Phòng và trị chứng mất ngủ doc

5 228 0
Phòng và trị chứng mất ngủ doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phòng trị chứng mất ngủ Theo y học cổ truyền, mất ngủ nhiều liên hệ đến tạng tâm thận. Cũng từ đó, việc điều trị thường liên quan đến hai tạng này. Về thuốc theo YHCT chia làm 4 thể: âm hư hỏa vượng, đàm thấp, tâm đởm khí hư tâm tỳ lưỡng hư. Các bài thuốc cổ phương Thể âm hư hỏa vượng: Triệu chứng: miệng khô khát, người bứt rứt khó ngủ hay quên, hồi hộp, tiểu đêm, ù tai, hoa mắt, đi cầu hay bón, tiểu vàng. Mạch tế sác, chất lưỡi đỏ. Phép trị: tư âm, thanh hỏa. Bài thuốc: Thiên vương bổ tâm đơn: nhân sâm 12g, đơn sâm 10g, huyền sâm 10g, bá tử nhân 10g, phục linh 12g, đương quy 12g, kiết cánh 8g, mạch môn 12g, thiên môn 10g, ngũ vị 4g, sinh địa 20g, viễn chí 10g, táo nhân (sao đen) 10g. Công dụng: bổ tâm, an thần, dưỡng tâm phế, thanh hư nhiệt. Thể đàm thấp: Triệu chứng: tâm phiền, miệng đắng, đầu cảm giác nặng, hoa mắt, người uể oải… Phép trị: hóa đàm, trừ thấp. Bài thuốc: Ôn đởm thang gia giảm: trần bì 8g, bán hạ 8g, phục linh 12g, cam thảo 6g, trúc nhự 10g, chỉ thực 8g, sinh khương 3 lát. Công dụng: hòa vị tiêu tích, thanh nhiệt, an thần. Thể tâm đởm khí hư: Triệu chứng: ngủ ít, ngủ hay mơ màng, hồi hộp, có tiếng động nhẹ là giật mình. Mạch tế sác, rêu lưỡi trắng nhạt. Phép trị: ích khí, sinh huyết. Bài thuốc: Nhân thục tán: nhân sâm 12g, thục địa 20g, sơn thù 12g, phục thần 10g, nhục quế 6g, ngũ vị 4g, chỉ xác 10g, bá tử nhân 12g, kỷ tử 12g, cúc hoa 10g. Công dụng: dưỡng tâm, an thần, trị đởm hư, sợ hãi ngủ không yên. Thể tâm tỳ lưỡng hư: Triệu chứng: ngủ kém hay nằm mơ, ăn không biết ngon, hay quên, hồi hộp, dễ tỉnh giấc. Mạch trầm nhược, rêu lưỡi nhạt. Phép trị: ích khí tâm tỳ. Bài thuốc: Quy tỳ thang gia giảm: đảng sâm 14g, huỳnh kỳ 12g, đương quy 12g, bạch truật 10g, chích thảo 8g, phục thần 10g, viễn chí 10g, nhãn nhục 12g, táo nhân 10g, mộc hương 8g, liên nhục 12g, ngọc trúc 12g. Công dụng: kiện tỳ, dưỡng tâm, ích khí, bổ huyết. Các bài thuốc kinh nghiệm Bài số 1: dùng cho người cơ thể suy nhược: đương quy 12g, hoài sơn (sao gạo hoặc tẩm sữa) 14g, bạch thược (sao rượu) 10g, thục địa 16g, mạch môn (bỏ tim) 10g, bắc táo nhân (sao đen) 10g, ngũ vị tử (sao mật) 4g, long nhãn nhục 14g, viễn chí (chế cam thảo) 10g. Bài số 2: cho những người cơ thể ở trạng thái tốt mà vẫn bị mất ngủ, nhân sâm (hay cát lâm sâm) 12g, bá tử nhân (sao vàng) 10g, bạch phục linh 12g, trần bì (chế gừng) 5g, viễn chí (chế cam thảo) 10g, mạch môn (bỏ tim) 10g, thạch xương bồ 10g, trúc nhự (sao mật) 5g, toan táo nhân (sao đen) 10g. Cách chế uống thuốc như trên. Bài số 3: trà liên cúc: liên nhục (hạt sen) 500g, liên tu (nhụy sen) 500g, cúc hoa 500g. Cách chế: - 500g hạt sen ngâm nước nóng, bóc sạch vỏ ngoài bỏ tim bên trong, sấy khô sao vàng tán thô như hạt đậu. - 500g cúc hoa (bạch cúc, huỳnh cúc cũng được) phơi khô trong mát (hoặc sấy). - 500g liên tu (nhụy sen) phơi hoặc sấy khô. - Tất cả 3 vị đen sao vàng (bốc mùi thơm), để nguội cho vào lọ đậy kín để dùng như trà uống (muốn thơm nên ướp thêm hoa lài, hoa ngâu). Loại trà này thường uống giúp cho ăn ngủ tốt. . Phòng và trị chứng mất ngủ Theo y học cổ truyền, mất ngủ nhiều liên hệ đến tạng tâm và thận. Cũng từ đó, việc điều trị thường liên quan đến hai tạng này thần, trị đởm hư, sợ hãi ngủ không yên. Thể tâm tỳ lưỡng hư: Triệu chứng: ngủ kém hay nằm mơ, ăn không biết ngon, hay quên, hồi hộp, dễ tỉnh giấc. Mạch trầm nhược, rêu lưỡi nhạt. Phép trị: . nhiệt, an thần. Thể tâm đởm khí hư: Triệu chứng: ngủ ít, ngủ hay mơ màng, hồi hộp, có tiếng động nhẹ là giật mình. Mạch tế sác, rêu lưỡi trắng nhạt. Phép trị: ích khí, sinh huyết. Bài thuốc: Nhân

Ngày đăng: 28/06/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan