Tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, những vấn đề đặt ra cho các khu kinh tế , khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam docx

64 857 4
Tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, những vấn đề đặt ra cho các khu kinh tế , khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 2 MỤC LỤC Phát triển Khu kinh tế biển trong bối cảnh tái cấu nền Kinh tế - Góc nhìn từ tam nông 3 Đặc khu Kinh tế Sán Đầu Trung Quốc: Bài học Kinh nghiệm 7 Đánh giá hình Khu kinh tế ven biển: Thực tiễn Việt Namkinh nghiệm Quốc tế: 14 Phương hướng hoàn thiện chính sách pháp luật về Khu kinh tế 40 Thực trạng phát triển và chế chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu biên giới 50 Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu để thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển Kinh tế - Xã hội địa phương 56 Khu kinh tế mở Chu Lai và sự mở ra một thời kỳ phát triển các Khu kinh tế Việt Nam 60 3 PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ BIỂN TRONG BỐI CẢNH TÁI CẤU NỀN KINH TẾ - GÓC NHÌN TỪ TAM NÔNG TS. Nguyễn Đức Kiên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nghị quyết 02 NQ/TW ngày 04/02/2007 của Hội nghị Trung ương 4 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến 2020 đã xác định “Phấn đấu để kinh tế biển và ven biển đóng góp 53 – 55% GDP cả nước và 55 – 60% kim ngạch xuất khẩu…”. Với mục tiêu đặt ra như vậy, Nghị quyết đã chỉ ra một số nhiệm vụ trọng tâm phải giải quyết như nâng cao đời sống ven biển, đưa thu nhập bình quân đầu người cao gấp 2 lần trung bình cả nước, xây dựng một số thương cảng tầm cỡ khu vực, hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, xây dựng một số khu kinh tế mạnh ven biển… 1. Quá trình hình thành và phát triển của khu công nghiệp, khu chế xuất… Về chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta trong việc thực hiện đột phá trong lĩnh vực công nghiệp để phát triển kinh tế đất nước là nhất quán. Thực tế từ những năm 1980 đến nay đã chứng minh rõ sự phát triển này. - Sau năm năm đổi mới, với chính sách bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, chúng ta đã từng bước tiến hành mở cửa và khôi phục tất cả các cửa khẩu đã với Trung Quốc và nhân rộng ra toàn tuyến biên giới trên bộ với Lào và Campuchia. Việc hình thành các khu kinh tế biên mậu vùng xa trung tâm cả nước, nơi đông đồng bào dân tộc sinh sống, sở hạ tầng yếu kém, trình độ phát triển xã hội còn lạc hậu, mức sống của đồng bào vào loại thấp nhất cả nước đã phát huy tác dụng to lớn trong khu vực và các tỉnh đường biên giới. hình khu kinh tế cửa khẩu trong những năm 80 của thế kỷ trước chủ yếu dựa vào nội lực, lấy thương mại tiểu ngạch làm trọng tâm phát triển, lợi nhuận thu được giai đoạn trước khi Luật Ngân sách Nhà nước được chủ yếu để lại địa phương để đầu tư sở hạ tầng. Điển hình của hình này thể nêu lên là: Tân Thanh (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị), Mộc Bài (Tây Ninh) và gần đây là Bờ Y (Kon Tum). Vào giữa thập kỷ 90, tại các tỉnh đồng bằng phía Bắc và Nam Bộ đã hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất. Các khu này lấy đầu tư sản xuất hàng hóa là chủ yếu, các hoạt động thương mại chiếm tỉ trọng rất nhỏ, không đáng kể. Về quy đây là những khu chiếm nhiều diện tích đất đai, thể là từ đất nông nghiệp hay các loại đất sản xuất khác. Đặc điểm của các khu kinh tế, khu công 4 nghiệp này là mật độ sở sản xuất tập trung cao, các yêu cầu về sở hạ tầng, người lao động rất lớn. Chính trong quá trình xây dựng và đưa vào sử dụng, các mâu thuẫn về đền bù giải phóng mặt bằng, cải cách thủ tục chính đã trở thành sức ép, tạo động lực đổi mới hơn nữa hệ thống chế chính sách hiện hành của chúng ta. thể kể ra các thành công trong giai đoạn này như: Khu chế xuất Tân Thuận (Thành phố Hồ Chí Minh), Khu công nghiệp Amata (Biên Hòa), Khu Nomura (Hải Phòng), Khu công nghiệp Singapore (Bình Dương), Khu công nghiệp Sóng Thần… giai đoạn 3 (tạm gọi là như vậy ) từ năm 2003 đến nay chúng ta tiếp tục thành lập 15 khu kinh tế ven biển trải dài từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Đặc điểm của phát triển giại đoạn này là gắn với biển và được bố trí dựa trên quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế, xã hội tới năm 2020 tính đến năm 2030. Cự ly giữa các khu kinh tế biển khoảng 200 km với diện tích bình quân khoảng 45000-50000 ha/khu. Vị trí các khu kinh tế ven biển nhìn chung hạ tầng giao thông kém, nguồn lực lao động tại chỗ không khả năng đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng. 2. Một số nhận xét về quá trình phát triển Việt Nam. - Các khu kinh tế cửa khẩu, khu CN, khu kinh tế biển đều xuất phát từ các quy hoạch đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt. - Vị trí của các khu chưa thể hiện được lợi thế so sánh toàn diện trong quá trình phát triển: hạ tầng nguồn nhân lực, vốn đầu tư ban đầu cũng như định hướng phát triển trong tương lai. - Các chính sách thu hút đầu tư chủ yếu từ nguồn vốn ngân sách Nhà Nước và miễn giảm thuế TNDN, tiền sử dụng đất,… - Việc xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp thời điểm hiện nay đã mất tính hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư do các nước trong khu vực cũng đang áp dụng các chính sách ưu đãi tương tự như Việt Nam nhưng môi trường đầu tư của họ thông thoáng hơn. - Quy hoạch phát triển các khu không cân đối với nguồn lực tài chính để thực hiện nên việc đầu tư ban đầu bị kéo dài. 3. Một số đề xuất trong triển khai giai đoạn 2011-2020 - Đổi mới và thống nhất định hướng phát triển: tập trung nguồn lực hạn hẹp của Nhà Nước để đầu tư phát triển khu vực ven biển trước. Khi hiệu quả và lợi nhuận thì đầu tư ngược lại vùng núi, biên giới để nâng dần đời sống đồng bào, hạn chế khoảng cách giàu nghèo để đảm bảo ổn định xã hội. 5 - Trên sở định hướng chiến lược như vậy phải chọn 2 - 3 khu kinh tế biển để đầu tư dứt điểm trong giai đoạn 2012-2015. Tiêu chí để chọn các khu này phải gắn với quá trình tái cấu nền kinh tế. - phía Bắc chọn khu vực Hải Phòng là trung tâm phát triển kinh tế biển với điểm nhấn là cụm cảng nước sâu Lạch Huyện và toàn bộ các địa phương Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên là khu vực hậu cần. - phía Nam chọn Bà Rịa- Vũng Tàu làm điểm đột phá với khu vực này chọn CN dầu khí làm mũi nhọn, cùng với các cảng của thành phố Hồ Chí Minh sẽ là cửa ngõ của cả vùng Đông Nam Bộ, vùng động lực phát triển kinh tế của cả nước. - Khu vực miền Trung sẽ chọn khu Dung Quất, Chu Lai làm cửa ngõ đột phá với cửa ngõ nối quốc tế là cảng Đà Nẵng. - Trong quá trình tái cấu nền kinh tế cả nước chúng ta dự báo ngành CN dệt may- da giày sẽ còn vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội nước ta. Thực tế mấy năm gần đây xu hướng dịch chuyển cấu sản xuất cũng diễn ra tại các khu vực CN trọng điểm của cả nước chứ không chỉ diễn ra giữa các nước trình độ sản xuất khác nhau. Tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hay vùng phụ cận các doanh nghiệp dệt may không thể đầu tư mở rộng sản xuất vì diện tích đất cũng hạn chế, các địa phương không còn áp dụng chính sách ưu đãi như cách đây 10 năm, mặt khác sức ép về xã hội đối với các thành phố này từ người lao động nhập cư làm việc trong ngành là rất lớn. Các doanh nghiệp phải chuyển về đầu tư các vùng sản xuất nông nghiệp đang chiếm ưu thế, tương đối thuận lợi về giao thông và đặc biệt đội ngũ lao động dồi dào, thu nhập bình quân từ nông nghiệp thấp, khi tham gia sản xuất công nghiệp không phải “ ly hương”. Đây chính là điểm mạnh của các tỉnh thuần nông hiện nay so với các tỉnh và thành phố đã phát triển công nghiệp với tỉ trọng lớn. - Về phía nhà nước cần ưu tiên làm sở hạ tầng ngoài “hàng rào” và áp dụng phương thức công tư hợp tác (PPP) để kêu gọi vốn đầu tư cho khu kinh tế biển, khu CN….Điều đặc biệt là quan niệm về khu KT biển không phải là khép kín mà là một không gian kinh tế- xã hội hoàn chỉnh, không các “chiến dịch” giải phóng mặt bằng hàng vạn ha đất trồng lúa sang làm đất công nghiệp. Vấn đề là phải hình thành phương thức giao đất làm khu công nghiệp, khu chế xuất những vùng sản xuất nông nghiệp 2 vụ không hiệu quả, căn cứ vào chính sách pháp luật đất đai của Nhà Nước để người nông dân góp đất như là một cổ phần để đầu tư xây dựng khu CN. Cùng với sự định hướng, hỗ trợ của Nhà Nước những người nông dân được hưởng lợi từ việc sản xuất, kinh doanh của khu CN trên mảnh đất của mình, thực hiện đúng chủ trương “ly nông bất ly hương”. 6 - Trên sở lợi nhuận thu được từ sản xuất CN, Nhà Nước phải chủ động quy hoạch phát triển nông thôn mới về đất ở, đất sinh hoạt công cộng, giao thông,…để người dân chủ động đầu tư xây dựng quê hương mình đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Điều quan trọng là phát triển CN, khu kinh tế biển nhưng không làm tăng khoảng cách giàu nghèo và tạo nên mất ổn định xã hội. 7 ĐẶC KHU KINH TẾ SÁN ĐẦU TRUNG QUỐC: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TS. Nguyễn Đức Kiên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội 1. Giới thiệu sơ lược về Khu kinh tế Sán Đầu Sán Đầu là một trong các Đặc khu kinh tế được thành lập sớm nhất của Trung Quốc với diện tích tự nhiên 2.064 km2, dân số 4,8 triệu người (số liệu 2000). Khu kinh tế Sán Đầu vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế đối ngoại: từ Sán Đầu đi Hồng Công là 187 hải lý và đi Đài Loan cự ly 180 hải lý. Là cửa ngỏ của tam giác kinh tế Châu Giang nổi tiếng của Trung Quốc với 2 hình đặc thù về kinh tế - chính trị là Hồng Công và Ma Cao. Hiện nay hơn 3 triệu người Hoa kiều sinh sống và làm việc trên 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới quê hương là Sán Đầu. Trong số gần 5 triệu cư dân đang sống và làm việc tại Sán Đầu hơn 2 triệu người họ hàng, người thân đang sống tại hải ngoại. 2. chế tạo vốn của Sán Đầu Do đặc thù những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, Trung Quốc bắt đầu công nghiệp hóa trong tình hình thiếu vốn đầu tư nên việc quan trọng nhất là tạo nguồn vốn đầu tư để phát triển. thể rút ra 3 chế tạo vốn chính của khu kinh tế Sán Đầu là: - Bằng quyết định hành chính tuyên bố thành lập đặc khu kinh tế để tạo điều kiện pháp lý nâng cao giá trị đất tại đặc khu. Đặc khu lấy nguồn vốn thu từ đất đai không ngừng được làm tăng giá trị này và coi đấy là nguồn lực quan trọng của thành phố, làm ra của cải. - Thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài trên sở lợi thế so sánh đặc thù là Sán Đầu nhiều Hoa kiều bên Hồng Công. - Chính sách đặc biệt của Chính phủ Trung ương dành cho đặc khu kinh tế: Trung ương cho chính sách đặc biệt là thể nhập khẩu với thuế suất thấp hơn, nhưng hàng hóa được hưởng thuế nhập khẩu thấp chỉ được sử dụng trong địa bàn đặc khu kinh tế, gúp phần làm giảm giá thành. Ngoài ra, còn một số chế ưu đãi thuế: thuế lợi tức doanh nghiệp trong đặc khu thấp hơn bên ngoài để thu hút vốn đầu tư (thuế lợi tức đánh vào lợi nhuận doanh nghiệp, không phải thuế giá trị gia tăng). 3. Các biện pháp thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài 8 - Đẩy mạnh xây dựng môi trường đầu tư, môi trường sở hạ tầng. Thành phố đã xây dựng mạng lưới giao thông đồng bộ: đường biển, đường hàng không và đường bộ. Cung cấp đủ yêu cầu điện năng, hệ thống thông tin hiện đại. Trong đó tập trung ưu tiên xây dựng Sán Đầu trở thành một thành phố cảng hiện đại. Cảng Sán Đầu là cảng loại 1 cấp nhà nước, cũng là một trong 20 cảng vận chuyển chính của Trung Quốc, giao lưu đi lại với 240 cảng của 50 nước và khu vực trên thế giới. Đường sắt Quảng Châu - Mai Châu - Sán Dầu thể nối đường sắt của cả nước và đã trở thành cửa ra biển từ Bắc Kinh. Sân bay mở 42 đường bay trong và ngoài nước. Dịch vụ thông tin bưu chính xếp hàng đầu trong cả nước. - Tối ưu hoá môi trường đầu tư mềm, phục vụ tốt cho doanh nghiệp. Sán Đầu đã thành lập Trung tâm phục vụ quản lý đầu tư xí nghiệp để cung cấp thông tin và làm dịch vụ từ đầu đến cuối cho doanh nghiệp nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Sán Đầu không phải qua nhiều cửa, chỉ cần liên hệ với Trung tâm này. Ngân hàng phát triển quốc gia đạt cấp tín dụng AA. Công nghiệp điện tử của Sán Đầu xếp hàng thứ 9 trong 100 tỉnh, thành giá trị điện tử của Trung Quốc và được xếp vào trong 50 tỉnh, thành mạnh về lực lượng tổng hợp. Môi trường sở hạ tầng được xếp vào hàng 40 tỉnh, thành hàng đầu và cũng dành nhiều danh hiệu thành phố môi trường tốt, du lịch tốt, thành phố y tế, vệ sinh sạch sẽ. Đẩy mạnh thực hiện phương châm: bên ngoài toàn diện, đa phương mạnh. Nội dung công tác đa phương như sau: i)- Lấy Hoa kiều để thu hút, khêu gợi tình cảm quê hương của những người Hoa kiều góp phần xây dựng đất nước. ii)- Lấy thương để nhập thương: lấy những thương gia đã đầu tư vào đây về tuyên truyền thương gia mới vào, giới thiệu bạn của bạn. iii)- Từ đối tác chuyển sang thành thương gia đầu tư: sau khi buôn bán tốt, đầu tư sản xuất, xuất khẩu. - Tiến hành những công việc cải cách môi trường đầu tư cả trong Khu kinh tế và bên ngoài. Quảng bá, tuyên truyền đầu tư trong và ngoài nước, chẳng hạn như tổ chức hội chợ, tuyên truyền. Chế độ xét duyệt các dự án đầu tư phải thực hiện công khai. Điều kiện chỉ cần trong đăng ký đầu tư xác định là dự án không cần chính quyền phân bổ tài nguyên, không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái thì thể đăng ký được ngay. 9 nghĩa là những dự án không cần đến đất, tài nguyên hoặc là không cần những điều kiện khác, mà Chính phủ phải phân bổ, trong đó đất nhưng không ảnh hưởng đến môi trường thì tự do đăng ký. Trong tỉnh Quảng Đông vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài đều như nhau cả, chỉ xem xét về dự án đầu tư. Tuy nhiên, nước ngoài đầu tư thì phải căn cứ theo quyết định của Quốc Vụ viện, phương hướng đầu tư của vốn và Đặc khu tự quyết định. - Người nước ngoài được mua nhà qua thị trường bất động sản, cả quyền sở hữu đất thời hạn (70 năm). Ngoài đặc khu người nước ngoài cũng được mua, được bán lại nhà qua thị trường, được thế chấp vay vốn ngân hàng (về lý thuyết thể thế chấp ngân hàng ngoài nước, nhưng thực tế ngân hàng không chịu vì thủ tục khó khăn. - Khuyến khích mua và bán cổ phần xí nghiệp. 4. Về phân cấp quản lý Đối với những dự án đầu tư lớn, ngoài những dự án trong chính sách ngành nghề mà Nhà nước quy định phải báo cáo lên Trung ương và cấp tỉnh, địa phương đều quyền tự chủ quyết định. Đối với các dự án đầu tư tỉnh, huyện, tuỳ theo mục đích đầu tư mà Nhà nước quy định cái gì khuyến khích, cái gì không cho làm. Hơn nữa ngành, lĩnh vực nào khuyến khích làm, hạn chế hoặc phải nâng lên với số vốn bao nhiêu thường thay đổi theo yêu cầu của địa phương. Thời kỳ đầu những dự án 30 triệu USD Đặc khu quyết định, bây giờ xem xét cấu ngành nghề, công nghệ cao, tính cạnh tranh thì được tự quyết định. Đối với những dự án lớn, ví dụ 100 triệu USD, cũng phải xem xét cụ thể dự án gì, ngành nghề gì. Đặc khu kinh tế quyền lớn hơn các thành phố khác. một số dự án dù vốn đầu tư thấp nhưng là ngành mà Nhà nước hạn chế thì phải báo cáo. Theo quy định dự án khách sạn 5 sao phải báo cáo lên Bắc Kinh, dự án sân gôn hạn chế, dứt khoát phải báo cáo. Muốn làm dự án nhà máy điện phải báo cáo lên Trung ương vì phải theo quy hoạch chung, tránh xây dựng trùng lắp. Một số ngành nghề làm ra nhiều tiền mà đổ xô vào là không được. Như khách sạn 5 sao tỉnh bố trí sơ đồ chung. Còn ngành chế tạo, gia công như quần áo, thực phẩm, không hạn chế do thị trường điều chỉnh. Sản xuất xe ô tô phải báo cáo, xe máy không hạn chế nhưng phải xem giành được tư cách sản xuất xe máy nhãn hiệu gì. Nói chung, dự án lĩnh vực mà địa phương phê duyệt ngày càng ít đi. 10 Tiêu chí phân cấp cho đặc khu, tỉnh phân cấp cho đặc khu là căn cứ chính sách do trung ương quy định, tức là phải nghĩ tới phân bổ tài nguyên; bố trí sức sản xuất; sự phát triển của miền Đông, miền Tây. Với tiêu chí phân cấp như vậy, tuỳ trường hợp, từng vấn đề cụ thể, phần lớn không phản ảnh gì. Hiện nay còn một số lĩnh vực ví dụ như vấn đề quản lý đất đai đang thắc mắc là để thành phố quản lý hay để cho cấp quận/huyện quản lý. Cấp quận/huyện quản lý thì hiệu quả sử dụng đất sẽ cao hơn nhưng sẽ tăng sức ép rất lớn cho quy hoạch chung của đô thị, của thành phố; bảo vệ môi trường cũng là một vấn đề. Một mặt phải nghĩ tới hiệu quả kinh tế, mặt khác cũng phải nghĩ tới hiệu quả xã hội. Phải cố gắng tìm ra điểm thể giữ cân bằng giữa hiệu quả kinh tế với phát triển bền vững. Đứng trên khía cạnh toàn cục, Thành ủy chủ trương những gì mà thể phân quyền được xuống dưới thì cứ mạnh dạn phân quyền. Ví dụ như về vấn đề đất đai, miễn là những dự án xây dựng, khai thác đất đai của quận/huyện không mâu thuẫn với quy hoạch chung của thành phố thì cho họ tự do làm. Khi được phân quyền như thế, quận/huyện sẽ năng động hơn, tính tích cực cao hơn, hiệu quả cao hơn. Trên sở hiệu quả đó, ngân sách giữ lại của quận/huyện vẫn đảm bảo lợi ích tối đa cho địa phương, cho cấp dưới nhưng mà phải trên sở đảm bảo một số lượng nhất định. Chẳng hạn như năm 2003, quận nộp cho Tỉnh 5 triệu tệ thì năm 2004 chắc chắn phải nộp 5 triệu, chí ít là 5 triệu tệ; phần tăng thêm thì địa phương giữ lại nhiều hơn, nộp ít hơn. Tỉnh phê duyệt quy hoạch thành phố, đặc khu, nhưng những quy hoạch, kế hoạch đưa ra chỉ mang tính chỉ đạo, là mục tiêu phấn đấu. 5. Chính sách cán bộ của Sán Đầu Đối với cán bộ đương nhiệm thì Sán Đầu phải nhiều giải pháp để nâng cao trình độ tổng hợp chuyên môn, nghiệp vụ bằng cách: một là, tiến hành giáo dục tư tưởng, nâng cao hiệu quả, năng suất làm việc; hai là, cạnh tranh giành một cương vị làm việc. Trong thành phố những chức vụ như cấp trưởng khoa, phó khoa (tức là dưới cấp phòng), mọi người đều bình đẳng cạnh tranh, ai thắng thì người đó làm. Đối với những cán bộ lãnh đạo cấp trung bình thì tiến hành tuyển chọn công chức, công việc này đã làm trong những năm vừa qua. Ví dụ như Cục kinh tế mậu dịch, Cục phát triển kinh tế và kế hoạch nếu biên chế Phó cục trưởng thì sẽ tuyển chọn công khai chức vụ đó trong phạm vi thành phố. Đối với những chức vụ mà thành phố thiếu đối tượng thì tiến hành tuyển chọn trong cả nước. Ví dụ, Sán Đầu chủ trương thi hành công vụ theo pháp luật, nhưng do trước đây không coi trọng lắm mặt pháp luật, cũng như thiếu nhân tài về luật pháp. Như [...]... các đặc khu kinh tế (RMB, giá hiện tại) 1978 606 a 579a 366b 528/n.a 510c 1990 8,7 24 6,6 78 2,0 29 5,1 03/n.a 1,5 62 2000 3 2,8 00 2 7,6 93 9,7 41 3 8,2 33/2 4,4 81 6,7 98 2006 6 9,4 50 5 2,1 85 1 4,8 72 7 2,8 27/5 0,1 30 1 2,6 54 2007 7 9,6 45 6 1,6 93 1 7,0 48 n.a./5 6,5 95 1 4,6 31 Nguồn: Yeung et al (2009) a 1979; b1980; c1982; dTừ tháng 1 đến tháng 9 (ước lượng ban đầu) Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh tế của các đặc khu kinh tế ở. .. đầu t , kinh doanh bình đẳng, phù hợp với thông lệ quốc tế cho các loại hình kinh doanh của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, qua đó thêm kinh nghiệm cho hội nhập kinh tế quốc tếkhu vực; 3 Quyết định số 108/2003/QĐ-TTg ngày 5/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ 19 Áp dụng các hình, động lực mới cho phát triển kinh t , khắc phục những vướng mắc trong chính sách và chế quản lý kinh tế hiện... dựng các KKT Việt Namđể thử nghiệm các hình, thể ch , và chính sách mới nhằm tạo ra các động lực phát triển tính đột ph , nhờ đó đem lại sức sống mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, và đẩy mạnh xuất khẩu cho toàn nền kinh tế (xem Hộp 1) Hộp 1 Mục tiêu phát triển Khu kinh tế mở Chu Lai Điều 3 KKTM Chu Lai được thành lập nhằm mục tiêu:3 Áp dụng các thể ch , chế chính sách mới, tạo môi trường... đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu t , ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này.” Về mặt chức năng, nghị định này cũng nêu rõ khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu bảo thu , khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải tr , khu du lịch, khu đô th , khu dân c , khu hành chính và các khu chức năng khác... từng khu kinh tế) Trong khoảng 3 năm trở lại đây, trong tiến trình vận động chung của nền kinh tế cũng như của tư duy quản lý kinh t , quan điểm phát triển KKT được bổ sung thêm một số nội hàm mới, trong đó quan trọng nhất là về chuyển đổi cấu kinh t , liên kết vùng, phát triển bền vững, và phát huy kinh tế biển4 Cụ thể là việc phát triển các KKT ven biển phải gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. .. phi thuế quan 18  Các trợ cấp khác của nhà nước Nguồn: Ngân hàng Thế giới (2008) II Khái lược về chính sách phát triển khu kinh tế ven biển của Việt Nam Khu kinh tế mở đầu tiên Việt Nam được ra đời từ quyết định số 108/2003/QĐ-TTg ngày 5/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ Kể từ đ , các khu kinh tế m , mà hiện nay thường được gọi là các khu kinh tế ven biển, liên tục ra đời Cho đến nay, Chính phủ đã quy... th , vui tính - Môi trường phục vụ văn minh - Môi trường vệ sinh sạch sẽ - Môi trường an ninh, an toàn và trật tự Sáu trọng điểm: - Trọng điểm kinh tế dân doanh, giá trị lớn trong công nghiệp của thành ph , trên 80% - Trọng điểm kinh tế cởi m , trình độ hướng ngoại cao vì là đặc khu kinh tế và thực hiện chính sách mở cửa - Trọng điểm khu kinh tế hỗn hợp là các khu phát triển kinh t , vừa là khu. .. Việt Nam Chính phủ cũng quy định các điều kiện để thành lập và mở rộng khu kinh tế (Hộp 2) hai vấn đề cần thảo luận liên quan đến những quy định này, đó là tính hợp lý và việc áp dụng những điều kiện này trên thực tế Hộp 2: Điều kiện thành lập, mở rộng khu kinh tế 5 Điều 7 Điều kiện thành lập, mở rộng khu kinh tế 1 Điều kiện thành lập khu kinh tế: a) Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển khu. .. hoá - Tăng nhanh bước đi đô thị hoá của thành phố Từng bước điều chỉnh địa giới cấp hành chính thành ph , mở rộng phạm vi nội thành - Tiếp tục xây dựng kinh tế cởi m , thúc đẩy thương mại, xuất nhập khẩu - Phát triển giáo dục; - Phát triển hài ho , vừa bảo vệ môi trường của thành phố vừa bảo đảm tăng trưởng kinh tế. / 13 ĐÁNH GIÁ HÌNH KHU KINH TẾ VEN BIỂN VIỆT NAM: THỰC TIỄN VIỆT NAMKINH NGHIỆM... được khởi động vào cuối những năm 1970 trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc hầu như hoàn toàn lập với thế giới bên ngoài Vì vậy, các đặc khu kinh tế này được đặt gần Hồng-kông, Ma-cao, Đài-loan (Hình 1 ), và được coi là những cánh cửa mở ra thế giới, với mục đích chủ yếu là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI ), mở rộng xuất khẩu, và đẩy nhanh tiến độ hấp thu công nghệ Năm 198 0, bốn đặc khu kinh . khu kinh tế và thực hiện chính sách mở cửa. - Trọng điểm khu kinh tế hỗn hợp là các khu phát triển kinh t , vừa là khu khoa học - công nghệ cao, các khu chế xuất, khu công nghiệp. Thực ra, . quan, khu bảo thu , khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải tr , khu du lịch, khu đô th , khu dân c , khu hành chính và các khu chức năng khác (phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế) ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH KHU KINH TẾ VEN BIỂN Ở VIỆT NAM: THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TS. Vũ Thành Tự Anh Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright I. Khu kinh tế như một mô hình phát

Ngày đăng: 28/06/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan