SKKN ng­ữ văn 9

11 163 0
SKKN ng­ữ văn 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC NGHI Léc TRƯỜNG THCS Nghi yªn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ. Người thực hiện:®µo thÞ mai Nghi yªn,ngµy 4 th¸ng 3 n¨m 2010 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy ở học sinh bậc trung học cơ sở khả năng cảm thụ tác phẩm (đặc biệt là tác phẩm thơ) và kỹ năng tạo lập văn bản có chiều hướng giảm sút. Hơn nữa khi lên bậc trung học phổ thông học sinh sẽ sử dụng nhiều đến kiến thức về nghò luận tác phẩm. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài “ Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghò luận về đoạn thơ, bài thơ”để nghiên cứu, tìm tòi cách dạy hữu hiệu và có tính khả thi với mong muốn cải tiến phương pháp dạy học môn ngữ văn theo hướng tích cực . 2 . Phạm vi đề tài : Lựa chọn đề tài “ Hướng dẫn học sinh làm bài nghò luận về đoạn thơ, bài thơ” là tôi hướng đến việc rèn luyện năng lực cảm thụ tác phẩm và kỹ năng viết bài văn cho học sinh. Nhưng trước hết phải giúp học sinh thấy được vẻ đẹp của tác phẩm thơ ca. Từ đó hình thành sự yêu thích thơ ca. Sau đó mới rèn luyện năng lực cảm thu ïtác phẩm và viết những hiểu biết của mình về tác phẩm thơ ca đó thành bài văn nghò luận. Tức là giúp học sinh phát hiện những tín hiệu thẩm mỹ và biết cách phân tích để thấy được cái hay, cái đẹp của tác phẩm thơ ca. Sau đó là tạo lập văn bản nghò luận dựa trên những hiểu biết của mình về tác phẩm đó. Tóm lại, “ Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghò luận về đoạn thơ, bài thơ” là bước đầu hình thành và rèn luyện năng lực văn chương ở học sinh trung học cơ sở. PHẦN THỨ NHẤT: THỰC TRẠNG 1. nghiên cứu tình hình : Học sinh lớp 9 ( lớp cuối bậc trung học cơ sở ) là những học học sinh ở lứa tuổi nhạy bén với hay, cái mới lạ. Đây cũng là lứa tuổi thích tìm tòi, khám phá, vẻ đẹp văn chương sẽ giúp các em hứng thú hơn với môn học ngữ văn. Một đặc điểm nữa trong tâm lý học sinh trung học cơ sở là muốn được khẳng đònh mình và tập làm người lớn. Điều này thuận lợi cho việc giúp các em bước đầu đònh hình cách viết, văn phong cho mình khi tạo lập văn bản . Cùng với tâm lý học sinh trung học cơ sở, hệ thống chương trình ngữ văn ở các lớp dưới đã giúp học sinh lớp 9 có những kiến thức cơ bản để thực hiện bài văn nghò luận về tác phẩm thơ. Nếu các nội dung lập luận giải thích, lập luận chứng minh ở lớp 7, kiểu bài thuyết minh ở lớp 8, học sinh tiếp thu tốt thì đó sẽ là cơ sở thuận lợi cho việc dạy kiểu bài nghò luận về đoạn thơ, bài thơ ở lớp 9 . Dựa trên cơ sở đặc điểm tâm lý và nội dung chương trình ngữ văn bậc trung học cơ sở chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “ Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghò luận về đoạn thơ, bài thơ” ở lớp 9 . 2. Thực trạng tình hình. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm cứ đến bài viết văn nghò luận về bài thơ, đoạn thơ là chất lượng điểm bài kiểm tra rất thấp, thoạt đầu bản thân nghó do học sinh lười học, chủ quan nên dẫn đến kết quả như vậy. Nhưng hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều năm nên bản thân nhận thấy ở đây tồn tại một vấn đề về phương pháp làm văn nghò luận? Sau đây là bảng thống kê điểm bài kiểm tra loại này trong một số lớp học ở vài năm gần đây: stt Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Lớp Ts học sinh Trên TB Lớp Ts học sinh Trên TB Lớp Ts học sinh Trên TB 1 9A 47 21 9A 48 25 9A 45 23 2 9B 44 19 9B 47 20 9B 48 21 3 9C 41 15 9C 43 17 9C 44 19 4 9D 45 18 9D 41 19 9D 42 16 3. Đối tượng nghiên cứu : Đề tài “ Cách làm bài văn nghò luận về đoạn thơ , bài thơ” được nghiên cứu, thực hành ở lớp 9 Trường THCS Nghi yªn. Trong quá trình thực hiện chúng tôi có kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đònh kỳ và có những điều chỉnh kòp thơiø. Đề tài được thực từ ngày 01/12/2007 đến ngày 05/05/2008 hoàn thành bản thảo đề tài ngày 01/12/2009 . 4. Phương pháp nghiên cứu : Đề tài được thực bằng cách đem lý thuyến áp dụng vào thực tế, có điều chỉnh bổ sung và từ thực tiễn rút ra phương pháp luận cuối cùng. Quá trình nghiên cứu, thực hành tôi sử dụng các phương pháp dạy học sau : - Thuyết trình giảng giải . - Vấn đáp tìm tòi . - Hợp tác trong từng nhóm nhỏ . PHẦN THỨ HAI:CÁC GIẢI PHÁP 1.Nghò luận về đoạn thơ , bài thơ là gì ? Nghò luận là bàn, đánh giá cho rõ về một vấn đề nào đó. Vậy nghò luận về đoạn thơ, bài thơ là bàn, đánh giá những gì ? Một bài thơ thường có dung lượng nhỏ nhưng chứa đựng nội dung lớn. Vì vậy mỗi bài thơ thường có nhiều tầng ý nghóa. Để hiểu được các tầng nghóa của một bài thơ người đọc phải hiểu được các từ ngữ trong bài thơ đó. Ngôn từ trong thơ ca thường mang nhiều sắc thái ý nghóa nên có tác dụng chuyển tải nội dung rất phong phú. Một yếu tố khác cấu thành nội dung bài thơ là hình ảnh trong thơ ( tức là hình tượng yhơ ). Hình tượng thơ có thể mang ý nghóa cụ thể, có thể có ý nghóa khái quát hoặc cùng lúc vừa có ý nghóa khái quát vừa có ý nghóa cụ thể. Nó giúp tác giả bộc lộ tư tưởng, tình cảm của mình. Bằng hình tượng thơ, tác giả có thể biến vấn đề cá nhân thành vấn đề mang tính xã hội và có giá trò lòch sử. Cùng với các yếu tố trên, yếu tố giọng điệu, nhòp điệu thơ cũng có vai trò quan trọng. Nó thể hiện cảm xúc tâm trạng của tác giả và làm tăng tính nhạc cho bài thơ. Ngoài ra còn có nhiều yếu tố quan trọng khác như thể thơ, cách gieo vần… Như vậy nghò luâïn về đoạn thơ, bài thơ là đánh giá về giá về giá trò nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ đó. Mà giá trò nội dung, nghệ thuật của bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nhòp điệu … trong bài thơ. Do đó nghò luận về đoạn thơ, bài thơ phải bắt đầu từ các yếu tố cấu thành giá trò nội, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ có ý kiến đánh giá của người nghò luận . 2. Những vấn đề cơ bản để thực hiện bài văn nghò luận về đoạn thơ, bài thơ : Thơ ca có đặc trưng riêng của nó. Kiểu bài nghò luận về đoạn thơ, bài thơ cũng có những yêu cầu riêng. Theo chúng tôi, để giảng dạy kiểu bài này người dạy phải hệ thống và nắm vững những vấn đề cơ bản để thực nghò luâïn về đoạn thơ, bài thơ Qua quá trình nghiên cứu, tìm tòi và thực hiện tôi rút ra những vấn đềø cơ bản sau đây : 2.1. Kiến thức : Để thực hiện nghò luận về đoạn thơ, bài thơ đòi hỏi người làm phải có kỹ năng phân tích tổng hợp và lập luận tốt. Cùng với đó là khả năng liên hệ, tích hợp kiến thức các phân môn, các môn học linh hoạt. 2.1.1. Phân môn tập làm văn: Giáo viên phải nắm vững, yêu cầu học sinh nắm được và hướng dẫn học sinh vận dụng tốt kiến thức tập làm văn đã học từ đầu cấp học cho đến khi học kiểu bài nghò luận về đoạn, bài thơ. Phương pháp lập luận giải thích giúp học sinh giải thích nội dung ý nghóa từ ngữ và hình tượng thơ. Nghò luận chứng minh là cách làm sáng tỏ những nhận đònh của học sinh trong bài làm. Các kiểu thuyết minh giúp rèn luyện kỹ năng lập luận. Đặc biệt kiểu bài nghò luận về một vấn đề tư tưởng, đạo đức lối sống sẽ giúp học sinh có cách đưa ra nhận xét, đánh giá hợp lý và chính xác nhất. Mỗi bài tập làm văn đều có tác dụng đối với kiểu bài tập làm văn tiếp theo. Vì vậy giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh vận dụng một cách tích cực, có hiệu quả kiến thức đã học. Để thực hiện điều này thì tất cả giáo viên dạy bộ môn ngữ văn ở các khối lớp đều phải chú ý rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành cho học sinh. 2.1.2. Phân môn văn học: Đây là phân môn cung cấp dữ liệu văn chương cho học sinh làm bài. Vì vậy giáo viên phải chú ý giảng dạy, gợi mởđể học sinh lónh hội được cái hay, cái đẹp, những thành công, hạn chế của tác phẩm. Vì chương trình ngữ văn mới không sắp xếp trình bày các tác phẩm theo thời kỳ văn học mà sắp xếp theo phương thức biểu đạt. Do đó, khi giảng dạy giáo viên phải phát huy tính sáng tạo trong dạy học. Đó là từng bước cung cấp kiến thức về quan niệm thẩm mỹ, tâm lý tiếp nhận của người đọc ở mỗi thời đại. Điều này không dễ nhưng có thể từng bước thực hiện được. Nếu học sinh không hiểu những luật tục cổ hủ và thân phận thấp hèn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thì khó đồng cảm với những đau thương mất mát mà Thúy Kiều ( “Truyện Kiều” – Nguyễn Du) và của Vũ Thò Thiết (“ Chuyện Nười Con Gái Nam Xương” Nguyễn Dữ ) phải gánh chòu. Học sinh không biết những chuẩn mực sống đẹp của người phụ nữ trong xã hội phông kiến thì cũng khó rung động trước những bi kòch của những nhân vật phụ nữ kể trên. Tương tự như vậy, để học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của chàng trai Lục Vân Tiên (Truyện Lục Vân Tiên- Nguyễn Đình Chiểu ), giáo viên nhất thiết phải cung cấp quan niệm sống đẹp của người trai đất Việt trong xã hội phong kiến. Khi học sinh hiểu quan niệm thẩm mỹ của nhân ta trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ thì việc cảm thụ vẻ đẹp của người lính trong bài thơ “ Đồøng chí” ( Chính Hữu ) và “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ( Phạm Tiến Duật ) sẽ thuận lợi hơn. Hoặc xu hướng ca ngợi thiên nhiên, đất nước, đi vào cái bản ngã, đề cao giá trò nhân bản trong thơ ca sau 1975 mà học sinh không hiểu được thì khó cảm nhận hết cái hay trong “ nh trăng” ( Nguyễn Duy ) , “ Sang thu” (Hữu Thỉnh )… Một tiết văn học giảng dạy một tác phẩm là giáo viên cung cấp một số cơ sở dữ liệu để học sinh sử dụng vào bài tập làm văn. Cho nên phải đặt tác phẩm vào đúng bối cảnh xã hội, quan niệm xã hội khi nó ra đời nhằm giúp học sinh hiểu đúng giá trò tác phẩm. Để học sinh viết được bài văn nghò luâïn về đoạn thơ, bài thơ giáo viên phải mang đến cho học sinh không chỉ nội dung tư tưởng của tác phẩm mà còn là cảm xúc tâm trạng của tác giả được gởi gắm vào bài thơ đó . 2.1.3. Phân môn Tiếng Việt : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm thơ ca, gáo viên phải huy động cùng lúc kiến thức nhiều môn học như : từ vựng ngữ nghóa,ngữ pháp tiếng Việt , thi pháp học, phong cách học tiếng Việt, mỹ học … Đó sẽ là chìa khóa để cảm thụ tác phẩm thơ ca Việt Nam. Đồng thời đó cũng là phương tiện để thực hiện bài tập làm văn của học sinh. Những bài học về phép tu từ từ ngữ, trường từ vựng học sinh cần ghi nhớ, sử dụng. Đặc biệt , giáo viên luôn nhắc học sinh tuân thủ các phương châm hội thoại khi làm bài để tránh thừa từ, lặp từ làm cho câu văn dài dòng, tối nghóa. Cung cấp cho học sinh kiến thức từ vựng ngữ nghóa, phong cách học tiếng Việt se õgiúp học sinh hiểu được thái độ, tình cảm của tác giả thể hiện trong bài thơ. Chỉ với từ “lao xao” trong câu “trước thầy sau tớ lao xao” và từ “tót” trong câu “ghế trên ngồi tót sỗ sàng” tác giả Nguyễn Du đã thể hiện được thái độ của mình đối với nhân vật Mã Giám Sinh. Thái độ ăn năn hối lỗi của một người đánh mất quá khứ được Nguyễn Duy thể hiện rất đạt qua các câu thơ : Ngửa mặt lên nhìn mặt “Có cái gì rưng rưng”. Và: “ nh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình” . Hoặc sự ngỡ ngàng khi nhận ra mùa thu đã về của tác giả Hữu Thỉnh được gởi gắm rất tài tình qua các từ “ bỗng” và “hình như” trong các câu : “ Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về”. Như chúnh ta đã từng thấy bài thơ, đoạn thơ dù ngắn dù dài đều có những câu, những từ đóng vai trò then chốt(thường gọi là nhãn tự). Khi phân tích, ta phải tìm được những từ ngữ độc đáo ấy để lột tả được linh hồøn của bài thơ, đoạn thơ. Câu thơ sau trích trong Truyện Kiều, Nguyễn Du viết: “Cậy em em có chòu lời Ngồi lên cho chò lạy rồi hãy thưa” Ở đây Thuý Kiều là chò mà sao lại cậy? Cậy là chỉ có kẻ dưới, kẻ yếu nhờ kẻ trên. Sao tác giả lại không dùng: - Nhờ em em có chòu lời - Trông em em có chòu lời Từ “cậy” ở đây được tác giả dùng rất đắt. Nó nói lên tâm trạng tan nát, đau đớn của Thúy Kiều mong cho Thúy Vân nhận lời kết nối với Kim Trọng, thay nàng chăm sóc cho chàng. Thương mối tình trong trắng với Kim Trọng mà phải trao gửi lại, nàng thấy mình có tội. Chính vì thế mà nàng mong Thúy Vân gánh vác trách nhiệm nặng nề và khó khăn này nên phải “cậy”. Hay trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải có đoạn viết: “Ơi con chim chiền chiện. Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng” Cái hay của đoạn thơ này là gì? “Từng giọt long lanh rơi”. Xưa nay người ta đón nhận âm thanh bằng thính giác, ở đây tác giả lại đón nhận âm thanh bằng xúc giác, thò giác: “giọt” âm thanh. Đó chính là cái hay cái thú vò của oạn thơ, một sự chuyển đổi cảm giác. Trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh có câu: “Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”. Tại sao tác giả không dùng: Khua mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Đẩy mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. Mà lại “phăng”, phăng là động từ mạnh thể hiện sức mạnh của con người, nhanh nhẹn, rứt khoát qua đó cũng hứa hẹn một thành quả lao động rực rỡ ngoài khơ3i xa mà nếu dùng “khua”, “đẩy” sẽ không làm thoát được ý này, nhòp thơ thiếu mạnh mẽ, hào hùng. Học sinh vâïn dụng kiến thức Tiếng Việt để hiểu tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Gáo viên từng bước giáo dục học sinh vận dụng vào việc lựa chọn từ ngữ trong bài làm văn. Đây là yếu tố quan trọng để học sinh có cảm xúc cùng chiều với tác giả và thể hiện ở bài làm một cách chân thật, tự nhiên. Một bài nghò luận về đoạn thơ, bài thơ buộc phải có cảm xúc gần với mạch cảm xúc của tác giả và được thể hiện chân thật, tự nhiên. Để làm được điều này không thể xem nhẹ phân môn Tiếng Việt trong khi giảng dạy bộ môn Ngữ văn . 2.1.4. Kiến thức lòch sử : Quan niệm thẩm mỹ, tâm lý tiếp nhận và cơ sở tư tưởng của tác giả phụ thuộc rất nhiều vào bối cảnh xã hội của mỗi thời kỳ lòch sử . Do đó bắt buộc phải tích hợp kiến thức lòch sử khi tiếp cận tác phẩm văn chương. Không có kiến thức lòch sử về xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII – XIX sẽ không thấy hết sự cao cả của chủ nghóa nhân đạo trong “ Truyện Kiều”, không thấy được khát vọng tự do được gởi gắm qua nhân vật Từ Hải (“ Truyện Kiều” – Nguyễn Du ) và Lục Vân Tiên ( “ Truyện Lục Vân Tiên” – Nguyễn Đình Chiểu ). Học sinh liên hệ lòch sử nước ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thì mới thấy vẻ đẹp trong thái độ dứt khoát, tư thế ung dung hiên ngang của người lính cách mạng trong bài thơ “ Đồøng chí” ( Chính Hữu ) và bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ( Phạm Tiến Duật ). Hay cảm hứng về vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước ca ngợi lãnh tụ được chú ý khi đất nước thống nhất. Lúc này lòch sử đã sang trang con người nhìn nhận đúng về vai trò của mình trong công cuộc xây dựng đất nước. Khát vọng và lòng biết ơn được thể hiện rất chân thành, gần gũi trong các bài thơ “ Viếng lăng Bác” ( Viễn Phương ), “ Mùa xuân nho nhỏ” ( Thanh Hải ). Hoặc hướng đến tính nhân bản , chiêm nghiệm về bản thân , nhà thơ như tự mổ xẻ để đánh giá, nhận xét về chính mình trong bài thơ “ nh trăng” ( Nguyễn Duy ) . Tất cả những nội dung đó phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh lòch sử. Vì vậy phải đặt tác phẩm vào hoàn cảnh lòch sử khi nó ra đời thì mới cảm thụ được tác phẩm. Từ đó có hướng nghò luận về bài thơ phù hợp với tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Bài văn nghò luận về đoạn thơ, bài thơ sẽ rất nhạt ( nến không nói là phản nghóa ) khi mgười nghò luận không hiểu hoàn cảnh lòch sử khi tác phẩm ra đời vàkhông tự đặt mình vào bối cảnh đó để cảm nhận và nghò luận về tác phẩm thơ ca đó . 2.2. Năng lực cảm thụ tác phẩm : Rèn luyện, bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm ở học sinh là việc làm thường xuyên, lâu dài vì nó rất quan trọng. Nếu học sinh không có năng lực cảm thụ tác phẩm thì việc giảng dạy kiểu bài nghò luận tác phẩm ( đặt biệt là tác phẩm thơ ) sẽ thất bại vì học sinh không xác đònh được mình sẽ nghò luận về vấn đề gì? Vấn đề dó ra sao? Nên nghò luận như thế nào? Như vậy để giảng dạy có hiệu quả kiểu bài nghò luận về đoạn thơ, bài thơ giáo viên phải liên tục rèn luyện năng lực cảm thụ tác phẩm cho học sinh. Theo tôi, giáo viên phải nắm vững kiến thức đã nêu ở trên ( mục 2.1 ) để giúp học sinh cảm thụ được tác phẩm . Sau khi đọc bài thơ học sinh xác đònh được hoàn cảnh sáng tác vài thơ đó. Tức là những gì tác động đến tác giả để tác giả viết nên bài thơ đó. Từ đó tìm hiểu được nội dung phản ánh, ước mơ, khát vọng hay tâm trạng, cảm xúc của tác giả thông qua các tín hiệu thẩm mỹ trong tác phẩm thơ ca đó. Đặt bài thơ trong hoàn cảnh lòch sử khi nó ra đời để đònh hướng nghò luận về tư tưởng thẩm mỹ của tác phẩm. Xác đònh nguồn mạch cảm xúc của tác giả rồi tự đặt mình vào đấy , trôi theocảm xúc đó để cảm và viết những cảm nhận của mình thành bài văn nghò luận có cảm xúc tự nhiên, chân thành. Nói cách khác, học sinh phải biết soi mình vào tác phẩm thơ ca để hiểu được tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Từ đó khám phá vẻ đẹp văn chương của tác phẩm thơ ca đó. Khi viết bài văn nghò luận học sinh cần phải viết bằng cảm xúc, tâm trạng cùng chiều với tác giả thì bài văn mới có cảm xúc tự nhiên được. Rèn luyện năng lực cảm thụ tác phẩm cho học sinh giáo viên không thể không cung cấp cho học sinh quan niệm thẩm mỹ, tư tưởng xã hội, hoặc những quy luật tâm lý, những đạo lý truyền thống…. Khi tìm hiểu tác phẩm thơ ca trung đại học sinh phải được cung cấp những tiêu chí như : cảnh có đủ phong, hoa, tuyết, nguyệt là cảnh đẹp. Những hình ảnh, âm thanh gắn với một trạng thái tâm lý nhất đònh. Những loài cây như mai, lan, cúc, trúc có ý nghóa như thế nào? Tiêu chí vẻ đẹp trong cách sống ra sao ? Như vậy sẽ giúp học sinh hiểu được những câu thơ tả cảnh ngụ tình, miêu tả tâm trạng nhân vật hay ca ngợi vẻ đẹp trong cách sống của Thúy Kiều ( trong “ Truyện Kiều” – Nguyễn Du ), của Lục Vân Tiên ( trong “ Truyện Lục Vân Tiên” _ Nguyễn Đình Chiểu )….Đến với văn học thời chống Pháp và chống Mỹ, học sinh phải biết được nhiệm vụ chung của nhân dân Việt Nam lúc đó là đánh giặc cứu nước. Vì vậy cái chung được đặt lên trên cái riêng. Từ đó học sinh hiểu được thái độ dứt khoát của người lính cách mạng trong bài thơ “ Đồøng chí” của Chính Hữu là vì nhiệm vụ chung, vì lý tưởng cách mạng. Họ rời xa làng quê vì nặng tình với làng quê, ra đi với mục đích đem lại yên vui cho làng quê, đất nước mình. Một lý tưởng sống đẹp, một tương lai tươi sáng của đất nước đã giúp người lính cách mạng lạc quan, hiên ngang vượt qua gian khổ, nguy hiểm. Đó là nét đẹp của người lính cách mạng trong bài thơ “ Đồng chí” ( Chính Hữu) và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ( Phạm Tiến Duật ). Đến khi đất nước thống nhất thì cảm hứng ngợi ca thiên nhiên, đất nước cùng với lòng biết ơn đối với Đảng, Bác Hồ trở thành cảm hứng chủ đạo của văn học nói chung, thơ ca nói riêng từ sau 1975 đến nay. Từ đó thấy được trách nhiệm của mỗi người, hình thành khát vọng cống hiến xây dựng đất nước. Điều này thấy rõ trong các tác phẩm “ Viếng lăng Bác” ( Viễn Phương ), “Mùa xuân nho nhỏ” Thanh Hải), “ Nói với con” ( Y Phương), “Sang thu” ( Hữu thỉnh ) …Cũng có thể là con người tự đối diện với mình, tự phán xét chính mình để nhắc nhở mình và mọi người đạo lý “ uống nước nhớ nguồn” của nhân dân ta ( “ nh trăng” _ Nguyễn Duy). Ngoài ra cần hướng dẫn học sinh đọc đúng ngữ điệu, cách ngắt nhòp, ngắt câu của từng bài thơ. Vì đó là yếu tố quan trọng để chuyển tải cảm xúc, tâm trạng của tác giả. Câu thơ dài – ngắn nhòp thơ nhanh – chậm đều là dụng ý nghệ thuật của tác giả.Do đó không nên xem thường việc đọc tác phẩm thơ ca . Tóm lại, rèn luyện năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương cho học sinh là cung cấp cho học sinh nền tảng kiến thức đặc trưng của từng thời kỳ văn học. Đây là yếu tố then chốt để làm bài văn nghò luận về đoạn thơ, bài thơ. Mỗi giáo viên giảng dạy bộ mộn ngữ văn phải luôn luôn chú ý đến việc rèn luyện năng lực cảm thụ tác phẩm cho học sinh. Vì xét cho cùng, dạy văn học văn là dạy và học cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương và kỹ năng trình bày hiểu biết của mình thành bài văn. Tức là cảm thụ tác phẩm và trình bày chính kiến của mình về tác phẩm bằng cách bàn, đánh giá về tác phẩm đó. 2.3. Kỹ năng trình bày : ù Rèn luyện kỹ năng trình bày bài văn cho học sinh là việc làm không thể thực hiện ngày một ngày hai. Ngoài kiến thức cơ bản về đoạn thơ, bài thơ cần nghò luận còn có kỹ năng lựa chọn từ ngữ, sắp xếp các luận điểm để bài văn có bố cục chặt chẽ, hợp lý, có cảm xúc tự nhiên, trong sáng. Khả năng dùng từ của học sinh là kết quả của quá trình rèn luyện trong tâùt cả các tiết học, đặc biệt là các tiết học tiếng việt. Để bài văn có cảm xúc tự nhiên trong sáng học sinh phải có hướng tiếp cận tác phẩm hợp lý nhất. Để bài văn của học sinh có bố cục hợp lý giáo viên cần phải cung cấp cho học sinh một dàn ý rõ ràng, chính xác. Qua quá trình tìm hiểu, giảng dạy tôi tâm đắc với dàn ý sau đây : DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ • Mở bài : _ Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác. (những yếu tố từ đời sống xã hội, cá nhân tác đôïng đến tác giả đểtác giả viết nên tác phẩm dó). _ Giới thiệu tác giả ( phong cách sáng tác, thể loại, đề tài thường viết ), tác phẩm ( xuất xứ, hoặc vò trí đoạn trích ). Nêu khái quát giá trò tác phẩm ( nội dung và nghệ thuật). Trích dẫn ( đoạn thơ, bài thơ dài quá 10 câu không cần trích dẫn). • Thân bài : _ Trình bày nôi dung chính của bài thơ.Nội dung đó bao gồm những luận điểm nào ? _ Mỗi luận điểm được thể hiện ở những câu thơ nào ? (phần này xác đònh ở giấy nháp ). Sau đó phân tích từng luận điểm theo các bước sau : + Giới thiệu (có thể nêu vò trí câu thơ hoặc dẫn dắt vào luận điểm ) + Trích dẫn câu thơ, + Bình giảng ( nội dung và nghệ thuật). +Liên tưởng ( chọn dẫõn chứng minh họa cho luận điểm đang nghò luận). + Kết đoạn, thực hiện liên kết đoạn với đoạn tiếp theo . *Đoạn thơ, bài thơ có bao nhiêu luâïn điểm thì thực hiêïn các bước trên bấy nhiêu lần. Trường hợp câu thơ không tiêu biểu thì bình giảng trực tiếp, (không giới thiệu, trích dẫn). _ Tổng hợp nội dung các luận diểm vừa nghò luận, khẳng đònh thành công của tác phẩm ( về nội dung và nghệ thuật) • Kết bài: _ Ý nghóa của đoạn thơ, bài thơ . _ Liên hệ thực tế rút ra bài học . PHẦN THỨ BA: KẾT QUẢ Việc đem kinh nghiệm vào áp dụng trong thực tế giảng dạy chúng tôi đã thu được những kết quả rất tích cực. Điểm các bài kiểm tra đạt chất lượng cao hơn rõ rệt so với khi chưa áp dụng . Hơn thế một số em đã trở nên yêu thích thơ ca, biết cảm thụ cái đẹp, cái hay của thơ, chính vì thế các tiết học trở nên sôi nổi, nhiều ý kiến xây dựng bài của học sinh có sự sáng tạo và mang đậm bản sác cá nhân. Stt Năm học 2008 Lớp TS học sinh Trên TB 1 9A 44 35 2 9B 47 32 3 9C 43 30 4 9D 46 33 [...]... sinh lện tập bình giảng trong tiêùt đọc- hiểu văn bản Điều này ngoài năng lực chuyên môn, đòi hỏi kỹ năng sư phạm tốt vì thời gian tiết học có hạn Thực hiện “Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghò luâïn về đoạn thơ, bài thơ” là từng bước hình thành, rèn luyện năng lực văn chương ở học sinh Giúp các em thấy được vẻ đẹp của thơ, của đời Từ đó yêu thích bộ môn Ngữ văn và có tình yêu thơ ca Tôi ghi lại lý thuyết... tác phẩm thơ và kỹ năng trình bày bài Vì vậy chúng tôi lựa chọn, xây dựng đề tài “ Hướng đãn học sinh làm bài văn nghò luận về đoạn thơ, bài thơ” để nghiên cứu thực hiện Trong quá trình thực hiện chúng tôi nhâïn thấy học sinh hứng thú hơn với bôï môn Ngữ văn, đặc biệt là phân môn tâïp làm văn Năng lực làm bài của học sinh cũng có những tiến bộ Thực hiện đề tài này có những khó khăn nhất đònh Đó là... thấy được vẻ đẹp của thơ, của đời Từ đó yêu thích bộ môn Ngữ văn và có tình yêu thơ ca Tôi ghi lại lý thuyết và cách thực hiện của mình hy vọng góp phần vào việc cải tiến phương pháp giảng dạy bộ môn Ngữ văn tốt hơn Nghi yªn ngµy 4 th¸ng 3 n¨m 2010 . sinh Trên TB 1 9A 47 21 9A 48 25 9A 45 23 2 9B 44 19 9B 47 20 9B 48 21 3 9C 41 15 9C 43 17 9C 44 19 4 9D 45 18 9D 41 19 9D 42 16 3. Đối tượng nghiên cứu : Đề tài “ Cách làm bài văn nghò luận. đònh hình cách viết, văn phong cho mình khi tạo lập văn bản . Cùng với tâm lý học sinh trung học cơ sở, hệ thống chương trình ngữ văn ở các lớp dưới đã giúp học sinh lớp 9 có những kiến thức. dạy bộ mộn ngữ văn phải luôn luôn chú ý đến việc rèn luyện năng lực cảm thụ tác phẩm cho học sinh. Vì xét cho cùng, dạy văn học văn là dạy và học cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương và kỹ

Ngày đăng: 01/07/2014, 05:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • PHẦN THỨ HAI:CÁC GIẢI PHÁP

    • Sương chùng chình qua ngõ

    • “Cậy em em có chòu lời

      • Ngồi lên cho chò lạy rồi hãy thưa”

        • Hót chi mà vang trời

        • Từng giọt long lanh rơi

          • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan