Thông tin tổng quan về bệnh Sỏi Thận và các phương pháp điều trị (Kỳ 1) potx

5 714 2
Thông tin tổng quan về bệnh Sỏi Thận và các phương pháp điều trị (Kỳ 1) potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thông tin tổng quan về bệnh Sỏi Thận các phương pháp điều trị (Kỳ 1) Hệ tiết niệu: 2 thận (kidney)+ 2 niệu quản (ureter)+ bàng quang (urinary bladder) + niệu đạo (urethra) Sỏi thận, một trong các rối loạn của hệ tiết niệu gây đau đớn nhất, đã hành hạ loài người trong nhiều thế kỷ. Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng của sỏi thận trong một xác ướp Ai Cập 7000 năm tuổi. Thật không may, sỏi thận lại là một trong những rối loạn thường gặp nhất của đường tiết niệu. Tại Mỹ, mỗi năm người ta đã phải đi khám chuyên khoa tiết niệu 3.000.000 lần hơn nửa triệu người phải đi cấp cứu vì các vấn đề về sỏi thận. Đa số sỏi thận thoát ra ngoài cơ thể mà không cần bất cứ sự can thiệp y khoa nào. Tuy nhiên nếu Sỏi gây triệu chứng kéo dài hoặc biến chứng có thể được điều trị bằng các kỹ thuật khác nhau, đa phần không cần đến phẫu thuật lớn. Ngoài ra, các tiến bộ trong nghiên cứu đã đem đến sự hiểu biết rõ ràng hơn về những yếu tố thúc đẩy sự hình thành sỏi từ đó, là những phương pháp điều trị dự phòng sỏi tốt hơn. A-Hệ tiết niệu - Đường tiết niệu, hoặc hệ tiết niệu bao gồm hai thận, hai niệu quản, bàng quang niệu đạo. - Thận là hai cơ quan hình hạt đậu nằm dưới xương sườn ở giữa lưng, hai bên cột sống. Thận loại bỏ lượng nước dư thừa các chất thải từ máu qua nước tiểu. Thận còn duy trì sự cân bằng ổn định của các muối những thành phần khác trong máu. Thận sản xuất các nội tiết tố giúp xương chắc khỏe (calcitriol) tạo ra hồng cầu (erythropoietin). Các ống hẹp có tên gọi niệu quản dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, là một túi hình oval ở bụng dưới. Giống như một quả bóng, thành bàng quang có tính đàn hồi, căng mở rộng ra để trữ nước tiểu. Bàng quang xẹp xuống khi nước tiểu thoát ra ngoài cơ thể qua niệu đạo. B-Sỏi thận là gì? - Sỏi thận là một khối cứng hình thành trong đường tiết niệu từ những tinh thể tách ra từ nước tiểu. Bình thường, nước tiểu chứa những hóa chất có tác dụng ngăn ngừa hoặc ngăn cản các tinh thể hình thành. Tuy nhiên, các chất ức chế này không hiệu quả cho tất cả mọi người, do đó một số người sẽ có sỏi. Nếu các tinh thể vẫn còn đủ nhỏ, chúng sẽ di chuyển qua đường tiết niệu thoát ra khỏi cơ thể theo nước tiểu mà không được nhận biết. - Sỏi thận có thể chứa những kết hợp khác nhau của nhiều hóa chất. Loại sỏi phổ biến nhất chứa canxi kết hợp với oxalat hoặc phosphat. Các hóa chất này là một phần của chế độ ăn bình thường ở người là thành phần quan trọng của xương cơ bắp. Một loại sỏi ít phổ biến hơn hình thành do nhiễm trùng ở đường tiết niệu. Loại sỏi này được gọi là sỏi struvite hoặc sỏi nhiễm trùng. Sỏi axit uric, ít gặp hơn nữa, trong khi sỏi cystine là rất hiếm. - Sỏi tiết niệu (urolithiasis) là một thuật ngữ y khoa được sử dụng để mô tả sỏi hình thành trong đường tiết niệu. Những thuật ngữ khác mô tả các vị trí của sỏi trong đường tiết niệu, như sỏi thận (nephrolithiasis), sỏi niệu quản (ureterolithiasis). - Sỏi mật sỏi thận không liên quan với nhau. Chúng được hình thành từ các vị trí khác nhau trong cơ thể. Người bị sỏi mật không nhất thiết phải có nguy cơ hình thành sỏi thận. C-Ai thường bị sỏi tiết niệu? - Vì những lý do chưa được biết rõ, số bệnh nhân sỏi thận đã tăng trong 30 năm qua. Cuối thập niên 1970, <4% dân số có bệnh sỏi tiết niệu. Đầu những năm 1990, tỉ lệ dân số mắc căn bệnh này đã tăng lên hơn 5%. Người da trắng (Caucasians) có nguy cơ hình thành sỏi thận cao hơn người gốc Châu Phi. - Sỏi tiết niệu gặp thường xuyên hơn ở nam giới. Tỷ lệ mắc sỏi thận tăng lên đáng kể ở nam giới khi bước vào tuổi 40 tiếp tục tăng lên ở tuổi 70. Đối với phụ nữ, sỏi xảy ra nhiều nhất ở tuổi 50. - Khi đã có trên một viên sỏi, sẽ có nguy cơ hình thành nhiều viên sỏi khác. . Thông tin tổng quan về bệnh Sỏi Thận và các phương pháp điều trị (Kỳ 1) Hệ tiết niệu: 2 thận (kidney)+ 2 niệu quản (ureter)+ bàng quang (urinary bladder) + niệu đạo (urethra) Sỏi thận, . những phương pháp điều trị dự phòng sỏi tốt hơn. A-Hệ tiết niệu - Đường tiết niệu, hoặc hệ tiết niệu bao gồm hai thận, hai niệu quản, bàng quang và niệu đạo. - Thận là hai cơ quan hình. vì các vấn đề về sỏi thận. Đa số sỏi thận thoát ra ngoài cơ thể mà không cần bất cứ sự can thiệp y khoa nào. Tuy nhiên nếu Sỏi gây triệu chứng kéo dài hoặc biến chứng có thể được điều trị

Ngày đăng: 01/07/2014, 08:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan