đồng quốc tế, quyền con người được xác định dựa trên hai bình diện chủ yếu là giá trị đạo đức giá trị pháp luật. Dưới bình diện đạo đức, quyền con Nguyễn Thị Lý- K55CLC 8 ngườigiá trị xã hội cơ bản, vốn có (những đặc quyền) của con người như nhân phẩm, bình đẳng xã hội, tự do…; dưới bình diện pháp lý, để trở thành quyền, những đặc quyền phải được thể chế hóa bằng các chế định pháp luật quốc tế pháp luật quốc gia. Như vậy dù ở cấp độ nào hay góc độ nào thì quyền con người cũng được xác định như là chuẩn mực được kết tinh từ những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, áp dụng cho tất cả mọi người. Quyền con người là những quyền vốn có của con người, không phân biệt quốc tịch, nơi cư trú, giới tính, nguồn gốc quốc gia hay dân tộc, màu da, tôn giáo, ngôn ngữ hay bất kỳ một thân phận nào khác. Mọi người được hưởng các quyền của mình một cách bình đẳng không có sự phân biệt đối xử. Những quyền này có mối quan hệ, phụ thuộc lẫn nhau không thể tách rời. Nội dung quyền con người: Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về nội dung quyền con người. Do vậy, việc phân loại nội dung quyền con người cũng khác nhau. Theo phương pháp tiếp cận của khoa học pháp lý, quyền con người được chia thành các nhóm chính: + Các quyền tự do dân chủ về chính trị: Quyền tham gia quản Nhà nước xã hội, quyền bầu cử ứng cử, quyền bình đẳng nam nữ, quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, … + Các quyền dân sự: Quyền tự do đi lại cư trú trong nước, quyền ra nước ngoài từ nước ngoài về nước, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại,… + Các quyền kinh tế xã hội: Quyền lao động, quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu hợp pháp, quyền học tập, quyền thừa kế… Khái niệm quyền phụ nữ cần phải được nghiên cứu trong mối liên hệ khăng khít với khái niệm quyền con người. Bởi vì phụ nữ cũng như nam giới, họ phải được hưởng tất cả những quyền con người mà pháp luật ghi nhận bảo vệ. Vì vậy, bảo vệ quyền phụ nữ là việc Nhà nước ghi nhận quyền phụ nữ đồng thời ban Nguyễn Thị Lý- K55CLC 9 hành những quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm việc thực hiện các quyền phụ nữ trên thực tế. Khái niệm quyền phụ nữ không chỉ giới hạn như những quyền của nam giới mà các nhà làm luật còn phải tính đến những đặc thù của nữ giới. Phụ nữ bình đẳng với nam giới, là chủ thể tham gia các quan hệ xã hội nhưng với những đặc thù về giới tính, phụ nữ là một trong những nhóm người dễ bị tổn thương nhất, họ bị hạn chế về mặt sức khỏe hơn nam giới, họ gánh chịu tác động về mặt tâm một cách nặng nề, sâu sắc lâu dài hơn so với nam giới họ thường khó có thể vượt qua những biến cố hơn nam giới, bởi vậy người phụ nữ cần phải được quan tâm bảo vệ một cách đặc biệt. Do đó, việc xác định ghi nhận các quyền con người của họ, đặc biệt là đảm bảo trên cơ sở của tiêu chí bình đẳng là cần thiết. Đây cũng chính là cơ sở để tiến hành bảo vệ quyền con người của phụ nữ. 1.1.2. Sự cần thiết của việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ khi ly hôn Thứ nhất, việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trước hết xuất phát từ chính vai trò to lớn của họ đối với gia đình toàn xã hội. Trong xã hội xưa nay, người phụ nữ góp 1 vai trò vô cùng quan trọng, điều đó thể hiện ngay trong gia đình với tư cách, trách nhiệm của người vợ, người mẹ, người con dâu trong gia đình. Hơn thế, người phụ nữ còn là người của xã hội, họ còn có vai trò to lớn với xã hội, đó là 1 lực lượng lao động to lớn trong xã hội. Chính vì vậy, người phụ nữ không chỉ có vai trò rất quan trọng trong gia đình mà còn đối với cả xã hội. Nền kinh tế ra đời tạo điều kiện cho người phụ nữ khẳng định vai trò của mình đối với nền kinh tế gia đình cũng như nền kinh tế xã hội. Phụ nữ trở thành lực lượng sản xuất hùng hậu của xã hội sự lệ thuộc của họ vào người chồng về mặt kinh tế cũng dần hạn chế hơn. Nhìn nhận người phụ nữ dưới cuộc sống hiện đại ngày nay thì phụ nữngười sắp xếp, tố chức cuộc sống gia đình theo Nguyễn Thị Lý- K55CLC 10 [...]... PHỤ NỮ KHI LY HÔN THEO QUY ĐỊNH LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH NĂM 2000 2.1 Bảo vệ các quyền lợi về nhân thân của người vợ khi ly hôn - Luật hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000 đảm bảo nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ trong đó ghi nhận quyền tự do ly hôn cho cả hai phía vợ chồng Quyền ly hônquyền nhân thân của vợ, chồng: chỉ có vợ, chồng hoặc cả hai mới có quyền yêu cầu ly hôn Theo đó, vợ chồng... chấm dứt quan hệ hôn nhân Thực tế, vấn đề đảm bảo quyền yêu cầu ly hôn của người vợ là xóa bỏ áp bức đối với phụ nữ Quyền yêu cầu ly hôn được pháp luật hôn nhân gia đình xác địnhquyền của vợ, chồng (Theo Khoản 1 Điều 85 Luật hôn nhân gia đình năm 2000) Pháp luật bảo đảm quyền tự do ly hôn cho vợ chồng Tuy nhiên để bảo đảm quyền lợi cho bà mẹ trẻ em Luật hôn nhân gia đình đã đưa ra điều... hôn nhân gia đình mới, tiến bộ hơn Luật hôn nhân gia đình năm 2000 trên cơ sở kế thừa phát triển Luật hôn nhân gia đình năm 1986 quy định rất rõ quyền bình đẳng nam nữ, bảo vệ quyền phụ nữ trẻ em Ngay tại chương I Luật hôn nhân gia đình Những vấn đề chung” quy định các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân gia đình Hầu hết các nguyên tắc này đều ghi nhận quyền của người phụ nữ với tư... hôn nhân gia đình cũng có sự đóng góp quan trọng của Luật hôn nhân gia đình Đặc biệt, Luật hôn nhân gia đình năm 2000 đã tạo cơ sở pháp vững chắc để người làm công tác pháp luật bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể tham gia vào quan hệ này, nhất là đối với người phụ nữ Theo đó những bản án thấu tình, đạt lý, bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ khi ly hôn sẽ là nguồn động viên, an ủi đối với phụ. .. họ ly hôn nhưng bản án của Tòa án chưa có hiệu Nguyễn Thị Lý- K55CLC 34 CHƯƠNG III THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH NĂM 2000 VỀ VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ KHI LY HÔN 3.1 Thực tiễn áp dụng các quy định về bảo vệ quyền của người phụ nữ khi ly hôn 3.1.1 Những kết quả đạt được Suốt những năm qua, từ khi Luật hôn nhân gia đình năm1 959 ra đời cho đến nay, đặc biệt là sự ra đời của Luật. .. gia đình Quyền tự do ly hônquyền chính đáng bình đẳng giữa vợ chồng - Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định: “Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn (Khoản 2, Điều 85 Luật hôn nhân gia đình) Bảo vệ quyền lợi - người phụ nữ, nhà làm luật đã hạn chế quyền ly hôn của người chồng Đảm bảo cho người phụ nữ khi giải... bú” Kế thừa luật năm 1959, Luật hôn nhân gia đình năm 2000 cũng quy định tương tự Nhưng quy định trong luật hôn nhân gia đình năm 2000phù hợp hơn cả bởi vì thiên chức làm mẹ gắn liền với việc nuôi con 1.2.4 Một số điểm mới trong dự thảo luật hôn nhân gia đình Việc sửa đổi Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000 được đặt ra trong bối cảnh quyền con người được tôn trọng bảo vệ một cách... chồng Nhà làm luật đã nhấn mạnh thêm việc bảo vệ quyền cho người phụ nữ khi ly hôn trong quy định: “ Khi chia tài sản, phải bảo vệquyền lợi của người vợ…” Luật hôn nhân gia đình năm 2000: Cùng với sự phát triển kinh tế, các mối quan hệ trong xã hội cũng phức tạp hơn Đến thời điểm này, Luật hôn nhân gia đình năm 1986 đã hoàn thành sứ mệnh của mình, nhường chỗ cho sự ra đời của Luật hôn nhân. .. đời của Luật hôn nhân gia đình năm 2000, chúng ta không thể phủ nhận những thành quả đã đạt được trong việc bảo vệ một cách sâu rộng hơn, cụ thể hơn quyền lợi của người phụ nữ khi ly hôn Nhìn chung, qua thực tiễn xét xử, việc giải quyết vấn đề nhân thân tài sản của vợ chồng khi ly hôn đều được thực hiện “đúng luật , quyền lợi của người phụ nữ được bảo vệ theo đúng các nguyên tắc luật định Có... họ cũng được bình đẳng trong việc ly hôn Tự do yêu cầu ly hônquyền nhân thân của vợ chồng được pháp luật ghi nhận Vậy bảo vệ quyền phụ nữ trong việc giải quyết hậu quả pháp của ly hôn còn là phải bảo vệ quyền nhân thân của người phụ nữ cụ thể trong trường hợp này là bảo vệ quyền yêu cầu ly hôn của họ Thứ năm, trên thực tế, vấn đề tài sản xác định tài sản khi có tranh chấp xảy ra là một vấn . pháp luận: Luận văn sử dụng lý luận Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng của Đảng, Nhà nước ta về việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. - Về phương pháp nghiên cứu: Luận văn. cho họ. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu làm 3 chương: Nguyễn Thị Lý- K55CLC 6 Chương I: Lý luận chung về bảo vệ quyền. như sau: - Nhóm luận văn, luận án: Một số công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu là: “ Chế độ tài sản của vợ, chồng theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000”, Luận văn tiến sĩ luật

Ngày đăng: 01/07/2014, 14:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. Những vấn đề chung về quyền phụ nữ và bảo vệ quyền phụ nữ khi ly hôn

    • 1.1.1. Khái niệm quyền phụ nữ

    • 1.1.2. Sự cần thiết của việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ khi ly hôn

    • 1.2. Sự phát triển của pháp luật về bảo vệ quyền của người phụ nữ khi ly hôn ở Việt Nam

      • 1.2.1. Vấn đề quyền của người phụ nữ trong pháp luật phong kiến

      • 1.2.3. Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong pháp luật Việt Nam từ sau Cách mạng tháng 8

      • 1.2.4. Một số điểm mới trong dự thảo luật hôn nhân và gia đình

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan