BÀI VIẾT GIỚI THIỆU VỀ HỒ CHÍ MINH VÀ THƠ VĂN CỦA NGƯỜI

6 1.1K 2
BÀI VIẾT GIỚI THIỆU VỀ HỒ CHÍ MINH VÀ THƠ VĂN CỦA NGƯỜI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THPT Tôn Đức Thắng Tổ Ngữ văn Giáo viên: Trần Mai Kim Hảo. BÀI VIẾT GIỚI THIỆU VỀ HỒ CHÍ MINH THƠ VĂN CỦA NGƯỜI gày 19/5/1890 cả dân tộc Việt Nam ta chào đón một người con ưu tú của đất nước ra đời: đó chính là cậu bé Nguyễn Sinh Cung - người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành - người chiến sĩ cách mạng mang tên Nguyễn Ái Quốc Người-Hồ Chí Minh cũng chính là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam . Mảnh đất Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An - nơi Hồ Chí Minh được sinh ra là một cái nôi giàu truyền thống yêu nước, anh dũng chống giặc ngoại xâm của cả dân tộc Việt Nam. Người lại được sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu thanh niên, Người đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào những phong trào đấu tranh chống thực dân. Người sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào. Với tình cảm yêu nước thương dân vô hạn, ngày 5/6/1911 Người đã rời Tổ quốc đi sang phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc. Sau hơn 30 năm bôn ba khắp năm châu, ngày 28 tháng 1 năm 1941 Người về nước, tiếp tục lãnh đạo cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc ta cho đến khi Người qua đời vào ngày 2/9/1969. Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình công lý trên thế giới; không chỉ thế, Người còn là một nhà văn, nhà thơ lớn trong văn nghệ của dân tộc, thơ văn của Hồ Chí Minh còn được nhiều người trên thế giới yêu thích. Sinh thời, Hồ Chí Minh chưa bao giờ tự nhận mình là một nhà thơ, nhà văn nhưng di sản văn học mà Người để lại đã chứng minh Người là một nhà văn, nhà thơ yêu nước vĩ đại của dân tộc với quan điểm sáng tác rõ ràng, cụ thể: Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ trên mặt trận: Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong. Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật tính dân tộc của văn học. Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ đối tượng tiếp nhận, mục đích để quyết định nội dung hình thức của tác phẩm. Người luôn đặt câu hỏi: Viết cho ai?, viết để làm gì?, viết cái gì? viết như thế nào? Từ những quan điểm sáng tác trên, Người đã khẳng định một phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh đa dang, độc đáo hấp dẫn: Văn chính luận của Người thường ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận chiến đa dạng về bút pháp. Văn chính luận mà vẫn thấm đượm tình cảm, giàu hình ảnh. Giọng văn chính luận cũng đa dạng: khi ôn tồn, thấu tình, đạt lí, khi đanh thép, mạnh mẽ, hùng hồn: Trong bản Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh đã đọc trước toàn thể quốc dân đồng bào vào ngày 2/9/1945, Người đã dõng dạc nêu ra một nguyên lí chung về quyền độc lập tự do của tất cả các dân tộc với những lí lẽ xác đáng: 1 Hỡi đồng bào cả nước, "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do quyền mưu cầu hạnh phúc". Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do bình đẳng về quyền lợi; phải luôn luôn được tự do bình đẳng về quyền lợi. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. Tiếp sau đó, Hồ Chí Minh dã vạch trần bộ mặt cướp nước, bóc lột dân ta của thực dân Pháp, khẳng định một thực tế lịch sử: Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo chính nghĩa. Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày dân buôn trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn. Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói. Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật. Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái Cao Bằng. Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật bảo vệ tính mạng tài sản cho họ. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải 2 thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa. Thực tế lịch sử đã được khẳng định, nên Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố rằng: Bởi thế cho nên, chúng tôi, lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam. Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp. Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập! Kết thúc bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã dõng dạc tuyên ngôn: Vì những lẽ trên, chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập, sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần lực lượng, tính mạng của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực, một văn kiện lịch sử vô giá của cách mạnh Việt Nam. Năm 1946, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta, nhân dân Việt Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngày 19 tháng 12 năm 1946 Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn thể dân tộc đứng lên cứu nước: Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm! 3 Hai bài văn chính luận trên là hai bằng chứng thuyết phục nhất về giá trị văn chương của chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự nghiệp văn học của Người còn có những tác phẩm truyện kí: rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ nghệ thuật trào phúng sắc bén. Tiếng cười trào phúng của Nguyễn Ái Quốc tuy nhẹ nhàng , hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay. Đó là những truyện kí viết bằng tiếng Pháp như: Pa-ri, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Những trò lố hay là Va- ren Phan Bội Châu, đặc biệt là “ Vi hành”. Tất cả các tác phẩm này đều nhằm tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của bọn thực dân phong kiến tay sai đối với nhân dân lao động các nước thuộc địa, đồng thời đề cao những tấm gương yêu nước cách mạng. Bằng một bút pháp hiện đại nghệ thuật trần thuật linh hoạt, Nguyễn Ái Quốc đã tạo nên được những tình huống truyện độc đáo, hình tượng sinh động, sắc sảo. qua những thiên truyện này, người đọc có thể nhận ra một cây bút văn xuôi tài năng với trí tưởng tượng phong phú, một vốn văn hóa sâu rộng, một trí tuệ sắc sảo một trái tim đầy nhiệt tình yêu nước. Ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng mọi ngườithơ ca của chủ tịch Hồ Chí Minh. Những bài thơ thể hiện sâu sắc tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của Người với một phong cách đa dạng, thơ ca của Người có thể chia làm hai loại: Những bài thơ nhằm mục đích tuyên truyền cách mạng thường được viết bằng hình thức bài ca, lời lẽ giản dị, mộc mạc, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian, hiện đại: Bài thơ Hòn đá, mỗi câu thơ có bốn chữ, nhịp điệu đều đặn, Hồ Chí Minh muốn kêu gọi tinh thần đoàn kết, đồng sức đồng lòng của nhân dân ta: Hòn đá to Hòn đá nặng Chỉ một người Nhấc không đặng Hòn đá nặng Hòn đá bền Chỉ ít người Nhấc không lên Hòn đá to Hòn đá nặng Nhiều người nhấc Nhấc lên đặng. Hay qua hình tượng sợi chỉ, Người khẳng định mối dây liên kết, sự kết nối bền chặt của nhân dân ta kêu gọi mọi người hãy tham gia vào hội Việt Minh, bài thơ được viết như sau: Mẹ tôi là một đoá hoa Thân tôi trong sạch tôi là cái bông Xưa tôi yếu ớt vô cùng Ai vò cũng đứt ai rung cũng rời Khi tôi đã thành chỉ rồi Cũng còn yếu lắm ăn ngồi không an Mạnh gì sợi chỉ con con Khuôn thiêng biết có vuông tròn cho chăng? 4 Càng dài lại càng mỏng manh Thế gian ai sợ chỉ anh chỉ xoàng Nhờ tôi có lắm đồng bang Hợp nhau sợi dọc sợi ngang rất nhiều Dệt nên tấm vải mĩ miều Đã bền hơn lụa lại điều hơn da Đố ai bứt xé cho ra Đó là lực lượng đó là vẻ vang Hơi ai con cháu Hồng Bàng Chúng ta phải biết kết đoàn mau mau Yêu nhau xin nhớ lời nhau Việt Minh hội ấy mau mau tìm vào. Ấn tượng khó phai nhất trong lòng đọc giả là nhớ mãi, nhớ mãi những bài thơ nghệ thuật viết theo cảm hứng thẩm mĩ của Bác; những bài thơ tứ tuyệt cổ điển, bằng chữ Hán, mang đặc điểm của thơ cổ phương Đôngvới sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển với bút pháp hiện đại. Nhà phê bình người Pháp Rô-giơ-Đơ-nuy nhận xét: Thơ Người nói ít mà gợi nhiều, là loại thơ có màu sắc thanh đạm, có âm thanh trầm lặng, không phô diễn mà như cố khép lại trong đường nét để người đọc tự thưởng thức lấy cái phần ý ở ngoài lời. Tiêu biểu là một số bài thơ: Rằm tháng giêng: Rằm xuân lồng lộng trăng soi Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân Giữa dòng bàn bạc việc quân Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. Vẻ đẹp của đêm trăng rằm tháng giêng hòa vào việc quân, hòa vào cuộc cách mạng thật hữu tình thi vị. Đến với bài thơ Cảnh khuya, người đọc lại cảm nhận được một bức tranh của núi rừng đêm trăng khuya được miêu tả bằng những hình ảnh trăng, hoa, cây cổ thụ có cả thanh âm của tiếng suối reo trong như tiếng hát cao vút từ rất xa vọng lại; hơn cả là vẻ đẹp tâm hồn của một người không ngủ được vì đang nặng nỗi lo cho đất nước đang còn bóng quân thù: Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Tâm trạng của lãnh tụ Hồ Chí Minh luôn biến chuyển cùng với cuộc cách mạng của dân tộc ta, khác với nỗi lo nước nhà là một niềm vui chiến thắng khi quân ta thắng lớn: Trăng vào cửa sổ đòi thơ Việc quân đang bận xin chờ hôm sau Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu Ấy tin thắng trận liên khu báo về. ( Tin thắng trận) Thơ nghệ thuật của Hồ Chí Minh còn là những bài thơ được sáng tác từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943 đó là tập thơ Nhật kí trong tù.Cả tập thơ là bức chân dung dung tự họa của Hồ Chí Minh: một tù nhân nhưng không phải một tù nhân mà là một chiến sĩ, một thi nhân: Bài thơ Tảo giải( Giải đi sớm): Nhất thứ kê đề dạ vị lan Gà gáy một lần đêm chửa tan, 5 Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng Nghênh diện thu phong trận trận hàn. Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng U ám tàn dư tảo nhất không Noãn khí bao la toàn vũ trụ Hành nhân thi hứng hốt gia nồng. Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn; Người đi cất bước trên đường thẳm, Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn. Phương đông màu trắng chuyển sang hồng, Bóng tối đến tàn, quét sạch không; Hơi ấm bao la trùm vũ trụ, Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng. Trong bài thơ Ngắm trăng, ở trong tù, Hồ Chí Minh làm bạn với trăng phút chốc trở thành thi sĩ: Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ. Có mấy ai có một tinh thần thép, một ý chí nghị lực phi thường như Hồ Chí Minh, đọng lại trong những câu thơ của nhà thơ Xuân Thủy là lời nhận định chính xác nhất về thơ ca Hồ Chí Minh: Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh Vầng thơ của Bác vầng thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình. Tóm lại, văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá, là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. những tác phẩm văn học xuất sắc của Hồ Chí Minh thể hiện chân thật sâu sắc tư tưởng , tình cảm tâm hồn cao cả của Người.Tìm hiểu thơ văn Hồ Chí Minh, mỗi chúng ta sẽ tìm thấy những bài học vô cùng cao quý. 6 . tác rõ ràng, cụ thể: Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chi n đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như người chi n sĩ trên mặt trận: Nay. đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà. khẳng định, nên Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố rằng: Bởi thế cho nên, chúng tôi, lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với

Ngày đăng: 30/06/2014, 09:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan