Giải pháp phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

105 994 10
Giải pháp phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phát triển công nghiệp nông thôn là một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam. Có hai phương thức cơ bản để thực hiện chủ trương này: một là xây dựng các cụm công nghiệp hoặc cụm công nghiệp TTCN; hai là phát triển các làng nghề và ngành nghề ở nông thôn. Phát triển các làng nghề và ngành nghề nông thôn nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập ở nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và cũng là thực hiện mục tiêu “ly nông bất ly hương” đang diễn ra mạnh mẽ tại các vùng nông thôn trên cả nước. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong thời gian vừa qua, các làng nghề trên phạm vi cả nước đã có bước phát triển đáng kể. Nước ta hiện nay có khoảng 2017 làng nghề với khoảng 1,4 triệu hộ gia đình nông thôn (11 triệu lao động tham gia sân xuất với mức thu nhập gấp 34 lần so với làm nông thuần túy, đồng thời đem lại kim ngạch xuất khấu trên 1 tỷ USD. Các sản phẩm của làng nghề có mặt tại hơn 100 nước và vùng lãnh thổ khác ( Tổng cục thống kê, 2010). Phát triển làng nghề truyền thống để tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động ở nông thôn, hạn chế di dân tự do ra thành thị, huy động được nguồn lực trong dân, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có tại địa phương, đặc biệt là những phụ phẩm của nông nghiệp, duy trì bản sắc văn hóa lâu đời của dân tộc, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng GDP ở khu vực nông thôn, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn. Với mục tiêu phát triển và gìn giữ làng nghề truyền thống, vừa nhằm mục đích tạo công ăn việc làm cho người lao động, vừa bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đặc trưng của địa phương, nhà nước đã có rất nhiều những văn bản pháp luật liên quan đến việc bảo vệ và phát triển làng nghề như nghị định số 662006NĐCP của chính phủ về phát triển ngành nghề ở nông thôn, trong đó có các điều khoản rõ ràng về tiêu chuẩn làng nghề và các chính sách nhằm hỗ trợ, bảo tồn và phát triển làng nghề cũng như đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư vốn phục vụ cho việc nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất tại làng nghề; nghị quyết số 192011QH về vần đề giám sát và đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề,... Nhà nước đã có những sự quan tâm nhất định đến sự phát triển của làng nghề, qua đó thể hiện được tầm quan trọng và vai trò của phát triển làng nghề trong phát triển kinh tế nông thôn nói riêng và kinh tế đất nước nói chung. Làng Mẹo, ở thôn Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà là làng dệt lâu đời, nổi tiếng ở Việt Nam với các sản phẩm khăn dệt thủ công được người tiêu dùng trong nước và thế giới ưa chuộng. Cũng như nghề chạm bạc, nghề dệt đũi, dệt Phương La, Thái Phương cũng là nghề truyền thống lâu đời của làng, việc dạy nghề, truyền nghề trước đây hết sức khắt khe, vì vậy nó không phát triển mạnh mà chỉ bó hẹp theo quan niệm làng nghề nhưng thực chất là nghề của làng. Khi nhà nước thay đổi cơ chế, nghề dệt ở Thái Phương phát triển mạnh, nhiều hộ đã từ nghề dệt của làng có cơ sở, nền tàng đi lên thành phố mở công ty trách nhiệm hữu hạn như Hương Sen, Hồng Quân, Bình Minh v.v... thu hút rất nhiều lao động; nhiều hộ đi tỉnh khác hoặc ra thị trấn thị tứ mở công ty. Nhưng không vì thế mà dệt Phương La giảm sút, ngược lại nó vẫn phát triển, nhiều chủ doanh nghiệp trong làng vẫn giữ gìn và gắn bó với nghề truyền thống của làng, tiếp tục phát triển và đi lên làm giàu từ đó. Qua điều tra, hiện nay cả thôn có 1103 hộ thì có hơn 95% số hộ trong làng có nghề, thu hút hơn 2000 lao động tham gia. Trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi Nhà nước thực hiện chính sách đổi mới, nghề dệt ở Thái Phương đã phát triển mạnh, nhiều hộ gia đình sản xuất thủ công truyền thống đã mở các cơ sở kinh doanh có quy mô lớn như Công ty Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Minh, Xí nghiệp Dệt Hồng Quân...thu hút rất nhiều lao động. Cả xã hiện có trên 2.000 khung dệt thủ công bán cơ khí, hàng năm sản xuất được trên 150 triệu khăn các loại, đạt giá trị trên 130 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 10 ngàn lao động. Với việc UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề xã Thái Phương và đang xây dựng đường giao thông từ đường 39 vào xã, trong tương lai dệt Thái Phương sẽ còn phát triển và mở rộng hơn nữa tiềm năng vốn có của làng nghề thủ công truyền thống này. Tuy nhiên, để phát triển nghề dệt truyền thống của làng, còn có rất nhiều vấn đề đặt ra. Làm thế nào để việc tổ chức sản xuất của người dân trong làng đạt được hiệu quả lớn nhất, làm thế nào để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, làm thế nào để giải quyết được những hệ lụy về môi trường và xã hội do việc phát triển mạnh và có quy mô lớn nghề dệt của làng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững về cả 3 mặt kinh tế, xã hội, môi trường cho địa phương,… Để nhìn nhận một cách đầy đủ hơn về thực trạng phát triển của làng nghề dệt nhuộm Phương La, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển, bảo vệ, gìn giữ làng nghề cũng như khắc phục những khó khăn, thách thức còn tồn tại của làng nghề, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình”.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN *** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ DỆT NHUỘM PHƯƠNG LA, THÁI PHƯƠNG Tên sinh viên : Bùi Diệu Linh Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp Lớp : K55 KTNNC Niên khóa : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn : CN. Thái Thị Nhung HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, toàn bộ nội dung trong bài khóa luận tốt nghiệp đại học là do tự tôi nghiên cứu, tìm hiểu thực tế tại UBND Thái Phương cùng với việc tham khảo các bài viết trên sách, các luận văn thạc sĩ và luận văn tốt nghiệp đại học khác, những thông tin tôi đã trích rõ nguồn gốc Tôi xin cam đoan những số liệu tôi sử dụng trong bài khóa luận tốt nghiệp là số liệu trung thực và chưa được sử dụng trong bất kỳ nghiên cứu hay luận văn nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Bùi Diệu Linh i LỜI CẢM ƠN ***** Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo trong trường đặc biệt là các thầy cô khoa Kinh Tế & PTNT. Các thầy cô đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản về chuyên ngành, làm hành trang cho em vững bước về sau. Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô đã giảng dạy, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo CN. Thái Thị Nhung đã hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bác Trần Bá Cao Phó chủ tịch UBND Thái Phương đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong thời gian thực tập vừa qua. Em cũng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2014 Sinh viên Bùi Diệu Linh ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN Phát triển công nghiệp nông thôn là một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Một trong hai phương thức cơ bản để thực hiện chủ trương này là phát triển các làng nghề, ngành nghề ở nông thôn. Đây là cách vừa tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, vừa bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Làng nghề dệt nhuộm Phương La, Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bìnhlàng nghề dệt lâu đời, nổi tiếng ở Việt Nam với các sản phẩm khăn dệt thủ công được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin dùng. Trong nhiều năm qua, làng nghề đã có những bước phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu hút và tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động trong và ngoài địa phương. Trong tương lai nghề dệtPhương La sẽ còn phát triển và mở rộng hơn nữa tiềm năng vốn có của làng nghề truyền thống này. Tuy nhiên để phát triển nghề dệt truyền thống của làng, còn có rất nhiều vấn đề đặt ra cần được giải quyết. Vì vậy chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La, Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình”. Trong quá trình điều tra thực địa để thu thập thông tin sơ cấp, chúng tôi đã phân loại hộ nông dân ra làm hai loại là hộ kiêm và hộ chuyên để phỏng vấn trực tiếp qua bảng câu hỏi. Sử dụng phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp, xử lý số liệu, thông tin, phân tích hệ thống để nghiên cứu thực trạng phát triển nghề dệt của địa phương. Làng nghề Phương La thuộc Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Thái Phương đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng, nghiêng dần từ Bắc xuống Nam theo hướng nghiêng của đồng bằng châu thổ sông Hồng. Địa hình thuận lợi cho quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phát triển sản xuất nghề. Nguồn lao động dồi dào từ chính địa phương và cả các địa phương lân cận. iii Trên thực tế, quy mô sản xuất của làng nghề dệt nhuộm Phương La trong những năm vừa qua luôn luôn được mở rộng Từ các hộ nhỏ thành hộ lớn, hoặc mở rộng từ thôn này sang thôn khác. Mặc dù vẫn chưa nhận được sự quan tâm thích đáng từ chính phủ và nhà nước trong vấn đề mở rộng quy mô sản xuất nhưng người dân vẫn coi dệtnghề mũi nhọn của mình và hết lòng mở rộng phát triển nghề. Về vấn đề vốn, tuy sản xuất làng nghề không đòi hỏi lượng vốn lớn, nhưng đối tượng sản xuất là nông dân nên việc đầu tư vốn cho sản xuất luôn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay ở làng nghề Phương La, các hộ sản xuất chủ yếu là bỏ vốn tự có và vay thêm người nhà, vốn đi vay ở các ngân hàng hay hội nhóm không lớn, bởi thủ tục và các vấn đề liên quan còn rườm rà, bất tiện. Về công cụ và tư liệu sản xuất, hầu hết các hộ sản xuất trong làng nghề đều đã cơ giới hóa quá trình sản xuất của mình. Tuy nhiên, các hộ kiêm thì thiết bị sản xuất thô sơ, nhà xưởng nhỏ, còn các hộ chuyên có phương tiện máy móc hiện đại hơn, nhà xưởng lớn hơn, thuận tiện cho quá trình sản xuất. Tóm lại dù là hộ kiêm hay chuyên thì vấn đề đầ tư cải tiến, nâng cao các trang thiết bị phục vụ cho sản xuất vẫn là điều cần thiết. Về vấn đề sử dụng lao động. Các hộ sản xuất thường tận dụng lao động gia đình, có thể thuê thêm lao động theo thời vụ hoặc thuê cố định nếu là hộ chuyên sản xuất quy mô lớn. Sử dụng lao động hợp lý, có kinh nghiệm sẽ giúp rút ngắn thời gian sản xuất. Chi phí sản xuất của các hộ kiêm và chuyên trong làng nghề đều có sự khác nhau. Cũng như chi phí sản xuất của hộ so với của doanh nghiệp có sự kahcs nhau rất lớn. Chi phí sản xuất của hộ kiêm cao hơn của hộ chuyên, chii phí sản xuất của hộ cao hơn của doanh nghiệp và ngược lại, lợi nhuận của hộ kiêm cũng thấp hơn hộ chuyên và của hộ thấp hơn của doanh nghiệp. iv Thị trường tiêu thụ của làng nghề Phương La rất được chú trọng. Trong những năm gần đây thị trường trong tỉnh chiếm ưu thế rõ rệt, thị trường ngoài tỉnh cũng được mở rộng, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Điều đáng mừng là người sản xuất đã xây dựng được các kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm dành cho mỗi thị trường khác nhau. Từ những thực trạng và vấn đề nêu trên, những định hướng phát triển, các giải pháp phù hợp và kiến nghị cụ thể được đưa ra nhằm giải quyết được các khó khăn tồn tại trong vấn đề phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La, cũng như những giải pháp nhằm mở rộng và phát triển hơn nữa làng nghề truyền thống này. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ii a) Thị trường êu thụ 61 ● Thị trường êu thụ sản phẩm 61 4.3Các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất, êu thụ sản phẩm khăn dệt 74 4.3.2 Tiềm năng sản xuất của hộ 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 I. Tài liệu sách và công trình nghiên cứu 91 II. Tài liệu tra cứu khác 92 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Cơ cấu kinh tế của năm 2011 và mục êu phát triển kinh tế đến năm 2015 40 Bảng 4.1: Quy mô sản xuất cải các hộ trong thôn năm 2012 47 Bảng 4.2: Tình hình vốn sản xuất của các hộ trong thôn năm 2013 50 Bảng 4.3 Công cụ, tư liệu phục vụ cho sản xuất 51 Bảng 4.4: Một số thông n chủ yếu về hộ điều tra thôn Phương La năm 2013 54 Bảng 4.5: Hao phí lao động cho sản xuất năm 2013 56 (ĐVT: phút/100 khăn) 56 Bảng 4.6: Chi phí cho sản xuất khăn mặt các hộ trong thôn năm 2013 59 Bảng 4.7: Chi phí sản xuất khăn mặt của các doanh nghiệp 60 Bảng 4.8: Kết quả sản xuất khăn của các hộ năm 2013 71 Bảng 4.9: Hiệu quả sản xuất kinh doanh bình quân 1 hộ của làng nghề dệt nhuộm Phương La, Thái Phương năm 2013 73 vii DANH MỤC HỘP Hình 4.1: Quy trình sản xuất khăn 46 Hộp 4.1 Khó khăn trong mở rộng quy mô sản xuất 48 Hộp 4.2 Khó khăn về chi phí đầu vào sản xuất khăn 58 Hộp 4.3 Sản phẩm chưa có thương hiệu, nhãn mác riêng 64 Hộp 4.4 Doanh thu từ các đối tượng khách hàng khác nhau thì khác nhau 72 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii BQ : Bình quân CC : Cơ cấu CP : Chi phí ĐVT : Đơn vị tính GT : Giá trị GTSX : Giá trị sản xuất LĐ : Lao động SL : Số lượng TNHH : Thu nhập hỗn hợp Tr.đ : Triệu đồng TSCĐ : Tài sản cố định XNK : xuất nhập khẩu ix [...]... đến sự phát triển của làng nghề dệt nhuộm Phương La - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La, Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và các giải pháp phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La, Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu... những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển, bảo vệ, gìn giữ làng nghề cũng như khắc phục những khó khăn, thách thức còn tồn tại của làng nghề, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: Giải pháp phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La, Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La, Thái Phương, huyện. .. huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình Từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La trong thời gian tới 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề phát triển làng nghề 3 - Đánh giá thực trạng phát triển của làng nghề dệt nhuộm Phương La, Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề. .. trò của phát triển làng nghề trong phát triển kinh tế nông thôn nói riêng và kinh tế đất nước nói chung Làng Mẹo, ở thôn Phương La, Thái Phương, huyện Hưng Hà là làng dệt lâu đời, nổi tiếng ở Việt Nam với các sản phẩm khăn dệt thủ công được người tiêu dùng trong nước và thế giới ưa chuộng Cũng như nghề chạm bạc, nghề dệt đũi, dệt Phương La, Thái Phương cũng là nghề truyền thống lâu đời của làng, việc... trường địa phương,tỉnh hay liên tỉnh và một phần cho xuất khẩu - Bảy là, hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh nghiệp tư nhân 2.1.4.2 Đặc điểm của làng nghề và sản phẩm làng nghề dệt nhuộm 15 a) Khái niệm về dệt nhuộm và các công đoạn chính trong quá trình dệt nhuộm * Dệt nhuộm Nói về dệt nhuộm, đây... việc làm cho trên 10 ngàn lao động Với việc UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề Thái Phương và đang xây dựng đường giao thông từ đường 39 vào xã, trong tương lai dệt Thái Phương sẽ còn phát triển và mở rộng hơn nữa tiềm năng vốn có của làng nghề thủ công truyền thống này Tuy nhiên, để phát triển nghề dệt truyền thống của làng, còn có rất nhiều vấn đề đặt ra Làm thế nào... trong làng đạt được hiệu quả lớn nhất, làm thế nào để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, làm thế nào để giải quyết được những hệ lụy về môi trường và hội do việc phát triển mạnh và có quy mô lớn nghề dệt của làng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững về cả 3 mặt kinh tế, hội, môi trường cho địa phương, … Để nhìn nhận một cách đầy đủ hơn về thực trạng phát triển của làng nghề dệt nhuộm Phương La,. .. triển làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ - Phát triển làng nghề bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản, gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh - Phát triển nghề cơ khí nhỏ ở nông thôn 25 - Phát triển dịch vụ ở nông thôn (Theo quyết định số: 2636/QĐ-BNN-CB, 2011 về phê duyệt chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề) 2.2.2 Phát triển làng nghề ở một số nước trên Thế giới và Việt nam 2.2.2.1 Phát triển. .. là phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn với nhiều ngành nghề đa dạng phong phú Sự phát triển của làng nghề truyền thống không chỉ thu hút lao đông ở gia đình, làng mình mà còn thu hút được nhiều lao động từ các địa phương khác đến làm thuê Đồng thời, việc phát triển làng nghề truyền thống còn kéo theo nhiều nghề dịch vụ khác phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động 2.1.3.3 Phát. .. phát triển làng nghề truyền thống Những văn bản chính sách cụ thể thể hiện chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển làng nghề bao gồm: Quyết định 132/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển làng nghề nông thôn Quyết định được ban hành bao gồm các quy định về ngành nghề nông thôn và chủ trương phát triển làng nghề như: quy hoạch và định hướng phát triển các cơ sở ngành nghề . chung Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La trong thời. đến sự phát triển của làng nghề dệt nhuộm Phương La. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. 1.3 Đối tượng và. đề phát triển làng nghề 3 - Đánh giá thực trạng phát triển của làng nghề dệt nhuộm Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển

Ngày đăng: 29/06/2014, 10:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan