Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ tự kỷ pot

4 334 1
Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ tự kỷ pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ tự kỷ Nếu chú ý, cha mẹ sẽ nhận thấy những biểu hiện bất thường xuất hiện khá sớm từ khi trẻ mới 10 - 12 tháng tuổi. Hay gặp ở trẻ em Tự kỷ hay còn được gọi là những rối loạn phát triển lan tỏa là một trong những rối loạn nặng, làm suy yếu chức năng và cản trở cuộc sống nhiều nhất. Trong 2 năm đầu đời, trẻ có thể phát triển, vận động tương đối bình thường, sau đó các khả năng đã có lại mất dần đi. Cha mẹ thường đưa con đi khám khi thấy con chậm nói hoặc đã biết nói nhưng gọi lại không trả lời. Cần phát hiện sớm các dấu hiệu tự kỷ ởtrẻ. Ảnh: TL Nếu chú ý, cha mẹ sẽ nhận thấy những biểu hiện bất thường xuất hiện khá sớm từ khi trẻ mới 10 - 12 tháng tuổi. Trẻ tự thu mình, không quan tâm đến người khác, không thích chơi chung với trẻ cùng tuổi và chủ động tránh những đứa trẻ này. Không biết chơi các trò chơi bắt chước, những cố gắng để lôi cuốn sự chú ý của trẻ đều vô ích. Bé không tỏ vẻ trìu mến khi được cưng chiều, ít khóc, bé rất ngoan, thậm chí quá ngoan. Khó khăn khi hiểu và sử dụng ngôn ngữ. Chơi khác thường với đồ chơi. Quá hay kém nhạy cảm với tiếng động, nhìn, nếm sờ hoặc ngửi. Có thái độ thách thức như hung hăng, tự gây tổn thương hoặc rút lui trầm trọng Trẻ thờ ơ, ít đòi hỏi chăm sóc hoặc luôn bứt rứt, quấy khóc, khó ngủ, ít cười, ánh mắt đờ đẫn, không phát âm được khi âu yếm. Khi đến 2 - 3 tuổi, các biểu hiện của bệnh dần bộc lộ rõ. Nhìn chung tất cả trẻ em mắc bệnh tự kỷ đều khiếm khuyết về khả năng tương tác xã hội, khiếm khuyết về khả năng giao tiếp bằng lời (ngôn ngữ) hoặc không lời nói và rối loạn về các hành vi. Có phải lỗi của mẹ? Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào tìm ra nguyên nhân gây bệnh tự kỷ, mặc dù thế giới không ngừng nghiên cứu về loại rối loạn này. Có những yếu tố góp phần trong rối loạn tự kỷ như di truyền hoặc một số tổn thương não. Ngoài ra, ngạt khi sinh, sang chấn do can thiệp sản khoa, sinh non, vàng da, khuyết tật tâm thần, động kinh, người mẹ khi mang thai nhiễm virut, nhiễm độc… cũng là những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh này. Nhận định tự kỷ là do lỗi của cha mẹ thiếu chăm sóc hoặc do phản ứng vaccin tiêm chủng… là rất sai lầm, quan niệm này đã đẩy cha mẹ vào tâm trạng luôn dằn vặt mình, cộng với tình trạng bệnh của con đã khiến cha mẹ mắc bệnh trầm cảm. Tình trạng bệnh của cha mẹ lại tác động trở lại đứa con khiến bệnh trẻ càng nặng thêm. Tuy nhiên, nếu tách trẻ ra khỏi hơi ấm của mẹ quá sớm sẽ khiến trẻ hụt hẫng, mất phương hướng, trẻ dần dần tự cô lập, nếu có sẵn những yếu tố tự kỷ thì bệnh sẽ mau nặng lên. Trẻ được bao bọc quá kỹ lưỡng trong điều kiện vật chất dư thừa, nhưng không được giao tiếp với thế giới bên ngoài, không được hoạt động, tương tác với trẻ khác, cũng khiến hội chứng tự kỷ thêm trầm trọng. Có thể lý giải hiện tượng trẻ em nông thôn ít bị tự kỷ hơn trẻ em thành phố là bởi trẻ nông thôn có điều kiện giao tiếp với cộng đồng thuận lợi hơn, được vận động, vui chơi với những trẻ em khác thoải mái hơn, từ đó sẽ phát triển bình thường, hoặc bị tự kỷ nhẹ thì bệnh có thể hoàn toàn tự khỏi. Cần được phát hiện sớm Khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường như: Chậm nói, hoặc biết nói rồi ngừng hẳn, chỉ thích chơi một mình, không cười, không tiếp xúc bằng mắt với bố mẹ hay người đối diện, quá say mê một thứ đồ vật nào đó, có những hành vi lặp đi lặp lại, rất thích sắp xếp đồ vật theo thứ tự, ngăn nắp một cách kỳ lạ và có biểu hiện hung hăng khi thứ tự đó bị xáo trộn . Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ tự kỷ Nếu chú ý, cha mẹ sẽ nhận thấy những biểu hiện bất thường xuất hiện khá sớm từ khi trẻ mới 10 - 12 tháng tuổi. Hay gặp ở trẻ em Tự kỷ hay còn. lời. Cần phát hiện sớm các dấu hiệu tự kỷ trẻ. Ảnh: TL Nếu chú ý, cha mẹ sẽ nhận thấy những biểu hiện bất thường xuất hiện khá sớm từ khi trẻ mới 10 - 12 tháng tuổi. Trẻ tự thu mình, không. khiến bệnh trẻ càng nặng thêm. Tuy nhiên, nếu tách trẻ ra khỏi hơi ấm của mẹ quá sớm sẽ khiến trẻ hụt hẫng, mất phương hướng, trẻ dần dần tự cô lập, nếu có sẵn những yếu tố tự kỷ thì bệnh

Ngày đăng: 28/06/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan