Bài thuyết trình môn: Lí luận văn học 3 pdf

12 2K 0
Bài thuyết trình môn: Lí luận văn học 3 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài thuyết trình môn: Lí luận văn học 3 GVHD: Ths: Nguyễn Thị Hồng Hạnh BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN: LÍ LUẬN VĂN HỌC 3 Nhóm: 07 Tác phẩm: Người Mẹ (Macxim Gorki) I TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1 Tác Giả: - Macxin Gorki tên thật là A-lếch-xây Mác-xi-mô-vich Pê-scốp Sinh ngày 28 tháng ba năm 1868 ở thị xã Ni-giơ-ni Nô-vơ-gô-rốt nước Nga - Cha là thợ mộc, một người khéo tay, một người có học và hiểu biết - Năm 4 tuổi ông mồ côi cha và đến năm 10 tuổi thì mồ côi mẹ và sống với ông bà ngoại, ông Gorki là một tiểu chủ làm nghề nhuộm Ông ngoại hà tiện, hung hãn, thường hay đánh cháu Nhưng bà ngoại hiền từ, biết nhiều chuyện cổ tích, nhớ nhiều bài dân ca, thường kể, hát cho cháu nghe chính điều này đã tạo cho Gorki một vốn văn học dân gian phong phú - Gorki đi học được 3 năm thì gia đình ông bà ngoại sa sút, phải thôi học, lao động để nuôi thân, khi thì đi ở,khi thì làm phụ rửa bát dưới tàu thủy Cuối cùng Gorki rời quê hương, đi tìm kế sinh nhai, ông đi từ Ca-dan đến bờ biển Ca-spiên Trong thời gian ấy Gorki làm đủ các nghề để kiếm sống: gác cổng, khuân vác, cưa gỗ, làm bánh mì, cân hàng, v.v… Trong cảnh sống đó , Gorki đã học được rất nhiều ở trường đời, kinh nghiệm được mở rộng - Gorki là người rất ham đọc sách và đã có hiểu biết sâu về văn học thế giới từ lúc còn thiếu niên - Năm 16 tuổi, khi ở Ca-dan, Gorki làm quen với nhóm thanh niên cách mạng, với giới tri thức địa phương Không được chính thức làm sinh viên đại học, Gorki quyết tâm tự nghiên cứu các tác phẩm của các nhà văn dân chủ cách mạng - Năm 19 tuổi, Gorki tham gia nhóm Mác-xít và bắt đầu hoạt động cách mạng - Năm 21 tuổi, Gorki đã có một vốn tri thức phong phú, ông trở về quê, làm thư kí giúp việc cho một luật sư Năm 1891, Gorki tiến hành một cuộc “đi thực tế” lớn trong nược Nga: dọc song Vôn-ga, Qua các thảo nguyên vùng sông Đông, các vùng U-cơ-ren, Bét-xa-ra-bi, dọc bờ biển Hắc Hải, tới Cơ-ri-mê, Cáp-ca-dơ Trên đường đi ông đã gặp những người nông dân, công nhân khuân vác, công nhân nhà máy; ông đã cùng ăn, cùng sống và lao động với họ Chuyến đi này làm cho kinh nghiệm sống của Gorki thêm phong phú, thúc đẩy ông vào con đường sáng tác văn học 1 Bài thuyết trình môn: Lí luận văn học 3 GVHD: Ths: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Ngày 12 tháng 9 năm 1892, truyện ngắn Ma-ca dơ Tru-ca-dơ là tác phẩm đầu tay của ông được đăng báo và kí tên M Gorki - Trong những năm từ 1892 đến 1897, ông viết nhiều tác phẩm vừa mang tính chất lãng mạng vừ có tính chất hiện thực như: Cô gái và thần chết, Bà lão I-déc-ghin, Ông A-rơ-khip và cháu Li-onca, Bài ca chim ưng…Năm 1899 những tác phẩm của Gorki được xuất bản thành 2 tập nhan đề là Tùy bút và truyện từ đó Gorki nổi tiếng khắp cả nước - Năm 1905 ông tham gia công tác đảng ở Ni-giơ-ni Nô-vơ-gô-rốt, công tác trong công nhân và sinh viên, tổ chức nhà in bí mật Những cảm tưởng và kinh nghiện tích lũy trong thời kì ấy đã phục vụ cho đề tài cho cuốn tiểu thuyết Người mẹ - Năm 1907, Gorki tham dự Đại hội lần thứ V của Đảng, tại đây ông đã nhiều lần gặp và nói chuyện với Lê-nin.Trong những năm đầu của cuộc Cách mạng Tháng Mười Gorki tích cực góp phần xây dựng nền văn hóa văn nghệ mới xã hội chủ nghĩa - Những năm 1918-1919 Gorki tích cực tham gia các tổ chức của Đảng và viết nhiều bài cộng tác cho các tờ báo lớn - Từ 1921 đến 1928, ông sống tại Ý để trị bênh Tại đây ông cũng viết nhiều tác phẩm cổ vũ cho phong trào cách mạng - Từ tháng 8-1928 đến cuối năm, Gorki lại tiến hành một cuộc hành trình lớn trên đất nước Liên Xô vĩ đại và viết hàng loạt bút kí - Năm 1934, Hội nhà văn Xô Viết được thành lập, ông được bbầu làm chủ tịch hội - Gorki mắc bệnh nặng và qua đời vào ngày 18 tháng sáu năm 1936 trong niềm thương tiếc vô hạn của nhân dân Liên Xô, toàn thể nhân dân cần lao và các nhà văn hóa tiến bộ trên thế giới 2 Tác Phẩm: - Tác phẩm Người mẹ ra đời khoãng năm 1906, lúc Gorki ra nước ngoài để tránh sự khủng bố của Nga hoàng, đồng thời tuyên truyền cho cách mạng Nga ở Mỹ -Tác phẩm gồm có phần I: 29 chương và phần II: 26 chương - Trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Gorki, cuốn tiểu thuyết Người mẹ chiếm một vị trí quan trọng bậc nhất Đó là tác phẩm đầu tiên của phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa Nó là một cái mốc đánh dấu một bước ngoặc căn bản trên con đường phát triển của văn học nghệ thuật thế giới - Người mẹ phản ánh hiện thực xã hội nước Nga trong những năm đầu của thế kỉ XX, khi giai cấp vô sản Nga được Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo đang chuẩn bị tiến hành cuộc cách mạnh Nga lần thứ nhất, cách mạng 1905 2 Bài thuyết trình môn: Lí luận văn học 3 GVHD: Ths: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Chủ đề của tác phẩm là sự hình thành của đội ngũ cán bộ cách mạng, sự nãy nở ý thức cách mạng của hàng triệu người trong quần chúng nhân dân, trước hết là trong giai cấp công nông, sự phát triển của phong trào cách mạng vô sản ở Nga, dưới sự lảnh đạo của Đảnh và Lê-nin Sự phát triển của phong trào đó được thể hiện trong tác phẩm như là quá trình kết hợp phong trào công nhân với chủ nghĩa xã hội khoa học Tác phẩm còn ca ngợi vẻ đẹp của con người mới, con người xã hội chủ nghĩa ra đời trong đấu tranh cách mạng - Người mẹ bằng hình thức nghệ thuật điêu luyện đã tham gia đắc lực vào cuộc đấu tranh tư tưởng của Đảng chống lại khuynh hướng tự phát trong phong trào công nhân Lê-nin đánh giá rất cao sự cống hiến đó của Người mẹ Người nói: “Đó là một cuốn sách rất cần, nhiều công nhân tham gia phong trào cách mạng một cách vô ý thức, tự phát, và bây giờ học đọc cuốn Người mẹ sẽ là điều rất có ích đối với họ” Cuốn tiểu thuyết nhanh chóng đuợc dịch và giới thiệu ở nhiều nước Âu, Mỹ, và trở thành sách “gối đầu giường” của các chiến sĩ cách mạng, của anh em công nhân 3 Tóm tắt tác phẩm: Mở đầu tác phẩm là khung cảnh xóm thợ với tràn ngập trong cuộc sống tăm tối, không lối thoát của những người công nhân, họ làm việc quần quật suốt ngày này sang ngày khác mà chỉ hưởng được đồng lương ít ỏi Cuộc sống của họ chìm trong tẻ nhạc với rượu Vốt-ca, những cuộc ăn chơi, nhãy múa, đánh nhau, văng tục nhau… và về nhà đánh đập vợ con không tiếc tay Cuộc sống như thế cứ tiếp diễn với họ từ đời này sang đời khác Bác thợ nguội Mi-kha-in cũng sống một cuộc sống như thế,bác là một tay thợ nguội giỏi nhất trong nhà máy, nhưng vì đối xử thô bạo với cấp trên nên bác chỉ hưởng được một đồng lương ít ỏi Vợ bác là Pê-la-gây-a Ni-lôp-na, một người đàn bà đau khổ, nhẫn nhục, một người vợ luôn sợ chồng và là một người mẹ hiền từ nhưng nhu nhựơc Cũng như tất cả mọi công nhân khác, bác sống một cuộc sống bế tắc, luôn luôn giận dữ và muốn chút giận vào tất cả mọi thứ Bác chết vì bệnh sa ruột vào một buổi sáng khi tiếng còi nhà máy báo giờ làm Sau khi bác mất, con trai bác Pa-ven Vơ-la-xôp cũng bắt đầu tập dần theo bố: trưng diện như bao thanh niên khác, uống rượu Vôt-ca và về nhà quát mắng mẹ, nhưng những lời nói, những cử dịu dàng và những giọt nước mắt của bà mẹ hiền từ đã làm anh vô cùng hối hận về những việc làm của mình Từ đó anh làm việc hăng say và xa dần con đường mòn của tất cả các bạn Pa-ven bắt đầu đọc ngày càng nhiều sách và đối xữ dịu dàng hơn với mẹ Điều đó làm mẹ anh rất mừng và ngạc nhiên, bà bắt đầu theo dỏi con mình Một hôm Pa-ven trở nên nghiêm nghị và nói với mẹ là mình đang đọc 3 Bài thuyết trình môn: Lí luận văn học 3 GVHD: Ths: Nguyễn Thị Hồng Hạnh những sách cấm và có thể bị bắt nếu bị phát hiện, những điều Pa-ven nói làm cho mẹ anh rất bối rối và lo sợ, nhưng bà cũng rất tự hào vì đứa con mình đã nòihiểu đúng về cuộc đời bà và thương bà Một hôm, Paven nói với bà là sẽ có các bạn đồng chí của anh ghé nhà mình Bà rất lo sợ và nghĩ rằng họ là những người ghê gớm, những người phản cách mạng, nhưng khi tiếp xúc với họ bà đã có cách nghĩ khác Andơrây dáng điệu điềm tỉnh, giọng nói dịu dàng Natasa một thanh nữ nhỏ nhắn, vẻ mặt giản dị của người dàn bà nông dân và những người bạn khác của Paven, tất cả đã làm bà mẹ yên lòng Những cuộc họp ở nhà bà ngày càng gây sự chú ý cho những người trong xóm, bọn Sen Đầm (Cảnh sát dưới chế độ Nga hoàng) thường chú ý và đến lụt soát nhà bà, Anđơrây và Vêsôpsicốp bị bắt Sau đó xãy ra vụ “đồng côpếch để lấp cạn vũng lầy”, sau nhà máy có một vũng lầy khá rộng bao quanh cái nhà máy bằng một cái vành đai hôi thối Những tên quản lí nhà máy muốn lấp vũng lầy bằng cách trừ bớt vào lương của công nhân 1đồng, và điều đó làm cho công nhân rất bất bình Họ đã tìm đến Paven nhờ anh giúp họ đòi lại công bằng Và Paven đã đứng lên kêu gọi các anh em công nhân đình công đòi bọn giám đốc nhà máy phải bãi bỏ quyết định kia, nhưng cuộc đấu tranh còn ít người tham gia và tiến hành một cách rụt rè, nhanh chống thất bại Paven bị bắt Bà mẹ rất buồn và lo cho con Sau đó vì muốn cứu Paven, bà đã làm theo lời Êgô, một người đồng chí của con giả làm một người bán hàng mang những truyền đơn và sách cấm vào nhà máy để đánh lạc hướng bọn cầm quyền, và bà rất sung sướng vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Rưbin là một hàng xóm của bà, xuất thân từ tầng lớp nông dân Anh cảm phục Paven và các đồng chí của anh nhưng bác ta lại không tin vào những người lãnh đạo cách mạng vì cho rằng đứng sau họ là tầng lớp quí tộc, nên bác đã ra đi tự mình kêu gọi nông dân, tuy lo sợ cho bác nhưng bà mẹ tỏ ra ủng hộ bác Một thời gian sau Paven và Anđơrây ra tù Lúc này theo sự chỉ đạo của một tổ chức Đảng Paven và các đồng chí của mình gấp rút chuẩn bị tổ chức một cuộc mít-tinh biểu tình, tuần hành nhân ngày 1 tháng 5 Paven cương quyết cầm cờ và đi đầu để cổ vũ tinh thần công nhân dù biết rằng mình sẽ bị bắt và tù đày Cuộc mít-tinh diễn ra và được đông đảo anh em công nhân tham gia, họ giương cao ngọn cờ Đảng, hát vang bài “Quốc tế ca”, bà mẹ luôn theo sát Paven và Anđơrây tham gia vào đoàn người biểu tình Bọn cầm quyền đàn áp rất dã man cuộc biểu tình, cờ Đảng bị gẫy, Paven và các đồng chí bị bắt, bà mẹ cầm cán cờ gẫy đi thẩn thờ trong đám đông (Kết thúc phần I ) Sang phần II , vì đảm bảo sự an toàn cho bà mẹ, Nicôlai Ivanovich đã đón bà về thành phố sống với anh Tại đây bà tiếp tục cùng với Xôphia (chị của Nicôlai) mang truyền đơn xuống các 4 Bài thuyết trình môn: Lí luận văn học 3 GVHD: Ths: Nguyễn Thị Hồng Hạnh vùng nông thôn, tại đây bà gặp lại bác nông dân Gưbin và Xavêli-một người nông dân bị bốc lột sức lao động sắp chết Họ đã tuyên truyền cách mạng ở đó Êgô mất và trong đám tang của người chiến sĩ cách mạng này đã xãy ra những cuộc xô xát giữa đoàn người đưa tang quá khích và binh lính Và trong một lần mang truyền đơn về vùng quê, bà đã chứng kiến cảnh bon Sen Đầm bắt và đánh đạp dã man bác Rưbin, trước sự phản ứng mạnh mẽ của những người dân muốn bảo vệ cho bác Lúc này, một đồng chí của Paven là Xacenca, muốn tổ chức cho anh vượt ngục nhưng anh không đồng ý Tuy buồn nhưng bà mẹ rất hiểu và ủng hộ con anh Và trước tòa án Nga hoàng, anh và các đồng chí đã chuyển thế bị can thành công tố, đanhn thép lên án cái chế đọ xã hội thối nát nhất định phải nhường chổ cho chế độ mới, chế độ XHCN Bà mẹ rất tự hào về anh, mặc dù anh phải nhận một bản án đã đinh sẳn từ trước là đày sang Xiberi Tác phẩm khép lại bằng cảnh Người mẹ bị bọn mật thám theo dỏi và bắt được khi bà mang những truyền đơn ghi lại những lời nói đanh thép của con bà trước tòa án Nga hoàng đến cho Na-tasa tuyên truyền rộng rãi ra cho mội người Biết mình bị theo dỏi bà đinh bỏ chạy nhưng vì lòng thương con, bà đã can đảm ở lại Khi bị bắt bà không hề khiếp sợ, bà tung truyền đơn vào nhân dân, hùng hồn vạch mặt bọn thống trị tàn ác trước sự đánh đập của bọn mật thám II CƠ SỞ HÌNH THÀNH 1 Cơ sở xã hôi: Cơ sở xã hội của CNHT XHCN là thực tiển đấu tranh của giai cấp công nhân Thế kỉ XX là thế kỉ chứng kiến sự trưởng thành của giai cấp công nhân, từ chổ một giai cấp tự phát trở thành một giai cấp tự giác, đấu tranh không khoan nhượng chống bốc lột của chủ nghĩa tư bản Phong trào đấu tranh của họ trong thời gian này có phương hướng rõ rệt, có trình độ tổ chức cao và đặc biệt, có sự kết hợp chặt chẽ với chủ nghĩa xã hội khoa học Phong trào đấu tranh này ngày càng phát triển sâu rộng và giành được thắng lợi ở nhiều nơi trê thế giới 2 Cơ sở tư tưởng: Cơ sở tư tưởng của CHHT XHCN là chủ nghĩa Mác, một học thuyết đấu tranh cho quyền lợi của những người vô sản Năm 1948 Tuyên ngôn đảng công sản được công bố, chủ nghĩa Mac chính thức được ra đời đã đem lại cho giai cấp công nhân con đường, giải pháp, tổ chức đấu tranh Đó cũng là cơ sở hiện thực cho những sáng tác hiện thực XHCN đầu tiên, tiêu biểu là bài Quốc tế ca 5 Bài thuyết trình môn: Lí luận văn học 3 GVHD: Ths: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Có nguồn gốc sâu xa từ Đức nhưng CNHT XHCN lại chính thức xuất hiện đầu tiên ở Nga, quê hương hương đầu tiên của phương pháp sáng tác mới mẽ này Có hai nguyên nhân căn bản: + Thứ nhất là do truyền thống văn học Văn học Đức tuy sâu sắc về mặt ý thức nhưng trừu tượng do lối tư duy tư biện, trong lúc đó văn học Nga thế kỉ XIX còn vang vọng nhiều âm hưởng của CNHT thời phục hưng Hơn nữa, nod còn gắn liền với phong trào giải phóng nông nô và dần dần được chỉ đạo bởi tư tưởng dân chủ cách mạng – những cơ sở xã hội và ý thức hệ tiếp cận với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và chủ nghĩa Mác-Lênin Vả lại, bất kì một phương pháp sáng tác mới nào cũng đánh dấu sự ra đời chính thức của mình qua một tài năng sáng tác nào đó, mà phương pháp sáng tác hiện thức XHCN lại có được tài năng của Goóc-ki, một nhà văn Nga + Thứ hai là do cơ sở xã hội và ý thức hệ, hay nói đúng hơn là sự kết hợp giữa hai mặt đó Mặc dù chủ nghĩa xã hội khoa học đã phát triển mạnh mẽ nhueng phong trào công nhân Tây Âu nữa sau thế kỉ XIX vẫn còn non yếu và cuối cùng, công xã Pari đã bị dim trong bể máu của sự thất bại Sau đó, Mac và Ănghen qua đời, chủ nghĩa Mac bị xuyên tạc đẩn đến hậu quả là cách mạng đi đến chổ thoái trào Trung tâm cách mạng chuyển từ Tây Âu sang Đông Âu, từ Pari sang Pêtecpua, bởi vì chủ nghĩa Mác không những được bảo vệ mà còn phát triển thành chủ nghĩa Mac-Lênin ở Nga III NGUYÊN TẮC SÁNG TÁC 1 Tính đảng: - Nguyên tắc tỉnh Đảng được xem như là linh hồn của văn học hiện thực XHCN vì nền văn học này có nhiệm vụ giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho người lao động Tính đảng cũng có quá trình hình thành của nó, ban đầu yêu cầu đặt ra cần có tính khuynh hướng đối với các nhà văn quá khứ hoặc chưa nằm trong phạm trù văn học vô sản, nhưng chưa đặt ra tính Đảng cho văn học - Thời đại của Lênin là thời đại bảo táp cách mạng, theo ông nếu văn học thấm nhuần tính Đảng là nền văn học trở thành bộ phận hữu cơ trong sự nghiệp đấu tranh của Đảng, do Đảng lãnh đạo cả về tư tưởng và tổ chức - Tính Đảng thống nhất cao độ với tính giai cấp và tính nhân dân chứ không đồng nhất vì một nền văn học có tính giai cấp và tính nhân dân thì vị tất đã có tính đảng Phải là một nền văn học có tính giai cấp vô sản tự giác dồi dào, có tính nhân dân cao độ hướng theo tinh thần thời đại cách mạng xã hội chủ nghĩa mới đạt đến trình độ tính đảng Cộng sản Thời đại này dòi hỏi tác phẩm mà các nhà văn viết ra phải thể hiện chân thực cuộc sống muôn màu muôn vẻ theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và dưới ánh sáng đường lối của Đảng Từ tư tưởng phải toát ra nhiệt tình chân thực đối với lí tưởng cộng sản chủ nghĩa, vi mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội và xây dựng đất nước 6 Bài thuyết trình môn: Lí luận văn học 3 GVHD: Ths: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Về nghệ thuật, tác phẩm có tính Đảng phải mang tính nghệ thuật cao Như vậy, tính Đảng thể hiện trong cả nội dung và hình thức của tác phẩm, là kết quả của một sự kết hợp hài hòa cao độ giữa lí trí và tình cảm, mang tính tư tưởng, tính chân thực và tính nghệ thuật - Tác phẩm hiện thực XHCN muốn mang tính Đảng và giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho người lao động phải xây dựng cho được nhân vật trung tâm là người anh hùng mới Đó là người có tư tưởng đúng, có tình cảm đẹp, có tri thức, có năng lực làm chủ bản thân, làm chủ thiên niên và xã hội Họ là những người bình thường nhưng không tầm thường Điều này ta có thể thấy được thể hiện rất rõ qua tác phẩm “Người mẹ” của Mác-xim Goóc-ki, tác phẩm tiêu biểu cho phương pháp sáng tác hiện thực XHCN, trong tác phẩm tác giả đã xây dựng nên hình tượng nhân vật Paven, một người anh hùng mới, tác giả đã miêu tả chặng đường tìm đến ánh sáng cách mạng của anh: • Ban đầu, sau khi bố mất anh chỉ là một chàng thanh niên bình thường gần như giống bố Anh luôn trở về trong những cơn say xỉn và: “…anh loạng choạng lê đến giang chính và đấm tay xuống bàn, quát mẹ như bố trước kia: thức ăn! ” Anh bắt đầu dua dòi như bao thanh niên khác: “mua một chiếc phong cầm, một áo sơ mi ngực bồ cứng, một chiếc ca-ra-vát sặc sở, gầy cao su…” và bắt đầu dấn thân vào con đường mòn như bao thanh niên khác • Nhưng từ những lời ân cần và dịu dàng của mẹ, dần dần trong anh đã có sự thay đổi: ít đi dự dạ hội, không còn say xỉn, không còn tụ họp với đám bạn bè, đặc biệt là anh đem sách về nhà cố đọc và đọc ngày càng nhiều, đọc xong thì giấu chúng đi, đôi lúc anh chếp từ sách vào một mãnh giấy và cũng giấu mãnh giấy đó đi Trong Paven đã có sự thay đổi lớn, từ một thanh niên gần như hư hỏng theo những lối mòn của xã hội, lại có sự chuyển biến một cách tích cực, chính điều này đã làm cho người mẹ vừa mừng, vừa lo • Nhưng Paven may mắn hơn bố là thuộc về thế hệ công nhân trẻ, sống trong thời đại mà ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lenin đã bắt đầu soi rọi, anh tìm thấy con đường sáng cho mình và nhận thức rõ những nổi thống khổ của đời sống công nhân là do đâu mà ra và anh cũng hiểu rõ nhiệm vụ của mình là phải dìu dắt và giác ngộ cho những người công nhân và nông dân vẫn còn chưa tìm ra con đường để giải phóng mình, đồng thời anh cũng hiểu rõ những nguy hiểm đang chờ mình: “Con đọc sách cấm mẹ ạ Họ cấm vì những sách này nói sự thật về đời sống công nhân chúng ta…Những sách này đều in giấu giếm và bí mật, nếu họ tìm thấy ở nhà ta, họ sẽ bỏ tù con…bỏ tù con đã muốn biết sự thật ”, • Anh trở nên gần gũi và dịu dàng hơn với mẹ, thẳng thừng tâm sự với mẹ những suy nghĩ của anh về đời sống công nhân với mẹ Là một người có tư tưởng đúng nhưng muốn hoàn thành được sự nghiệp lớn lao cần phải được tôi luyện trong thử thách, phải có tinh thần thép vượt qua khó 7 Bài thuyết trình môn: Lí luận văn học 3 GVHD: Ths: Nguyễn Thị Hồng Hạnh khăn: cuộc thử lữa đầu tiên là cuộc đấu tranh mà anh đã đại diện cho quần chúng nhân dân chống lại bọn chủ nhà máy định bốc lột sức lao động của anh em công nhân bằng cách trừ vào lương tháng của mỗi công nhân 1đồng cô-pếch, nhằm đem lại lợi nhuận cho chúng Tuy cuộc đấu tranh này còn mang tính chất kinh tế, ít được anh em công nhân tham gia và nhanh chóng bị dập tắt nhưng nó đã cho thấy ở Paven tiền thân của một người lãnh đạo cách mạng, táo bạo, dám nghĩ và dám đứng lên để lảnh đạo quần chúng nhân dân khi cần Cuộc thử lữa thứ hai là cuộc biểu tình tuần hành nhân ngày Một tháng Năm Khác hẳn với lần đầu, đây là một cuộc đấu tranh chính trị, được đông dảo người tham gia hơn, và những người tham gia đã có một ý thức giác ngộ và tinh thần dũng cảm cao hơn Trong những cuộc đấu tranh ấy, phẩm chất và bản lĩnh của Paven được bồi dưỡng, anh đã trưởng thành với tư cách là người cán bộ lãnh đạo quần chũng nhân dân Anh bị bắt nhưng không không vì thế mà phong trào cách mang rơi vào bi kịch mà ngược lại nó như một cuộc mở đầu cho những cuộc đấu tranh cách mạng bảo táp sau này - Tập thể anh hùng cũng tạo điều kiện cho các cá nhân khác phát triển, để họ góp sức vào sự nghiệp chung Trong tác phẩm bên cạnh Paven, còn có hàng loạt bạn ciến đấu của anh, những người vô sản và những người trí thức cách mạng Mỗi người đều có một cá tính rõ nét, có phong thái và thói quen, sở thích và cảm nghĩ của riêng mình Ở An-đơ-rây, bên cạnh thái độ chính trực, đạo đức trong sạch, tính tình chất phác, còn có những nhược điểm như chưa có lập trường giai cấp vững chăc Ở Vê-xốp-si-cốp thể hiện khuynh hướng vô chính phủ Rư-bin là hình tượng người nông dân đã tìm được chân lí trong giai cấp vô sản và thừa nhân giai cấp vô sản là lãnh tụ của mình, đôi lúc còn có thái độ hoài nghi và khuynh hướng tự phát Ê-gô, Ni-cô-lai, Xa-cen-ca, Lút-mi-na, Na-ta-sa là những người trí thức đại diện cho tầng lớp áp bức bốc lột, nhưng họ đã từ bỏ giai cấp mình, đứng về phía công nhân - Chính dành sự ưu tiên cho nhân vật chính diện nên trong văn học hiện thực XHCN các nhà văn thường bài tỏ sự khâm phục, cảm kích các nhân vật của mình bằng một giọng văn vừa hùng hồn vừa thiết tha, đầy tự hào và vô cùng yêu mến các nhân vật chính diện của mình Ngoài ra M Gorki vẫn dành một dung lượng không nhỏ để phê phán những con người tiêu cực, phản tiến bộ, phản cách mạng: trong hầu hết xuyên suốt trong tác phẩm ta còn thấy xuất hiện những tên mật thám, tai sai, những bon Sen Đầm…là những tay chân của chế độ Nga hoàng luôn luôn trực chờ, theo dỏi những việc làm và hành tung của Bà mẹ, Paven và các đồng chí của anh, để tìm cách phá hoại những việc làm của họ và bắt họ nếu có chứng cớ Trong tác phẩm nhà văn cũng nói đã nói đến cái chết của tên mật thám….? Là tay chân đắt lực của bon Sen Đầm, nhưng khi đột ngột bị một chiến sĩ cách mạng 8 Bài thuyết trình môn: Lí luận văn học 3 GVHD: Ths: Nguyễn Thị Hồng Hạnh giết chết thì cái chính quyền mà hắn ta phục vụ lại tỏ ra thờ ơ Đó như một lời cảnh tỉnh của tác giả đối với những bọn không hợp tác và chống lại cách mạng 2 Mô tả cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng : - Một đặc điểm của văn học hiện thực XHCN là mô tả cuộc sống trong quá trình phát triển của cách mạng, nghĩa là mô tả cuộc sống trong tương quan cái mới chiến thắng hoặc có khả năng và triển vọng chiến thắng cái cũ Các nhà văn hiện thực XHCN có được nhãn quan duy vật biện chứng, nhìn thấy được quy luật phát triển tất yếu của cuộc sống Đối với những cái trước mắt đang tri vì, lấn át nhưng đã chứa đựng những yếu tố thoái hóa thì có thể dự cảm được sự suy vong của nó, ngược lại đối với những mầm non nhưng lại đầy triển vọng của cuộc sống thì có thể biểu hiện quá trình phát triển mạnh mẽ của nó Trong Người mẹ lúc đầu ta thấy bao trùm toàn bộ tác phẩm là hiện thực xã hội nước Nga tăm tối, đang ngày một thối nát dưới sự cai trị của chế độ Nga hoàng, những người công nhân phải bán rẽ cuộc đời mình, bên những cổ máy khổng lồ suốt cuộc đời họ, mà chỉ hưởng được những đồng lương ít ỏi, rẽ mạt, những người nông dân thì phải sống một cuộc đời tăm tối khổ nhục bên những đồng ruông Chế độ phong kiến đương thời đã cướp mất của họ quyền tự do, quyền được sống và làm người Mà tiêu biểu là bác thợ nguội Mi-kha-in, bác làm việc cực nhọc cả đời trong nhà máy và bác chết đi cũng vào lúc mà tiếng còi nhà máy vang lên báo giờ đi làm, nó thể hiện một sự tuần hoàn không lối thoái của cuộc đời những người công nhân Đi sâu vào tác phẩm ta càng nhận ra rằng từ trong cái xã hội đen tối, đầy đau khổ đó đã mở ra một con đường, một lối thoát cho mọi tầng lớp bị áp bức, đó chính là sự soi đường của chủ nghĩa Mác-Lênin, con đường này càng ngày càng mở rộng và tươi sáng hơn Lúc đầu khi Paven cùng những người bạn của anh bắt đầu tham gia vào con đường cách mạng, thì bao nhiêu cặp mắt của những người hàng xóm và những người công nhân khác luôn nhìn họ đầy soi mói và hoài nghi Họ cho rằng những việc Paven và các đồng chí của anh làm là những người điên rồ, chống lại vua Nhưng càng về sau tác phẩm ta thấy rằng, những việc làm của họ không hề điên rồ mà trái lại nó đã khơi dậy được trong lòng của những người công nhân và nhân dân lao động một ý thức đấu tranh mạnh mẽ Lúc đầu chỉ mang tính chất nhỏ lẻ và tự phát, về sau nó đã trở thành một làn sóng đấu tranh mạng mẽ từ thành thị đến nông thôn, ý thức tự giác của những cuộc đấu tranh ngày một tự giác hơn Nó cho thấy một sự thắng thế của một lí luận đúng đắn và một chế độ mới sẽ ra đời để thay cho chế đọ phong kiến đang ngày một suy vong 9 Bài thuyết trình môn: Lí luận văn học 3 GVHD: Ths: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Kế thừa trọn ven hoàn cảnh điển hình trong văn học hiện thực nhưng văn học hiện thực XHCN đã đi xa hơn ở chổ là văn học hiện thực khi miêu tả hoàn cảnh mới chỉ dừng lại ở hai bối cảnh là: quá khứ và hiện tai, tương lai ở đây nếu có được nhắc đến cũng chỉ là một tương lai tối tăm Ngược lại văn học hiện thực XHCN được tái hiện trong 3 bối cảnh: quá khứ, hiện tại và tương lai Tương lai ở đây không phải lúc nào cũng khải hoàn ca, nhưng nó thường hiện lên với màu sắc tươi sáng, đầy hứa hẹn Tương lai trong tác phẩm Người mẹ luôn được xuyên suốt vẽ ra thông qua sự tin tưởng và trong trí tưởng tượng của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật người mẹ bà Ni-lôp-na Từ một tấm lòng yêu thương con vô hạn và tấm lòng nhân hậu của một người mẹ nông dân, khi được tiếp xúc với các đồng chí của con và lí tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin thì trong đầu bà mẹ hiền từ ấy đã nghĩ đến một xã hội công bằng không có bất công, không còn chế độ người bốc lột người, trong xã hội đó con người sẽ được tự do để hưởng được hạnh phúc cua mình Trong xã hội đó sẽ có những con người đồng chí dễ mến luôn sống và suy nghĩ cho mọi người như: An-đơ-rây, Xa-cen-ca, Xôphi-a những con người tiêu biểu cho một chế độ mới, xã hội sẽ không còn những co người đau khổ như bà trước kia Khi con trai bị bắt bà một mình tham gia cách mạng, lúc ấy trong bà cái xã hội ấy hiện ra ngày một rõ ràng và như gần hơn Vì vậy tuy tác phẩm kết thúc trong hoàn cảnh là Paven bị chính quyền Nga hoàng bắt và lưu đày sang Xi-bê-ri và nhân vật người mẹ cũng bị bắt, nhưng không vì thế mà tác phẩm lại mang màu sắc bi lụy mà trái lại người đọc càng tin tưởng vào một xã hội mới, xã hội của những người cộng sản ấy nhất định sẽ đến Điều này đã mang đến cho văn học hiện thực XHCN chất lãng mạng cách mạng, tuy nhiên chất lãng mạng ở đây là xu thế tất yếu của hiện thực, nó hướng đến một cuộc sống chưa đến, nhưng nhất định sẽ đến hoặc có thể đến Nó khác với chất lãng mạng trong văn chủ nghĩa lãng mạng tích cực, tuy biểu hiện những ước mơ tốt đẹp nhưng không bao giờ đến - Mô tả cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng văn học hiện thực XHCN không chỉ thể hiện ở mọt cuộc sống không ngừng vận động phát triển, mà còn thể hiện ở những con người không ngừng hoàn thiện bản thân để vươn lên tìm kiếm ánh sáng, tự do và hạnh phúc làm thay đổi số phận và góp phần cải tạo xã hội Đó là những con người luôn có tính cách vận động cách mạng Văn học hiện thực XHCN kế thừa trọn vẹn nguyên tắc điển hình trong xây dựng tính cách của văn học hiện thực, đó là những tính cách vừa mang tính cụ thể sắc nét, vừa mang tính khái quát chung, đồng thời luôn vận động theo hoàn cảnh, chính vì vậy nhân vật trong văn học hiện thực XHCN có một tính cách rất đa dạng phú như con người thật ở ngoài đời Tuy nhiên khác với văn học hiện thực, văn học hiện thực XHCN luôn tạo nên những tính cách luôn vận động theo chiều hướng ngày một hoàn 1 Bài thuyết trình môn: Lí luận văn học 3 GVHD: Ths: Nguyễn Thị Hồng Hạnh thiện, tiến bộ hơn Tất nhiên con người cũng có những thiếu sót này nọ, họ cũng có những phút dao động yếu lòng, nhưng họ thường nghiêm khắc đấu tranh với bản thân, tự phê bình và khắc phục khuyết điểm, sai lầm để khẳng định phần tốt đẹp trong mình Hình tượng người mẹ, nhân vật nữ chính trong tác phẩm đã chứng minh cho ta thấy rõ sự vận động không ngừng trong tính cách, điển hình trong văn học hiện thực XHCN Ban đầu bà chỉ là một người đàn bà đau khổ và nhẩn nhục, một người mẹ thương con và sợ chồng mình, nhưng người đàn bà bình thường ấy đã dần dần khắc phục được những nhược điểm của mình, thấm nhuần tư tưởng cách mạng Sự cải tạo ấy chỉ bắt đầu từ tình yêu con thông thường và tự nhiên của mọi bà mẹ, bà lo sợ khi phát hiện con trai mình đọc “sách cấm” và gặp những “người nguy hiểm”, những người chống nhà vua, làm cách mạng Vì lo cho con bà đã chú ý theo dỏi con, tìm hiểu những lời con nói, những việc con làm, những người con tiếp xúc, và bà dần nhận ra những việc làm của con là đúng đắn, những người bạn của con là không có gì nguy hiểm mà trái lại họ là những người rất đáng quí, đáng yêu Khi con trai bị bắt căn bản chỉ vì muốn cứu con mà bà đã mang những truyền đơn và sách cấm vào nhà máy Nhưng dần dần từng bước bà đã có ý thức tham gia cách mạng một cách tự giác, bà đã dần dần khắc phục được tâm lí tự ti, khiếp nhược, vươn dậy, tự khẳng định khả năng và sức mạnh của mình Bà đã cùng con và các đồng chí của con xuống đường biểu tình tuần hành ngày Một tháng Năm, bắt đầu mang những tài liệu bí mật từ thành thị về nông thôn và khi biết mình sắp bị bắt, bà đã không bỏ trốn mà đã ở lại để bảo vệ những tờ truyền đơn, và khi bị bắt bà anh dũng và hùng hồn vạch mặt bọn thống trị tàn ác Nhân vật người mẹ Ni-lôp-na tiêu biểu cho quá trình hồi sinhcủa quần chúng trong phong trào cách mạng vô sản, bà đã tự cải tạo mình thành một con người mới, một “người mẹ chiến sĩ” - Khác với văn học hiện thưc phê phán, học hiện thực XHCN đã nhìn con người với một tầm vóc mới, có đủ khả năng làm chủ bản thân và xã hội Con người hiện lên trong tư thế mới, đó là “con người chiến thắng”, chiến thắng trong hoàn cảnh tự do và chiến đấu trong lúc bị giam hãm, tù đày, giết choc Những nhân vật giờ đây không chỉ là con đẻ của hoàn cảnh mà còn là kẻ sáng tạo nên hoàn cảnh  Như vậy ,tồn tại trong mối quan hệ biện chứng, hoàn cảnh và tính cách đều, góp phần bổ sung và hoàn thiện lẫn nhau Hoàn cảnh chính là môi trường cho tính cách trưởng thành và ngược lại, tính cách cũng tác đọng ngược lại lên hoàn cảnh, tạo nê những hoàn cảnh ngày một thân thiện, hữu ích hơn với con người 3 Tính tổng hợp trong thi pháp: 1 Bài thuyết trình môn: Lí luận văn học 3 GVHD: Ths: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Là một phương pháp ra đời tương đối muộn, phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa có được điều kiện thuận lợi là khắc phục được những điểm yếu, cũng như phát huy những điểm mạnh các phương pháp sáng tác trước đó - Phương pháp sáng tác hiện thực XHCN sở dĩ được đánh giá là phương pháp sáng tác tốt nhất cũng là nhờ nó đã tu hút và kết tinh được những tinh hoa từ những phương pháp sáng tác khác: + Nó sử dụng một cách không hạn chế mọi loại đề tài, mọi hình thức và thủ pháp, mọi kết cấu và thể loại, tạo nên một sự đa dạng về phong cách + Bên cạnh hình thức khái quát nghệ thuật, theo dạng thái bản thân và cuộc sống được kế thừa từ CNHT phê phán (tiền thân trực tiếp của văn học hiện thực XHCN), người ta còn thấy các hình thức khai quát nghệ thuật đến từ các phương pháp sáng tác khác: lãng mạng, tượng trưng, ước lệ, huyền thoại - Những yếu tố học tập được từ các phương pháp sáng tác khác, khi được sử dụng thường được nhào nặn lại, đóng vai trò như một thủ pháp nghệ thuật góp phần biểu hiện một cách độc đáo chân lí cuộc sống và lí tưởng thẩm mĩ mới Do vậy tuy văn học hiện thực xã hội chue nghĩa có yếu tố lãng nạn nhưng không phải là chủ nghĩa lãng mạn, có yếu tố tượng trưng nhưng không phải là chủ nghĩa tượng trưng, có yếu tố tự nhiên nhưng không phải là chủ nghĩa tự nhiên, có yếu tố ước lệ nhưng không phải là chủ nghĩa công thức trừu tượng  Phương pháp sáng tác hiện thực XHCN có khả năng mở rộng đến vô hạn và sự trường thọ của phương pháp này chính là đã đi ngược lại tính lịch sử của các phương pháp sáng tác khác 4 Tổng kết: Tác phẩm người mẹ đuợc xem là tác phẩm đầu tiên đã mở đầu cho một phương pháp sáng tác mới, phương pháp hiện thực XHCN trong văn học, cũng như đã khẳng định những nguyên tắc tư tưởng thẩm mĩ cơ bản của phương pháp sáng tác mới này Nó đã mở ra một thời kì mới trong nền văn học Nga và văn học thế giới Người mẹ thấm đượm sâu sắc niềm lạc quan cách mạng, niềm tin tưởng vững chắc vào tiền đồ tất thắng của cách mạng xã hội chủ nghĩa Tác phẩm đã được dịch ra hầu hết các thứ tiếng trên thế giới và mãi mãi xứng đáng là đỉnh cao của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa 1 ... thắng lí luận đắn chế độ đời để thay cho chế đọ phong kiến ngày suy vong Bài thuyết trình mơn: Lí luận văn học GVHD: Ths: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Kế thừa trọn ven hoàn cảnh điển hình văn học thực văn. .. văn học thực XHCN có tính cách đa dạng phú người thật đời Tuy nhiên khác với văn học thực, văn học thực XHCN ln tạo nên tính cách ln vận động theo chiều hướng ngày hồn Bài thuyết trình mơn: Lí. .. chứng cớ Trong tác phẩm nhà văn nói nói đến chết tên mật thám….? Là tay chân đắt lực bon Sen Đầm, đột ngột bị chiến sĩ cách mạng Bài thuyết trình mơn: Lí luận văn học GVHD: Ths: Nguyễn Thị Hồng

Ngày đăng: 29/06/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan