giáo trình nghiên cứu marketing - chương 6 phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu marketing

14 1.9K 1
giáo trình nghiên cứu marketing - chương 6  phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu marketing

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 CHƯƠNG 6 PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU TRONG NGHIÊN CỨU MARKETING NGHIÊN CỨU MARKETING TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍMINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 2 NỘI DUNG 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG CHỌN MẪU. 2. QUI TRÌNH CHỌN MẪU. 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU. 4. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CỠ MẪU. 5. CHỈ DẪN XÁC ĐỊNH CỠ MẪU THEO TÍNH CHẤT NGHIÊN CỨU 6. Hướng dẫn viết tiểu luận môn học. 3 Phần tử (element) là đối tượng cần thu thập dữ liệu, phần tử là đơn vị nhỏ nhất của đám đông vàlà đơn vị cuối cùng của quátrình chọn mẫu. Đám đông (Population) làthị trường mànhànghiên cứu tiến hành thực hiện nghiên cứu để thỏa mãn mục tiêu vàphạm vi của nghiên cứu. Số lượng phần tử trong đám đông thường được ký hiệu là N (được gọi là kích thước đám đông). Mẫu (Sample) làmột tập hợp những phần tử nhỏ được lấy ra từ một tổng thể lớn. Người ta nghiên cứu những mẫu nhỏ để tìm ra những tính chất, những phản ứng đối với những lần thử nghiệm. Để rồi có thể suy diễn ra những kết quả tìm được ỡ mẫu là điển hình của cả một tổng thể màmẫu là đại diện. Số lượng phần tử của mẫu thường được ký hiệu là n (được gọi làcỡ, hay kích thước mẫu). 1. C 1. C Á Á C KH C KH Á Á I NI I NI Ệ Ệ M CƠ B M CƠ B Ả Ả N N 4 1.1 Các khái niệm cơ bản Điều tra chọn mẫu cónghĩa làkhông tiến hành điều tra hết toàn bộ các phần tử của tổng thể, màchỉ điều tra trên 1 nhóm nhỏ (chọn mẫu) các phần tử thuộc tổng thể nhằm tiết kiệm thời gian, công sức vàchi phí. Vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo cho mẫu phải cókhả năng đại diện được cho tổng thể chung. Đơn vị chọn mẫu (sampling unit). Để thuận tiện trong nhiều kỹ thuật chọn mẫu người ta thường chia đám đông ra thành nhiều nhóm theo những đặc tính nhất định. Những nhóm có được sau khi phân chia đám đông được gọi là đơn vị chọn mẫu. Khung của tổng thể/ chọn mẫu (Sampling frame) làdanh sách liệt kê dữ liệu cần thiết của tất cả các đơn vị vàphần tử của đám đông để thực hiện việc chọn mẫu. 5 1. Các khái niệm cơ bản Đám đông (Population) làthị trường mànhànghiên cứu tiến hành thực hiện nghiên cứu để thỏa mãn mục tiêu vàphạm vi của nghiên cứu. Vídụ: Chúng ta cần nghiên cứu người tiêu dùng tại TP.HCM có độ tuổi từ 18-45. Như vậy, tập hợp những người sinh sống tại TP.HCM ở độ tuổi 18-45 là đám đông cần nghiên cứu. Số lượng phần tử trong đám đông thường được ký hiệu là N (được gọi làkích thước đám đông). 6 Hiệu quả của chọn mẫu Hiệu quả chọn mẫu (Sampling efficiency) được đo lường theo 2 chỉ tiêu là: Hiệu quả thống kê (Statistical efficiency); Hiệu quả kinh tế (Economic efficiency of sampling). v Hiệu quả thống kê của một mẫu được đo lường dựa vào độ lệch chuẩn của ước lượng (Xem ước lượng trung bình, tỷ lệ đám đông –Giáo trình Xác xuất thống kê). Một mẫu cóhiệu quả thống kê cao hơn mẫu khác khi cùng một cỡ mẫu, nócó độ lệch chuẩn nhỏ hơn. v Hiệu quả kinh tế của một mẫu được đo lường dựa vào chi phí thu thập dữ liệu của mẫu với một “độ chính xác”mong muốn nào đó. 2. Qui trình chọn mẫu Bước 1: Xác định tổng thể thị trường nghiên cứu. Bước 2: Xác định khung tổng thể chọn mẫu. Bước 3: Lựa chọn phương pháp chọn mẫu. Bước 4: Xác định qui mô (cỡ) mẫu. Bước 5: Xác định các chỉ thị để nhận diện được đơn vị mẫu trong thực tế 8 1- Xác định tổng thể / thị trường nghiên cứu Việc xác định tổng thể (đám đông) / thị trường nghiên cứu làvấn đề mang tính tiên quyết trong một nghiên cứu marketing. Nóchính là đối tượng nghiên cứu của một đề tài nghiên cứu. Thông thường, khi lập một dự án nghiên cứu thìnhà nghiên cứu phải xác định ngay tổng thể (đám đông) nghiên cứu vàthị trường nghiên cứu trong bước đặt tên cho đề tài nghiên cứu của mình. Vídụ: Phân tích các yếu tố tác động đến việc lựa chọn (mua) sản phẩm bột giặt OMO của khách hàng trên thị trường TP.HCM. Như vậy, trong bước này ta cần làm rõ “Khách hàng”làai? Vàhãy mô tả về đặc tính của đám động vàthị trường nghiên cứu. 9 2- Xác định khung tổng thể / Chọn mẫu Các khung chọn mẫu cósẵn, thường được sử dụng là: Các danh bạ điện thoại hay niên giám điện thoại xếp theo tên cá nhân, công ty, doanh nghiệp, cơ quan; các niên giám điện thoại xếp theo tên đường, hay tên quận huyện thành phố; danh sách liên lạc thư tín : hội viên của các câu lạc bộ, hiệp hội, độc giả mua báo dài hạn của các toàsoạn báo…; danh sách tên và địa chỉ khách hàng cóliên hệ với công ty (thông qua phiếu bảo hành), các khách mời đến dự các cuộc trưng bày vàgiới thiệu sản phẩm 10 3. Lựa chọn phương pháp chọn mẫu Dựa vào mục đích nghiên cứu, đặc điểm của tổng thể nghiên cứu, tầm quan trọng của công trình nghiên cứu, thời gian tiến hành nghiên cứu, kinh phídành cho nghiên cứu, kỹ năng của nhóm nghiên cứu,… để quyết định chọn phương pháp chọn mẫu xác suất hay phi xác suất; sau đó tiếp tục chọn ra hình thức cụ thể của phương pháp này. 11 4- Xác định kích thước/ cỡ mẫu (sample size) Xác định cỡ mẫu thường dựa vào : yêu cầu về độ chính xác, khung chọn mẫu đã cósẵn chưa, phương pháp thu thập dữ liệu, chi phícho phép. Đối với chọn mẫu theo xác suất: thường cócông thức để tính cỡ mẫu; đối với mẫu phi xác suất: thường dựa vào kinh nghiệm vàsựam hiểu về vấn đề nghiên cứu để chọn cỡ mẫu. 12 5-Xác định các chỉ thị để nhận diện được đơn vị mẫu trong thực tế: Đối với mẫu xác suất: phải xác định rõ cách thức để chọn từng đơn vị trong tổng thể chung vào mẫu sao cho đảm bảo mọi đơn vị đều cókhả năng được chọn như nhau. Ghi chú: Kiểm tra quátrình chọn mẫu trên các mặt sau: Kiểm tra đơn vị trong mẫu có đúng đối tượng nghiên cứu không? (vì thường mắc sai lầm ở khâu chọn đối tượng: do thu thập thông tin ở nơi không thích hợp, ở những người không thích hợp, hoặc bỏ qua thông tin của những người lẽ ra phải được phỏng vấn…). Kiểm tra sự cộng tác của người trả lời (hỏi càng dài thì sự từ chối trả lời càng lớn). Kiểm tra tỷ lệ hoàn tất (xem đã thu thập đủ số đơn vị cần thiết trên mẫu chưa): trong phỏng vấn bằng thư có khi thư bị trả lại do không có người nhận, trong phỏng vấn bằng điện thoại cóthể không tiếp xúc được với người cần hỏi vìhọkhông cómặt hay họ không có điện thoại. 13 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU Chọn mẫu theo xác suất (Probability Sampling) Chọn mẫu phi xác suất (Non-Probability Sampling) Có 2 phương pháp chọn mẫu cơ bản là: 14 3.1 Chọn mẫu theo xác suất (probability sampling) Chọn mẫu ngẫu nhiên (hay chọn mẫu xác suất) là phương pháp chọn mẫu màkhả năng được chọn vào tổng thể mẫu của tất cả các đơn vị của tổng thể đều như nhau. Đây là phương pháp tốt nhất để ta cóthể chọn ra một mẫu cókhả năng đại biểu cho tổng thể. Vìcóthể tính được sai số do chọn mẫu, nhờ đóta cóthể áp dụng được các phương pháp ước lượng thống kê, kiểm định giả thuyết thống kê trong xử lý dữ liệu để suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể chung Tuy nhiên ta khóáp dụng phương pháp này khi không xác định được danh sách cụ thể của tổng thể chung (vídụ nghiên cứu trên tổng thể tiềm ẩn); tốn kém nhiều thời gian, chi phí, nhân lực cho việc thu thập dữ liệu khi đối tượng phân tán trên nhiều địa bàn cách xa nhau,… 3.1. Chọn mẫu theo xác suất Có5 dạng chọn mẫu theo xác suất: Chọn mẫu phân tầng Ngẫu nhiên đơn giản Ngẫu nhiên hệ thống Chọn mẫu cả khối Chọn mẫu nhiều giai đoạn 16 Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (simple random sampling): Trước tiên lập danh sách các đơn vị của tổng thể chung theo một trật tự nào đó: lập theo vần của tên, hoặc theo quy mô, hoặc theo địa chỉ…, sau đó đánh số thứ tự các đơn vị trong danh sách; rồi rút thăm, quay số, dùng bảng số ngẫu nhiên, hoặc dùng máy tính để chọn ra từng đơn vị trong tổng thể chung vào mẫu. Thường vận dụng khi các đơn vị của tổng thể chung không phân bố quárộng về mặt địa lý, các đơn vị khá đồng đều nhau về đặc điểm đang nghiên cứu. Thường áp dụng trong kiểm tra chất lượng sản phẩm trong các dây chuyền sản xuất hàng loạt. 17 Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống (systematic sampling): Trước tiên lập danh sách các đơn vị của tổng thể chung theo một trật tự quy ước nào đó, sau đó đánh số thứ tự các đơn vị trong danh sách. Đầu tiên chọn ngẫu nhiên 1 đơn vị trong danh sách; sau đócứcách đều k đơn vị lại chọn ra 1 đơn vị vào mẫu,…cứ như thế cho đến khi chọn đủ số đơn vị của mẫu. Vídụ: Dựa vào danh sách bầu cử tại 1 thành phố, ta có danh sách theo thứ tự vần của tên chủ hộ, bao gồm 240.000 hộ. Ta muốn chọn ra một mẫu có2000 hộ. Vậy khoảng cách chọn là: k= 240000/2000 = 120, cónghĩa là cứ cách 120 hộ thìta chọn một hộ vào mẫu. 18 Chọn mẫu cả khối (cluster sampling) Trước tiên lập danh sách tổng thể chung theo từng khối (như làng, xã, phường, lượng sản phẩm sản xuất trong 1 khoảng thời gian…). Sau đó, ta chọn ngẫu nhiên một số khối và điều tra tất cả các đơn vị trong khối đã chọn. Thường dùng phương pháp này khi không cósẵn danh sách đầy đủ của các đơn vị trong tổng thể cần nghiên cứu. Vídụ: Tổng thể chung làsinh viên của một trường đại học. Khi đóta sẽ lập danh sách các lớp chứ không lập danh s á ch sinh viên, sau đ ó ch ọ n ra c á c l ớ p đ ể đi ề u tra. 19 Ch ọ n m ẫ u phân t ầ ng (stratified sampling) Trước tiên phân chia tổng thể thành các tổ theo 1 tiêu thức hay nhiều tiêu thức có liên quan đến mục đích nghiên cứu (như phân tổ các DN theo vùng, theo khu vực, theo loại hình, theo quy mô,…). Sau đótrong từng tổ, dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản hay chọn mẫu hệ thống để chọn ra các đơn vị của mẫu. Đối với chọn mẫu phân tầng, số đơn vị chọn ra ở mỗi tổ cóthể tuân theo tỷ lệ số đơn vị tổ đóchiếm trong tổng thể, hoặc cóthể không tuân theo tỷ lệ. Vídụ: Một toàsoạn báo muốn tiến hành nghiên cứu trên một mẫu 1000 doanh nghiệp trên cả nước về sự quan tâm của họ đối với tờ báo nhằm tiếp thị việc đưa thông tin quảng cáo trên báo. Toàsoạn cóthể căn cứ vào các tiêu thức: vùng địa lý (miền Bắc, miền Trung, miền Nam); hình thức sở hữu (quốc doanh, ngoài quốc doanh, công ty 100% vốn nước ngoài,…) để quyết định cơ cấu của mẫu nghiên cứu. 20 Chọn mẫu nhiều giai đoạn (multi-stage sampling) Phương pháp này thường áp dụng đối với tổng thể chung cóquy mô quálớn và địa bàn nghiên cứu quárộng. Việc chọn mẫu phải trải qua nhiều giai đoạn (nhiều cấp). Trước tiên phân chia tổng thể chung thành các đơn vị cấp I, rồi chọn các đơn vị mẫu cấp I. Tiếp đến phân chia mỗi đơn vị mẫu cấp I thành các đơn vị cấp II, rồi chọn các đơn vị mẫu cấp II…Trong mỗi cấp có thể áp dụng các cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, chọn mẫu hệ thống, chọn mẫu phân tầng, chọn mẫu cả khối để chọn ra các đơn vị mẫu. Vídụ:Muốn chọn ngẫu nhiên 50 hộ từ một thành phố có10 khu phố, mỗi khu phố có50 hộ. Cách tiến hành như sau: Trước tiên đánh số thứ tự các khu phố từ 1 đến 10, chọn ngẫu nhiên trong đó5 khu phố. Đánh số thứ tự các hộ trong từng khu phố được chọn. Chọn ngẫu nhiên ra 10 hộ trong mỗi khu phố ta sẽ có đủ mẫu cần thiết. 21 3.2.Phuơng pháp chọn mẫu phi xác suất (non-probability sampling methods) Chọn mẫu phi ngẫu nhiên (hay chọn mẫu phi xác suất) là phương pháp chọn mẫu màcác đơn vị trong tổng thể chung không cókhả năng ngang nhau để được chọn vào mẫu nghiên cứu. Chẳng hạn: Ta tiến hành phỏng vấn các bànội trợ tới mua hàng tại siêu thị tại một thời điểm nào đó; như vậy sẽ córất nhiều bànội trợ do không tới mua hàng tại thời điểm đónên sẽ không cókhả năng được chọn Việc chọn mẫu phi ngẫu nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm vàsựhiểu biết về tổng thể của người nghiên cứu nên kết quả điều tra thường mang tính chủ quan của người nghiên cứu. Mặt khác, ta không thể tính được sai số do chọn mẫu, do đókhông thể áp dụng phương pháp ước lượng thống kê để suy rộng kết quả trên mẫu cho t ổ ng th ể chung 3.2 Chọn mẫu phi xác suất 1-Chọn mẫu thuận tiện (convenience sampling) 2-Chọn mẫu phán đoán (judgement sampling): CÁC DẠNG CHỌN MẪU 3-Chọn mẫu định ngạch (quota sampling) 23 Chọn mẫu thuận tiện Cónghĩa làlấy mẫu dựa trên sự thuận lợihay dựa trên tính dễ tiếp cậncủa đối tượng, ở những nơi mà nhân viên điều tra cónhiều khả năng gặp được đối tượng. Chẳng hạn nhân viên điều tra cóthể chặn bất cứ người nào màhọgặp ở trung tâm thương mại, đường phố, cửa hàng, để xin thực hiện cuộc phỏng vấn. Nếu người được phỏng vấn không đồng ý thìhọchuyển sang đối tượng khác. Lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên cứu khám phá, để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; hoặc để kiểm tra trước bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng; hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm màkhông muốn mất nhiều thời gian và chi phí. 24 Chọn mẫu phán đoán phương pháp màphỏng vấn viên là người tự đưa ra phán đoán về đối tượng cần chọn vào mẫu. Như vậy tính đại diện của mẫu phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của người tổ chức việc điều tra vàcả người đi thu thập dữ liệu. Chẳng hạn, nhân viên phỏng vấn được yêu cầu đến các trung tâm thương mại chọn các phụ nữ ăn mặc sang trọng để phỏng vấn. Như vậy không cótiêu chuẩn cụ thể “thế nào làsang trọng”màhoàn toàn dựa vào phán đoán để chọn ra người cần phỏng vấn. 25 Chọn mẫu định ngạch Đối với phương pháp chọn mẫu này, trước tiên ta tiến hành phân tổ tổng thể theo một tiêu thức nào đómà ta đang quan tâm, cũng giống như chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, tuy nhiên sau đóta lại dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện hay chọn mẫu phán đoán để chọn các đơn vị trong từng tổ để tiến hành điều tra. Sự phân bổ số đơn vị cần điều tra cho từng tổ được chia hoàn toàn theo kinh nghiệm chủ quan của người nghiên cứu. Chẳng hạn nhànghiên cứu yêu cầu các vấn viên đi phỏng vấn 800 người cótuổi trên 18 tại 1 thành phố. Nếu áp dụng phương pháp chọn mẫu định ngạch, ta cóthể phân tổ theo giới tính vàtuổi như sau:chọn 400 người (200 nam và200 nữ) cótuổi từ 18 đến 40, chọn 400 người (200 nam và200 nữ) có tuổi từ 40 trở lên. Sau đó nhân viên điều tra cóthể chọn những người gần nhàhay thuận lợi cho việc điều tra của họ để dễ nhanh chóng hoàn thành công việc. 26 4. XÁC ĐỊNH QUI MÔ (CỠ) MẪU MỨC ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHI PHÍ NGHIÊN CỨU THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Cỡ mẫu làkích thước (qui mô) của mẫu được lựa chọn trong đám đông. Cỡ mẫu sẽảnh hưởng trực tiếp đến: 2. Qui trình xác định qui mô (cỡ) mẫu Bước 1: Xác định sai số e tối đa cóthể chấp nhận được; Bước 2: Xác định hệ số tin cậy; Bước 3: Xác định hệ số Z tương ứng với hệ số tin cậy; Bước 4: Ước lượng độ lệch chuẩn của tổng thể; Bước 5: Sử dụng công thức thống kê thích ứng; Vàtính toán cỡ mẫu thích hợp. 28 GIẢI THÍCH QUI TRÌNH TỔNG QUÁT Bước 1: Xác định sai số e tối đa cóthể chấp nhận được. Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến kích thước mẫu là sai số giữa trị số mẫu vàtham số của tổng thể. Vìta chỉ điều tra một mẫu nhỏ rồi suy ra tổng thể lớn, nên luôn tồn tại một tham số e. Độ lớn của e nằm trong sai số của mục đích ra quyết định. Độ chính xác (ε) = 1-e (%) 29 GIẢI THÍCH QUI TRÌNH TỔNG QUÁT Bước 2: Xác định hệ số tin cậy (1-α). Hệ số tin cậy làxác suất để khoảng tin cậy tính được từ trị số mẫu chứa đựng tham số tổng thể. Nếu chọn hệ số tin cậy =100% thìta phải điều tra toàn bộ tổng thể. Vìvậy, để tiết kiệm chi phí điều tra trong thực tiễn hệ số tin cậy thường được lựa chọn là: 90%; 95%; 99%. 30 GIẢI THÍCH QUI TRÌNH TỔNG QUÁT Bước 3: Xác định hệ số Z. Z Làbiến số chuẩn tương ứng với độ tin cậy: Vớihệsốtin cậy 90% -> Z= 1,65; hệ số tin cậy 95% -> Z= 1,96; hệ số tin cậy 99% -> Z= 2,58. Lưu ý: Z chính làt α (tra bảng 2)- [...]... mô mẫu của tổng thể Ta áp dụng công thức để xác định cỡ mẫu: n = (Z.μx)/ e v Trường hợp có tính đến qui mô mẫu của tổng thể Ta áp dụng công thức xác định cỡ mẫu: n = [N.Z2.S]/[N.e2 + Z2.S2] 33 4.2 Xác định cỡ mẫu trong phương pháp chọn mẫu phi xác suất Trong phương pháp chọn mẫu phi xác suất, việc xác định cỡ mẫu được các nhà nghiên cứu chọn (cỡ mẫu) theo kinh nghiệm nghiên cứu, trong thực tế cỡ mẫu. .. các đặc trưng của mẫu sơ bộ: v Tỷ lệ mẫu (f =m/n); và phương sai mẫu hiệu chỉnh (s2) v Mức tin cậy ( 1- α) → ( 1- )/2 → tα/2 (Tra bảng 4) v Cỡ mẫu n được xác định là: n = [(f(1-f).(tα/2 /ε)2)] + 1 v Và ta phải điều tra thêm m mẫu nữa với: m = n - n0 ( Nếu m > 0) 36 5.2 Vận dụng bài tóan ước lượng khỏang cho trung bình đám đông để xác định cỡ mẫu trong các biến định lượng Ta chọn 1 mẫu điều tra sơ bộ...GIẢI THÍCH QUI TRÌNH TỔNG QUÁT Bước 4: Ước lượng độ lệch chuẩn (σ) của tổng thể Nếu X có phân phối chuẩn, và: § 68 ,27% phần tử nằm trong khoảng trung bình thì σ= + /- 1; § 95,45% -> σ = + /- 2; § 99,73% -> σ = + /- 3 σ -3 -2 -1 0 1 2 3 31 GIẢI THÍCH QUI TRÌNH TỔNG QUÁT Bước 5: Sử dụng công thức thống kê thích ứng; Và tính toán cỡ mẫu thích hợp Ta có trường hợp tính số tỷ lệ... nghiệm nghiên cứu, trong thực tế cỡ mẫu thường được chọn là: n = Số lượng biến quan sát x số lượng thang đo (5) 34 5 Chỉ dẫn xác định cỡ mẫu theo tính chất nghiên cứu Để xác định cỡ mẫu trong phương pháp chọn mẫu theo xác suất ta phải xác định trước các chỉ tiêu:(1) Độ chính xác ε (%); (2) Độ tin cậy ( 1- ) Nếu ε =0% ( Chính xác 100%), và Độ tin cậy ( 1- =1), tức là tin cậy 100% thì chúng ta phải điều... xác định cỡ mẫu: n = p.q [Z/ e] Với : - n: Qui mô (cỡ) mẫu nghiên cứu; - p: Xác suất xuất hiện dấu hiệu của phần tử đang nghiên cứu Và q = 1 – p; v Trường hợp có tính đến qui mô của tổng thể Ta áp dụng công thức để xác định cỡ mẫu: n = (N.Z2 p.q)/[N.e2 + Z2 p.q] Với N là qui mô mẫu tổng thể 32 GIẢI THÍCH QUI TRÌNH TỔNG QUÁT Bước 5: Sử dụng công thức thống kê thích ứng; Và tính toán cỡ mẫu thích hợp... phân phối chuẩn Mẫu này dùng để ước lượng trung bình của đám đông ở mức tin cậy ( 1- ) Ta tiến hành tính tóan các đặc trưng của mẫu sơ bộ: v Trung bình mẫu (X); và phương sai mẫu hiệu chỉnh (s2) v Mức tin cậy ( 1- α) → ( 1- )/2 → tα/2 (Tra bảng 4) v Cỡ mẫu n được xác định là: n = (tα/22 S2)/ ε2 v Và ta phải điều tra thêm m mẫu nữa với: m = n - n0 ( Nếu m > 0) 37 Lưu ý ! Các bạn lưu ý rằng cỡ mẫu trên được... của mẫu mà ta quan tâm quan sát tìm hiểu Vấn đề là ở chỗ là trong nghiên cứu marketing thường thì chúng ta phải quan sát nhiều biến số trong một nghiên cứu, để xác định cỡ mẫu đủ để đảm bảo độ chính các và tin cậy thì chúng ta lần lượt phải thực hiện các phép tóan xác định cỡ mẫu trên với từng biến số sau đó chọn n lớn nhất Lẽ dĩ nhiên chúng cũng làm tiêu tốn nhiều công sức của các bạn Liệu có giải pháp. .. không? SPSS hay phần mềm nào có thể giúp ta trong trường hợp này không? 38 6 Hướng dẫn viết TLMH 1 Các bạn hãy tiến hành điều tra sơ bộ với cỡ mẫu n0 = 30 và tính toán xác định cỡ mẫu cho Dự án nghiên cứu của nhóm mình 2 Các nhóm lưu ý hoàn tất các bước của dự án nghiên cứu để tuấn tới thực hiện xử lý dữ liệu nghiên cứu trên SPSS theo hướng dẫn của giảng viên- Nhớ mang theo máy Laptop 39 XIN CẢM ƠN CÁC... kết quả nghiên cứu (ở một mức độ nào đó) để có thể nhận được việc điều tra trên một cỡ mẫu hữu hạn có thể chấp nhận được nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí 35 5.1 Vận dụng bài tóan ước lượng khỏang cho tỷ lệ đám đông để xác định cỡ mẫu trong các biến định tính Ta chọn 1 mẫu điều tra sơ bộ (n0 ≥ 30) từ đám đông có phân phối chuẩn Mẫu này dùng để ước lượng tỷ lệ của đám đông ở mức tin cậy ( 1- ) Ta . định cỡ mẫu trong phương pháp chọn mẫu phi xác suất Trong phương pháp chọn mẫu phi xác suất, việc xác định cỡ mẫu được các nh nghiên cứu chọn (cỡ mẫu) theo kinh nghiệm nghiên cứu, trong thực. Lựa chọn phương pháp chọn mẫu Dựa vào mục đích nghiên cứu, đặc điểm của tổng thể nghiên cứu, tầm quan trọng của công trình nghiên cứu, thời gian tiến hành nghiên cứu, kinh phídành cho nghiên cứu, . 1 CHƯƠNG 6 PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU TRONG NGHIÊN CỨU MARKETING NGHIÊN CỨU MARKETING TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍMINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 2 NỘI DUNG 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG CHỌN

Ngày đăng: 30/06/2014, 20:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan