luận văn bảo hiểm y tế học sinh sinh viên tại việt nam

31 1.4K 2
luận văn  bảo hiểm y tế học sinh sinh viên tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN: Bảo hiểm y tế học sinh - sinh viên tại việt nam LờI Mở ĐầU “Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người”. Không một người dân nào lại mong muốn mình bị bệnh tật, ốm đau hay gặp tai nạn, song cũng không ai có thể tránh khỏi điều đó. Vì vậy ở bất kỳ quốc gia nào, công tác chăm sóc sức khoẻ luôn được đặt lên hàng đầu. Với học sinh-sinh viên, thế hệ tương lai của đất nước, việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khoẻ được coi là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp trồng người của Đảng và Nhà nước, là mối quan tâm của mỗi gia đình và toàn xã hội. Một trong những giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ nói trên là thực hiện chương trình Bảo hiểm y tế (BHYT) tự nguyện cho học sinh-sinh viên, được triển khai ở nước ta từ năm 1994. Sau hơn 10 năm thực hiện, công tác này đã thu được những kết quả nhất định, khẳng định hướng đi đúng và sự cần thiết của BHYT học sinh-sinh viên. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2010, nhằm mở rộng hơn nữa công tác BHYT học sinh-sinh viên, để BHYT học sinh-sinh viên thực sự là người bạn đồng hành của học sinh-sinh viên em đã lựa chọn đề tài: “BHYT học sinh - sinh viên tại việt nam Kết cấu đề tài gồm 4 phần: Chương i : lý luận chung về bhyt. Chương ii :thực trạng bhyt cho học sinhsinh viên tại việt nam. Chương iii:. đề xuất kiến nghị và giải pháp. Chương i: lý luận chung về bhyt. i. cơ sở lý luận về bhyt. 1. Khái niệm và vai trò của BHYT. Khái niệm và giải thích khái niệm. Khái niệm: BHYT là hoạt động thu phí bảo hiểm và đảm bảo thanh toán chi phí y tế cho người tham gia bảo hiểm theo mức độ và phạm vi đã thoả thuận BHYT là một trong những bộ phận quan trọng của chính sách xã hội mỗi quốc gia, Việt Nam BHYT đã và đang triển khai áp dụng cho rất nhiều đối tượng tham gia dưới hai hình thức bắt buộc và tự nguyện. Mức phí đóng BHYT không đồng nhất mà tuỳ thuộc vào từng nhóm đối tượng và theo từng khu vực. Tham gia BHYT họ sẽ được cấp phiếu KCB và được hưởng chế độ KCB BHYT mà trước hết là chăm sóc sức khoẻ ban đầu ( như hướng dẫn giữ gìn vệ sinh cá nhân, kiểm tra sức khoẻ, sơ cứu tai nạn, ốm đau đột xuất ), những chi phí này do cơ quan BHXH bảo đảm, người có thẻ BHYT không phải nộp một khoản tiền nào. Nếu người có thẻ BHYT đi KCB thì họ sẽ được thanh toán 80% viện phí, phần còn lại họ phải tự trả. Thực tế, BHYT Việt Nam đã chi trả hàng chục thậm chí hàng trăm triệu đồng cho nhiều trường hợp, lớn hơn rất nhiều so với mức phí người bệnh đóng góp. Đây chính là sự thể hiện rõ nhất nguyên tắc “ số đông bù số ít “, càng có nhiều người tham gia thì rủi ro càng được phân tán, chia sẻ. Xét về bản chất xã hội, BHYT là sự tập hợp có tổ chức của các thành viên xã hội nhằm chống lại những biến cố, rủi ro, bất hạnh của mỗi cá nhân. Nhờ sự hợp sức, đoàn kết trên tinh thần tương trợ này mà những rủi ro, biến cố, khó khăn của các cá nhân sẽ được dàn trải trên phạm vi rộng, giúp họ giảm gánh nặng tài chính, nhanh chóng khắc phục khó khăn. BHYT mang trong mình bản chất xã hội sâu sắc nhưng cũng cần hiểu rõ rằng BHYT không phải là sự ban ơn, sự chiếu cố của xã hội mà đó là trách nhiệm của xã hội đối với thành viên của mình. Điều đó vừa thể hiện trình độ văn minh, tính tổ chức xã hội, vừa thể hiện bản chất nhân văn, tính người của mỗi cá nhân. Về bản chất kinh tế, có thể khẳng định ngay BHYT không nhằm mục đích kinh doanh, lợi nhuận nhưng lại là công cụ thực hiện phân phối lại thu nhập xã hội. Tuy nhiên sự phân phối nàykhông có nghĩa là lấy của người giàu chia cho người nghèo một cách cực đoan hay mang tính bình quân mà còn dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động, đảm bảo công bằng mà ở đó có người được trợ giúp nhiều , có người được trợ giúp ít. Phần hưởng của người thụ hưởng còn phải được tính toán trên cơ sở đóng góp và mức độ của các rủi ro, biến cố. 1.2. Vai trò của BHYT. BHYT ra đời vào cuối thế kỷ XIX đã đáp ứng được nhu cầu của con người và ngày càng tỏ ra là không thể thiếu được trong đời sống nhân dân. Vai trò của BHYT là vô cùng quan trọng. Thứ nhất, giúp những người tham gia BHYT khắc phục khó khăn về kinh tế khi bất ngờ bị ốm đau, bệnh tật vì việc khám, chữa, điều trị chi phí rất tốn kém, ảnh hưởng đến ngân sách gia đình, trong khi thu nhập của họ bị giảm đáng kể, thậm chí mất thu nhập. Từ đó góp phần ổn định cuộc sống của họ và gia đình, vai trò này thể hiện rõ nhất đối với người nghèo trong xã hội có thu nhập thấp. Thứ hai, góp phần giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước. Các quốc gia trên thế giới thường có khoản chi từ ngân sách cho hệ thống y tế. Tuy nhiên, ở một số quốc gia đặc biệt là những nước đang phát triển, khoản chi này thường chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngành y. ở nhiều nước trên thế giới, Nhà nước chỉ đầu tư khoảng 60% ngân sách y tế, hoặc chỉ đầu tư ban đầu cho việc hình thành bệnh viện. Như vậy, Ngân sách y tế vẫn bị thiếu hụt. Có nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề này như sự đóng góp của cộng đồng xã hội, trong đó có biện pháp thu phí của người đến khám, chữa bệnh. Nhưng đôi khi giải pháp này lại vấp phải trở ngại từ mức sống của dân cư. Vì vậy, biện pháp hiệu quả nhất là thực hiện BHYT để giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước, hỗ trợ cho Ngân sách y tế, khắc phục sự thiếu hụt về tài chính, đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Thứ ba, góp phần nâng cao chất lượng KCB. Từ sự thiếu hụt Ngân sách y tế dẫn đến nhu cầu KCB không được đáp ứng do số lượng và chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế không những không theo kịp nhu cầu KCB của người dân mà còn bị giảm sút, kìm hãm sự phát triển y học. Thông qua việc đóng góp vào quỹ BHYT, vấn đề này sẽ được khắc phục. Thứ tư, góp phần thực hiện công bằng xã hội trong khâu khám, chữa bệnh vì sau khi tham gia BHYT thì mọi người dân bất kể giàu nghèo đều được KCB và chăm sóc sức khoẻ tại các cơ sở y tế, do đó đảm bảo được công bằng xã hội. Thứ năm, nâng cao ý thức cộng đồng đối với tất cả người dân trong xã hội trên tinh thần “mình vì mọi người, mọi người vì mình” thông qua quy luật số lớn. Vì vậy, mọi thành viên trong xã hội gắn bó với nhau hơn, đặc biệt là gắn bó với chế độ xã hội. 2. Phương thức bhyt: Căn cứ vào mức độ thanh toán chi phí KCB cho người có thẻ BHYT, BHYT được phân ra: -BHYT trọn gói: là phương thức BHYT trong đó cơ quan BHYT sẽ chịu trách nhiệm về mọi chi phí y tế thuộc phạm vi BHYT cho người được BHYT. -BHYT trọn gói, trừ các đại phẫu thuật: là phương thức BHYT trong đó cơ quan BHYT sẽ chịu trách nhiệm về mọi chi phí y tế huộc phạm vi BHYT cho người được BHYT, trừ các chi phí y tế cho các cuộc đại phẫu thuật (theo quy định của cơ quan y tế). -BHYT thông thường: là phương thức BHYT trong đó trách nhiệm của cơ quan BHYT được giới hạn tương xứng vói trách nhiệm và nghĩa vụ của người được BHYT. Đối với các nước phát triển, mức sống dân cư cao, hoạt động BHYT đã có từ lâu và phát triển, có thể thực hiện BHYT theo cả ba phương thức trên. Đối với các nước nghèo, mới triển khai hoạt động BHYT thường áp dụng phương thức BHYT thông thường. Với phương thức này, có hai hình thức tham gia bảo hiểm, đó là BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện. 3. Những nội dung cơ bản của bhyt: 3.1. Đối tượng bảo hiểm: Hoạt động y tế thường bao gồm: Phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng. Tuỳ thheo tính chất và phạm vi hoạt động, BHYT ở mỗi quốc gia có tên gọi khác nhau như bảo hiểm sức khoẻ (có thể gồm cả phòng bệnh và chữa bệnh ; chữa bệnh và phục hồi chức năng ; hoặc cả ba) hay BHYT ( thường chỉ gồm hoạt động chữa bệnh). Dù tên gọi khác nhau nhưng đối tượng BHYT đều là sức khoẻ của người được bảo hiểm, có nghĩa là nếu người được bảo hiểm gặp rủi ro về sức khoẻ (bị ốm đau, bệnh tật ) thì sẽ được cơ quan BHYT xem xét chi trả những chi phí khám chữa bệnh phát sinh. BHYT nói riêng và bảo hiểm sức khoẻ nói chung là một dịch vụ bảo hiểm rất phổ biến trên thế giới và được đông đảo nhân dân tham gia. Đối tượng tham gia BHYT là mọi người dân có nhu cầu BHYT cho sức khoẻ của mình hoặc cũng có thể là một người đại diện cho một tập thể, một đơn vị, một cơ quan đứng ra ký kết hợp đồng BHYT cho tập thể, đơn vị, cơ quan đó. Trong trường hợp này, mỗi cá nhân tham gia BHYT tập thể sẽ được cấp một văn bản chứng nhận quyền lợi BHYT của riêng mình. Đó là giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc thẻ bảo hiểm tuỳ theo cách gọi ở mỗi nước. Trong thời kỳ đầu mới triển khai BHYT, thông thường các nước đều có hai nhóm đối tượng tham gia: bắt buộc và tự nguyện. Hình thức bắt buộc áp dụng với công nhân viên chức Nhà nước và một số đối tượng như người về hưu có hưởng lương hưu Hình thức tự nguyện áp dụng cho mọi thành viên khác trong xã hội có nhu cầu và thường giới hạn trong độ tuổi nhất định tuỳ theo từng quốc gia. 3.2. Phạm vi bảo hiểm: BHYT là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của các cá nhân, tập thể để thanh toán chi phí y tế cho người tham gia bảo hiểm. BHYT hoạt động trên nguyên tắc cân bằng thu chi nên thực tế BHYT không chấp nhận bảo hiểm cho những người mắc bệnh nan y nếu không có thoả thuận gì thêm. Những người đã tham gia BHYT khi gặp rủi ro về sức khoẻ (như ốm đau, bệnh tật) đều được thanh toán chi phí KCB với nhiều mức độ khác nhau tại các cơ quan y tế. Tuy nhiên, nếu KCB trong các trường hợp cố tình tự huỷ hoại bản thân, trong tình trạng say, vi phạm pháp luật hoặc một số trường hợp loại trừ theo quy định của BHYT thì không được cơ quan BHYT chịu trách nhiệm. Ngoài ra, mỗi quốc gia đều có những chương trình sức khoẻ quốc gia khác nhau, trong đó quy định một số loại bệnh mà người đến KCB đó được Ngân sách của chương trình (hoặc Ngân sách Nhà nước) đài thọ chi phí. Cơ quan BHYT cũng không có trách nhiệm đối với người được BHYT nếu họ khám, chữa những bệnh thuộc chương trình này. Thông thường phạm vi BHYT của nhóm BHYT tự nguyện linh hoạt hơn nhóm BHYT bắt buộc. 3.3. Quỹ BHYT: Quỹ BHYT là một quỹ tài chính độc lập có quy mô phụ thuộc chủ yếu vào số lượng thành viên đóng góp và mức độ đóng góp vào quỹ của các thành viên đó. Quỹ BHYT được hình thành chủ yếu từ nguồn đóng góp của người tham gia bảo hiểm, gọi là phí bảo hiểm. Nếu người tham gia BHYT là người lao động và người sử dụng lao động thì quỹ BHYT được hình thành từ sự đóng góp của cả hai bên. Thông thường người sử dụng lao động đóng 50-66% mức phí bảo hiểm, người lao động đóng 34-50% mức phí bảo hiểm. Ngoài ra, quỹ BHYT còn được bổ sung bằng một số nguồn khác như: sự hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước ( thông thường chỉ trong trường hợp quỹ có dấu hiệu mất khả năng chi trả), sự đóng góp và ủng hộ của các tổ chức từ thiện, lãi do đầu tư phần quỹ nhàn rỗi theo quy định của các văn bản pháp luật về BHYT nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ. Sau khi hình thành, quỹ BHYT được sử dụng như sau: - Chi thanh toán chi phí y tế cho người được BHYT. Đây là khoản chi thường xuyên lớn nhất của quỹ BHYT. - Chi dự trữ, dự phòng dao động lớn. - Chi đề phòng, hạn chế tổn thất. - Chi quản lý. Nếu cơ quan BHYT không phải là đơn vị kinh doanh thì không phải nộp thuế cho Nhà nước. Tỷ lệ và quy mô các khoản chi này thường được quy định trước bởi cơ quan BHYT và có thể thay đổ theo từng điều kiện cụ thể. Hoạt động BHYT thường có hai hình thức bắt buộc và tự nguyện, mức phí BHYT cũng khác nhau. Đối với BHYT bắt buộc, mức phí thường quy định thống nhất, còn đối với BHYT tự nguyện thì mức phí thay đổi theo từng hợp đồng BHYT. Việc chi trả cũng không gống nhau. ii. bhyt ở một số nước trên thế giới. 1. bhyt ở Trung Quốc: Hiện nay ở Trung Quốc có khoảng 900 triệu nông dân, chiếm 70% dân số cả nước. Thực tế cho thấy rất nhiều nông dân khi mắc bệnh, do không có khả năng tự trang trải các chi phí, đã phải vay mượn chồng chất, không trả được dẫn đến kết cục đáng tiếc. ở các vùng nông thôn Trung Quốc hiện nay có khoảng 80 triệu người sống dưới mức nghèo khổ. Trong khi đó, 90% nông dân phải tự chi trả hoàn toàn mọi phí tổn y tế. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ Trung Quốc vừa phát động chương trình hành động chưa từng có là thành lập hệ thống BHYT hợp tác kéo dài 8 năm ở các vùng nông thôn nhằm giúp họ giải toả bớt những lo lắng về tài chính, có điều kiện điều trị bệnh kịp thời, giảm bệnh tật và yên tâm làm ăn. Phương thức huy động tiền quỹ hợp tác sẽ từ 3 phía: chính quyền Trung ương, ban quản lý địa phương và từ chính các nông dân. Số tiền đóng góp sẽ phụ thuộc vào đặc điểm địa lý, xã hội của từng vùng khác nhau. Nông dân sẽ được nhận phần tiền trợ cấp y tế theo mức độ bệnh cũng như chế độ viện phí. Chính vì vậy, hiện nay ở Trung Quốc có hai hình thức BHYT chính: BHYT đối với công nhân( do Bộ lao động quản lý) và BHYT vùng nông thôn( do Bộ y tế quản lý). BHYT đối với công nhân đã có tác dụng thiết thực trong việc giảm lãng phí ở bệnh viện, từ đó nâng cao hiệu quả phục vụ bệnh nhân và tăng quỹ bệnh viện. BHYT vùng nông thôn gồm nhiều hình thức rất phong phú và đa dạng: -Chăm sóc y tế hợp tác xã: Người tham gia BHYT đóng góp vào quỹ và quỹ chi trả phục vụ các bệnh nhẹ. -BHYT các nguy cơ cao: Bổ sung cho hình thức trên, trong trường hợp chi trả cho các bệnh nặng. -BHYT riêng biệt cho phòng bệnh: Tiêm chủng trẻ em, chăm sóc thai, bảo vệ bà mẹ trẻ em trong thời gian sinh đẻ. -Các bệnh viện do nông thôn trả tiền: Người tham gia sẽ được giảm 20% chi phí y tế về thuốc men. -Hợp đồng về chăm sóc phòng bệnh: Nông dân phải gánh chịu 50% chi phí phòng bệnh hăng năm. -Chăm sóc răng cho học sinh phổ thông: Học sinh sẽ được khám chữa răng 6 tháng một lần do các bác sĩ răng tiến hành. -Trợ cấp chăm sóc y tế: Các quỹ BHYT này do các uỷ ban xã thành lập. Mục đích là trợ cấp cho các bệnh nhân nghèo và trợ cấp cho họ khoảng 20-40% tiiền thuốc men. Mục tiêu của Chính phủ Trung Quốc là đến năm 2010 tất cả nông dân đều được hưởng trợ cấpBHYT. 2. bhyt ở Hàn Quốc: Hệ thống BHYT ở Hàn Quốc tương đối mới mẻ và trẻ trên thế giới. Quỹ BHYT đầu tiên ra đời năm 1963 khi GDP của quốc gia còn thấp, dưới 100 USD. Năm 1977, BHYT cho các doanh nghiệp có trên 500 công nhân được thưc hiện và từ đó đến nay GDP của Hàn Quốc đã đạt mức 15218 USD. Hiện tại, 96% dân số Hàn Quốc đang tham gia BHYT Nhà nước, 4% còn lại nằm trong chương trình BHYT cho người nghèo cũng như người già đang được chăm sóc tại các nhà tế bần của Nhà nước. Luật BHYT ở Hàn Quốc quy định BHYT bắt buộc đối với người làm công ở nơi làm việc. Ngoài ra, họ cũng có thể tham gia bảo hiểm không bắt buộc tại các công ty bảo hiểm do chủ xí nghiệp hoặc một số chủ xí nghiệp, nơi họ làm việc thành lập và được phê chuẩn. Nhưng khi người này rời bỏ công việc( đã đăng ký), thay đổi công việc hoặc trở thành người được bảo vệ y tế thì sẽ thuộc nhóm đối tượng BHYT tuỳ ý lựa chọn. Tại Hàn Quốc, những người có việc làm phải đóng BHYT hàng tháng cho cơ quan BHYT. Mức đóng 3%( chủ sử dụng lao động và người lao động mỗi bên 1,5%). Giáo viên các trường tư thục chỉ phải đóng 30%, 20% còn lại do Nhà nước bổ sung. Hiện tại mức thu là 2,8% đối với người lao động bình thường và 3,4% đối với công chức Nhà nước và giáo viên tư thục, mức thu không có trần tối đa. Mức lương tối thiểu là 280000 Uôn, tương đương với 204 ơ-rô. Người có thu nhập dưới mức lương tối thiểu không phải đóng BHYT. Đối với lao động tự do, mức đóng dựa trên tài sản, xe cộ, thu nhập, tuổi tác và giới tính. Thông thường lao động tự do đóng 74% số phải đóng, phần còn lại do Nhà nước bổ sung. Năm 1997, tại Hàn Quốc có 373 quỹ BHYT Nhà nước. Đây là các quỹ hoàn toàn tự chủ về mặt tài chính. Mỗi quỹ thường có từ 30000 đến 200000 người tham gia, chi phí quản lý trung bình là 8,5%, đặc biệt có một số quỹ lên đến 15,6%. Cơ sở KCB được thanh toán chi phí theo quy định của cơ quan BHYT.Tiền thanh toán cho cơ sở KCB một phần do cơ quan BHYT thanh toán, một phần do người tham gia BHYT tự trả. Đối với KCB ngoại trú, bệnh nhân tự trả một khoản phí cố định 4USD cho mỗi lần khám. Ngoài ra, bệnh nhân còn phải trả 30% trong tổng chi phí dịch vụ cho một lần khám bệnh ở tuyến cơ sở, 50% cho tuyến ngoại trú tại bệnh viện lớn. Đối với nội trú, bệnh nhân phải đồng chi trả 20%. Nhà nước quy định đối với các kỹ thuật mới và đắt tiền như MRI, siêu âm và một số liệu pháp hoá học điều trị ung thư không được cơ quan BHYT thanh toán. Quỹ BHYT thường được sử dụng để trợ cấp chăm sóc y tế cho người tham gia bảo hiểm( kể cả người phụ thuộc) khi bị ốm, chấn thương, bao gồm: -Chi phí chuẩn đoán. -Cấp thuốc điều trị và tiêu hao vật chất khác để phục vụ cho điều trị. -Điều trị, phẫu thuật và các chăm sóc y tế khác. -Điều trị nội trú với các phương tiện y tế. -Chăm sóc, phục vụ của y tá và hộ lý. -Chi phí vận chuyển và đi lại. -Ngoài ra, còn chi cho hoạt động quản lý của quỹ. Tuy nhiên, trừ bệnh lao, còn các trường hợp khác quỹ BHYT chỉ thanh toán tối đa cho người bệnh trong vòng 180 ngày. Người phụ thuộc ở đây bao gồm vợ (hoặc chồng ) của người tham gia BHYT. Theo luật BHYT hiện hành của Hàn Quốc, cơ quan BHYT chịu sự giám sát của Bộ y tế và phúc lợi xã hội. BHYT chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện các vấn đề về BHYT, bao gồm cả vấn đề thẩm định công nghệ mới trong y tế cũng như phát triển các [...]... của BHYT học sinh sinh viên BHYT học sinh sinh viên là một thị trường đ y tiềm năng, chưa được khai thác đúng mức Học sinh sinh viên là những đối tượng tiềm năng của BHYT bắt buộc ở nước ta hiện nay Vì v y để tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2010 chúng ta cần có những chính sách phù hợp cải cách và nâng cao chất lượng của BHYT nói chung và BHYT học sinh sinh viên nói riêng Vì số lượng học sinh sinh viên. .. công ty Bảo hiểm Hiện nay ở Việt Nam việc thực hiện BHYT mới chỉ do Bảo Việt thực hiện dẫn tới việc học sinh sinh viên không có quyền lựa chọn nhiều loại hình BHYT tốt hơn Các công ty bảo hiểm cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền và lập phương án có thể triển khai các loại hình BHYT dành cho đối tượng là học sinh sinh viên vào tới các trường học, đặc biệt là với ưu thế của mình các công ty bảo hiểm. .. ty bảo hiểm thương mại dành cho đối tượng là HS – SV Ví dụ như BHYT của cơ quan bảo hiểm xã hội thuộc Bộ lao động thơng binh xã hội, bảo hiểm toàn diện, bảo hiểm thân thể… là sản phẩm bảo hiểm của tổng công ty bảo hiểm Việt Nam hay một số các sản phẩm bảo hiểm con người của các công ty bảo hiểm nhân thọ khác Tuy nhiên BHYT vẫn là loại hình bảo hiểm được phổ biến và sử dụng rộng rãi nhất Cho đến nay,... Nguồn: BHYT Việt Nam Quyền lợi của học sinh sinh viên tham gia BHYT về cơ bản được đảm bảo, quỹ BHYT học sinh sinh viên đã thanh toán chi phí KCB ngoại trú trong trường hợp cấp cứu và tai nạn, thanh toán chi phí khám và điều trị nội trú theo quy định Do nhu cầu của học sinh sinh viên và cha mẹ của học sinh sinh viên, một số địa phương đã thực hiện thí điểm KCB ngoại trú cho học sinh sinh viên Từ tháng... ưu điểm nổi bật của BHYT học sinh sinh viên là giành 35% kinh phí để chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh ngay tại trường học Vì v y BHYT cho học sinh sinh viên đã làm “sống lại” y tế trường học Nếu như năm học 1994-1995 số thu của BHYT là 8,33 tỷ đồng thì cho đến năm học 2003-29004 số thu đã lên đến 170,781 tỷ đồng tăng 20,5 lần tương ứng với mức kinh phí giành cho y tế trường học Trong năm 1998-1999... năm học 2002-2003 Quỹ BHYT học sinh đã huy động được nguồn tài chính đáng kể giúp các nhà trường khôi phục, x y dựng và phát triển mạng lưới y tế trường học Vấn đề n y đã được Thông tư số 03/2000/TTLBBHYT-BGDĐ ng y 01/03/2000 khẳng định: nguồn kinh phí hoạt động y tế trường học “chủ y u là nguồn quỹ BHYT học sinh để lại trường” Bằng nguồn kinh phí BHYT học sinh để lại trường, công tác y tế trường học. .. phí y tế trường học, mặt khác đội ngũ n y sẽ là mạng lưới tuyên truyền viên hiểu rõ cách tổ chức quản lý chăm sóc sức khoẻ cho sinh viên, góp phần thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động học sinh sinh viên tham gia BHYT Nguồn tài chính phục vụ hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho sinh viên phải bền vững Nguồn kinh phí n y được phát huy từ nội lực tức là được huy động chủ y u từ sự đóng góp của sinh viên. .. sự cần thiết của BHYT học sinh sinh viên cũng như quyền lợi, mức phí và sử dụng quỹ; nếu như đối tượng là cán bộ y tế làm việc tại cơ sở KCB hay cán bộ y tế làm công tác y tế trường học thì cần tuyên truyền để các đối tượng n y hiểu sâu hơn về ý nghĩa và mục đích của BHYT SV nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp trong công tác KCB cho học sinh, sinh viên có thẻ BHYT Ngoài ra Nhà nước... con em họ  Công tác thông tin tuyên truyền còn thiếu cụ thể, thiết thực Phí thu BHYT học sinh sinh viên thấp so với các tổ chức bảo hiểm khác nên không khuyến khích các đại lý nhiệt tình vận động, mở rộng tham gia BHYT học sinh sinh viên Cá biệt, có nơi học sinh sinh viên tham gia loại hình bảo hiểm nào lại không do các em hoàn toàn lựa chọn  Hệ thống y tế trường học hoạt động được là nhờ có sự góp... hoạt động quảng cáo tuyên truyền hằng năm của quỹ BHYT thuộc cơ quan BHXH Kết luận Theo số liệu thống kê, ở Việt Nam hiện nay mới chỉ có khoảng 1/4 số học sinhsinh viên tham gia BHYT tự nguyện Đ y là một lý do làm cho BHYT học sinh- sinh viên chưa phát huy hết hiệu quả cũng như tính cộng đồng của mình Trong lộ trình tiến tới BHYT bắt buộc toàn dân vào năm 2010, học sinh- sinh viên được xếp là một trong . bật của BHYT học sinh sinh viên là giành 35% kinh phí để chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh ngay tại trường học. Vì v y BHYT cho học sinh sinh viên đã làm “sống lại” y tế trường học. Nếu. học sinh- sinh viên em đã lựa chọn đề tài: “BHYT học sinh - sinh viên tại việt nam ” Kết cấu đề tài gồm 4 phần: Chương i : lý luận chung về bhyt. Chương ii :thực trạng bhyt cho học sinh. của BHYT học sinh- sinh viên. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2010, nhằm mở rộng hơn nữa công tác BHYT học sinh- sinh viên, để BHYT học sinh- sinh viên

Ngày đăng: 30/06/2014, 14:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan