Báo cáo tham luận sơ kết học kỳ của Hiệu trưởng

7 2.8K 4
Báo cáo tham luận sơ kết học kỳ của Hiệu trưởng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO THAM LUẬN Kính thưa: - Quý lãnh đạo Đảng - Chính quyền và quý lãnh đạo ngành các cấp. - Quý vò đại biểu, cùng toàn thể các thầy cô giáo. Trước tiên tôi xin có lời cám ơn Ban Tổ Chức. Mặc dù trường của chúng tôi là một trường nhỏ, cách xa trung tâm Xã, Huyện, về thành tích so với các trường khác trong Huyện thì trường chúng tôi còn phải cố gắng nhiều. Nhưng chung tôi rất vinh hạnh được Ban Tổ Chức cho phép có bài báo cáo tham luận nhân hội nghò kết năm học hôm nay. Kính thưa hội nghò ! tôi xin phép được báo cáo 2 vấn đề: Vấn đề 1: Báo cáo về tình hình thực hiện đổi mới chương trình giáo dục - phổ thông (GD- PT) ở trường và những thành quả đạt được. Vấn đề 2: Báo cáo về tình hình thực hiện phổ cập THCS năm 2004. Kính thưa hội nghò ! Ngày 11/06/2001 Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thò số: 14/2001/CT.TTg về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo Nghò quyết số: 40/2000/QH10 của Quốc hội. Nắm rõ thông tư số: 14 năm 2002 của Bộ GD-ĐT, chỉ thò số: 11 của UBND tỉnh Bạc Liêu và các văn bản chỉ đạo khác của UBND huyện, Phòng GD-ĐT huyện Đông Hải, về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trong trường học. Đổi mới CT GD PT là đổi mới về chương trình, SGK, phương pháp dạy và học. Đổi mới về cơ bản phương pháp đánh giá, thi cử, đổi mới đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV; đổi mới công tác quản lý giáo dục, nâng cấp cơ sở vật chất của nhà trường theo hướng chuẩn hoá, đảm bảo thiết bò và ĐDDH. Với lượng thời gian không nhiều, tôi xin phép chỉ báo cáo 2 nội dung trong việc đổi mới CT GD PT mà trường chúng tôi đã thực hiện và thấy từng bước có sự chuyển biến và phát triển tốt. Đó là: Việc tăng cường về CSVC, trang thiết bò, ĐDDH và sự phát triển của đội ngũ GV. Việc tổ chức triển khai học đại trà chương trình thay SGK, đổi mới phương pháp dạy học được Tỉnh ta thực hiện từ năm học: 2002 - 2003 đến nay. Trước năm học này, nhìn lại khi trường mới thành lập ( năm 1996): về CSVC trường chỉ có 02 phòng học cây dầu lợp tol vách lá, 01 phòng làm việc và cũng là nơi sinh hoạt, nghó ngơi của CB-GV trường. Với tổng số 05 lớp, để đảm bảùo cho việc dạy và học, trường phải mượn tạm phòng họctrường tiểu học kế bên và sắp xếp dạy 3 ca/ ngày. Về trang thiết bò và ĐDDH để phục vụ cho công tác giảng dạy, nói chung là thiếu thốn rất nhiều nên việc dạy "chay", học "chay" là khó tránh khỏi. Về đội ngũ CB-GV: chỉ có 05 người nam ( 01 CBQL, 04 GV), trình độ chuyên môn: 03 đạt chuẩn 12+3, 02 GV trung cấp ( học xong lớp 12 đưa đi học cấp tốc 1 tháng rồi ra dạy ). Với tình hình như vậy thì chất lượng và hiệu quả đạo tạo đạt không cao ( những năm 96-97; 97-98 tỉ lệ HS đậu tốt nghiệp và lên lớp đạt khoảng 60 > 70%). Tuy nhiên, từ ngày ra chỉ thò và sự chỉ đạo của ban ngành các cấp về việc tổ chức triển khai đại trà đổi mới CT GD PT ở các trường, cùng với sự đoàn kết, nỗ lực vươn lên của tập thể CB-GV trường, đã từng bước khắc phục khó khăn và có những bước chuyển mình đáng khích lệ trong những năm học sau.Hiện tại về: * Cơ sở vật chất: - Trường chúng tôi thuộc xã nghèo và được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, trường chúng tôi được Dự Án Phát Triển THCS - ADB đầu tư xây dựng và cung cấp thiết bò. - Về số phòng học có tổng số 10 phòng, trong đó: 06 phòng lầu và 04 phòng học bán cơ bản, được xây dựng từ năm 1997 đến năm 2001. Nhìn chung tạm đủ cho việc dạy và học, nếu so với việc thực hiện đổi mới CT GD PT và từng bước thực hiện chuẩn quy đònh về trường đạt chuẩn quốc gia thì vẫn còn thiếu phòng học. Ví dụ như: thiếu phòng học dành cho 02 buổi/ ngày khoảng 07 phòng; thiếu các phòng chức năng, phòng thực hành thí nghiệm, phòng học bộ môn khoảng 08 phòng. - Với tình hình thiếu phòng như vậy, để đảm bảo tốt cho việc đổi mới chúng tôi cố gắêng tổ chức, sắp xếp gọn gàng, khoa học lại các phòng như: 05 phòng dành cho dạy - học; 01 phòng dành cho thực hành - thí nghiệm Sinh - Hoá - Lý; 01 phòng Thư viện; 01 phòng để phương tiện dạy học và là nơi làm việc của bộ phận Đoàn - Đội; 01 phòng vi tính và 01 phòng làm việc của BGH, các bộ phận, tổ CM cùng các GV. - Với tổng diện tích 4.700 m 2 tuy không rộng nhưng để có đủ diện tích sân chơi, bãi tập cho các em, trong quá trình xây dựng phòng học và bố trí trồng cây xanh trong khuôn viên trường chúng tôi có cân nhắc và tính toán kỹ sao cho thật hợp lý về lâu về dài, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt vui chơi, học tập giải trí của các em. - Hiện nay hàng rào bảo vệ cũng được xây xong, giúp cho công tác quản lý HS, bảo vệ CSVC nhà trường, độ an toàn, tính kỷ cương trật tự, nền nếp dạy và học được thực hiện tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT cho trường. * Về thiết bò và ĐDDH: ngoài việc được ngành đầu tư, trường còn được dự án Phát Triển THCS trang bò thêm các trang thiết bò và ĐDDH cụ thể như: - Cung cấp các phương tiện nghe nhìn như: máy Casset, ti vi, đầu đóa, hệ thống máy vi tính gồm 09 máy. Các dụng cụ thực hành - thí nghiệm, mô hình, tranh ảnh, bản đồ, SGK, sách tham khảo và các loại sách báo khác được cung cấp từ khối 6 đến khối 8 đầy đủ. - Mặc dù có khó khăn về phòng óc để quản lý, trưng bày và sử dụng. Chúng tôi cố gắng sắp xếp 03 phòng ( 01 phòng đựng thiết bò, 01 phòng thực hành - thí nghiệm, 01 phòng vi tính), mỗi phòng đều có bố trí GV trong coi, quản lý theo dõi ghi chép cập nhật hàng ngày việc sử dụng và bảo quản của GV. - Với số máy vi tính được cấp về ( ngày 23/12/2004) , chúng tôi có gặp khó khăn về bàn ghế và phòng học vi tính. Không để lãng phí về thời gian và tiền của mà cấp trên đầu tư chúng tôi mạnh dạng xin ý kiến với lãnh đạo PGD và tham mưu với hội PHHS để xin nâng cấp, sửa chữa phòng học lại thành phòng vi tính, bàn ghế chuyên dụng học vi tính chưa có chúng tôi tạm mượn bàn ghế HS để kê máy, sắp xếp gọn gàng cho các em học. Cho đến nay chúng tôi đã mở được 02 lớp học vi tính, 01 lớp mở cho đối tượng HS lớp 9 học nghề gồm 50 em HS, 01 lớp tin học chứng chỉ A mở cho đối tượng là CB-GV-NV của trường và các trường TH lân cận gồm 18 thầy cô. - Việc sử dụng và bảo quản thiết bò -ĐDDH: đầu năm chúng tôi tổ chức cho các tổ trưởng và GV bộ môn kết hợp với GV quản lý thiết bò để kiểm tra sắp xếp, lau chùi bảo quản các trang thiết bò, dụng cụ thực hành thí nghiệm và ĐDDH. Mục đích nhằm giúp cho GV biết được trong kho có phương tiện nào, khi dạy biết mà sử dụng. Chúng tôi chỉ đạo cho tổ chuyên môn căn cứ danh mục của thiết bò và ĐDDH, phân phối chương trình ở từng bài để lập bảng thống kê các bài, các tiết có ĐDDH hoặc có thực hành thí nghiệm. Trên cơ sở đó hàng tuần tổ chuyên môn hoặc BGH tổ chức kiểm tra và tiện theo dõi nhắc nhở. Hàng tháng có cơ sở đánh giá, chấm điểm xếp loại thi đua GV. * Về tình hình đội ngũ CB-GV -NV trường: tổng số gồm: 26/13 nữ. Trình độ CM đạt chuẩn và trên chuẩn: 21/26 chiếm 88,5%. Số lượng, chất lượng đội ngũ tăng và tiến bộ theo từng năm. Trong những năm học trước các bộ môn Nhạc, Hoạ, TD, Công nghệ không có GV chuyên ngành giảng dạy nên chất lượng đạt không cao và không thu hút HS. Cho đến năm học này thì số lượng GV thiếu hụt trên được bổ sung đầy đủ và chất lượng giảng dạy được nâng lên, HS có hứng thú ham thích học các bộ môn này. Hiệu quả GD-ĐT có chuyên biến tích cực số GV giỏi, HSG, tỉ lệ học lực, hạnh kiểm, tỉ lệ HS đỗ TN THCS hàng năm được duy trì hoặc tăng theo từng năm. Các phân môn được trường tổ chức dạy đầy đủ đúng theo quy đònh hiện hành và bố trí hợp lý, đúng với trình độ CM, tay nghề của từng GV. Nếu phòng học được xây thêm với số lượng GV này chúng tôi sẽ bố trí dạy 2 buổi/ ngày đúng quy đònh. Nói tóm lại trong nội dung báo cáo thứ nhất, là nhà quản lý chúng tôi thấy việc tăng cường công tác quản lý CSVC, trang thiết bò, ĐDDD và đội ngũ GV là công việc quan trọng và cần thiết. Nếu làm tốt nó sẽ góp phần làm nên thành công trong việc đổi mới CT GD PT ở trường mình. Kính thưa hội nghò ! vấn đề thứ 2 tôi xin báo cáo là: Công tác tổ chức thực hiện PC THCS năm 2004 và kết quả đạt được của trường. Trường chúng tôi nằm trên đòa bàn xã Long Điền Đông "A". Năm 2004 là năm mà xã nói chung và trường chúng tôi nói riêng được giao chỉ tiêu phải hoàn thành công tác PC THCS. Nhận nhiệm vụ được giao, trường chúng tôi phụ trách quản lý 02 đòa bàn ấp ( ấp Phước Điền và ấp Châu Điền ), tổng số hộ dân là: 520 hộ với: 1.880 nhân khẩu. Đa số là dân tộc kinh. Dân ở đây làm nghề nông và nuôi trồng thuỷ sản còn lại một số buôn bán nhỏ và làm thuê. Trên số lượng đòa bàn được giao cùng với số đội ngũ GV của nhà trường là: 26/13 nữ, dạy ở một điểm trường đặt tại ấp Phước Điền. Tổng số lớp học phổ thông là 09 lớp, CSVC, phòng học, các trang thiết bò được cấp trên đầu tư và trang bò khá đầy đủ. Đây là một trong những điều kiện rất thuận lợi cho trường hoàn thành tốt nhiệm vụ về công tác PC trong năm 2004 này. Ngoài ra chúng tôi còn: - Được sự quan tâm chỉ đạo của chi bộ Đảng của BCĐ PCGD - TTMC xã. Đặc biệt nhất là sự quan tâm chỉ đạo nhiệt tình và sâu sát của PGD-ĐT Đông Hải. - Điều kiện giao thông đi lại thuận tiện dể dàng ở 2 ấp. Tập thể cán bộ GV trường có sự đoàn kết, thống nhất cao về các chỉ tiêu về công tác phổ cập THCS. - Kinh phí tổ chức, thực hiện công tác phổ cập cũng được Đảng Uỷ - UBND xã và phòng GD - ĐT quan tâm hổ trợ cho người dạy và người học, cho việc tổ chức đưa HS đi thi tốt nghiệp Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, trong thời gian thực hiện nhiệm vụ về công tác phổ cập, trường chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn như: - Còn một số ít cán bộ và ban ngành đoàn thể ấp chưa thực sự quan tâm đến công tác PC - GD của ấp mình. Phần lớn phó thác cho nhà trường từ khâu tổ chức điều tra đến khâu vận động HS ra lớp. - Giữa BGH nhà trường cùng với đòa phương ấp chưa có sự thống nhất và chưa có sự chủ động phối kết hợp để thực hiện nhiệm vụ. Khi thực hiện còn mang tính đơn phương riêng lẽ dẫn đến hiệu quả chưa cao. - Ý thức của người dân về công tác xã hội hoá GD chưa cao. Phần lớn khoán trắng cho nhà trường trong công tác giảng dạy và GD con em của mình. Đôi khi cũng gây áp lực khó khăn cho trường trong công tác thu học phí - xây dựng. - Việc huy động HS ra lớp học cũng gặp khó khăn. Số đối tượng cần huy động đa số là con nhà nghèo và là lao động chính trong gia đình, một số đi làm xa, đã lập gia đình nên việc sắp xếp thời gian và đòa điểm học rất khó khăn(chúng tôi phải bố trí dạy ba nơi: trung tâm ấp Phước Điền, mượn phòng học ở tiểu học tại ấp Châu Điền và ở Hoà Đông. Thời gian học từ 10h 30 đến 13h 30). Với những thuận lợi và khó khăn ấy, chúng tôi đã hợïp lại đề ra một số giải pháp khắc phục khó khăn và phát huy những thuận lợi như sau: 1/ Tiếp tục tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo, sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể và phát huy những thuận lợi cơ bản đã có để thực hiện tốt công tác PC THCS trong năm 2004 này. 2/ Cần thường xuyên tổ chức cập nhật thông tin kòp thời, thông báo qua lại về tình hình giảng dạy - giáo dục ở nhà trường và điềøu kiện, hoàn cảnh từng gia đình ở đòa phương để đòa phương và nhà trường cùng biết, từ đó có kế hoạch phối hợp tổ chức vận động duy trì được tốt hơn. 3/ Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của xã, ấp. Kòp thời biểu dương những tấm gương tốt của các bậc cha mẹ có trách nhiệm với con cái, biết quan tâm đến nền giáo dục của đòa phương. Giải quyết các chế độ ưu tiên đối với các bậc phụ huynh có ý thức tốt trong việc khắc phục các khó khăn trong cuộc sống để nuôi con ăn học đến nơi đến chốn. 4/ Đối với những gia đình thật sự gặp khó khăn như: không có công ăn việc làm, không có tiền đóng học phí, xây dựng, không có tiền mua sách, tập, viết, quần áo đồng đồng phục thì đòa phương và nhà trường cần có sự hỗ trợ, vận động quỹ giúp đỡ HS nghèo, tạo điều kiện giúp đỡ về CSVC hoặc động viên tinh thần để gia đình an tâm tiếp tục cho con mình học tập. Bên cạnh đó đòa phương cũng cần có những biện pháp nhắc nhở nghiêm khắc đối với những gia đình có điều kiện nhưng vẫn để con em mình thất học hoặc học không đến nơi đến chốn. 5/ Việc bố trí lòch học và thời gian học của các lớp PC phải thật hợp lý, phù hợp với từng đối tượng, từng hoàn cảnh của học sinh. Đưa lớp học đến từng điểm ấp, từng nhà để tạo điều kiện đi lại thật dễ dàng, thuận tiện cho các học viên. 6/ Cấp trên cần hỗ trợ thêm kinh phí để trợ giúp cho việc đi lại của GV giảng dạy. Cấp đầy đủ và kòp thời SGK, tập viết cho người học. Kòp thời khen thưởng động viên khích lệ tinh thần học tập của các em. Khi đã TN THCS hệ PC cần tạo điều kiện thuận lợi cho các em được tiếp tục học tập hoặc học nghề. Nhận đònh được tình hình thực tế cùng với những giải pháp nêu trên. Trong hội nghò CB-CC đầu năm chúng tôi đã bàn bạc, thảo luận đề ra kế hoạch và chỉ tiêu để thực hiện công tác PC THCS trong năm 2004 như sau: 1/ Nhanh chóng củng cố lại tiểu BCĐ PC THCS của trường, thay thế bổ sung một số thành viên để ban hoạt động có hiệu quả hơn. 2/ Họp liên tòch giữa các ban ngành đoàn thể trong trường, kết trách nhiệm, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng giáo viên trong công tác tổ chức duy trì số lớp, vận động, điều tra PC, giảm tỉ lệ lưu ban bỏ học, tăng tỉ lệ đậu TN THCS nếu bộ phận, ban ngành đoàn thể, giáo viên nào không hoàn thành chỉ tiêu sẽ không được xét thi đua cuối năm. 3/ Xây dựng kế hoạch thực hiện: trong kế hoạch chúng tôi thống nhất chia ra làm 3 giai đoạn thực hiện: - Giai đoạn 1: từ ngày 22/03 đến 31/03/ 2004. " Tổ chức tổng điều tra về trình độ văn hoá của người dân trong xã ( ấp)" ( trong kế hoạch chúng tôi thực hiện có sớm hơn kế hoạch chung của tỉnh). Mục đích là để nắm lại số liệu thật chính xác về độ tuổi, trình độ văn hóa, số HS bỏ học nhằm hoàn thành một bước của tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn PC THCS và cũng là cơ sở để rà soát, đánh giá so sánh mức chuẩn PC THCS. - Giai đoạn 2: từ ngày 01/04 đến 30/10/ 2004. " Tổ chức vận động mở lớp và duy trì số" + Căn cứ kết quả điều tra vừa rồi và sự phân công đòa bàn quản lý. Chúng tôi giao chỉ tiêu vận động và duy trì số cho từng GV. Phân công từng tổ nhóm GV đến kết hợp với đòa phương để vận động mở lớp. + Tháng 6/2004 tranh thủ những hoạt động, các chiến dòch trong hè như: " chiến dòch ASVH hè", " Mùa hè tình nguyện" của Đoàn thanh niên tổ chức. Chúng tôi kết hợp cùng với lực lượng thanh niên tình nguyện, sinh viên trường CĐSP BL để tổ chức vận động mở lớp học PC ở hầu hết các ấp trong xã và đạt được kết quả rất khả quan. + Đầu năm học 2004 - 2005 tranh thủ ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường, chúng tôi đã tổ chức tuyên truyền, vận động phát loa, gởi thông báo đến từng hộ gia đình để kêu gọi các em còn đang học và đã nghỉ học đến trường học nhằm để củng cố lại số lượng và nâng cao tỉ lệ đạt chuẩn. + Hàng tháng có tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác PC ở trường. Kòp thời chỉ đạo cho GV đến từng nhà HS bỏ học để tìm hiểu và vận động các em trở lại học nhằm duy trì tốt số HS. - Giai đoạn 3: từ ngày 01/11 đến ngày 31/12/2004. " Tham dự thi TN PC THCS lần 2 và hoàn thành hồ đạt chuẩn PC THCS". Trên kế hoạch đã vạch ra sau 01 năm chúng tôi thực hiện và đạt được những kết quả như sau: - Trước và trong chiến dòch ASVH hè trường mở được: 03 lớp PCTHCS ở 03 điểm ấp, chủ yếu là HS lớp 09 với tổng số : 58 HS. - Ngày 25,26/05/2004 và tháng 07/2004: dự thi TN PC THCS lấn có 34 em, đậu 34 em đạt tỉ lệ: 100%. - Ngày 18,19/12 /2004: dự thi TN PC THCS lần 2 có 15 em đăng dự thi, đậu TN 12 em, đạt tỉ lệ: 80%. - Tỉ lệ HS đậu TN THCS hệ phổ thông: 100%. - Tỉ lệ bỏ học giảm dưới 3%. Không có HS lưu ban. - Về công tác PC THCS: + HS TN năm học qua: 60/60 đạt tỉ lệ 100%. + Đối tượng từ 15 > 18 tuổi có bằng TN THCS: 190/242 đạt tỉ lệ: 78,5% ( chuẩn 70%) + HS TN TH năm qua vào học lớp 6: 26/28 đạt tỉ lệ 92,9%. Với những kết quả đạt được ở trên, để làm cơ sở tốt hơn cho công tác PC sau này chúng tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm đểø tham luận cùng những người làm công tác PC như sau: 1/ Một nội bộ đoàn kết, nhất trí và có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức kỷ luật tốt. Dù công việc có khó khăn đến mấy thì cũng sẽ vượt qua và hoàn thành tốt được nhiệm vụ của mình. 2/ Nơi nào được sự quan tâm nhiệt tình lãnh - chỉ đạo của các Uỷ, chính quyền đòa phương; sự phối kết hợp tốt của các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường thi nới đó công tác PCGD sẽ đạt kết quả cao. 3/ Nếu lãnh đạo và các cấp chính quyền có chủ trương và chính sách phù hợp ( như động viên tinh thần, hỗ trợ về vật chất, tạo công ăn việc làm cho người dân, giải quyết chế độ ưu tiên cho gđ có con ăn học tới nơi tới chốn ) cho người dạy, người học và gia đình của người học nhằm giảm bớt khó khăn vất vả trong việc mưu sinh kiếm sống hàng ngày thì họ sẽ an tâm giảng dạy và học tập. Từ đó gánh nặng về công tác PCGD sẽ nhẹ đi và chất lượng giáo dục sẽ được nâng lên. 4/ Nơi nào thực hiện tốt 03 môi trường giáo dục ( nhà trường, gia đình và xã hội ) và tham gia tốt các chiến dòch trọng điểm trong năm ( chiến dòch ASVH hè, mùa hè tình nguyện, ngày toàn dân đưa trẻ đến trường) thì nơi đó sẽ đạt kết quả cao trong công tác PCGD. Trên đây là những ý kiến tham luận của trường THCS …………, nếu có gì xuất và thiếu sót rất mong được sự chỉ đạo, ý kiến đóng góp của quý lãnh đạo và đại biểu cùng dự. Cuối lời xin chúc quý lãnh đạo Đảng, Chính quyền, lãnh đạo các ban ngành đoàn thể, quý vò đại biểu cùng các thầy cô giáo được dồi dào sức khoẻ, tiếp tục giành được nhiều thắng lợi mới và lớn trong năm 2005. Chúc hội nghò thành công tốt đẹp. Xin cám ơn. . được Ban Tổ Chức cho phép có bài báo cáo tham luận nhân hội nghò sơ kết năm học hôm nay. Kính thưa hội nghò ! tôi xin phép được báo cáo 2 vấn đề: Vấn đề 1: Báo cáo về tình hình thực hiện đổi mới. nơi đến chốn. 5/ Việc bố trí lòch học và thời gian học của các lớp PC phải thật hợp lý, phù hợp với từng đối tượng, từng hoàn cảnh của học sinh. Đưa lớp học đến từng điểm ấp, từng nhà để tạo. cho các em học. Cho đến nay chúng tôi đã mở được 02 lớp học vi tính, 01 lớp mở cho đối tượng HS lớp 9 học nghề gồm 50 em HS, 01 lớp tin học chứng chỉ A mở cho đối tượng là CB-GV-NV của trường

Ngày đăng: 30/06/2014, 09:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan